mercredi 11 décembre 2019

THỜI SỰ : Những vụ hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt chấn động dư luận 2019


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


(Tổng hợp) - Năm 2019, người tiêu dùng thật sự bức xúc trước nhiều vụ việc hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt chấn động dư luận như Asanzo bán hàng Trung Quốc, Seven.AM cắt mác Trung Quốc...

Vụ Asanzo bán hàng Trung Quốc giả mạo hàng Việt? 


Giữa năm 2019, người tiêu dùng xôn xao trước việc Asanzo bị tố nhập hàng Trung Quốc về bóc tem, dán mác “Made in Vietnam”. Tuy vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra và chưa có kết luận cuối cùng nhưng dư luận cũng có những thông tin khá rõ ràng.

Trước sự nghi vấn của báo giới và dư luận, ông Phạm Văn Tam - CEO Asanzo - từng thừa nhận Asanzo sử dụng các linh kiện có xuất xứ Trung Quốc. Theo lý giải của ông Phạm Văn Tam, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức việc đó nên chỉ ghi "Xuất xứ Việt Nam" thay vì "Made in Việt Nam" trên sản phẩm của mình.


Sáng 28/10/2019, Tổng cục Hải quan tổ chức buổi lấy ý kiến các bộ, ngành đồng thời công bố những kết quả điều tra ban đầu về vụ việc Asanzo. Tại đây, lãnh đạo Tổng cục Hải quan khẳng định, qua kiểm tra xác định Asanzo có 4 vi phạm gồm vi phạm liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu (giả mạo nhãn hiệu), vi phạm liên quan đến cáo buộc “lừa dối người tiêu dùng”, vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóacó dấu hiệu trốn thuế.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Asanzo xuất khẩu 661 chiếc tivi nhãn hiệu Asanzo các loạicác bộ phận đi kèm như khung treo tường, điều khiển từ xa cho khách hàng tại Nhật Bản.

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cũng cho biết: "Mặt hàng ti vi xuất khẩu mang nhãn hiệu Asanzo chỉ thực hiện lắp ráp đơn giản, các bộ phận của sản phẩm hoàn chỉnh không đáp ứng được tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP và có dấu hiệu giả mạo xuất xứ hàng hóa".

Hiện, vụ việc của Asanzo vẫn đang được Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo từ các Bộ, ban ngành để trình Thủ tướng Chính phủ, nhằm đi đến kết luận cuối cùng.


Lô nhôm Trung Quốc trị giá 4,3 tỷ USD giả mạo hàng Việt

Đầu tháng 11/2019, vụ việc kho nhôm Trung Quốc trị giá 4,3 tỷ USD đội lốt hàng Việt để xuất đi Mỹ trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Theo Tổng Cục Hải quan, Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu (trụ sở chính: KCN Mỹ Xuân B1 – Conac, Phường Mỹ Xuân, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là doanh nghiệp chế xuất, do đó, hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty thuộc đối tượng không chịu thuế.


Theo quy định của Luật Hải quan, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất chịu sự giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong suốt quá trình sản xuất cho đến khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, nguyên liệu nhôm nhập khẩu của Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu được đưa về nhà máy sản xuất để sản xuất một phần, một phần được đưa đi gửi tại bãi thuê ngoài gồm: 
- Công ty Cảng DV dầu khí tổng hợp Phú Mỹ (bãi Công ty PTSC, bãi TH Thị Vải), 
- Công ty TNHH dịch vụ kho vận PTL
- Công ty CP Thành Chí.

Hiện nay, công ty đang lưu giữ hơn 1,8 triệu tấn nhôm tại các kho thuê ngoài và hơn 200.000 tấn nhôm ở nhà máy, trị giá khoảng 4,3 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan khẳng định, lô hàng nhôm này có dấu hiệu giả mạo xuất xứ, bị cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ. Lý do của việc giả mạo được đại diện Tổng cục Hải quan cho biết là nhôm Việt Nam xuất Mỹ chỉ chịu thuế khoảng 15%, trong khi nhôm Trung Quốc muốn sang thị trường này phải chịu thuế lên đến 374%.


Nghi án Seven.Am cắt mác Trung Quốc

Cũng vào đầu tháng 11/2019, một số cơ quan truyền thông thông tin về khách hàng của Seven.Am tố một số sản phẩm tại chuỗi cửa hàng Seven.AM bị cho là cắt nhãn mác Trung Quốc để gắn nhãn mác của thương hiệu này.

Những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty Cổ phần MHA trước khi xuất đi hàng chục showroom thì các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngaythay vào đó bằng nhãn hiệu Seven.Am.


Trước thông tin này, ngày 11/11/2019, Đội Quản lý thị trường số 14 thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra 5 cửa hàng của Seven.Am tại Hà Nội và tạm giữ 9.035 sản phẩm gồm chân váy, đầm,… để điều tra, làm rõ.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ các cửa hàng kinh doanh đều không xuất trình được đầy đủ hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa, đồng thời chưa công bố hợp quy cho sản phẩm để đưa ra lưu thông theo quy định.

Đến ngày 30/11/2019, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã đưa ra kết luận về kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm đối với thương hiệu thời trang SEVEN.Am của Công ty cổ phần MHACông ty TNHH thời trang quốc tế Thư Kỳ. Theo đó, thương hiệu SEVEN.am bị phạt 110 triệu đồng vì đã sản xuất và kinh doanh hàng hóa (váy, quần áo, túi, ví) có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định.

(Kiến Thức 11/12/2019) 











Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire