Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Theo Báo Lao động 30/10/2019 - Hàng nước trà cũng vẫn phải nộp tiền hàng tháng. Tôi có hỏi cô bán hàng nước, thuốc lá, cô nói đóng 1,5 triệu đồng/tháng”- Đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân phát biểu trước nghị trường.
Quán trà đá vẫn phải đóng tiền hàng tháng, nhưng là "đóng ở đâu đó"
chứ không phải cho ngân sách
“Chúng ta đang để lọt nguồn thu rất lớn. Ví dụ trung bình mỗi hộ chỉ đóng 1 triệu đồng/tháng, nhân với 12 tháng, nhân với 3,3 triệu hộ kinh doanh, tôi tính là ra 39.600 tỉ đồng/năm”, ông Thân nói.
Ngân sách thất thu quá lớn từ chuyện 3,3 triệu hộ không đóng thuế. Đó là điều mà ai cũng nhìn thấy, ai cũng biết. Nhưng nói như ông Thân, trên thực tế, các hộ này vẫn đóng tiền, đóng đều, không sứt tháng nào, nhưng là đóng “ở chỗ nào đó” chứ không phải cho Ngân sách nhà nước.
Đóng ở chỗ nào đó là đóng ở chỗ nào? Đóng cho ai?
Câu hỏi này, thật tiếc, lại quá dễ để trả lời. Câu hỏi này cũng lại là chuyện ai thấy, ai cũng biết nhưng rồi ai cũng bó tay.
Còn “nói thẳng”, phải kể đến phát ngôn của Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khi ông nêu con số “80% quán bia vỉa hè có công an chống lưng”.
Nói thẳng, phải kể đến phát biểu trong một phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế Quốc hội của nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông: “Vì sao đóng góp tới gần 30% GDP mà hơn 5 triệu hộ kinh doanh chỉ đóng góp 1,6% ngân sách? Vì họ đang phải “nuôi cả bộ máy chính quyền địa phương, nuôi rất lớn các đồng chí ạ”
Với giả định mỗi trong 5 triệu hộ kinh doanh phải “chi không chính thức” chỉ 1 triệu/tháng thì tổng chi phí một năm để “nuôi cả bộ máy chính quyền” cũng lên đến 50-60 ngàn tỉ đồng.
Nhớ trong một lần khảo sát, Đống Đa cho biết toàn quận có 333 điểm bán trà đá. Trong số này, 6 trường hợp là thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, 288 trường hợp gia đình điều kiện kinh tế khó khăn, không có thu nhập ổn định, phải chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ, người thân bị ốm đau, bệnh tật...”.
Hôm nay, đã là lần thứ 3 câu chuyện trà đá/luật vỉa hè được nhắc tới diễn đàn quốc hội. Nhưng nó lại đang chỉ cho thấy sự bất lực của chúng ta mà thôi.
Bất lực trước một thứ luật rừng xảy ra khắp mọi nơi, công khai giữa thanh thiên bạch nhật. Giống như sự bất lực trong cuộc chiến vỉa hè. Như sự bất lực trong việc chuyển đổi nền kinh tế vỉa hè.
BÌNH LUẬN
Tiền này đổ vào túi nhóm lợi ích, bởi vì họ là trật tự đô thị. Tôi cũng đã từng thắc mắc nếu đóng thuế thì phải có biên lai, đằng này toàn thấy thu tay không của các người bán nước.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói : "Người ta ăn của dân không từ một thứ gì". Người ta ở đây nếu không phải là quan thì lại là dân ăn của dân sao?
Nếu đã xác định thất thoát do kinh doanh vỉa hè thì nhà nước nên có văn bản cụ thể tạo điều kiện cho người bán vỉa hè để người ta nộp cho nhà nước. Người bán sẽ không bị một số cán bộ có chức có quyền không ép thì số tiền đó tôi đảm bảo nhà nước sẽ thu được.
Các nước người ta kinh doanh đường phố, chính quyền có ngăn cản đâu, mà dân cũng thoải mái kinh doanh và đóng góp đầy đủ. Vì thế tôi đề nghị các cấp nên nghiên cứu để tăng thu cho ngân sách.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire