samedi 21 décembre 2019

BLOG : Quan hệ giữa 'đầu tư công' và 'nợ cộng'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Xuất phát từ mối quan hệ giữa đầu tư côngnợ công, thông qua mức độ bền vững của ngân sách, ảnh hưởng của đầu tư công đến an toàn nợ công tại Việt Nam. Với đặc trưng nguồn đầu tư công tại Việt Nam chủ yếu từ ngân sách nhà nước, đầu tư công gia tăng sẽ khiến mức độ thâm hụt ngân sách gia tăng và kết quả nợ công tăng nhanh cả quy mô và tốc độ. Bên cạnh đó, đầu tư công không hiệu quả, không có nguồn để trả nợ, gánh nặng nợ sẽ tạo sức ép lớn lên ngân sách nhà nước, nguy cơ mất an toàn nợ công xảy ra và ảnh hưởng đến bền vững ngân sách.

Đầu tư công. Các dự án đấu thầu và xây cất, mua sắm dùng ngân quỹ quốc gia được dư luận chú ý nhiều vì các vụ thất thoát, biển thủ, hoặc ăn tiền công trắng trợn. Tranh của Mai Sơn gửi cho BBC.


Ảnh hưởng của đầu tư công đến nợ công giai đoạn 2000-2017

Trước năm 2010, khi Luật Quản lý nợ công chưa ban hành, nợ công được hiểu là nợ chính phủ. Đầu tư công phần lớn vẫn là đầu tư từ ngân sách, đã góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế và định hướng đối với những lĩnh vực ưu tiên. Các chỉ số về an toàn nợ mặc dù vẫn trong giới hạn nhưng cũng đã tiệm cận đến mức cao, trong bối cảnh chi tiêu công gia tăng, nguồn thu sụt giảm khiến cho thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) cũng có xu hướng gia tăng, cùng với việc duy trì mức đầu tư công cao khiến cho ngân sách càng thâm hụt trầm trọng. Hệ quả tất yếu đẩy nợ công tiếp tục gia tăng, nguy cơ mất an toàn nợ công những năm tiếp theo.


Sau năm 2010, Luật Đầu tưLuật quản lý nợ công được ban hành, đã xác định rõ ràng phạm vi đầu tư công cũng như nợ công. Theo đó, đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thực hiện theo hình thức đối tác công tư. Nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnhnợ chính quyền địa phương.

Trong báo cáo kết quả đánh giá tại hội thảo tổng kết Quản lý nợ đã chỉ rõ nguy cơ mất an toàn nợ công hiện nay luôn tiềm ẩn không chỉ bắt nguồn từ nội tại cấu trúc nợ công mà còn do nguyên nhân từ việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả như:

- Đầu tư công vào những lĩnh vực không có khả năng thu hồi vốn, không có khả năng trả nợ;

- Cấu trúc đầu tư công phụ thuộc lớn vào nguồn từ ngân sách;

- Vấn đề tham nhũng, tiêu cực trong phân bổ vốn đầu tư công… 

Đây là những nguyên nhân chủ yếu gây mất an toàn nợ công được bắt nguồn từ đầu tư công tại Việt Nam. Chính vì vậy, việc xem xét mức độ ảnh hưởng của đầu tư công đến thâm hụt ngân sách và nợ công là cần thiết.


1. Thứ nhất, đầu tư công phần lớn bắt nguồn từ ngân sách nhà nước (NSNN) nên khi gia tăng khoản đầu tư công sẽ gây áp lực lên thâm hụt ngân sách, cùng với đó những khoản nợ vay để thực hiện các chương trình đầu tư công là nguyên nhân gia tăng nợ công.



2. Thứ hai, đầu tư công có tác động gián tiếp với nợ công khi thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi khoản vay không có khả năng sinh lời. Chủ yếu khoản vay để đầu tư trực tiếp của chính phủ, chính quyền địa phương hay chuyển cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thường không đem lại khả năng sinh lời khiến nợ công gia tăng nhưng không có nguồn để trả nợ, nợ trong nước và nước ngoài đang rơi vào vòng xoáy nợ nần với quy mô ngày càng lớn.

3. Thứ ba, đầu tư công với xu hướng giảm, trong khi nợ công có xu hướng tăng, phản ánh xu hướng dịch chuyển trong cơ cấu sử dụng nợ từ đầu tư sang tiêu dùng. Điều này cho thấy, nghịch lý tại Việt Nam đó là nợ công ngày càng có xu hướng tăng lên một cách nhanh chóng kể cả quy mô và tốc độ,

Do đó, nợ công tăng lên không phải dành cho đầu tư phát triển mà dùng để trả nợtăng chi tiêu thường xuyên cho thấy xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng nợ, từ hoạt động đầu tư công sang phục vụ chi cho tiêu dùng. Vì vậy, nếu các khoản vay không được đầu tư một cách hiệu quả, không sử dụng vào những dự án có khả năng tạo ra nguồn trả nợ trong tương lai, chắc chắn gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ và đe dọa an toàn nợ công.        


KẾT LUẬN

Khi phân bổ đầu tư công phải ràng buộc phân bổ vốn đối với dự án có nguồn thu. Do đó, phân bổ vốn đầu tư công phải tìm phần nguồn vốn đối ứng và lựa chọn dự án có khả năng thu hồi vốn, hạn chế đầu tư vào dự án kéo dài và không đem lại lợi ích trong tương lai, đặc biệt cần tập trung cho dự án đầu tư công mang lại nhiều giá trị gia tăng cho kinh tế - xã hội với tốc độ thu hồi vốn cao.


Hiện nay, việc phân bổ vốn đầu tư công vẫn được thực hiện tăng phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương nhưng dẫn tới hạn chế thiếu cân nhắc trong đầu tư khi tính đến các yếu tố vùng và liên vùng, quy mô vốn nhỏ, thời hạn hoàn thành dài, gây làng phí và thất thoát vốn đầu tư. Do đó, cần vai trò điều phối vốn ở cấp vùng và cấp toàn quốc để tránh dự án trùng lắp, đồng thời tăng cường khả năng giám sát đối với dự án đầu tư công.


THAM KHẢO

Việt Nam đã có Luật đầu tư công.

Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ ngân sách nhà nước

Luật Đầu tư công











Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire