Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Công an TP Hải Phòng đang tạm giữ hình sự :
- Nguyễn Văn Tuấn (31 tuổi),
- Quách Đức Anh (23 tuổi),
- Nguyễn Trung Tuyến (37 tuổi),
- Trần Viết Dũng (20 tuổi),
- Phạm Ngọc Nhật (22 tuổi),
- Phạm Đức Trung (21 tuổi)
- Hoàng Ngọc Sơn (26 tuổi)
Tối 8/11/2019, tại quán cà phê trên đường Lê Hồng Phong (phường Đông Khê, quận Ngô Quyền), cảnh sát bắt quả tang nhóm người trên đang thu tiền vay họ góp của chị Đ.T.T. (trú Lâm Đồng, công tác tại Hà Nội).
Nhóm hoạt động cho vay tín dụng đen tinh vi ở Hải Phòng bị bắt giữ. Ảnh: Công an cung cấp.
Lực lượng chức năng thu giữ 70 triệu đồng, 8 điện thoại di động, 2 ôtô và một số tang vật khác có liên quan.
Kết quả điều tra cho thấy trước đó, chị T. vay 50 triệu đồng của Phạm Minh Đức (23 tuổi, ở phố Tôn Đức Thắng, quận Lê Chân) do cần tiền làm ăn.
Đến thời hạn, chị T. không có tiền trả thì được Đức giới thiệu làm quen với Quách Đức Anh để vay tiền.
Tiếp đó, Đức Anh giới thiệu chị T. cho Phạm Ngọc Nhật và Nguyễn Trung Tuyến để vay tiền trả cho mình. Và cứ theo lần lượt, chị T. sau đó phải đến Trần Viết Dũng để vay tiền trả nợ cho chúng.
Đến nay, người phụ nữ này đã trả cho nhóm người trên hơn 300 triệu đồng, còn nợ cả gốc lẫn lãi hơn 1 tỷ đồng và không còn khả năng thanh toán.
Cảnh sát xác định những kẻ nói trên thường sử dụng các số điện thoại đăng ký không đúng tên hoặc tài khoản trên mạng xã hội nhưng không có thông tin thật về cá nhân để quảng bá các hoạt động cho vay.
Chúng thường chủ động kết bạn với những người có nhu cầu vay tiền, nhất là phụ nữ và người lao động tự do.
Sau đó, nhóm này giới thiệu đồng bọn cho khách hàng đến vay để trả "nợ vòng" cho chúng.
Với thủ đoạn trên, chúng đã đưa chị T. sa vào vòng xoáy vay - trả nợ, mà không thể dứt. Điều này buộc chị phải chấp nhận mức lãi suất thấp nhất là 178%/năm đến mức cao nhất là 5.475%/năm. Cảnh sát đang mở rộng chuyên án.
BÌNH LUẬN
Lợi dụng những khó khăn về tài chính của công nhân lao động, chủ yếu là công nhân lao động tại các khu công nghiệp, nạn cho vay nặng lãi hay còn gọi là "tín dụng đen" đang len lỏi vào các khu, cụm công nghiệp với những hình thức tinh vi, xảo quyệt hơn. Nhiều công nhân trở thành nạn nhân của hình thức "vay dễ, trả khó" này, khiến cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, an ninh trật tự tại cơ sở cũng xáo trộn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Các ngân hàng thương mại phát triển mô hình ngân hàng lưu động ở những vùng khó khăn nên tạo điều kiện cho các khách hàng thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân hàng khác. Các ngân hàng cần tiếp tục xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ khi người dân gặp khó khăn do các nguyên nhân chính đáng chưa thể trả được nợ đúng hạn, giúp người dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, không phải đi vay nặng lãi từ các đối tượng cho vay tín dụng đen.
Với Bộ Công an cần tăng cường phối hợp chặt chẽ về tăng cường phòng ngừa đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Ngoài ra, ngành công an cần tăng cường trấn áp tội phạm, xử lý nghiêm minh đối tượng tín dụng đen bất hợp pháp các tổ chức đòi nợ thuê tín dụng đen, thông qua lực lượng công an cơ sở tổ chức tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác hại tín dụng đen.
THAM KHẢO
Băng nhóm tổ chức tín dụng đen "cực khủng”, tra tấn như thời trung cổ
https://thanhlong52.blogspot.com/2018/11/bang-nhom-to-chuc-tin-dung-en-cuc-khung.html
Nhóm giang hồ khét tiếng Vũ "Bông Hồng" miền Nam sa lưới
https://thanhlong52.blogspot.com/2019/01/phap-luat-nhom-giang-ho-khet-tieng-vu.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire