dimanche 13 octobre 2019

XÃ HỘI : nhà sư Thích Thanh Toàn xin giữ lại những tài sản hơn 300 tỉ đồng khi hoàn tục


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Tiền chùa, tiền sư hay tiền bá tánh

Nhà sư Thích Thanh Toàn - trụ trì chùa Nga Hoàng, tỉnh Vĩnh Phúc

Trích từ báo Lao động 11/10/2019 - Thông tin về nhà sư Thích Thanh Toàn - trụ trì chùa Nga Hoàng, tỉnh Vĩnh Phúc - xin giữ lại những tài sản trị giá hơn 300 tỉ đồng khi hoàn tục đã làm cho dư luận băn khoăn về tiền công đức ở các cơ sở tôn giáo được huy động và sử dụng như thế nào.
Trao đổi với Lao Động, ông Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng Kiểm toán chuyên ngành III - cho rằng: “Theo tổ chức minh bạch tài chính thế giới việc quản lý các quỹ này có nguy cơ dẫn đến tham nhũng cao nhất. Song Việt Nam lại chưa có cơ chế quản lý thích hợp”.
Thầy Thích Thanh Toàn trụ trì chùa Nga Hoàng từ năm 2008, trước khi về chùa, thầy có tài sản 300 tỉ đồng của riêng cá nhân thầy không? Nếu đó là tài sản riêng của thầy thì trả lại để thầy hoàn tục, vui chơi thoải mái như thầy ao ước.
Chỉ cần trả lời các câu hỏi sau sẽ thấy sự minh bạch của đồng tiền công đức ở chùa Nga Hoàng.
- Còn nếu như thầy Thích Thanh Toàn về chùa không có tài sản riêng, thì tài sản hình thành sau đó do Phật tử công đức, cúng dường thì thuộc về nhà chùa, không phải của cá nhân thầy trụ trì. Hay nói cho đúng, tiền của chùa không phải tiền của sư.
- Nếu như thầy Thích Thanh Toàn chứng minh trong thời gian trụ trì chùa Nga Hoàng, thầy có mở thêm Cty kinh doanh, ví dụ như kinh doanh bất động sản chẳng hạn, có lợi nhuận, có đóng thuế và tích lũy được 300 tỉ đồng, thì thầy có quyền lấy số tiền đó về, tiền đó của sư, không phải của chùa.
- Còn không phải do thầy Thích Thanh Toàn kinh doanh, mà tiền có được từ nguồn công đức, thì đó là tiền của chùa có nguồn gốc từ bá tánh. Thầy Thích Thanh Toàn không thể cho rằng bá tánh cúng công đức bằng tiền hoặc tài sản, đất đai là dành cho cá nhân của thầy. Đi tu không phải là nghề kinh doanh và nhà chùa không phải trụ sở doanh nghiệp.
Tiền công đức là tiền của bá tánh, chuyển sang cho nhà chùa, để nhà chùa phục vụ đời sống tinh thần, tín ngưỡng tôn giáo cho bá tánh.
Nhưng muốn minh bạch tiền chùa, tiền sư và tiền bá tánh thì phải có công cụ pháp lý can thiệp, ở đây chính là hoạt động kiểm toán như các quỹ từ thiện xã hội khác.
Ông Lê Đình Thăng đưa ra quan điểm cực kỳ thuyết phục, đó là tổng nguồn lực của quốc gia luôn là hữu hạn nên nếu dòng tiền chảy vào đền, chùa, cơ sở thờ tự nhiều thì sẽ giảm bớt tiền vào sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó dòng tiền vào đây lại không quản lý, thiếu minh bạch, rất dễ dẫn đến trường hợp tài sản công đó biến thành của riêng.

BÌNH LUẬN
Sau tai tiếng “gạ tìnhphóng viên báo Phụ Nữ, Đại đức Thích Thanh Toàn trụ trì chùa Nga Hoàng xin hoàn tục. Tại cuộc họp chiều 5/10/2019, ông Thích Thanh Toàn gửi tờ trình đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc xin xả giới, hoàn tục nhưng xin giữ lại tài sản.
Sư thầy gạ gẫm phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM

Ngày 11/05/2008, Ban trị sự Hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc đã bổ nhiệm Đại đức Thích Thanh Toàn về trụ trì tại chùa Nga Hoàng (Quan Âm thiền tự), xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo theo Quyết định số 89/QĐ/BTS ngày 17/4/2008.
Như vậy chỉ trong hơn 10 năm trụ trì, Đại đức Thích Thanh Toàn đã có khối tài sản lên đến 300 tỷ, một con số khiến dư luận bàn tán…
Theo chính quyền địa phương nơi vị sư này trụ trì, từ khi về chùa Nga Hoàng năm 2008, nhà sư Thích Thanh Toàn đã có hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai với người dân địa phương ở xã Hợp Châu không thông qua chính quyền địa phương, với tổng diện tích giao dịch không phép lên tới 6.000 m2. Số đất này là do sư Toàn bỏ tiền ra mua, chuyển nhượng, nhưng chưa thể sang tên được và sư Toàn nói là của riêng mình, không liên quan đến chùa Nga Hoàng. 
Ở Việt Nam những năm gần đây có những ngôi chùa rất đẹp với mức đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng như :

Chùa Tam Chúc (Hà Nam) có diện tích lên tới 5.000 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng.
Từ Đầu Đến Cuối Chùa Tam Chú

- Chùa Bái Đính là một quần thể Phật Giáo rộng khoảng 540 ha. Du khách lần đầu đến sẽ choáng ngợp trước sự hùng vĩ, rộng lớn và vẻ đẹp nơi đây.

Toàn Cảnh Chùa Bái Đính

- Chùa Ba Vàng có tên gọi từ xa xưa là Bảo Quang Tự, nghĩa là “ánh sáng quý”, tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Năm 2007, khi đại đức Thích Trúc Thái Minh về trụ trì, chùa được xây dựng lại và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam với diện tích 4.500 mét vuông.
Chùa Ba Vàng - TP Uông Bí - Quảng Ninh

Chính những người trong những ngôi chùa như vậy kết hợp với những quan chức cấp tỉnh và kết hợp với những đại gia lợi dụng sự yếu đuối, sự mê lầm đó của dân chúng để họ trục lợi. Họ quyết liệt phải trục lợi bằng được. Đây đã đến hồi mạt pháp của Phật giáo Việt Nam và khó có thể chấn hưng lại.


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire