mercredi 20 novembre 2019

KHÁM PHÁ : Vì sao lốp ô tô lại có màu đen?


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Những chiếc xe cổ đã từng sử dụng những bộ lốp màu trắng, vàng nhạt nom cũng khá điệu đà, bắt mắt. Vậy tại sau đó chúng không được sử dụng nữa, và người ta chỉ dùng lốp có màu đen?

Hình minh họa

Những chiếc lốp xe màu trắng, vàng nhạt trông khá bắt mắt, tuy nhiên, nếu để một thời gian lâu thì chúng sẽ nhanh chóng bị khô cứng lại, bị biến màu và nứt rách. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xuống cấp ở lốp là do cao su và các chất tổng hợp khác chịu tác động của ozone, một chất khí không mùi và tồn tại trong khí quyển.

Mercedes-Benz 540K 
Những chiếc lốp xe màu trắng hay vàng nhạt trông khá bắt mắt

Khi ozone kết hợp với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra phản ứng hoá học, gây hại đến lốp xe polime. Và để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại chất chứa phân tử bình ổn có tên gọi là “chất hấp thụ cạnh tranh”, chất này sẽ giữ và hấp thụ tia cực tím, chuyển thành dạng nhiệt phát tán vào môi trường.

Và từ đó, phát minh này được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ sản xuất lốp.

Ngoài ra, tất cả các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột carbon đen, chất này chiếm tới 30% trong cấu tạo của lốp xe, có tác dụng chống bào mòn vỏ lốp, hút tia cực tím và giúp cao su không bị nứt nẻ, làm tuổi thọ sản phẩm tăng đến 5 lần. Đó chính là lý do tại sao mọi lốp xe đều màu đen.

Cũng trong công nghiệp chế tạo lốp, các nhà sản xuất còn trộn thêm hợp chất dạng sáp khiến lốp sẽ co giãn khi chuyển động, khiến cho các phân tử sáp di chuyển tới bề mặt, tạo nên một lớp bảo vệ giữa không khí (chứa oxy, ozone) và polime lốp, đây gọi là quá trình này phủ blooming.

Tuy nhiên, khi xe đậu trong một thời gian dài, quá trình blooming không được diễn ra do không có chuyển động của lốp, ozone và tia cực tím tiếp tục tấn công vào mặt lốp, khiến lốp nhanh chóng xuống cấp.

Bên cạnh đó, sau khi sử dụng một thời gian dài lốp xe thường ngả sang màu xám, lý do là vì chất hấp thụ này sẽ chịu ăn mòn thay thế khi tác động với ozone và tia tử ngoại. Sau một thời gian, carbon sẽ mất khả năng hấp thụ.

Xét theo thẩm mỹ, lốp màu đen còn giúp chiếc xe trông mạnh mẽ, hiện đại, không bám bẩn và phù hợp với tất cả màu sơn.


Tại sao lốp xe đua phải được bọc kín trước khi thi đấu?

Lốp xe đua chỉ phát huy khả năng bám đường tối đa ở nhiệt độ khoảng 80-100 độ C. Vì vậy các cặp lốp sử dụng cho xe đua luôn được bọc vải kín cho đến khi thi đấu. Việc bọc vải kín cho lốp có thể nhằm hạn chế sự tiếp xúc giữa lốp và không khí hay hạn chế các chất bẩn bám vào lốp. Hơn nữa, thiết bị bọc kín lốp còn có nhiệm vụ quan trọng nhất là làm ấm lốp.

Thiết bị bọc kín lốp có nhiệm vụ quan trọng nhất là làm ấm lốp (Tyre warmer), thiết bị này có cấu tạo khá đơn giản gồm một cặp bọc lớp làm từ vải, phía bên trong được trang bị các sợi dây điện trở giúp tạo nhiệt.

Hiện tại một số đội đua xe môtô có tên tuổi tại Việt Nam cũng đã trang bị thiết bị làm ấm lốp cho những chiếc xe đua của đội. Chi phí để sở hữu thiết bị này dao động từ 150 USD đến hơn 1.000 USD, tương đương 3,5-23 triệu đồng.

Lốp xe đua chỉ phát huy khả năng bám đường tối đa ở nhiệt độ khoảng 80-100 độ C. Một bộ làm ấm lốp có giá bán từ 3,5 triệu đến hơn 20 triệu đồng.

Nếu như từng có cơ hội trải nghiệm các giải đua xe quốc tế như MotoGP, ARRC, World SBK... chắc hẳn nhiều người sẽ chú ý tới việc các cặp lốp sử dụng cho xe đua luôn được bọc vải kín cho đến khi thi đấu.





Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire