Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Lửa lan nhanh đe dọa hàng nghìn người sinh sống trong khu vực lân cận Sydney. Khói bụi phát tán trên quy mô lớn, lan đến lãnh thổ New Zealand.
Hơn 1200 lính cứu hỏa và 70 máy bay đã được huy động tham gia chữa cháy rừng sau khi lực lượng tiếp viện được điều động từ Tasmania, Victoria và South Australia. Ảnh: DT.
Đây là cảnh báo nghiêm trọng nhất đối với vùng kể từ khi hệ thống xếp loại nguy hiểm được thiết lập vào năm 2009. Thành phố lớn nhất bang New South Wales có gần 4,6 triệu người sinh sống.
Rủi ro cháy lớn nhất nằm tại khu vực thôn quê ngoại ô thành phố. Những khu vực chịu rủi ro cấp độ "thảm họa" bao gồm vùng Hunter, Illawarra và Shoalhaven.
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy khói bụi phát tán với phạm vi gần 4.000 km ra biển Tasman, gần đảo phía nam New Zealand. Khói cũng lan đến New Caledonia và phía nam Vanuatu.
Lính cứu hỏa dập lửa tại khu vực New South Wales ngày 10/11. Ảnh: Shutterstock.
"Nhiều ngôi nhà được thiết kế và xây dựng đặc biệt để chống chọi cháy rừng, nhưng không đến mức độ thảm họa. Mức độ này có rủi ro gây thiệt hại về nhân mạng. Chúng ta đang đối diện với tình trạng nguy hiểm thực sự", Shane Fitzsimmons, lãnh đạo cơ quan chữa cháy vùng thôn quê New South Wales, chia sẻ với 9 News.
Tính đến chiều 11/11/2019, có đến 70 đám cháy nhỏ được ghi nhận trên khắp bang. Bang Queensland lân cận cũng ghi nhận được khoảng 50 đám cháy.
Hàng trăm ngôi trường nằm trong vùng nguy hiểm sẽ đóng cửa trong ngày 12/11/2019. Lệnh cấm đốt lửa có hiệu lực với toàn khu vực. Chính quyền địa phương yêu cầu người dân không đốt lửa ngoài trời và làm những hoạt động có nguy cơ gây cháy. Người vi phạm có thể lãnh án phạt 1.500 USD.
Khói bụi cháy rừng lan rộng trên phạm vi gần 4.000 km, sang đến New Zealand. Ảnh: Getty.
"Mức độ thảm họa bao gồm biến động bất thường trong các đám cháy rừng. Có khả năng rất lớn chúng ta sẽ phát hiện những đám cháy mới phía sau 'tiền tuyến' chính gần 20 km", Fitzsimmons cho biết.
Cháy rừng lan rộng tại New South Wale (Úc), đe dọa hàng trăm cá thể gấu Koala. Ảnh: AAP.
Giới chức địa phương đã khuyến nghị người dân sơ tán càng sớm càng tốt, tránh thiệt hại đáng tiếc về nhân mạng. Trong những ngày qua, ít nhất 3 người thiệt mạng và hơn 100 căn nhà bị phá hủy. Gần 350 gấu koala chết vì cháy rừng, cùng hàng chục con khác đang được điều trị bỏng.
Koala là loài dễ tổn thương khi gặp cháy rừng. Với những đám cháy nhỏ, Koala thường trèo lên ngọn cây và cuộn tròn lại để tránh hơi nóng. Tuy nhiên nếu lửa lan quá cao, chúng có thể thiêu cháy loài vật.
Gấu Koala cũng dễ bị bỏng chân và móng khi trèo xuống từ các thân cây cháy rụi, khiến chúng không thể leo trèo trở lại.Tuy không chính thức nằm trong danh sách loài bị đe dọa tuyệt chủng, số lượng gấu Koala trong tự nhiên đang tụt giảm nghiêm trọng do nạn chặt phá rừng và đô thị hóa.
BÌNH LUẬN
Australia (Úc) đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất nhiều thập kỷ qua. Thời tiết nóng, khô biến cây cối và những thảm cỏ thành nguồn nhiên liệu lý tưởng cho cháy rừng, cộng hưởng với gió mạnh dẫn đến tình trạng nguy hiểm.
Hồi tháng 2/2009, vụ cháy rừng tồi tệ nhất ở Úc đã đạt kỷ lục thảm họa kinh hoàng với việc phá hủy hàng ngàn ngôi nhà ở Victoria, làm chết 173 người và 414 người bị thương chỉ trong một ngày mà giới truyền thông gọi là “Thứ Bảy đen tối”.
Theo Tiến sĩ Penman, các hệ thống toàn cầu đều có mối liên kết với nhau, do đó một khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết ở khu vực khác cách xa tới 10.000 km. Gió mùa Tây Nam ở châu Á thường xảy ra vào khoảng giữa tháng 6 và tháng 9 hàng năm, sau đó sẽ di chuyển về phía Nam.
Tuy nhiên, những cơn mưa kéo dài kỷ lục trong năm nay ở Ấn Độ cho đến giữa tháng 10, khiến mùa mưa tới chậm hơn so với thường lệ ở khu vực Bắc Australia, cũng như bờ biển phía Đông "xứ sở chuột túi". Do vậy, những vùng này trở nên nóng, khô và gió, tạo điều kiện cho các đám cháy rừng cực đoan như đã xảy ra.
Báo cáo đặc biệt của IPCC về sự nóng lên toàn cầu nhấn mạnh các tác động khí hậu ở nhiệt độ toàn cầu tăng từ 1 độ C hiện tại cũng như các rủi ro đạt tới 1,5 độ C và các tổn thất không thể khắc phục sẽ xảy ra khi nhiệt độ tăng 2 độ C trở lên.
Chúng ta cần sự lãnh đạo chính trị để cắt giảm ngay lượng khí thải trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, nhằm hạn chế sự nóng lên tới 1,5 độ C.
(Tin tức tổng hợp Internet 12/11/2019)
THAM KHẢO
Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái đất
https://soha.vn/bien-doi-khi-hau-dang-tan-pha-trai-dat-20190121161411093.htm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire