samedi 23 novembre 2019

BIẾN ĐÔNG : Thương mại vũ khí của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Trung Quốc gây sự với láng giềng, Mỹ dễ "xoay trục" hơn

Giới chuyên gia quốc tế trong những ngày qua có nhận định rằng những hành động gây căng thẳng ở biển Đông của Trung Quốc đang gây quan ngại trong khu vực và càng tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách xoay trục châu Á của Mỹ.

Giám đốc chương trình nghiên cứu Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Mỹ Brad Glosserman nhận định Trung Quốc đang gây sự với các nước xung quanh và làm rối trật tự luật pháp quốc tế.

Gây sự với láng giềng

Trả lời trên tạp chí National Interests, ông Glosserman cho rằng Trung Quốc luôn làm theo chủ trương của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình là “giấu sức mạnh, chờ thời cơ”.

Cụ thể, trong giai đoạn những năm 1990, Bắc Kinh luôn trấn an các nước xung quanh và chỉ giải quyết tranh chấp biên giới theo kiểu "hai bên cùng có lợi".
Nhưng trong những năm gần đây Trung Quốc đã quay ngược hoàn toàn với chính sách gây hấn.

Chuyên gia này nhận định Bắc Kinh đang đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp trong nước. Trong hoàn cảnh như thế, thay vì cần một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định thì Trung Quốc lại đi theo con đường đối đầu với các nước láng giềng.

Thách thức lớn nhất với Trung Quốc hiện nay là các nước trong khu vực đang tăng cường quan hệ với Mỹ và chấp nhận việc Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực.

"Động thái đeo đuổi dai dẳng chính sách tranh chấp lãnh thổ đã khiến Bắc Kinh đang mất dần tình cảm từ các nước lân cận. Khối ASEAN đang chuyển sang trạng thái thách thức và một số nước ở Đông Á đang quan ngại Trung Quốc bành trướng nên đã đổ tiền vào gia cố quốc phòng cũng như tìm kiếm những thỏa thuận quốc phòng mới với bên ngoài" - nhà nghiên cứu Glosserman nhận định.


Chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ đang hiệu quả

Đô đốc Jonathan Greenert, tư lệnh phụ trách các hoạt động của hải quân Mỹ, khẳng định rằng sự tăng cường hiện diện của hải quân Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang bắt đầu có kết quả và có khả năng làm thay đổi cục diện trong khu vực.

Ông Greenert nhấn mạnh ông mong muốn hải quân Mỹ sẽ mở rộng hợp tác với Ấn Độ khi chính phủ mới của nước này nhậm chức.

Trang web Học viện Hải quân Mỹ dẫn lời đô đốc Greenert khẳng định Washington đang đi đúng hướng. Bắc Kinh biết rõ những rắc rối gần đây giữa nước này với các đồng minh của Mỹ ở châu Á sẽ không thể buộc Mỹ rời bỏ khu vực này.

Đô đốc hải quân Mỹ cho biết thêm các cuộc đối thoại quân sự với Trung Quốc cũng đã bắt đầu có kết quả, nhất là ở khu vực biển Đông, nơi mà căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước lân cận đang leo thang.

Ông khẳng định Trung Quốc là một trong các nước châu Á - Thái Bình Dương đã cùng với Mỹ thông qua Quy tắc về các cuộc chạm bất ngờ ở biển (CUES) tại một hội nghị ở Thanh Đảo hồi tháng 4-2014.

Trong chuyến công du châu Á hồi tháng 4-2014 của Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã ký kết với Philippines thỏa thuận an ninh thời hạn 10 năm.

Ông cho biết việc phối hợp hoạt động giữa hải quân Mỹ và hải quân Philippines đang rất tốt. Mỹ cũng đang muốn mở rộng hợp tác với cả hải quân Việt Nam và khôi phục quan hệ chiến lược với Ấn Độ.

Tính đến nay đã có 51 trong 289 tàu của hải quân Mỹ đang được triển khai đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương và số tàu này sẽ tăng lên 58 chiếc vào năm 2015 và 67 chiếc vào năm 2020.


“Xoay trục châu Á” giúp Mỹ bán vũ khí

Các quan chức Mỹ khẳng định chính sách “tái cân bằng” tại châu Á - Thái Bình Dương đã giúp doanh nghiệp ngành quốc phòng của Mỹ hưởng lợi. Số liệu cho thấy các tập đoàn vũ khí nước này đã và đang thu về những khoản lợi nhuận kếch sù.

63 tỉ USD năm 2012
AIA cho biết thương mại vũ khí của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương năm 2012 đạt 13,7 tỉ USD, tăng 5,4% so với năm 2011. Trong năm 2012, doanh số các hợp đồng bán vũ khí của Chính phủ Mỹ lên đến 63 tỉ USD. Khảo sát của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội cho biết các tập đoàn Mỹ đã thu về 66,3 tỉ USD từ những thỏa thuận chuyển giao vũ khí năm 2011, tức gần 78% các hợp đồng toàn thế giới”.


Theo Reuters, Hiệp hội Công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ (AIA) khẳng định chính sách “tái cân bằng” châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Obama sẽ còn giúp doanh thu từ việc bán vũ khí của Mỹ cho các đồng minh khu vực châu Á tăng mạnh trong những năm tới.

AIA là tổ hợp thương mại gồm các thành viên là tập đoàn quốc phòng Mỹ như Lockheed Martin Corp, Boeing Co. và Northrop Grumman Corp.

Cơ hội tăng thương mại vũ khí 

Theo trang Anti-war.com, ở thời điểm doanh số buôn bán vũ khí của Mỹ sang châu Âu có phần giảm sút, chính sách mới của ông Obama giúp ngành công nghiệp vũ khí nước này tiếp tục ăn nên làm ra. Sự lo ngại của các nước trong khu vực trước một Trung Quốc ồ ạt tăng chi phí quốc phòng và liên tục gây căng thẳng trên biển Hoa Đông và biển Đông đã giúp Mỹ đẩy nhanh bán vũ khí sang Nam Á và Đông Á. Nhờ đó, các tập đoàn Mỹ đã có thể bù đắp được sự sụt giảm ở thị trường châu Âu.
Bộ Quốc phòng Mỹ đang có kế hoạch chào hàng thêm các hệ thống vũ khí tối tân hơn nữa nhằm tăng cường sức mạnh cho mạng lưới tình báo và do thám ở châu Á - Thái Bình Dương.

Chuyên gia quốc phòng Richard Whittington thuộc Hãng Drexel Hamilton nhận định bốn đại gia Mỹ là Lockheed, Boeing, Northrop và Raytheon sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách của Mỹ. Các tập đoàn này chuyên cung cấp các thiết bị vệ tinh, rađa, trạm theo dõi, tên lửa bắn chặn..., các loại vũ khí mà nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương đang có nhu cầu cao.




Nhiều vũ khí mới cho những quốc gia châu Á

Hàn Quốc
Tháng 12-2012, chính quyền Mỹ đã chính thức đề xuất hợp đồng 1,2 tỉ USD bán máy bay do thám siêu hiện đại RQ-4 Global Hawk của Hãng Northrop Grumman cho Hàn Quốc. Đây là thiết bị có bộ cảm ứng Raytheon giúp quan sát được các khu vực rộng lớn cả đêm và ngày, giúp tăng khả năng theo dõi Triều Tiên từ Hàn Quốc. Bốn năm qua, Seoul luôn tỏ ra rất quan tâm tới hệ thống Global Hawk nhưng Nhà Trắng trì hoãn tới nay.

Úc, Nhật và Singapore
Đây sẽ là hợp đồng Global Hawk đầu tiên của Mỹ cho châu Á - Thái Bình Dương. Theo Northrop Grumman, cả Úc, Nhật và Singapore cũng đang rất quan tâm tới thiết bị này. Trong khi đó, Nhật Bản đang nổi lên như một đối tác quan trọng nhất của Mỹ trong việc hình thành mạng lưới phòng vệ tên lửa tại châu Á. Chính quyền Mỹ đã thông báo trước Quốc hội về việc Nhật đang muốn chi 421 triệu USD nâng cấp hệ thống tên lửa đánh chặn Aegis cho cặp tàu khu trục có tên lửa hướng dẫn để bảo vệ tốt hơn lãnh thổ khỏi các vụ tấn công tên lửa đạn đạo.

Ấn Độ
Vũ khí của Mỹ bán cho Ấn Độ hiện có giá tổng cộng 8 tỉ USD, một tỉ lệ tăng rất lớn nếu tính năm 2008. Dự kiến con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên. Ấn Độ có kế hoạch chi khoảng 100 tỉ USD trong 10 năm tới để nâng cấp kho vũ khí nhằm đối phó với nguy cơ xung đột ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Đài Loan cũng đã có hợp đồng với Lockheed Martin trị giá 1,85 tỉ USD để cải tiến 145 máy bay chiến đấu F-16A/B, bổ sung hệ thống rađa hiện đại và các cải tiến khác.

Singapore và Hàn Quốc
Món hàng cao cấp nhất mà Mỹ đang mời chào hiện nay là máy bay tiêm kích F-35 có khả năng tránh rađa do Hãng Lockheed Martin sản xuất. Nhật đã chọn F-35 để thay thế thế hệ F-4 cũ hơn trong đội hình máy bay chiến đấu chính với hợp đồng hơn 5 tỉ USD. Cả Singapore và Hàn Quốc cũng đang ngắm nghía F-35.

Việt Nam
Khi nào Việt Nam mua vũ khí mới của Mỹ ???




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire