dimanche 24 novembre 2019

LỊCH SỬ : Tổng thống VNCH 'Nguyễn Văn Thiệu' (1923-2001)


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu 1967


GIỚI THIỆU

Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (VNCH), cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khóa võ bị đầu tiên của Quân đội Quốc gia do Pháp đào tạo, sau đó tốt nghiệp và trở thành một sĩ quan phục vụ cho Quân đội Liên hiệp Pháp. Về sau Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ tiếp tục đào tạo và tin dùng. Sau vụ đảo chính năm 1963 lật đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm, ông tham chính làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia VNCH từ năm 1965 đến năm 1967 và trở thành Tổng thống VNCH từ năm 1967 đến năm 1975.

Tháng 4 năm 1975, khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sắp sụp đổ, Nguyễn Văn Thiệu bị buộc phải từ chức. Ông lên truyền hình đổ lỗi thất bại cho Hoa Kỳ, đồng thời tuyên bố sẽ tử thủ Sài Gòn, nhưng sau đó ông bí mật di tản ra nước ngoài và cuối cùng định cư ở Mỹ cho đến khi qua đời.


TIỂU SỬ

Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại Phan Rang, Tháp Chàm, có quê gốc tại tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận, (nay là xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), được rửa tội theo Công giáo với tên thánh là Martino. Ông là con út trong gia đình có bảy người con (5 trai, 2 gái) nên lúc nhỏ được gọi là cậu Tám. Ông có hai người anh: Nguyễn Văn Hiếu (hơn ông Thiệu 16 tuổi) và Nguyễn Văn Kiểu. Nguyễn Văn Hiếu thời Đệ Nhị Cộng hòa được bổ làm đại sứ ở Ý còn Nguyễn Văn Kiểu làm đại sứ ở Đài Loan.

Khi đi học Nguyễn Văn Thiệu lấy ngày sinh là ngày 24 tháng 12 năm 1924. Học hết lớp đệ tứ ở quê nhà ông được người anh cả Nguyễn Văn Hiếu giúp đưa vào học trong một trường dòng Công giáo của PhápPellerin tại Huế. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông hoàn thành khóa học và quay trở về nhà. Trong 3 năm Nhật Bản chiếm đóng, ông làm nông cùng với gia đình. Quan điểm của ông về chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng cùng với sự bại trận của Nhật Bản và sự quay lại của quân đội Pháp ở Đông Dương.

Ông thông thạo hai ngoại ngữ: tiếng Anh và tiếng Pháp.


BINH NGHIỆP

Tham gia lực lượng 'Việt Minh'

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, Nguyễn Văn Thiệu tham gia lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh đứng đầu. Ông cùng các đồng chí được huấn luyện quân sự trong rừng, dùng gậy tre vì không có súng. Năng lực quản lý của ông sớm được công nhận, sau đó được bổ nhiệm trở thành một người đứng đầu huyện. Nhưng sau chưa đến một năm, ông đào ngũ.

Sau này, trong một cuộc phỏng vấn (khi đã vào hàng ngũ Việt Nam Cộng hòa), Nguyễn Văn Thiệu nói lý do đào ngũ là "Tôi biết rằng Việt Minh là chủ nghĩa Cộng sản" và rằng: "họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai". Ông bí mật vào Sài Gòn, rồi với sự giúp đỡ của anh là Nguyễn Văn Hiếu, ông được nhận vào học trường Hàng hải (1946-1947). Sau 2 năm, ông được mang cấp sĩ quan, nhưng từ chối làm việc trên một con tàu khi biết được chủ người Pháp sẽ trả lương cho ông thấp hơn lương của sĩ quan Pháp.


Quân đội Quốc gia Việt Nam

Tháng 9 năm 1949, Nguyễn Văn Thiệu rời bỏ ngành hàng hải và nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 43/300.661, ghi danh khóa sĩ quan võ bị đầu tiên của Quân đội Quốc gia khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948 (khóa Bảo Đại, sau đổi tên thành khóa Phan Bội Châu) tại trường Võ bị Huế, tiền thân của Trường Võ bị Đà Lạt. Ngày 25 tháng 9 năm 1949, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy, ra trường phục vụ trong một đơn vị Bộ binh của Quân đội Quốc gia thuộc Liên hiệp Pháp. Chức vụ đầu tiên ông đảm nhiệm là Trung đội trưởng đồn trú tại Mỏ Cày, Bến Tre. Cùng năm đó, ông được cử sang Pháp học ở trường Bộ binh Coedquidan thuộc Võ bị Liên quân Saint Cyr.

Trong những trận giao chiến với Việt Minh, Nguyễn Văn Thiệu có tiếng là có năng lực chỉ huy. Do chính sách chế tài đối với những sĩ quan ở miền Trung và miền Nam nên ông được điều ra Bắc. Đầu năm 1951 ông được thăng cấp Trung úy đi học khóa chỉ huy chiến thuật tại Trung tâm Huấn luyện Chiến thuật Hà Nội. Cũng trong năm này ông kết hôn với Nguyễn Thị Mai Anh là một tín đồ Công giáo Roma. Sau đó ông đã cải đạo, theo đạo Công giáo. Tháng 7 cùng năm ông được điều về trường Võ bị Đà Lạt làm Trung đội trưởng khóa sinh của khóa 5.

Năm 1952, sau khóa đào tạo Tiểu đoàn trưởngLiên đoàn trưởng lưu động tại Hà Nội, Nguyễn Văn Thiệu được thăng cấp Đại úy và được điều chuyển cùng với Trung úy Cao Văn Viên, Đại úy Đỗ Mậu về Bộ chỉ huy Mặt trận Hưng Yên do Trung tá Dương Quý Phan làm Chỉ huy trưởng. Tại đó Đỗ Mậu giữ chức Tham mưu trưởng, còn Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Trưởng phòng 3, và Cao Văn Viên giữ chức Trưởng phòng Nhì.

Đầu năm 1954, ông được thăng cấp Thiếu tá chỉ huy Liên đoàn Bộ binh số 11 và đã dẫn đầu một cuộc hành quân đánh vào làng quê Thanh Hải, nơi ông từng sinh sống. Việt Minh rút lui vào căn nhà cũ của gia đình ông và tin rằng ông sẽ không tấn công tiếp, nhưng họ đã nhầm. Nguyễn Văn Thiệu đã cho nổ mìn đánh bật được lực lượng Việt Minh ra khỏi khu vực, nhưng đồng thời căn nhà nơi ông sinh ra và lớn lên cũng bị phá hủy. Sau ngày 20 tháng 7, Nguyễn Văn Thiệu làm Trưởng phòng 3 Đệ nhị Quân khu Trung Việt do Đại tá Trương Văn Xương làm Tư lệnh. Tháng 10 ông làm Tham mưu trưởng Đệ Nhị Quân khu sau khi bàn giao chức Trưởng phòng 3 cho thiếu tá Trần Thiện Khiêm. Cuối năm đi làm Tiểu khu trưởng Ninh Thuận thay thiếu tá Đỗ Mậu.


Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Năm 1955, chuyển sang thời Đệ Nhất Cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu được thăng cấp Trung tá và được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt thay thế trung tá Nguyễn Văn Chuân sau khi bàn giao Tiểu khu Ninh Thuận lại cho thiếu tá Thái Quang Hoàng. Tháng 7 năm 1957 ông bàn giao Trường Võ bị lại cho đại tá Hồ Văn Tố du học khóa Chỉ huy & Tham mưu cao cấp tại Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Năm 1958, ở Mỹ về ông được tái nhiệm Chỉ huy trưởng trường Võ bị thay lại cho Đại tá Tố đi làm Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện Quang Trung.

Năm 1959, Nguyễn Văn Thiệu bàn giao Trường Võ bị cho Thiếu tướng Lê Văn Kim để đi học khóa Tình báo Tác chiến tại Okinawa, Nhật Bản. Mãn khóa học về làm Tham mưu trưởng Hành quân tại Bộ Tổng tham mưu. Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 cùng năm ông được thăng cấp Đại tá, ngay sau đó được cử đi du học lớp Phòng không tại Trường Fort Bliss, Texas, Hoa kỳ.

Tháng 10 năm 1961, Nguyễn Văn Thiệu được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh thay cho Đại tá Nguyễn Đức Thắng đi làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh. Cuối năm 1962, ông được lệnh bàn giao Sư đoàn 1 lại cho Đại tá Đỗ Cao Trí (nguyên Chỉ huy trưởng Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế) để đi làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh thay Đại tá Nguyễn Đức Thắng về Bộ Tổng Tham mưu làm Trưởng phòng Hành quân.


Tham gia đảo chính và trở thành quốc trưởng

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Nguyễn Văn Thiệu tham gia lực lượng đảo chính lật đổ Chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đảo chính, ông được thăng cấp Thiếu tướng và là Uỷ viên trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng.

Đầu năm 1964, ông cũng tham gia cùng tướng Nguyễn Khánh thực hiện một cuộc đảo chính khác, gọi là "chỉnh lý năm 1964". Cuộc Chỉnh lý thành công, tướng Khánh nắm quyền lãnh đạo Chính quyền, ông được cử giữ chức Tổng Thư ký Hội đồng Quân nhân Cách mạng sau khi bàn giao Sư đoàn 5 Bộ binh lại cho Đại tá Đặng Thanh Liêm (nguyên Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung).

Ngày 02/02/1964, ông nhậm chức Tham mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng Tham mưu thay thế trung tướng Trần Thiện Khiêm.

Ngày 08/02/1964, ông nhậm chức kiêm Thứ trưởng Quốc phòng.

Ngày 09/09/1964, ông từ nhiệm Thứ trưởng Quốc phòng

Ngày 15/09/1964, ông bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân cho Thiếu tướng Cao Văn Viên (nguyên Tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù). Cùng ngày nhận chức Tư lệnh Quân đoàn IV và vùng 4 chiến thuật thay thế Trung tướng Dương Văn Đức.


Ngày 01/01/1965, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm

Ngày 18/01/1965, ông được kiêm chức vụ Đệ nhị Phó Thủ tướng trong nội các Thủ tướng Trần Văn Hương.

Ngày 20/01/1965, ông bàn giao Quân đoàn IV lại cho Thiếu tướng Đặng Văn Quang (nguyên Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh). Ông được bổ nhiệm làm Đệ nhất Phó Thủ tướng trong nội các Thủ tướng Phan Huy Quát kiêm Tổng trưởng Quân lực thay thế Trung tướng Trần Văn Minh, kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Hội đồng Quân lực. Cũng năm này, Chính phủ của Thủ tướng Phan Huy Quát giải tán và trao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Hội đồng Quân lực. Hội đồng tướng lĩnh đã bầu ông Nguyễn Văn Thiệu giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương. Nguyễn Văn Thiệu trở thành Quốc trưởngNguyễn Cao Kỳ trở thành Thủ tướng của Chính phủ mới.


Trở thành Tổng thống

Năm 1967, dưới sự hậu thuẫn từ phía Mỹlực lượng đảng Dân chủ do chính ông thành lập, Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm Tổng thống, tuyên bố thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, với 34,8% số phiếu. Ông giữ chức vụ này cho đến khi chính phủ này sắp sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975. Thời kỳ này chính phủ Việt Nam Cộng hòa càng lệ thuộc vào sự giúp đỡ của Hoa Kỳ nhiều hơn cả chính phủ tiền nhiệm của Ngô Đình Diệm. Bằng nhiều biện pháp, ông đã tập trung quyền lực vào ngành hành pháp do ông đứng đầu, trong khi làm suy yếu quyền lập pháp của Quốc hội.

Hàng trước từ trái, TT Nguyễn Văn Thiệu, TT Hoa Kỳ Lyndon B Johnson, Phó TT Nguyễn Cao Kỳ
cùng chào cờ tại căn cứ không quân Mỹ tại đảo GUAM. Life magazine

Năm 1969, với tư cách Tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu kêu gọi hòa bình bằng cách đề nghị bầu cử bao gồm cả lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhưng phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào để liên minh với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đều rất "nguy hiểm" do sẽ làm phật ý Mỹ. Cũng trong năm này, ông đã vượt quyền hiến pháp, cụ thể là điều luật quy định sự bất khả xâm phạm của dân biểu, để bắt giữ và mở tòa án quân sự kết án dân biểu Trần Ngọc Châu 10 năm khổ sai, sau khi vị dân biểu này đề nghị lập một đoàn gồm các nhà lập pháp Việt Nam Cộng hòa ra miền Bắc để đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu,phải, Phó TT Nguyễn Cao Kỳ (trái),
trong một cuộc họp báo tại Dinh Độc Lập năm 1970. Photo Time Life magazine

Trong những năm tại vị, Nguyễn Văn Thiệu đã ký tại Cần Thơ lệnh số 003/60 ban hành luật "Người cày có ruộng". Ông nói "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi". Báo chí Hoa Kỳ ca ngợi, tờ Washington Evening Star gọi đó là "Tin tức tốt đẹp nhất đến từ Việt Nam kể từ khi kết thúc sự chiếm đóng của người Nhật", còn tờ New York Times cho rằng "Có lẽ đây là cuộc cải cách ruộng đất không cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất của thế kỷ XX". Theo ông Nguyễn Tiến Hưng trong sách Khi đồng minh tháo chạy thì nhiều quan sát viên quốc tế đã coi đây là một trong những chương trình cải cách ruộng đất thành công nhất ở các nước đang phát triển. Chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Nông dân hăng hái sản xuất và năng suất lúa gạo tăng lên, đời sống của nông dân được cải thiện. Tuy nhiên, báo Chính Luận Sài Gòn (ngày 23 tháng 2 năm 1971) đưa tin rằng dân biểu Trần Văn Quá, chủ tịch ủy ban canh nông của thượng viện đã tiết lộ: "Hầu hết số ruộng này đã được Việt Cộng cấp không cho nông dân từ mấy năm trước, nay luật "Người Cày Có Ruộng" xem như hợp thức hoá tình trạng đó". Như vậy, chương trình "Người Cày Có Ruộng" thực ra không hẳn là một chính sách mới, mà đó là việc ngầm công nhận kết quả cuộc cải cách ruộng đất do Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam thực hiện, tránh làm mất lòng người dân (Nguyễn Văn Thiệu đã rút kinh nghiệm từ sai lầm trong "Cải cách điền địa" mà Ngô Đình Diệm thực hiện, nếu thu lại đất thì đa số người dân nông thôn sẽ rất tức giận, và quân Giải phóng sẽ có thêm sự ủng hộ).

Năm 1971, Việt Nam Cộng hòa tổ chức bầu cử Tổng thống một lần nữa. Sau cố gắng bất thành của Nguyễn Văn Thiệu trước kia nhằm gạt hẳn Nguyễn Cao Kỳ ra khỏi cuộc đua, trong kỳ này Dương Văn Minh rút lui không tham gia tranh cửNguyễn Cao Kỳ cũng từ chối ra tranh cử nên cuộc bầu cử chỉ có duy nhất một ứng cử viên là chính Nguyễn Văn Thiệu. Do chỉ có duy nhất Nguyễn Văn Thiệu ứng cử nên kết quả đã được xác định từ trước khi bầu cử diễn ra. Nguyễn Văn Thiệu đắc cử với 94% số phiếu.

Năm 1973, sau khi ký kết Hiệp định Paris 1973, Quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam, chỉ để lại lực lượng cố vấn để giúp Việt Nam Cộng hòa. Một thời gian ngắn sau đó Hoa Kỳ cũng cắt giảm một nửa các kinh phí viện trợ cho quân lực Việt Nam Cộng hòa khiến khả năng quân sự của đội quân này bị suy giảm nặng. Dầu vậy, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn đưa ra Chính sách 4 Không làm căn bản trong chiến lược chống những người Cộng sản.

Từ trái qua, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, đang bắt tay Đại tá Trần Thanh Điền,
giữa là Bí thư Hoàng Đức Nhã, năm 1974 .Hình tài liệu VPTT

Trong thời gian làm Tổng thống, bà Mai Anh (vợ Nguyễn Văn Thiệu) lập ra nhiều quỹ, trung tâm bảo trợ xã hội. Sau này, người ta mới biết được rằng, những quỹ, trung tâm đó là một trong những tấm bình phong cho các hoạt động buôn lậu của bà và đàn em.

Nguyễn Thị Mai Anh và TT Nguyễn Văn Thiệu tin

Năm 1974, một vụ buôn lậu của bà Mai Anh bị phát hiện, trị giá lô hàng gồm nhiều thứ xa xỉ phẩm hàng hiệu, đắt tiền khoảng 600 triệu đồng tiền VNCH thời bấy giờ (tương đương 3 triệu USD thời giá năm 1974, hoặc 20 triệu USD thời giá năm 2017). Những người phát hiện vụ việc thay vì được khen thưởng đã bị tống giam, trong khi không có ai đứng đầu tổ chức buôn lậu này bị xét xử.


Năm 1975

Tháng 3 năm 1975, sau khi Ban Mê Thuột bị Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh chiếmQuân lực Việt Nam Cộng hòa phản kích thất bại, với cương vị Tổng tư lệnh, Nguyễn Văn Thiệu đã tỏ ra lúng túng rồi quyết định rút bỏ toàn phần Cao nguyên Trung phần. Sai lầm chiến lược đó đã đưa đến những cuộc tháo chạy hỗn loạn khỏi các tỉnh Tây Nguyên và bị Quân giải phóng miền Nam tấn công gây thiệt hại nặng. Sau đó các tỉnh duyên hải miền Trung cũng thất thủ.

Để ngăn chặn các nhà báo đưa tin về việc việc thất trận tại Tây Nguyên, ông đã ra lệnh bỏ tù 19 nhà báođóng cửa 5 tờ báo. Sự gia tăng thù địch của Chính quyền đối với báo chí nước ngoài đã đưa tới việc cảnh sát Sài gòn ra lệnh cho ký giả của Agence France-PressePaul Leandri phải tới Tổng Nha Cảnh Sát để thẩm vấn. Leandri đã cưỡng lại cuộc thẩm vấn, toan lái xe bỏ đi, và đã bị cảnh sát Sài gòn bắn chết. Paul Leandri chết khi mới 37 tuổi, để lại vợ trẻ mới mang bầu 4 tháng.

Vài tuần cuối cùng trước khi cuộc chiến kết thúc, Nguyễn Văn Thiệu lui vào trong dinh Độc Lập ngày càng nhiều hơn, ngày càng ít nói chuyện với các cố vấn hơn, ngay cả với cố vấn cao cấp Mỹ, người mà ông đã duy trì trong nhiều năm cũng hiếm khi thấy ông trong những ngày tháng 4/1975.

Tổng thống Gerald Ford

Trong cuộc khủng hoảng, ông đã cố gắng lần cuối trước khi từ chức, viết thư van nài Tổng thống Gerald Ford "cho vay nợ vì tự do", trong cơn tuyệt vọng, đã không cần mặc cả lãi suất vay nợ và còn đem cả tài nguyên đất nước ra thế chấp:


Tuy nhiên đề nghị vay nợ này bị Quốc hội Mỹ bác bỏ. Khi các lực lượng quân sự của Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam sắp giành được chiến thắng, do sức ép lớn từ các tướng dưới quyền như Trần Văn Đôn, Cao Văn Viên, thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, bộ trưởng kinh tế Nguyễn Văn Hảo, ông từ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 1975, trao quyền cho Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay làm tổng thống.

Hình chụp lại từ đoạn phim tài liệu của đài ina/Pháp cho thấy TT Nguyễn Văn Thiệu, đi đầu,
Tuỳ viên Nguyễn Tấn Phận, phải, và ông Giám Đốc Nghi Lễ Phủ Tổng Thống, trái, tại cầu thang chính Dinh Độc Lập. Photo INA,

Khi từ chức, Nguyễn Văn Thiệu đã xuất hiện trên truyền hình suốt 3 giờ đồng hồ tuyên bố từ chức, ông trách móc việc thoái thác trách nhiệm của chính phủ Mỹ bằng những lời cay cú công khai như:


Nguyễn Văn Thiệu đã đổ lỗi thất bại là do người Mỹ bằng những lời lẽ nửa tức giận, nửa thách thức:

Mỹ đánh không lại Cộng sản nên bỏ mặc Việt Nam cộng hòa đánh một mình thì làm sao ăn. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…”.

Và trong cuộc diễn thuyết cuối cùng trên tivi đó, ông cũng đã lên án thẳng Hoa Kỳ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo."

Cũng trong bài diễn văn từ chức, ông tuyên bố mạnh mẽ rằng ông sẽ cầm súng tham gia chiến đấu: "Dù mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ...".

Nhưng những tuyên bố đó đã không được Nguyễn Văn Thiệu thực hiện. Chỉ 4 ngày sau, ông đã bí mật lên máy bay thoát khỏi Sài Gòn vào đêm ngày 25 tháng 4 năm 1975. Cuộc ra đi của Nguyễn Văn Thiệu diễn ra bí mật trong đêm tối, dưới sự sắp đặt của Thomas Polgar - trưởng CIASài Gòn.

Đêm 25 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam. Để cho việc ra đi này được danh chính ngôn thuận, Trần Văn Hương ký quyết định cử ông là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (dù thực ra Tưởng Giới Thạch đã chết từ trước đó 3 tuần).


LƯU VONG

Tuy không chuyển 16 tấn vàng ra nước ngoài nhưng theo các nhân chứng kể lại, Nguyễn Văn Thiệu được xem là có khả năng mang theo nhiều vali chứa vàngcác tài sản cá nhân của ông.

Theo lời kể của:
Frank Snepp, Nguyễn Văn Thiệu mang theo mấy chiếc vali có vẻ rất nặng, và "khi họ đặt vali xuống, có tiếng kim loại va vào nhau".
- Morley Safer, nhân viên CIA có mặt trong chuyến bay, cũng xác nhận rằng "những vali đó chứa đầy một thứ kim loại nặng".

Trong hồi ký, Nguyễn Cao Kỳ viết: "Người ta nói là Thiệu đã mang theo những 5 va-li chứa đầy đô-la chạy ra nước ngoài cùng "tẩu tướng" Trần Thiện Khiêm vào cuối tháng 4/1975"

Sau khi ở Đài Bắc một thời gian, ông đến Anh định cư và sống ở đó 15 năm. Đầu những năm 1990, ông chuyển sang Foxborough, bang Massachusetts, Mỹ và sống một cuộc sống thầm lặng trong quãng đời còn lại ở đây.

Ngày 16 tháng 6 năm 1990, Nguyễn Văn Thiệu có một cuộc trả lời phỏng vấn mang tính lịch sử tại Orange County, California, với hơn 500 khách mời, cùng thời lượng 1 tiếng đồng hồ. Trong bài phỏng vấn này ông có nói rõ hoàn cảnh rời bỏ đất nước năm 1975, về lời đồn đại 16 tấn vàng.

Vào năm 1992, ông đã lên tiếng tố cáo sự xích lại gần nhau giữa chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳchính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng ít lâu sau ông lại có ý muốn tham gia vào các cuộc thảo luận hòa giải dân tộc, điều này đã làm một số người cực đoan tức giận, còn tướng Trần Văn Đôn nhận xét qua hồi ký của mình (xuất bản năm 1997) rằng ông Thiệu là người thức thời với chủ trương đối thoại với chính quyền trong nước.

Ngày 29 tháng 9 năm 2001, Nguyễn Văn Thiệu qua đời tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi đột quỵ tại nhà, thọ 78 tuổi. Ông được an táng tại Boston.


(Tin tổng hợp Internet)


THAM KHẢO

Chiến tranh Việt Nam (1955-1975)
https://thanhlong52.blogspot.com/2014/05/chien-tranh-viet-nam-1955-1975.html

Lệnh rút khỏi Huế của Tổng thống Thiệu
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-39480825

Lật lại hồ sơ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu
http://baodansinh.vn/lat-lai-ho-so-tong-thong-viet-nam-cong-hoa-nguyen-van-thieu-31661.htm

Hiệp định Paris 1973
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Paris_1973









Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire