mercredi 18 décembre 2019

THẾ GIỚI : Cảnh sát Nhật bắt 'siêu chôm đồ' Việt Nam


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận



Cảnh sát Nhật điều tra vụ phụ nữ Việt ăn cắp đồ tại nhiều tiệm thuốc trị giá hơn 250 ngàn đôla.

Một phụ nữ Việt Nam, bị bắt hồi tháng 9/2019 vì nghi ngờ trộm cắp, đã chôm đồ trị giá khoảng 28 triệu yên (256.000 đô la) tại nhiều tiệm thuốc ở Tokyo và chín tỉnh khác trong năm qua, cảnh sát Nhật được hãng tin Kyodo đưa tin hôm 17/12/2019.

Cảnh sát nghi Nguyễn Thị Phương Uyên, 21 tuổi, lấy khoảng 8.300 đồ mỹ phẩm và các mặt hàng khác trong 161 vụ trộm cắp kể từ tháng 10/2018.

Họ tin rằng nghi phạm, sống ở phường Katsushika tại Tokyo, có thể có nhiều đồng phạm trợ giúp.

Nghi phạm nữ này đã bị bắt vào ngày 17/09/2019 vì nghi ngờ lấy cắp 30 món đồ trị giá khoảng 80.000 yên từ một nhà thuốc ở Fujinomiya, tỉnh Shizuoka ở miền trung Nhật Bản vào ngày 20/11/2018.

Cảnh sát nói nghi phạm này chủ yếu lấy cắp đồ tại các tiệm thuốc thuộc cùng một chuỗi cửa hàng.

Hồi tháng 10/209, cảnh sát tỉnh Nara cho biết đã bắt giữ 7 công dân Việt Nam vì tội ăn cắp thực phẩm chức năngmỹ phẩm và sau đó đêm bán lại tại Việt Nam.

Theo cảnh sát, băng nhóm này do một người đàn ông 37 tuổi cầm đầu đã lấy cắp các mặt hàng từ các nhà thuốc và cửa hàng bán đồ thể thao trong ít nhất 18 tỉnh trong 247 vụ từ tháng 1/2015 đến tháng 2/2019, Báo Sankei đưa tin. Tổng giá trị các sản phẩm bị lấy cắp ước tính là 24,5 triệu yên (223.000 đôla).

Cảnh sát cho biết 7 nghi phạm đã đến Nhật Bản theo diện sinh viên hoặc hoặc là một phần của chương trình đào tạo cho lao động nước ngoài.

Cảnh sát khi đó nói họ đang điều tra cách mà các mặt hàng bị đánh cắp được bán lại ở Việt Nam. Trùm băng nhóm này được cảnh sát dẫn lời nói rằng ông muốn có tiền để sinh sống.


Hãng tin Kyodo hồi tháng 4/2018 dẫn số liệu của Cảnh sát Nhật Bản nói trong năm 2017 người Việt đứng đầu về số vụ phạm pháp ở Nhật Bản.

Cảnh sát ghi nhận 5.140 vụ phạm tội của công dân Việt Nam năm 2017, chiếm hơn 30% tổng số vụ tại Nhật Bản và lần đầu tiên đứng đầu trong số các quốc gia có cư dân cư trú tại đây. Con số này tăng mạnh so với 3.177 trường hợp của năm 2016.

Việc ăn cắp là hành vi phổ biến nhất trong các vụ phạm pháp trong đó nhiều nhất là chôm đồ tại cửa hàng, thứ đến là ăn trộm nhà dân, đánh nhau, buôn bán, trồng cây cần sa trong nhà và cư trú, lao động bất hợp pháp.

Trong số người Việt phạm tội có số không nhỏ là du học sinhthực tập sinh (lao động hợp đồng).

Đối với du học sinh và thực tập sinh, nếu phạm tội ở mức độ nhẹ sẽ bị cảnh cáo và phạt hành chính tuy nhiên nếu phạm tội ở mức độ nghiêm trọng như trộm cắp, gây rối trật tự,…có thể bị buộc thôi học, chấm dứt hợp đồng và trục xuất về nước.

Hiện có khoảng trên 350.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.


THAM KHẢO

Cảnh sát bắt 7 du học sinh Việt chuyên ăn cắp hàng hóa Nhật Bản chuyển về nước tiêu thụ

Nhân viên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật bị cáo buộc nhận hối lộ


BÌNH LUẬN

Khái niệm “thể diện quốc gia” bao hàm rất nhiều yếu tố. Nhưng tôi chỉ muốn đề cập đến một vấn đề thời sự không lấy gì làm vui, đó là chuyện người Việt ra nước ngoài gi‌ả vờ mua sắm để ăn cắ‌p hàng hóa.

Nếu cứ theo lối suy nghĩ “mặc kệ thể diện quốc gia, ta kiếm một mớ tiền cái đã” thì phải xem lại. Những hành vi đại loại như ra nước ngoài rồi trốn ở lại, trộm cắp, trồng cần sa, buôn gian bán lận... nói chung làm những điều bậy bạ, phi pháp, không đơn giản một mình chịu, mà nó còn gây đến uy tín của quốc gia, của dân tộc.


Đến khi nào chúng ta mới mạnh dạn, hiên ngang, 
nói với thiên hạ “Tôi là người Việt Nam”?









Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire