Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật.
4 ứng viên trong cuộc đua vào Thượng viện ở Georgia
1. Kelly Loeffler (đảng Cộng hòa)
Sau khi Thống đốc Georgia Brian Kemp bổ nhiệm bà Kelly Loeffler thay thế cho Thượng nghị sĩ Johnny Isakson, người đã nghỉ hưu do các vấn đề sức khỏe. Loeffler không phải là lựa chọn đầu tiên của Tổng thống Trump cho vị trí này. Trước đó, ông Trump được cho là đã lựa chọn Hạ nghị sĩ Doug Collins, một đồng minh của Tổng thống tại Hạ viện.
Kelly Loeffler hiện là thượng nghị sĩ giàu có nhất ở Điện Capitol. Theo Forbes, bà và chồng sở hữu khối tài sản ròng trị giá 800 triệu USD.
Bà Loeffler sinh ra và lớn lên ở bang Illinois. Bà tốt nghiệp trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign và nhận bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Cao học Kinh doanh Kellstadt của Đại học DePaul vào năm 1999.
Thượng nghị sĩ Loeffler đã làm việc cho một số công ty trước khi gia nhập Intercontinental Exchange và kết hôn với Jeffrey Sprecher - Giám đốc điều hành công ty vào năm 2004. Bà trở thành Giám đốc điều hành của BAKKT, một công ty con của Intercontinental Exchange vào năm 2018. Bà Loeffler cũng là chủ sở hữu của đội bóng rổ Atlanta Dream thuộc Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Nữ (WNBA).
2. Raphael Warnock (đảng Dân chủ)
Raphael Warnock đã hoạt động tích cực về chính trị tại địa phương và trước đó từng xem xét việc tranh cử vào Thượng viện năm 2016. Ông là Chủ tịch của New Georgia Project, một tổ chức phi đảng phái phụ trách vấn đề bầu cử, từ năm 2017 đến tháng 1/2020.
Warnock là người con thứ 11 trong số 12 đứa trẻ, sinh ra và lớn lên ở nhà xã hội tại Savannah, với cha mẹ đều là mục sư. Ông theo học tại Đại học Morehouse và lấy bằng thạc sĩ Thần học, thạc sĩ Triết học và tiến sĩ Triết học tại Chủng viện Thần học Union.
Ông Warnock sau đó làm mục sư thanh niên và trợ lý mục sư tại Nhà thờ Baptist Abyssinian trước khi trở thành mục sư cấp cao hơn tại Nhà thờ Cộng đồng Douglas Memorial ở thành phố Baltimore, bang Maryland. Năm 2005, ông làm mục sư tại Nhà thờ Baptist Ebenezer ở Atlanta, giáo đoàn của cố mục sư Martin Luther King Jr.
Ông Warnock đã ly hôn và có hai người con.
3. Jon Ossoff (đảng Dân chủ)
Năm 2017, Jon Ossoff tranh cử một ghế Hạ viện ở Georgia, vị trí do Hạ nghị sĩ Tom Price, người được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ để lại. Theo CBS News, cuộc đua của ông Ossoff với bà Karen Handel của đảng Cộng hòa là cuộc chạy đua vào Quốc hội tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông Ossoff thất bại trước bà Handel trong cuộc đua năm 2017 với cách biệt sít sao. Hạ nghị sĩ Handel đã bị ứng viên đảng Dân chủ Lucy McBath đánh bại vào năm 2018.
Jon Ossoff năm nay 33 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên ở thành phố Atlanta, bang Georgia. Ossoff từng làm thực tập sinh cho cố Nghị sĩ John Lewis khi còn là học sinh trung học. Ông Ossoff tốt nghiệp Đại học Georgetown và Trường Kinh tế London.
Ossoff từng là nhân viên an ninh quốc gia cho Hạ nghị sĩ Hank Johnson trong 5 năm trước khi thôi việc vào năm 2012 để học thạc sĩ. Kể từ năm 2013, ông là giám đốc điều hành của một công ty sản xuất truyền hình điều tra Insight TWI, có trụ sở tại London (Anh).
Ông Ossoff đã kết hôn với Alisha Kramer, người làm việc tại một bệnh viện ở Atlanta.
4. David Perdue (đảng Cộng hòa)
Ông David Perdue được bầu vào Thượng viện năm 2014, hoạt động với tư cách là một doanh nhân, với các kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và bán lẻ. Trong những tháng gần đây, Perdue bị chỉ trích vì mua và bán cổ phiếu trong đại dịch Covid-19, sau đó ông đã được Ủy ban Đạo đức Thượng viện minh oan.
Ông Perdue sinh ra và lớn lên ở Georgia. Ông theo học tại Học viện Không quân Mỹ trước khi chuyển sang Học viện Công nghệ Georgia. Người anh họ của ông là Sonny Perdue, cựu thống đốc Georgia và là Bộ trưởng Nông nghiệp dưới thời Tổng thống Trump.
Ông Perdue làm phó chủ tịch của hãng Reebok vào năm 1998, sau đó trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành của thương hiệu. Ông rời khỏi Reebok vào năm 2002 và trở thành Giám đốc điều hành của PillowTex, nhưng chỉ làm việc ở đó trong 9 tháng. Perdue sau đó trở thành Giám đốc điều hành của công ty Dollar General. Năm 2011, ông thành lập Perdue Partners, một công ty thương mại toàn cầu có trụ sở tại Atlanta, cùng với người anh họ Sonny Perdue. Perdue cũng làm việc trong hội đồng quản trị của công ty công nghệ tài chính Cardlytics có trụ sở tại Atlanta từ năm 2010 đến năm 2014.
David Perdue kết hôn với vợ là Bonnie vào năm 1972 và họ đã có hai người con trai.
Người Mỹ gốc "Á châu" và "dân đảo Thái Bình Dương" ở Georgia
Năm 2020 là một năm mở mắt cho nhiều người của cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu (Asian/Pacific American APA) và người Mỹ gốc dân đảo Thái Bình Dương (Asian/Pacific Islander API). Kinh tế suy sụp, cộng với việc trở thành nạn nhân bị kỳ thị chủng tộc, hậu quả của dịch Covid-19, họ bắt đầu quan tâm tới chính trị.
Cộng đồng "người Mỹ gốc Á" là ai ?
Người Mỹ gốc Á (Asian Americans) là người Mỹ gốc châu Á. Thuật ngữ này đề cập đến một nhóm dân tộc bao gồm các quần thể đa dạng, có nguồn gốc tổ tiên ở Đông Á, Đông Nam Á hoặc Nam Á, theo quy định của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. Điều này bao gồm những người chỉ ra các chủng tộc của họ trong cuộc điều tra là "châu Á" hoặc các mục báo cáo như "Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc, Pakistan, Nhật Bản, Việt Nam và các sắc tộc châu Á khác".
Cộng đồng "người Mỹ gốc Quần đảo Thái Bình Dương" là ai ?
Người Mỹ gốc Quần đảo Thái Bình Dương còn được gọi là Người Mỹ gốc Châu Đại Dương, người Mỹ gốc đảo Thái Bình Dương, hoặc người Hawaii gốc và/hoặc người Mỹ gốc đảo Thái Bình Dương khác, là người Mỹ có tổ tiên dân tộc trong số các dân tộc bản địa của Châu Đại Dương (tức người Polynesia, Melanesia và Micronesia). Vì mục đích của nó, cục điều tra dân số Hoa Kỳ cũng tính người Úc bản địa như một phần của nhóm này.
Người Mỹ gốc đảo Thái Bình Dương chiếm 0,5% dân số Hoa Kỳ, bao gồm cả những người có tổ tiên một phần của Quần đảo Thái Bình Dương, liệt kê khoảng 1,4 triệu người. Các nhóm dân tộc lớn nhất của người Mỹ gốc Quần đảo Thái Bình Dương là người bản xứ người Hawaii, Samoa, Chamorro, Fijia, Marshall và Tonga. Người Hawaii bản xứ, người Samoa, người Tonga và người Chamorros có cộng đồng lớn ở Hawaii, California và Utah, với các cộng đồng lớn ở Washington, Nevada, Oregon, Texas và Alaska. Người Fiji chủ yếu có trụ sở tại California.
Samoa thuộc Mỹ, Quần đảo Bắc Mariana và Đảo Guam là những vùng lãnh thổ (lãnh thổ Hoa Kỳ), trong khi Hawaii là tiểu bang.
Người Mỹ gốc Á có thể giúp đảng Dân chủ thắng trong cuộc đua Thượng viện ngày 5/1/2021 ở Georgia ?
Bang Georgia là bang chiến trường đã góp phần làm nên chiến thắng của ông Joe Biden trước đương kim tổng thống Donald Trump. Trong chiến thắng của ông Biden ở Georgia, lá phiếu của người gốc Á đã góp phần quyết định. Liệu những người Mỹ gốc Á có thể giúp đảng Dân chủ thắng tiếp 2 chiếc ghế trong cuộc đua Thượng viện liên bang từ Georgia, trong cuộc đua ngày 5/1/2020 sắp tới?
Năm 2020 ở tiểu bang Georgia, có đến 30.000 người Mỹ gốc Á đi bầu lần đầu tiên, và theo thăm dò thì cứ 1 người bầu cho ông Trump thì có 2 người bầu cho ông Biden. Điều đó có nghĩa là, có 20.000 người Mỹ gốc Á lần đầu tiên đi bầu và bầu cho Biden. Ông Biden thắng Georgia chưa tới 13.000 phiếu. Nếu trừ đi 20.000 người này thì ông ấy không thắng được Georgia.
Nhưng chiến thắng của Biden không có nghĩa là khối cử tri Á châu ở Georgia là một khối cử tri Dân chủ chắc chắn. Cộng đồng này rất đa dạng về văn hóa, tuổi tác, giàu nghèo. Họ có đến 50 sắc tộc khác nhau và nói khoảng 100 ngôn ngữ. Cả hai đảng chính trị Dân chủ và Cộng hòa đều chưa tiếp xúc với họ bao nhiêu. Theo con số của một tổ chức phi lợi nhuận của cộng đồng AAPI, một khảo sát hồi tháng 9/2020 cho thấy, chỉ có 30% người gốc Á được đảng Dân chủ tiếp xúc, 24% được đảng Cộng hòa tiếp xúc.
Các cộng đồng Á châu này theo dõi thời sự qua các kênh tin tức bằng tiếng của họ và ngoài ra họ còn tìm kiếm thông tin qua các mạng xã hội như YouTube, Facebook .... Đây là những nơi mà các đảng chính trị cần nhắm vào để lôi kéo cử tri châu Á.
Các mạng xã hội này cũng là nơi phát tán tin vịt rất kinh khủng, chẳng hạn như việc dán nhãn hai ứng cử viên đảng Dân chủ, Jon Ossoff và mục sư Rafael Warnock là “xã hội chủ nghĩa cực đoan”, hay “cộng sản”.
Để giành phiếu của cử tri gốc Á, không chỉ nhắm vào vùng xung quanh Atlanta không thôi, mà còn cả vùng nông thôn nữa, vì có đến 50.000 người Georgia gốc Á sống ở nông thôn.
Có hai vấn đề mà cử tri gốc châu Á muốn nghe các ứng cử viên nói, đó là việc phục hồi các doanh nghiệp nhỏ đang bị sa sút vì Covid-19.
Đảng Dân chủ chiếm quyền kiểm soát Thượng Viện Mỹ ngày 06/01/2021
Số ghế Thượng viện sẽ chia đều 50-50 cho mỗi đảng, và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris của đảng Dân chủ sẽ có lá phiếu quyết định cho các vấn đề bất phân thắng bại.
Kết quả ở Georgia là cú giáng cuối cùng lên ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ năm 1932 bị mất Toà Bạch Ốc và cả lưỡng viện Quốc hội trong một nhiệm kỳ.
THAM KHẢO
Người Mỹ gốc Á
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_M%E1%BB%B9_g%E1%BB%91c_%C3%81
Người Mỹ gốc Quần đảo Thái Bình Dương
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_M%E1%BB%B9_g%E1%BB%91c_Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Th%C3%A1i_B%C3%ACnh_D%C6%B0%C6%A1ng
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire