lundi 8 juin 2020

SỨC KHOẺ : Ăn 'hột vịt lộn' kèm với 'rau răm'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Món hột vịt lộn đều ăn kèm với rau răm

Trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc giúp tăng sinh lực, tăng khả năng sinh lý. Tuy nhiên, Trứng vịt lộn rất bổ nhưng ăn nhiều và liên tục kéo dài hằng ngày có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout). Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rau răm chứa một số tinh dầuchất ức chế dục tính.


Không nên ăn vào buổi tối

Trong một quả trứng vịt lộn có tới :
- 182 kcal năng lượng,
- 13,6 gr protein,
- 12,4 gr lipid,
- 82 mg canxi, 212 gr photpho
- 600 mg cholesterol.
Ngoài ra, còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt…

Theo Đông Y, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc tăng cường sinh lý có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, là một cách tăng cường sinh lý.

Tuy nhiên, trứng vịt lộn khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao. Lương y khuyến cáo nên tránh ăn vào buổi tối sẽ khiến người ăn bị khó chịu, đầy hơi, có hại cho hệ tiêu hóa. Thời điểm thích hợp nhất để ăn món ăn này là vào buổi sáng song không nên ăn quá thường xuyên và ăn nhiều vào mỗi lần.

Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.


Nên ăn với liều lượng như thế nào

Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.

Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn trứng lộn thường xuyên còn khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện”.

Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. Riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Nếu ăn trứng vịt lộn, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng dễ dẫn tới sảy thai


Tại sao nên ăn kèm với gừng, rau răm?

Trứng vịt lộn thường ăn cùng gừng rau răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.

Ăn quá nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút. Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới.

Với thai phụ, rau răm, gừng do tính nóng có thể gây sảy thai nếu ăn nhiều. Vì vậy, nếu ăn trứng vịt lộn, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng.

Trường hợp sử dụng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.


BÌNH LUẬN

Sự xứng hợp của rau răm và hột vịt lộn quả đáng ca ngợi là một mối tình chung thủy không bao giờ chia lìa. Thật ngon miệng khi bạn ngồi bên sạp, bên gánh chợ quê hay hàng quán vỉa hè đô thị, cầm cái chung sành có hột vịt lộn nóng bỏng, dùng cái muỗng nhỏ khẻ nhẹ lên đầu hột vịt, tách bỏ một góc vỏ trứng, kề miệng vô hút phần nước cốt, lấy muỗng múc phần phôi trứng chấm vô chén muối tiêu chanh, rồi cho vô miệng, nhưng nếu sau đó bạn không ngắt một vài lá rau răm ăn kèm thì kể như bạn chưa bao giờ biết đủ đầy vị ngon của món hột vịt lộn, một trong vài món ăn dân dã ngon nhất trần đời.

Món hột vịt lộn xào me

Tất nhiên người Việt ta chế biến nhiều món hột vịt lộn như trứng vịt lộn hầm ngải cứu, hột vịt lộn hầm thuốc bắc và cho dù gần đây có thêm món hột vịt lộn xào me nhưng phổ biến và có hàng trăm năm danh tiếng vẫn là hột vịt lộn luộc, rau răm, muối tiêu.

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu thơm ngon, bổ dưỡng. Ảnh: Internet

Thời các món ngon Việt danh tiếng được du khách và chuyên gia ẩm thực Nhật, Hàn, Tây, Mỹ… đua nhau thưởng thức và quảng bá trên mạng xã hội , nhưng nhìn các clip thu cảnh họ lấy hết sự can đảm, nhắm mắt, nhăn mặt đưa vô miệng cả con vịt con vừa tách khỏi vỏ trứng mà không màng đến việc ăn kèm mấy cọng rau răm cho tròn đủ vị ngon thì quả là đáng tiếc, bởi nếu không giải thích được cho họ lợi ích hài hòa của rau răm, thì có khi tốt nhất không nên thưởng thức món hột vịt lộn.

Lẩu hột vịt lộn

Cân bằng các tính năng âm dương đem lại lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe cho người ăn, hột vịt lộn luộc, rau răm đã thực chứng lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt. Từ đó, có cơ sở để tự hào từng gia vị nêm nếm, từng loại rau thơm ăn kèm… trong nghệ thuật sáng tạo, chế biến món ngon Việt đều là tinh hoa truyền đời.






Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire