dimanche 28 juin 2020

QUỐC TẾ : Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ với chính sách bành trướng


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ với cả hơn chục nước và hứng chỉ trích từ cộng đồng quốc tế với chính sách bành trướng của mình.


Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung QuốcĐài Loan.

Các khu vực tranh chấp ở Biển Đông (dựa theo các tài liệu không chính thức và chưa cập nhật). Trung Quốc (đỏ), Việt Nam (lam), Philippines (tím), Malaysia (vàng), Brunei (lục).

Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ:
- Trung Quốc,
- Đài Loan,
- Việt Nam,
- Philippines,
- Malaysia
- Brunei.
Các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.
- Bãi Macclesfield là đối tượng tranh chấp giữa Trung QuốcPhilippines.
- Quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Đài Loan.
- Quần đảo Natuna do Indonesia tuyên bố chủ quyền cũng đang bị Trung Quốc đe dọa.

Các khu vực tranh chấp giữa các nước đối với quần đảo Trường Sa (2009).

Ngoài ra, vùng biển trong khu vực Biển Đông cũng là đối tượng tranh chấp, với lợi ích mà các quốc gia quan tâm gồm:
- ngư trường,
- khai thác tài nguyên (đặc biệt là dầu khí)
- kiểm soát của một vị trí chiến lược.

Các quốc gia gián tiếp can dự đáng kể đến Biển Đông là:
- Hoa Kỳ,
- Nhật Bản,
- Úc
- Ấn Độ.


"Đường chín đoạn" của Trung Quốc

Tuyên bố Đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông (màu đỏ) so với những khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho mỗi quốc gia theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (màu xanh) bao gồm các đảo đang có tranh chấp (màu xanh lá cây).

Năm 1947, chính phủ Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trên Biển Đông với đường lưỡi bò 11 đoạn, sau này chính phủ TQ sử dụng lại đường lưỡi bò này nhưng chỉ còn 9 đoạn. Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông (biển Nam TQ) là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sabãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, chỉ chừa lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, IndonesiaViệt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.


Đụng độ đẫm máu nhất ở biên giới Ấn - Trung sau nửa thế kỷ
https://zingnews.vn/dung-do-dam-mau-nhat-o-bien-gioi-an-trung-sau-nua-the-ky-post1096622.html


Các nước đang vướng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc

Sau vụ đụng độ khiến hàng chục binh lính ở biên giới Ấn - Trung, Tranh chấp biên giới giữa hai cường quốc lớn nhất châu Á đang nóng hơn bao giờ hết.

Tâm điểm căng thẳng tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc (đường viền màu đỏ). Đồ họa: New York Times.

Nói đến tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc nhiều người chủ yếu nhắc tới tranh chấp Biển Đông, biển Hoa Đông, vùng KashmirThực ra Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với tất thảy bao nhiêu nước?

Nhân vụ đụng độ biên giới giữa Trung QuốcẤn Độ mới đây, kênh India TV News liệt kê tất cả các nước đang vướng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

1. Tranh chấp với Ấn Độ : Trung Quốc chiếm khu vực Aksai Chin và tuyên bố mình có chủ quyền ở hai bang Arunachal PradeshLadakh mà Ấn Độ đang quản lý. Theo India TV News, chính chính sách bành trướng này của Trung Quốc đã dẫn đến các cuộc đụng độ gần đây giữa quân đội hai nước.

Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962 đã được chiến đấu ở cả hai khu vực này. Một thỏa thuận để giải quyết tranh chấp đã được ký kết vào năm 1996, bao gồm "các biện pháp xây dựng lòng tin" và một Dòng kiểm soát thực tế được hai bên thống nhất.

Năm 2006, đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ tuyên bố rằng tất cả Arunachal Pradesh là lãnh thổ của Trung Quốc trong bối cảnh xây dựng quân đội.Vào thời điểm đó, cả hai quốc gia đều tuyên bố xâm nhập tới một km ở mũi phía bắc của Sikkim. Năm 2009, Ấn Độ tuyên bố sẽ triển khai thêm lực lượng quân sự dọc biên giới. Năm 2014, Ấn Độ đề xuất Trung Quốc nên thừa nhận chính sách "Một Ấn Độ" để giải quyết tranh chấp biên giới.


2. Tranh chấp với Nhật : Trung Quốc tranh chấp kịch liệt các quần đảo Senkaku, Ryukyu với Nhật.

Tranh chấp quần đảo Senkaku là vấn đề tranh chấp giữa 3 quốc gia và vùng lãnh thổ trên một nhóm đảo không có người ở, do Nhật Bản quản lý, mà người Nhật gọi là quần đảo Senkaku, trong khi đó  Trung Quốc gọi là Diàoyúdǎo (Điếu Ngư) và Đài Loan gọi là Diàoyútái (Điếu Ngư Đài).[

Quần đảo Senkaku nằm trong biển Hoa Đông giữa Nhật Bản - Trung Quốc và  Đài Loan. Quần đảo gồm có 5 đảo không có người ở và 3 bãi đá trơ giữa biển, kích thước từ 800 m² đến 4,32 km².

Quần đảo Senkaku bị Mỹ chiếm đóng từ năm 1945 đến 1972, Nhật Bản và Trung Quốc thể hiện quan điểm của mình về chủ quyền của quần đảo lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 20/05/1972 nhằm tìm kiếm sự tiếp quản quần đảo từ Hoa Kỳ. Sở hữu những hòn đảo trên sẽ mang đến cho quốc gia của họ những quyền lợi về khai thác dầu khí, khoáng sảnđánh bắt cá ở các vùng biển xung quanh. Các hòn đảo thuộc quần đảo đều có ý nghĩa trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật và quân đội Hoa Kỳ thể theo hiệp ước sẽ bảo vệ những hòn đảo trên nếu có sự xâm lược.


3. Tranh chấp với Việt Nam : Trung Quốc chiếm đóng trái phép các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.


4. Tranh chấp với Nepal : Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một số khu vực của Nepal từ hồi chiến tranh Trung Quốc-Nepal giai đoạn 1788-1792. Trung Quốc cho rằng các khu vực này là một phần của Tây Tạng của Trung Quốc.


5. Tranh chấp với Triều Tiên về núi Baekdu và vùng biên giới Kando (Trung Quốc gọi là Jiandao).


6. Tranh chấp với Philippines ở Biển Đông. Philippines từng kiện lên Tòa trọng tài về luật biển và Tòa bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết.

Bãi cạn Scarborough là một vụ xâm chiếm trái phép về bãi cạn Scarborough hay đảo Hoàng Nham giữa Trung QuốcPhilippines, đặt trong bối cảnh những tranh chấp quốc tế về Biển Đông. Vụ việc xâm chiếm xảy ra kéo theo nhiều quốc gia liên quan trong đó có Mỹ. Kết thúc vụ tranh chấp là thắng lợi thuộc về Trung Quốc khi quốc gia này chiếm thực tế được bãi cạn mà họ gọi là Hoàng Nham.


7. Tranh chấp với Nga : Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền 160.000 km2 với Nga.


8. Tranh chấp với Hàn Quốc về bãi đá chìm Socotra ở Hoàng Hải.


9. Tranh chấp với Bhutan ở Tây Tạng và một số vùng núi.


10. Tranh chấp với Đài Loan. Trung Quốc xem Đài Loan là lãnh thổ của mình nên xem tất cả lãnh thổ Đài Loan quản lý hay tuyên bố chủ quyền là của mình.


11. Tranh chấp với Brunei ở Biển Đông.


12. Tranh chấp với Malaysia ở Biển Đông.


13. Tranh chấp với Indonesia. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia bị chồng lấn vì yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo India TV News, trong phần lớn các tranh chấp Trung Quốc đều hứng chỉ trích từ cộng đồng quốc tế với chính sách bành trướng của mình.


THAM KHẢO

Tranh chấp biên giới Ấn-Trung
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh_ch%E1%BA%A5p_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_%E1%BA%A4n-Trung

Trung Quốc cảnh báo người dân tránh xa biên giới Triều Tiên
https://zingnews.vn/trung-quoc-canh-bao-nguoi-dan-tranh-xa-bien-gioi-trieu-tien-post1055898.html












jeudi 18 juin 2020

(FR) Qu'est-ce que le LUPUS ?


Cliquez ici pour revenir sur la page d'accueil.



1. LUPUS

Cette fiche est consacrée essentiellement au lupus érythémateux systémique (ou disséminé), la forme la plus courante de lupus. Le terme « lupus » sera employé dans ce document pour désigner plus simplement cette maladie.

Le lupus est une maladie chronique auto-immune, qui survient lorsque le système immunitaire s’attaque aux cellules de l’organisme et les détruit. Il peut toucher de nombreuses parties du corps, dont les articulations, la peau, les reins, le cœur, etc. C’est la raison pour laquelle on parle de lupus disséminé ou « systémique ». Le lupus peut causer des symptômes aussi différents que des poussées de fièvre inexpliquées, des douleurs et un gonflement des articulations, des troubles de la vision et bien d’autres.

Le lupus touche principalement les femmes en âge de procréer, de 15 ans à 40 ans. Les symptômes de la maladie et leur gravité sont très variables d’une personne à l’autre.


Cause

Dans le lupus, pour des raisons qu’on ignore encore - peut-être un ensemble de facteurs environnementaux, hormonaux et génétiques - l’organisme fabrique des anticorps qui s’attaquent à ses propres tissus sains. Le système immunitaire est un réseau complexe d’organes, de tissus, de cellules et de facteurs circulant dans le sang. Habituellement, il protège l’individu contre les maladies. Ces réactions auto-immunes peuvent être très nuisibles pour le corps et occasionnent d’importantes réactions inflammatoires.


Évolution

Le lupus se caractérise par l’alternance de périodes de poussées (avec symptômes) et de périodes de rémission. Durant les poussées, la maladie s’exacerbe : les symptômes s’aggravent et les analyses de sang révèlent la présence d’anticorps anormaux, qui attaquent l’organisme. Puis, les symptômes diminuent peu à peu et disparaissent totalement ou en partie. Les périodes de rémission peuvent durer des semaines, des mois, et même des années. Bien qu’il s’agisse d’une maladie chronique, la plupart des personnes atteintes de lupus ne seront pas malades continuellement pendant toute leur vie.


Éléments déclencheurs


Le stress, le surmenage, l’exposition au soleil et le fait de tomber enceinte ou d’accoucher peuvent déclencher le lupus par un mécanisme qu’on ignore encore (ce qui ne veut pas dire que ces facteurs en soient la cause). En outre, certains médicaments utilisés pour traiter une autre maladie peuvent déclencher des symptômes de lupus. On parle alors de lupus médicamenteux. Les symptômes disparaissent en général lorsque la personne cesse de prendre le médicament en cause.

Enfin, récemment, plusieurs études ont associé le virus Epstein-Barr au déclenchement de maladies auto-immunes, dont le lupus. Ce virus, extrêmement commun puisqu’il infecte 95 % de la population, pourrait déclencher le lupus chez certaines personnes prédisposées.


Prévalence

La prévalence du lupus est difficile à estimer. Selon Lupus Canada, près de 50.000 Canadiens souffrent d’une forme ou d’une autre de lupus tandis que Statistique Canada évalue à environ 15.000 le nombre de Canadiens atteints de lupus érythémateux disséminé. Au Québec, des chercheurs ont estimé qu’environ 4.000 personnes étaient atteintes de lupus érythémateux systémique, mais ce nombre pourrait être inférieur à la réalité. En France, on estime la prévalence à 40 cas pour 100.000 habitants.


2. LES SYMPTÔMES DU LUPUS

Les symptômes varient beaucoup d’une personne à l’autre, puisque la maladie peut toucher à peu près tous les organes et tissus du corps. Habituellement, la maladie se manifeste par quelques-uns des symptômes suivants, qui peuvent apparaître brutalement ou progressivement.

Symptômes non spécifiques

- Une fatigue extrême.

- Une perte de poids inexpliquée et continue ou une prise de poids due à une rétention d’eau

- Des poussées de fièvre inexpliquées.

- Des ganglions enflés.


Symptômes spécifiques


- Des douleurs (arthralgies), une raideur et un gonflement aux articulations. Ce sont les manifestations les plus fréquentes du lupus.


- Une plaque rouge sur le haut des joues et à la racine du nez en forme d’ailes de papillon.

- Une grande sensibilité au soleil, qui se manifeste par des éruptions cutanées rouges qui surviennent sur les régions de la peau exposées au soleil, notamment les mains, la poitrine, les coudes.


- Des plaques en relief, « croûteuses », en forme de disque, peuvent apparaître sur le visage, le cuir chevelu et la poitrine. Elles sont caractéristiques du lupus cutané ou discoïde, qui ne touche que la peau

- De petites plaies (ulcères) indolores dans la bouche ou les narines.

- Une douleur à la poitrine durant les respirations profondes, et parfois une toux et une difficulté à respirer dues à l’atteinte des poumons.

- Un gonflement des jambes (œdème).

- Si la maladie touche le cœur, elle peut causer une arythmie et plus rarement une insuffisance cardiaque.

- Un état dépressif, de la difficulté à avoir les idées claires et des problèmes de mémoire.

- Des douleurs musculaires.


Autres symptômes


- Une perte de cheveux.


- Des troubles de la vision et une sécheresse des yeux.

- En cas de froid ou de stress : les doigts et les orteils bleuissent ou pâlissent facilement. On parle de maladie de Raynaud.

- De l’urticaire.

- Des maux de tête, des convulsions.

- La formation de caillots de sang dans les vaisseaux sanguins (thrombose).

- Une atteinte des reins, qui ne se manifeste au début par aucun symptôme. Elle peut être détectée entre autres par des analyses d’urine régulières.

- Une anémie, c’est-à-dire une baisse du nombre de globules rouges ou du taux d’hémoglobine dans le sang.

- Une susceptibilité aux infections en raison de l’atteinte du système immunitaire.

N.B. Certaines formes de lupus (lupus discoïde, lupus érythémateux cutané subaigu) se limitent à des éruptions sur la peau et à une sensibilité au soleil.


LES PERSONNES À RISQUE & LES FACTEURS DE RISQUE DU LUPUS

Personnes à risque

Les femmes âgées de 15 ans à 40 ans. Dans ce groupe d’âge, le lupus touche approximativement 9 fois plus de femmes que d’hommes. Cette constatation laisse supposer que les hormones féminines jouent un rôle important dans l’apparition du lupus. Même en dehors de ce groupe d’âge, les femmes sont atteintes plus fréquemment que les hommes.

Les personnes dont un membre de la famille est atteint de lupus ont un risque légèrement accru d’en être atteintes à leur tour.

Le lupus est plus fréquent dans certains groupes ethniques, notamment chez les Afro-Américains, les Autochtones d’Amérique du Nord et les Asiatiques, probablement en raison d’une plus grande susceptibilité génétique à la maladie.


Facteurs à risque

Certains médicaments pris sur de longues périodes peuvent déclencher un lupus médicamenteux, et les chercheurs pensent que l’exposition à certaines substances, comme les pesticides, le mercure ou la silice, augmente également le risque de développer le lupus. Par ailleurs, plusieurs études ont montré que le tabagisme actuel ou ancien était associé à un risque accru de lupus.


LES TRAITEMENTS MÉDICAUX DU LUPUS

La recherche a permis de grands progrès dans le traitement des symptômes du lupus. Toutefois, il n’existe aucun remède définitif à cette maladie. Les médicaments permettent d’améliorer la qualité de vie en diminuant l’intensité des symptômes, en réduisant le risque de complications et en prolongeant l’espérance de vie.

Idéalement, il faut procéder au traitement du lupus avec le moins de médicaments possible et pour le temps le plus bref, pour calmer les poussées. Certaines personnes n’ont besoin d’aucun médicament, d’autres n’y ont recours qu’au besoin ou pendant de brèves périodes (poussées), mais nombreuses sont celles qui doivent suivre un traitement sur une longue période.

Médicaments contre les douleurs (anti-inflammatoires non stéroïdiens). L’acétaminophène et les anti-inflammatoires peuvent être utilisés pour calmer les douleurs des articulations, lorsque le lupus n’est pas trop grave ou que les poussées ne sont pas trop intenses. Les médecins déconseillent toutefois aux personnes atteintes d’un lupus plus grave de prendre de leur propre chef des antidouleurs en vente libre. Ces médicaments peuvent en effet augmenter le risque de complications du lupus, en particulier l’atteinte des reins. Cela peut prendre un certain temps pour trouver l’anti-inflammatoire qui convient et ajuster la dose avec le médecin.

Corticoïdes. Les corticoïdes sont les anti-inflammatoires les plus efficaces pour traiter le lupus, lorsque la maladie touche plusieurs organes. Les corticoïdes pris à fortes doses ou sur une longue période peuvent causer une série d’effets secondaires, dont l’apparition de bleus, de sautes d’humeur, de diabète, de problèmes de vision (cataracte), une hausse de la pression artérielle ainsi qu’une fragilité des os (ostéoporose). La dose est finement ajustée avec le médecin de manière à obtenir le moins d’effets indésirables possible. À court terme, les principaux effets secondaires des corticoïdes sont une prise de poids et un gonflement du visage et du corps (œdèmes). L’usage de suppléments de calcium et de vitamine D contribue à réduire le risque d’ostéoporose.

Crèmes et traitements locaux. Les éruptions cutanées sont parfois traitées par des crèmes, le plus souvent à base de corticoïdes.

Médicaments anti-malariques. L’hydroxychloroquine - des médicaments aussi utilisés pour traiter la malaria - sont efficaces pour traiter le lupus lorsque les anti-inflammatoires non stéroïdiens ne suffisent pas. Ils diminuent la douleur et le gonflement des articulations et permettent de traiter les éruptions cutanées. L’un ou l’autre de ces médicaments peut être pris du printemps à l’automne pour prévenir l’apparition des lésions causées par le soleil. L’hydroxychloroquine est aussi utilisée en traitement de fond pour prévenir les rechutes. Les effets secondaires principaux de ces médicaments sont les douleurs d’estomac et les nausées.

Immunosuppresseurs. Les agents immunosuppresseurs permettent de diminuer l’activité du système immunitaire dirigée contre ses propres organes et tissus. Ces médicaments puissants sont utilisés chez une faible proportion de personnes, lorsque la prednisone ne permet pas d'atténuer les symptômes ou lorsqu’elle cause trop d’effets secondaires. Ils sont nécessaires lorsque le lupus affecte le fonctionnement des reins ou du système nerveux. Ces médicaments comportent aussi leur lot d’effets indésirables, dont les plus importants sont une plus grande susceptibilité aux infections et un plus haut risque de développer un cancer.

Perfusions d’immunoglobulines. Les préparations d’immunoglobulines (anticorps) sont obtenues à partir de sang de donneurs. Administrées par voie intraveineuse, elles ont une action anti-inflammatoire puisqu’elles neutralisent en partie les auto-anticorps, c’est-à-dire les anticorps anormaux qui se retournent contre l’organisme et sont en cause dans le lupus. Les perfusions d’immunoglobulines sont réservées aux cas de lupus résistants aux autres traitements, comme les corticoïdes.


SITES D’INTÉRÊT

Canada

Lupus Canada
Nouvelles, actualités et dossier "Vivre avec le lupus".
www.lupuscanada.org

Guide Santé du gouvernement du Québec
Pour en savoir plus sur les médicaments : comment les prendre, quelles sont les contre-indications et les interactions possibles, etc.
www.guidesante.gouv.qc.ca


France

Association française du Lupus et autres maladies auto-immunes
Fiche maladie, lettre d'information et numéro d'appel.
www.lupusplus.com

Carenity.com
Carenity est le premier réseau social francophone proposant une communauté dédiée au lupus. Elle permet aux patients et à leurs proches de partager leurs témoignages et leurs expériences avec d'autres patients et de suivre l'évolution de leur santé.
www.carenity.com

Orphanet
Dossiers, rapports et actualités de la maladie.
www.orpha.net


États-Unis

American Autoimmune Related Diseases Association
Newsletter, informations et événements.
www.aarda.org

The Lupus Foundation of America
Dossiers ressources et avancées de la recherche.
www.lupus.org

S.L.E. Foundation (Systemic lupus erythematous)
Nouvelles, actualités de la recherche et programmes.
www.lupusny.org

National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases
Dossiers sur les sujets de santé de A à Z et actualités des maladies.
www.niams.nih.gov








mercredi 17 juin 2020

SỨC KHOẺ : Sự thật về 'thuốc lá điện tử'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Tài liệu này mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến từ bác sĩ.

Thuốc lá điện tử có khả năng mang lại lợi ích cho người hút thuốc trưởng thành không mang thai nếu dùng thay thế hoàn toàn cho thuốc lá truyền thống và các sản phẩm thuốc lá có khói khác. Thuốc lá điện tử không an toàn cho thanh thiếu niên, thanh niên, phụ nữ có thai hoặc người lớn hiện không sử dụng các sản phẩm thuốc lá.

Thuốc lá điện tử 

Thuốc lá điện tử mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá thông thường. Nhưng khác với thuốc lá thường, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật. Do không tạo khói khi hút, thuốc lá điện tử được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá điếu.

Ảnh hưởng sức khỏe của thuốc lá điện tử chưa được biết rõ, nhưng chúng có thể ít gây hại hơn so với hút thuốc lá thông thường. Hơi thuốc lá điện tử chứa ít hóa chất độc hại, ở nồng độ thấp hơn khói thuốc lá, nhưng có khả năng chứa các hóa chất độc hại không có trong khói thuốc lá.

Nicotine patch

Nicotine chất độc hạigây nghiện cao. Những người trẻ tuổi đặc biệt dễ bị nghiện và hầu hết (90%) người hút thuốc bắt đầu trước tuổi 18. Trong số những người dùng lần đầu, 32% những người dùng thử nicotine sau đó bị nghiện. Những người hút thuốc lá điện tử vape có nhiều khả năng bắt đầu chuyển sang hút thuốc lá quấn. Đối với những người hút thuốc, lời khuyên tốt nhất là bỏ thuốc lá, lý tưởng nhất là sử dụng liệu pháp cai thuốc lá như NRT (Nicotine replacement therapy)

nicotine gây nghiện, bỏ hút thuốc dẫn đến các triệu chứng thiếu nicotin như thèm chất nicotine, lo âu, khó chịu, trầm cảm và tăng cân. Các phương pháp hỗ trợ cai thuốc lá chuyên nghiệp thường cố gắng giải quyết các triệu chứng thiếu nicotine để giúp bệnh nhân thoát khỏi bị nghiện nicotine.


Các loại thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử có nhiều kích cỡ khác nhau, tuy không chênh lệch so với thuốc lá thường là mấy. Có nhiều loại thuốc lá điện tử được làm giống hình dạng của điếu thuốc lá thường ("Cig-a-likes"), xì-gà, hoặc hình chiếc bút máy chỉ dùng một lần.

Thuốc lá điện tử thế hệ thứ 3


Một điếu thuốc lá điện tử thế hệ đầu giống như thuốc lá điếu. Phần pin của thuốc lá điện tử có thể được ngắt kết nối và sạc lại bằng bộ sạc điện USB.



Nhiều loại thuốc lá điện tử, bao gồm thuốc lá điện tử dùng một lần, thuốc lá điện tử có thể sạc lại, thiết bị bể hút cỡ trung bình, thiết bị bể hút cỡ lớn, xì gà điện tử và tẩu thuốc điện tử.


Thuốc lá điện tử  E-Shishas  được giới trẻ yêu thích

Ngoài ra còn có loại thuốc lá điện tử có thể dùng lại nhiều lần, gọi là E-Shishas, pin có thể sạc điện lại.


Ảnh hưởng đến sức khỏe

Lợi ích và rủi ro sức khỏe của thuốc lá điện tử là không rõ ràng, bao gồm cả những ảnh hưởng lâu dài. Có bằng chứng dự kiến rằng thuốc lá điện tử có thể giúp mọi người bỏ thuốc lá, nhưng thuốc cai thuốc lá ít nhất cũng có hiệu quả tương đương. Thuốc lá điện tử chứa các gói liều nicotine khác nhau, và các mức này được quy định ở một số quốc gia. Sau khả năng nghiện nicotine từ việc sử dụng thuốc lá điện tử, trẻ em và thanh thiếu niên có thể bắt đầu chuyển sang hút thuốc lá.

Hơi thuốc từ thuốc lá điện tử hít từ thiết bị và phả ra có chứa nhiều chất gây hại cho con người.

Tác dụng của thuốc lá điện tử trong việc giảm tác hại của thuốc lá là không rõ ràng, trong khi một đánh giá khác cho thấy chúng dường như có khả năng làm giảm tử vong và bệnh liên quan đến thuốc lá. Các sản phẩm thay thế nicotine của Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ) có thể an toàn hơn thuốc lá điện tử, nhưng thuốc lá điện tử thường được coi là an toàn hơn so với các sản phẩm thuốc lá đốt cháy thông thường. với tỷ lệ tử vong sớm được dự đoán là tương tự như thuốc lá không khói.

Liz Blackwell, một y tá trường học ở Boulder (Colorado), đưa ra bộ sưu tập các cây bút vape đã bị tịch thu từ các sinh viên trong một bài thuyết trình tại trường trung học Nevin Platt.

Nguy cơ từ các ca bất lợi nghiêm trọng được báo cáo trong năm 2016 là thấp. Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm đau bụng, nhức đầu, mờ mắt, kích thích họng và miệng, nôn mửa, buồn nôn và ho. Nicotine là có hại. Vào năm 2019 và 2020, một đợt bùng phát bệnh phổi vaping nghiêm trọng ở Mỹ được CDC ghi nhận là có liên quan chặt chẽ với vitamin E acetate.

Dung dịch thuốc lá loại điện tử có hàm lượng nicotine khác nhau

Thuốc lá điện tử tạo ra số lượng lớn các hạt mịn và siêu mịn cao trong không khí như thuốc lá thường. "Chỉ có bằng chứng hạn chế cho thấy tác dụng phụ về hô hấp và tim mạch ở người", với các tác giả kêu gọi các nghiên cứu dài hạn hơn về chủ đề này. Tuy nhiên, hút thuốc lá điện tử có liên quan đến sự thay đổi biểu hiện gen có liên quan đến ung thư ức chế hệ thống miễn dịch.


BÌNH LUẬN

Nghiên cứu về tác động của thuốc lá điện tử đặc biệt là những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Thuốc lá điện tử còn được gọi là e-cigarette, hệ thống phân phối nicotine điện tử, thuốc lá vaporizer bút vape. Chúng được phát minh như một phương pháp để cai nghiện hay hạn chế việc hút thuốc lá.

Một điếu thuốc lá điện tử hoạt động bằng pinthả ra liều nicotine bốc hơi để người dùng hít vào. Nó đem đến cảm giác tương tự như khi hít phải khói thuốc lá nhưng không độc hại bằng thuốc lá.


Hầu hết thuốc lá điện tử đều có một ống ngậm, hoặc hộp mực, một bộ làm nóng, pin sạc và mạch điện. Khi người dùng hút sẽ có một cảm biến kích hoạt bộ làm nóng làm bay hơi dung dịch lỏng, hương vị được giữ trong ống ngậm. Sau đó, người dùng sẽ "vape" (hút bằng miệng) hoặc hít vào dung dịch khí. Hàm lượng nicotine sẽ thay đổi từ 0 đến cực cao hoặc 24 đến 36 mg/ml khí thở.










lundi 15 juin 2020

SỨC KHOẺ : Lợi ích của 'cà tím'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Tài liệu này mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến từ bác sĩ.

Cà tím hay cà dái dê


1. Chứa sắt và canxi

Sắt canxi có trong cà tím rất cần thiết cho cơ thể. Cà tím nướng không chỉ là một món ngon mà còn là nguồn cung cấp vitamin đáng kể. Bạn có thể khuyến khích trẻ con ăn cà tím bằng cách cho nó vào món pizza, mì ý, hoặc chiên cùng bột.


2. Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn

Cà tím chứa nhiều chất phytonutrients cải thiện lưu lượng máu chảy vào não, nhưng những chất này chủ yếu chứa trong vỏ của cà tím. Do đó, quả cà tím càng đẹp thì nó càng ngon có giá trị dinh dưỡng.


3. Ngăn ngừa ung thư ruột già

Cà tím là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp tăng cường hệ tiêu hóaruột. Ăn cà tím thường xuyên sẽ giữ hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động bình thường, bảo vệ bạn khỏi táo bón, giúp cơ thể tận dụng hầu hết thức ăn hấp thụ vào và có thể bảo vệ đại tràng khỏi bệnh ung thư.



4. Hoàn hảo cho người ăn kiêng

Cà tím chứa rất ít calo, không chứa chất béo, và lượng chất xơ cao giúp tạo ra cảm giác no. Nếu bạn học cách chế biến nó thành những món ăn hấp dẫn, cà tím sẽ là người bạn tốt của những ai đang muốn ăn kiêng.


5. Thực phẩm cho người bị tiểu đường

Trong nhiều thế kỷ, nhiều nền văn hóa đã sử dụng cà tím để kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, và các nghiên cứu gần đây đều khẳng định vai trò này của cà tím. Điều này là do hàm lượng chất xơ cao và lượng carbohydrate hòa tan thấp trong quả cà.


6. Giảm hàm lượng cholesterol

Cà tím đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống tim mạchmáu. Các nghiên cứu tiến hành tại Pháp trong 10 năm qua đã chỉ ra rằng cà tím làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, nhưng tác dụng này chỉ đạt được nếu bạn nấu cà tím ở nhiệt độ không quá 200 độ.



7. Duy trì huyết áp

Ngoài tác dụng của cà tím đối với cholesterol xấu trong cơ thể, nó còn bảo vệ trái tim của chúng ta theo những cách khác. Vỏ và thịt của cà tím chứa đầy flavonoid quan trọng có thể giúp ổn định huyết ápgiảm căng thẳng.

Cà tím nướng mỡ hành là món ăn dân dã, gần gũi với mọi người

8. Tăng cường mạch máu

Ăn cà tím thường xuyên giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, nhờ vào hàm lượng vitamin K cao có trong quả.


9. Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật

Cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim, và tác động đến các mạch máu nuôi dưỡng tim. Cùng với các lợi ích khác của nó, bạn đang có sẵn một kho báu của sức khỏe ở ngay trong bữa ăn hàng ngày của gia đình.

(Theo BM)



1. Kinh Ngạc Cô gái dịu dàng như Thôn nữ bán hơn 100kg Cà tím Nướng mỗi ngày bên lề đường ở Sài Gòn

2. Thôn nữ bán Cà Tím nướng mỡ hành lần đầu bán 100kg hết veo trong vài giờ vui mừng về sớm với 2 con

3. Bất ngờ gia cảnh Thôn nữ bán Cà Tím 1 nách 2 con, chen chúc nhà trọ 8m2 với 8 người










vendredi 12 juin 2020

(FR) Hypertension artérielle (HTA)


Cliquez ici pour revenir sur la page d'accueil.



L’hypertension artérielle (HTA)est la plus fréquente des pathologies cardiovasculaires : en France, 10 à 15 millions de personnes seraient concernées par cette maladie, soit un tiers de la population adulte.

Trois grands profils d’hypertendus se distinguent :
- les personnes non diagnostiquées (50 % des cas),
- les personnes diagnostiquées et dont l’hypertension est contrôlée (environ 25 % des cas) et
- les personnes diagnostiquées mais dont l’hypertension résiste aux traitements actuels (environ 25 % des cas).

La prévalence de la pathologie augmente avec l’âge : 40 % des plus de 65 ans sont hypertendus et 90% des plus de 85 ans.


Qu’est-ce que l’hypertension artérielle ?

Sphygmomanomètre classique et stéthoscope.

Le cœur fonctionne comme une pompe qui propulse le sang au travers de l’organisme. L’hypertension artérielle est le reflet d’une pression trop importante exercée par le sang sur la paroi des artères.

La pression artérielle s’exprime par 3 chiffres :

1. Le premier, le plus élevé, correspond à la pression dite « systolique » (SYS mmHg), c’est-à-dire la pression exercée sur les parois des artères quand le cœur se contracte.

2. Le second, le plus faible, correspond à la pression « diastolique » (DIA mmHg), pression lors de la phase de relâchement du cœur. L’unité de mesure utilisée est le millimètre de mercure mmHg.

3. La fréquence cardiaque ou pulse (pouls) constitue une constante vitale qu’il faut contrôler de manière régulière. La mesure du pouls permet de mesurer les battements cardiaques de manière indirecte, elle s’effectue à plusieurs niveaux quant on parle de tensiomètre.

Le cœur bat entre 50 et 100 fois par minute (PUL 1/mn), mais cette valeur dépend de l’état de la personne (au repos, malade, stressée…).


On considère qu’une personne est atteinte d’hypertension artérielle lorsque la mesure de la pression artérielle au repos est supérieure ou égale à 140 mmHg pour la pression systolique et 90 mmHg pour la diastolique (soit ≥ 140/90 mmHg), et ce à plusieurs reprises lors de 3 consultations successives dans une période de 3 à 6 mois.

L'affichage de la pression pulsée (PP) n'est pas systématique sur les tensiomètres. Il dépend des modèles et des marques.

Les praticiens ont également de plus en plus recours à l’automesure tensionnelle pour objectiver la maladie. Avec un appareil portable, le patient peut mesurer lui-même sa tension artérielle à domicile.
Cela permet notamment d’éviter un « effet blouse blanche » : la tension artérielle est souvent plus élevée lorsqu’elle est prise par un médecin.

La Haute Autorité de Santé (HAS) et le Comité Français de Lutte Contre l’Hypertension Artérielle (CFLHTA) recommandent d’appliquer " la règle des 3" :
- 3 mesures le matin (en espaçant les mesures de quelques minutes),
- 3 mesures le soir (en espaçant les mesures de quelques minutes),
- 3 jours de suite.

De récentes études scientifiques indiquent que les informations apportées par un relevé d’automesure sont plus précises que la prise de tension occasionnelle au cabinet du médecin.


Pathologie

  • Si elle est trop haute en permanence, il s'agit d'une hypertension artérielle ;
  • si elle est trop basse, on parle d'hypotension ;
  • si elle est effondrée, on parle de collapsus cardio-vasculaire, pouvant entraîner un état de choc
  • si elle n'est augmentée qu'en présence d'un médecin, on parle d'effet « blouse blanche » ;
  • si elle est normale au cabinet médical et augmentée dans les autres situations, on parle d'« hypertension masquée »
  • si les deux chiffres (maxima et minima) sont écartés de moins de 40 mmHg, on parle de « tension pincée ».


Comment se manifeste-t-elle?

L’hypertension artérielle ne provoque en général pas de manifestations spécifiques. Sa découverte est souvent fortuite, au décours d’un examen médical de routine. Néanmoins, en cas d’hypertension forte et durable, certains symptômes peuvent faire leur apparition, comme des maux de tête, des vertiges, des palpitations ou encore des bourdonnements d’oreille.


Le principal problème posé par l’hypertension artérielle est son retentissement sur le système cardiovasculaire. Non prise en charge, l’hypertension est pourvoyeuse de nombreuses pathologies :
- athérosclérose (une rigidification et un épaississement de la paroi artérielle pouvant conduire à la formation de caillots obstruant la lumière des vaisseaux),
- infarctus du myocarde,
- accident vasculaire cérébral (AVC),
- insuffisance cardiaque ou rénale


Quelles en sont ses causes ?

Dans la très grande majorité des cas, les causes de l’hypertension artérielle restent inconnues. Elle est alors qualifiée d’essentielle.

Les principales complications associées à l'hypertension artérielle

Plusieurs facteurs de risque ont été associés à ce type d’hypertension :
- l’âge (le risque augmente en vieillissant),
- le sexe (les hommes sont plus touchés que les femmes),
- les facteurs héréditaires (les enfants d’hypertendus ont plus de risques de développer la pathologie),
- le surpoids et l’obésité,
- la sédentarité,
- une alimentation trop riche en sel,
- le tabagisme et la consommation d’alcool,
- le stress.

Les autres cas sont appelés « hypertensions secondaires ». Elles sont la conséquence d’une pathologie sous-jacente (problème des reins ou des glandes surrénales, apnées du sommeil…). Enfin, on peut également mentionner l’hypertension dite « gravidique », rencontrée spécifiquement chez la femme enceinte et qui représente une complication possible de la grossesse.


Quels sont les traitements à mettre en place ?


En cas d’hypertension essentielle, le praticien préconisera dans un premier temps des mesures hygiéno-diététiques :
- réduire sa consommation de sel et d’alcool,
- pratiquer une activité physique,
- perdre du poids,
- arrêter de fumer…
Ces mesures peuvent suffire à diminuer la tension et à la faire revenir dans les normes.

Dans le cas contraire, un traitement antihypertenseur peut être prescrit. On distingue plusieurs classes de médicaments :
- les diurétiques,
- les bêtabloquants,
- les inhibiteurs calciques,
- les inhibiteurs de l’enzyme de conversion (IEC) et des antagonistes de l’angiotensine II,
- les antagonistes des alpha-récepteurs et les antihypertenseurs centraux.


Quelles sont les pistes de recherche actuelles


Le dépistage représente un volet important des projets menés sur l’hypertension artérielle : les chercheurs souhaitent trouver des marqueurs biologiques qui traduisent précocement la survenue de la pathologie pour une prise en charge optimale.

Du point de vue des traitements, les chercheurs souhaitent trouver de nouvelles molécules anti-hypertensives pouvant compléter l’arsenal thérapeutique existant. En effet, les médicaments actuels ne sont pas efficaces chez certains patients. Dans ce cadre, les chercheurs s’intéressent à la régulation exercée par le rein, via un système moléculaire complexe appelé « rénine-angiotensine ». Le rein est en effet un organe clef dans la régulation de la tension, capable notamment de moduler la quantité de sang présent dans les vaisseaux. Les chercheurs veulent trouver de nouveaux composés capables de moduler ce système rénine-angiotensine.



Le système nerveux est également impliqué dans la régulation de la pression artérielle. Des recherches sont également entreprises pour étudier son rôle au niveau du tissu cardiaque et de la paroi des vaisseaux. 

Toujours dans le volet thérapeutique, une technique appelée « dénervation sympathique rénale » est actuellement évaluée et semble prometteuse. Elle consiste à appliquer un faible courant électrique pendant 48 h au niveau des nerfs de l’artère rénale en vue de les détruire. Cette action aurait pour effet de faire baisser la pression artérielle.

Une autre piste chirurgicale est celle de l’implantation d’électrodes au niveau du sinus carotidien, zone de l’artère carotide sensible aux variations de pression artérielle. L’électrode est connectée à un stimulateur électrique implanté sous la peau au niveau du thorax. Dès qu’il délivre des impulsions, la tension artérielle diminue. Des expériences utilisant cette technologie sont actuellement en cours.

N’oublions pas que l’hypertension peut également survenir suite à une maladie ou à la prise d’un médicament (comme certains anti-cancéreux) : les chercheurs s’intéressent aussi à ce volet afin de contrôler cet effet délétère qui peut porter préjudice aux patients.

Autant de voies explorées par les chercheurs pour que les artères ne soient plus sous pression.



Au cœur des organes : Cœur et vaisseaux
https://www.youtube.com/watch?v=rBZyKYoh2BU&feature=emb_logo

La mesure de la tension artérielle
https://www.youtube.com/watch?v=GnmG8GLyky0

Comment mesurer sa tension artérielle chez soi ? - Allô Docteurs
https://www.youtube.com/watch?v=TyglY0hVDPk


SOURCES

Pression artérielle
https://fr.wikipedia.org/wiki/Pression_art%C3%A9rielle

La tension artérielle : c’est la pression qui règne à l’intérieur des artères
https://www.fedecardio.org/Je-m-informe/Le-coeur/la-tension-arterielle#:~:text=C'est%20la%20pression%20diastolique,maladie%20cardio%2Dvasculaire%20est%20important.

Guide pratique pour l’interprétation et la compréhension de la mesure ambulatoire de la pression artérielle
https://www.revmed.ch/RMS/2008/RMS-170/Guide-pratique-pour-l-interpretation-et-la-comprehension-de-la-mesure-ambulatoire-de-la-pression-arterielle

Hypertension artérielle
https://www.inserm.fr/information-en-sante/dossiers-information/hypertension-arterielle-hta

Équilibrer la tension artérielle
https://www.creer-son-bien-etre.org/equilibrer-la-tension-arterielle-naturellement












mercredi 10 juin 2020

BLOG :Việc suy thoái kinh tế kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã bước vào thời kỳ quyết liệt mới


Trung Quốc đối mặt với thị trường lao động

Trong vài năm qua, thị trường lao động Trung Quốc tương đối ổn định bởi sự gia tăng số lượng công việc trong ngành dịch vụ. Cụ thể, không khó để người dân quốc gia này tìm kiếm một công việc như tài xế giao hàng hoặc nhân viên cửa hàng.

Nhưng đại dịch Covid-19 đã khiến những tiến bộ mà Trung Quốc đạt được trong nhiều năm qua sụp đổ. Đại dịch đã để lại nỗi sợ hãi tồi tệ nhất về tình trạng thất nghiệpbất ổn xã hội tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Làn sóng thất nghiệp tại Trung Quốc là vô cùng lớn. (Nguồn: CNN)


Covid-19 mất khoảng 26 triệu việc làm

Trung Quốc đã bắt đầu khởi động lại nền kinh tế vào giữa tháng 3/2020 sau nhiều tháng cách ly toàn quốc. Tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn đang trong tình trạng đấu tranh để phục hồi.

Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thị trường lao động Trung Quốc phải chịu áp lực trên nhiều mặt trận. Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng chục triệu người Trung Quốc mất việc làm, tạo áp lực lên hệ thống an sinh xã hội cũng như ảnh hưởng đến các chính sách của Chính phủ.

Theo 2 nhà kinh tế Trung Quốc Ouyang JunQin Fang tại Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam (Trung Quốc), do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, áp lực đối với kinh tế Trung Quốc đã gia tăng đáng kể và tình hình thất nghiệp cũng ngày một xấu đi. Sau khi Covid-19 bùng nổ, việc giữ ổn định thị trường lao động ngày càng khó khăn hơn.

"Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa hoặc sa thải nhân viên và quy mô thất nghiệp thực sự ở Trung Quốc đang là vấn đề gây tranh cãi", hai nhà kinh tế Trung Quốc Ouyang JunQin Fang cho hay.

Các nhà kinh tế đánh giá, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chưa thể có một thống kê chính xác do rất nhiều lao động mất việc làm nhưng chưa được ghi nhận. Bên cạnh đó, Chính quyền Trung Quốc khó có thể thống kê được tình trạng của 149 triệu hộ kinh doanh nhỏ lẻ174 triệu lao động di cư giữa nông thôn và thành thị để đưa ra một kết quả chính xác.

Từ năm 2018, Trung Quốc tính tỉ lệ thất nghiệp dựa trên khảo sát theo tháng. Để được xem là thất nghiệp, người lao động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cần phải tích cực tìm việc trong 3 tháng gần nhất và có thể bắt đầu đi làm trong vòng 2 tuần. Trong khi đó, lao động di cư khó đáp ứng được những yêu cầu này.

Số liệu chính thức của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này đã giảm từ mức kỷ lục 6,2% trong tháng 2 xuống chỉ còn 5,9% trong tháng 3. Các đô thị Trung Quốc mất 26 triệu việc làm trong quý I/2020, trái ngược với 8,3 triệu việc làm tạo ra trong năm 2019. Trong quý I/2020, trung bình có khoảng 18,3% lực lượng lao động bị sa thải, giảm lương hoặc nghỉ không lương.


Áp lực ngày càng lớn

Các lĩnh vực chính của ngành dịch vụ như du lịch, khách sạn đang chịu áp lực lớn. Theo khảo sát của Hiệp hội Nhà hàng - khách sạn Trung Quốc, doanh thu từ du lịch trong nước giảm 60% trong dịp nghỉ lễ lao động vừa qua, mặc dù Chính phủ đã kéo dài số ngày nghỉ để kích cầu hoạt động du lịch. Các nhà hàng kinh doanh ăn uống cũng chứng kiến doanh thu giảm đến 50% trong dịp này.

Nhiều doanh nghiệp thực phẩm bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng để bù lỗ từ việc mất khách hàng trong thời gian cách ly xã hội nhưng điều đó không cải thiện khi hơn 45% doanh nghiệp cho biết, đơn đặt hàng trong tháng 4 còn thấp hơn tháng 2. Điều đó cho thấy, người tiêu dùng vẫn còn đang thắt chặt chi tiêu và khá thận trọng trong việc "mở túi tiền" của mình.

600 triệu công nhân được trả lương thấp tại Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi đại Covid-19. (Nguồn: Bloomberg)

Nhà kinh tế Yao Wei của Ngân hàng Societe Generale nhận định, còn phải chờ xem người tiêu dùng Trung Quốc thích nghi với trạng thái “bình thường mới” ra sao và cú sốc xuất khẩu sẽ kéo dài bao lâu. Nếu xuất khẩu không phục hồi được trong nửa cuối năm nay và người tiêu dùng vẫn thận trọng trong chi tiêu thì tổng số người thất nghiệp có thể lên đến 30 triệu người vào cuối năm 2020.

Khác với những nền kinh tế như Anh, Singapore, Hong Kong, Trung Quốc không có chính sách bảo vệ tiền lương quy mô lớn cho người lao động. Vì vậy, hầu hết những người lao động ở Trung Quốc gần như không có nguồn thu nhập khi họ nghỉ việc.

Theo số liệu gần đây, chỉ có 123 triệu công nhân nhập cư ở nông thôn quay lại làm việc ở thành phố trong quý I, giảm 30% so với năm trước. Số lao động bị "mắc kẹt" ở quê tương đương 50 triệu người.

Đặc biệt, Trung Quốc sẽ đón khoảng 8,7 triệu sinh viên tốt nghiệp trong năm 2020, do đó, áp lực việc làm tại quốc gia này đang ngày một lớn hơn.


Kinh tế Mỹ sẽ suy thoái bởi đại dịch Covid-19

Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh quốc gia Mỹ (NABE) ngày 08/06/2020 công bố khảo sát cho thấy, kinh tế Mỹ trong năm 2020 được dự báo sẽ trải qua thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất trong hơn 70 năm qua.

GDP của Mỹ sẽ giảm 5,9% trong năm 2020 do suy thoái kinh tế bởi đại dịch Covid-19. (Nguồn: Getty Images)

NABE cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở mức trung bình 10,9% trong năm 2020, mức cao nhất ghi nhận được từ năm 1948. Ngày 05/06/2020, Chính phủ Mỹ bất ngờ thông báo tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 đã giảm xuống 13,3%, thấp hơn so với mức 14,7% trong tháng 4.

NABE cho biết thêm, các khoản chi để hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang lên mức kỷ lục 3.400 tỷ USD trong năm 2020, so với mức thâm hụt 1.080 tỷ USD đưa ra hồi tháng 12/2019.

Người dân xếp hàng chờ phỏng vấn xin việc tại thành phố Arlington, bang Virginia, Mỹ. (Nguồn: AFP)

Theo NABE, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2021 sẽ đạt 3,6%. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia đều cho rằng, phải đến ít nhất nửa cuối năm sau, nền kinh tế mới mới lấy lại toàn bộ sản lượng đã mất do sự sụt giảm kinh tế. Trong trường hợp đợt lây nhiễm Covid-19 thứ hai diễn ra, có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Quốc hội Mỹ đã phân bổ 3.000 tỷ USD hỗ trợ nền kinh tế nhằm giảm bớt tác động kinh tế khi các yêu cầu hạn chế đi lại buộc nhiều nhà hàng và các doanh nghiệp khác phải đóng cửa và sa thải hàng triệu nhân viên.

Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hạ lãi suất xuống gần bằng 0% và triển khai hỗ trợ 2.000 tỷ USD để giữ cho hệ thống tài chính không bị đóng băng. Phần lớn các chuyên gia của NABE cho rằng, FED sẽ duy trì mức lãi suất thấp trong biên độ 0-0,25% cho đến cuối năm 2021.

Theo nhà phân tích Rubeela Farooqi thuộc High Frequency Economics, xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ sẽ tiếp tục giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn và nhu cầu giảm cả ở trong nước và nước ngoài do tác động của đại dịch.


BÌNH LUẬN

Quan hệ Mỹ và Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, những ngôn từ và cử chỉ ngoại giao thông thường nay bị thay thế bằng những lời chỉ trích khó nghe, đổ lỗi thẳng thừngđe dọa đáp trả.

Trung Quốc đang đứng trước ngã rẽ lịch sử. Trung Quốc cũng đang từng bước tiến vào thời đại mới. Sự phát triển của khoa học công nghệ đang làm thay đổi phương thức sản xuất và sinh hoạt của toàn nhân loại. Đại dịch Covid-19 trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng thúc đẩy những thay đổi trong quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Thời đại đã thay đổi, chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cũng đã thay đổi. Vì vậy, chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ cũng cần phải thay đổi.

Quan hệ Trung - Mỹ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.


Những thay đổi trong chiến lược của Chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc xuất phát từ những thay đổi trong cách định vị của Mỹ về Trung Quốc, chủ yếu trên 2 phương diện.

1. Mỹ nhận định thực lực của Trung Quốc đã khác. Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2017 lần đầu tiên xác định rằng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ. Trong chiến lược quan hệ với Trung Quốc, Mỹ vẫn nhìn nhận có thể hợp tác được với Trung Quốc, dù Mỹ muốn thay đổi Trung Quốc nhưng về tổng thể vẫn muốn kéo Trung Quốc về phía mình. Nhưng hiện nay, Mỹ nhận ra rằng, Mỹ không thể tiếp tục chiến lược quan hệ này nữa.

2. Mỹ xác định Trung Quốc là quốc gia xét lại - đây là thay đổi hết sức to lớn. Chính điều này đã dẫn đến việc từ năm 2018 đến nay, Mỹ liên tục xung khắc với Trung Quốc, nổi bật nhất chính là chiến tranh thương mại.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Tuy nhiên, bản thân cách nhìn nhận trong nội bộ Trung Quốc về Mỹ cũng đã dần thay đổi. Theo đó, Mỹ vẫn rất quan trọng, nhưng tầm quan trọng của Mỹ đối với Trung Quốc đã giảm sút so với trước đây. Mặt khác, nếu như trước đây rất nhiều người Trung Quốc cho rằng Mỹ quản trị nội bộ rất tốt, nhưng gần 10 năm nay, ngày càng nhiều người cảm thấy, nội bộ Mỹ dường như cũng có vấn đề, đặc biệt là kể từ khi xảy ra dịch bệnh, cách thể hiện của Mỹ càng mất điểm.

Trong tương lai, khả năng Mỹ-Trung Quốc tách rời ở mức độ nhất định là khó tránh khỏi. Vấn đề là, tách rời trong lĩnh vực gì, tách rời như thế nào.

Rất nhiều người trong chính quyền Tổng thống Trump coi dịch bệnh là thời cơ chiến lược của Mỹ trong việc làm suy yếu Trung Quốc. Chỉ trong vài tháng, Mỹ liên tục công khai chỉ trích Trung Quốc, phát động cuộc chiến dư luận, kêu gọi “thoát Trung” trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực tế cho thấy, Mỹ không sản xuất được khẩu trang, không sản xuất được máy thở, một số dược phẩm y tế cơ bản nhất cũng phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngày càng nhiều chính khách Mỹ kêu gọi chuyển dịch ngành sản xuất thiết bị y tế, dược phẩm quay về Mỹ. Nhưng khả năng điều chỉnh chuỗi cung ứng trong thời gian ngắn là không cao.


THAM KHẢO

Số người thất nghiệp khó đo đếm: 'Thiên nga đen' của Trung Quốc
https://tuoitre.vn/so-nguoi-that-nghiep-kho-do-dem-thien-nga-den-cua-trung-quoc-20200511142747277.htm

Đại dịch Covid-19 châm ngòi 'bom hẹn giờ' thất nghiệp của Trung Quốc
https://baoquocte.vn/dai-dich-covid-19-cham-ngoi-bom-he-n-gio-that-nghiep-cua-trung-quoc-116727.html

Covid-19 ở Mỹ: Số người thất nghiệp vượt 42 triệu, xuất khẩu tháng 4 thấp nhất trong 10 năm
https://baoquocte.vn/covid-19-o-my-so-nguoi-that-nghiep-vuot-42-trieu-xuat-khau-thang-4-thap-nhat-trong-10-nam-116916.html