samedi 29 février 2020

DU LỊCH : Làng chài trong lòng hồ thủy điện Sê San 4 - Kon Tum


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Thả lưới, đặt vó vào buổi chiều rồi kéo lên lúc 2-3 giờ sáng... là nhịp sống quen thuộc của gần 3 chục hộ dân ở làng chài nằm giữa lòng hồ thủy điện Sê San 4, huyện Ia H’Drai, Kon Tum.



Sông Sê San

Sông Sê San là một trong các phụ lưu lớn của sông Mekong bắt nguồn từ Bắc và Trung Tây Nguyên của Việt Nam rồi chảy sang lãnh thổ Campuchia và nhập vào sông Serepok gần Stung Treng.

Ngồi thuyền độc mộc và ngắm cảnh sông nước Pô Kô mênh mông đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Ảnh: P.L

Sông Sê San có lưu vực rộng 17.000 km². Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Sê San nằm trên hai tỉnh Gia LaiKon Tum với tổng chiều dài sông chính là 237 km, diện tích lưu vực là 11.450 km². Sông Sê San lưu là krong Pô Kô ở phía hữu ngạn và Đăk Bla phía tả ngạn. Trên lãnh thổ Campuchia, sông chảy qua tỉnh RatanakiriStung Treng.

Phần phía thượng lưu của sông nằm trong vùng đồi núi thấp, độ dốc địa hình trung bình. Trên phía Đông-Bắc của phần thượng lưu, sông tiếp giáp với vùng phân thủy giữa Đông và Tây của dải Trường sơn. Phần phía hạ lưu, thung lũng sông nằm trong các hẻm sâu của các dãy núi cao, độ dốc địa hình khá lớn.


Tiềm năng thủy điện

Đặc điểm địa hình tự nhiên tại các vùng thượng và hạ lưu khác nhau đã tạo nên các hình thái khác nhau cho việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện. Chính điều đó đã tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhà máy thủy điện trên bậc thang này. Những hồ chứa lớn của các nhà máy thủy điện phía thượng lưu sẽ đóng vai trò quyết định cho việc điều tiết dòng chảy cho các nhà máy thủy điện phía hạ lưu.

Thủy điện Sê San 4

Để khai thác các công trình thủy điện trên sông Sê San đảm bảo tính khoa học, chính xác, đồng bộ, phát huy lợi ích kinh tế tối đa, giảm thiểu sự tác động xấu đến môi trường, quy hoạch bậc thang thủy điện trên sông Sê San đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào năm 2001. Đang và sẽ có 9 công trình được xây dựng là:
  1. Thượng Kon Tum (trên nhánh Đăk Snghé của dòng Đăk Bla).
  2. Ea Súp Thượng
  3. Plei Krông (trên nhánh Krông Pô Kô)
  4. Ya Ly
  5. Sê San 3
  6. Sê San 3A
  7. Sê San 4
  8. Sê San 4A
  9. Ia Krel 2

Các công trình trên có nhiệm vụ phát điện là chủ yếu. Khi các nhà máy trên bậc thang thủy điện sông Sê San đi vào hoạt động sẽ cung cấp khoảng 8 tỷ Kwh cho hệ thống điện quốc gia của Việt Nam.

Phần trên lãnh thổ Campuchia, dự kiến cũng sẽ có thêm 3 công trình thủy điện-thủy lợi được xây dựng. Đó là:
  1. Prek Liang 2
  2. Prek Liang 1
  3. Hạ Sesan 2 (Lower Se San 2 Dam), hoàn thành tháng 09/2017.
  4. Hạ Sesan 3


Làng chài trên lòng hồ Sê San

Thủy điện Sê San 4 với diện tích lòng hồ hơn 5.100 ha, đây là khu vực có mặt nước ổn định, có nguồn thủy sản tự nhiên dồi dào. Những người dân làm nghề chài lưới ở khắp các tỉnh thành trên cả nước như Cà Mau, An Giang, Long An, Thừa Thiên - Huế… tụ hợp về đây, lập nên một làng chài nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên lòng hồ thuộc thôn 7, xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai). Lòng hồ Thủy điện Sê San 4 nằm chủ yếu trên địa bàn xã Ia Tơi.

Lòng hồ thủy điện Sê San 4 rộng hơn 5.100 ha, là khu vực có mặt nước ổn định, nguồn thủy sản tự nhiên dồi dào. Nhiều gia đình chài lưới từ Cà Mau, An Giang, Long An, Thừa Thiên - Huế… tụ hợp về đây lập nên làng chài.

Lòng hồ rộng, đẹp, mênh mông sông nước nằm giữa núi rừng tạo nên “bức tranh thủy mặc” hút hồn du khách nếu có dịp đặt chân tới đây ngắm nhìn sông nước, quên đi những bon chen cuộc sống đời thường. Nơi lòng hồ này chứa đựng nguồn lợi thủy sản lớn và rất phong phú. Người dân sinh sống ở mảnh đất này đang tận dụng, khai thác nguồn thủy sản trên lòng hồ để phát triển kinh tế gia đình và làng chài ven sông đã thành hình. Chính những yếu tố trên góp phần tạo ra tiềm năng du lịch sinh thái nơi đây, nếu được khai thác hiệu quả sẽ đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tại thôn 7 (xã Ia Tơi) hiện có một làng chài với hàng chục hộ dân đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Sê San 4. Hàng năm, người dân nơi đây đánh bắt và nuôi trồng được hàng chục tấn cá trên lòng hồ, nguồn lợi này góp phần tạo ra thu nhập, nâng cao đời sống của các gia đình. 

Gia đình ông Nguyễn Văn Triều có hơn 9 năm gắn bó với lòng hồ. Thu nhập chủ yếu của ông cũng như hầu hết các hộ dân ở đây đến từ cá cơm. Cá cơm sau khi phơi khô được bán với giá từ 80-100 nghìn đồng/kg.

Tìm về làng chài, ông Nguyễn Văn Triều (thôn 7, xã Ia Tơi) tâm sự: Tôi làm nghề đánh bắt cá mấy chục năm nay, chính cái nghề gắn sông nước này đã đưa tôi “lang bạt kỳ hồ” , nhưng khi đến lòng hồ Thủy điện Sê San 4, tôi bị sông nước, cảnh vật nơi này mê hoặc và quyết tâm bám trụ lại để mưu sinh. Ở khu vực lòng hồ Thủy điện Sê San 4 này có rất nhiều loài cá khác nhau như cá lăng, cá chép, cá anh vũ, cá sọc dưa, nhưng nhiều nhất vẫn là cá cơm và cá mè... Nơi đây có rất nhiều cá to, có người đã bắt được con cá lăng nặng hơn 40 kg (còn từ 20-30 kg thì rất nhiều), có người bắt được cá trắm hơn 20 kg, cá chép hơn 10kg… 

Làng chài thuộc thôn 7, xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai) này có 29 hộ dân.

Trên lòng hồ, mênh mông giữa dòng Sê San, những ngôi nhà nổi tạo nên cảnh quan thật thơ mộng. Khi hoàng hôn buông xuống, các hộ dân ở làng chài lại chuẩn bị tay lưới, xuồng để đi thả lưới, thả rớ. Không khí ở đây thật nhộn nhịp với âm thanh của những chiếc xuồng máy và những tiếng gọi í ới rủ nhau cùng đi thả lưới của ngư dân. Người dân làng chài thường đi thả lưới từ lúc 17 giờ chiều hôm trước đến khoảng 2 giờ sáng hôm sau họ bắt đầu đi thu lưới. Mỗi ngày như vậy, thu nhập từ 300.000-500.000 đồng/người.

Ông Nguyễn Duy Khanh (thôn 7, xã Ia Tơi) cho biết: Nguồn lợi thủy sản ở lòng hồ Thủy điện Sê San 4 nhiều lắm. Có nhiều loại cá quý hiếm ở nơi khác không có như cá lăng, cá anh vũ. Nhưng tôi thấy, ở đây, “cá cơm nước ngọt” nhiều nhất. Cá cơm ở đây nhỏ hơn cá cơm biển, cá có chiều dài khoảng 3-4cm, có thân mình trắng trong, phần bụng trắng đục như hạt cơm. Cá cơm ở đây thơm, ngon lạ so với cá cơm ở vùng khác.  

Với những người làm nghề chài cá trên sông Sê San và cả người dân sống ở vùng đất Ia H'Drai, loài cá cơm này chính là món quà của “mẹ sông” dành tặng cho cuộc sống của họ. Đây chính là nguyên liệu làm nên món đặc sản cá cơm khôbánh tráng cá cơm Sê San được nhiều người biết đến.

Với sản lượng cá cơm dồi dào, dòng sông đã ban tặng cho những người mưu sinh trên vùng lòng hồ Thủy điện Sê San 4 một nguồn lợi kinh tế đáng kể. Cá cơm ở Ia H’Drai được xây dựng là một trong những đặc sản, sản phẩm riêng có của huyện biên giới này. Với những người chuyên đánh bắt cá cơm để bán ra thị trường, thì cá cơm trên sông Sê San đang mang lại cho họ một nguồn thu đáng kể, ngoài ra đây còn là món khoái khẩu trong bữa cơm của mỗi gia đình nơi đây.

Hàng năm, dân làng chài đánh bắt và nuôi trồng được hàng chục tấn thủy sản từ lòng hồ thủy điện Sê San 4. Người phụ nữ trong ảnh đang phơi cá cơm mà gia đình mới đánh bắt.

Với người dân ở Ia H'Drai, cá cơm khô là thực phẩm dự trữ không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Trước đây, khi đường sá đi lại còn nhiều khó khăn, nhất là mùa mưa, những món ăn từ cá cơm khô chiếm phần “chủ đạo” trong bữa cơm của người dân huyện biên giới Ia H’Drai, nó giúp họ vượt qua những tháng ngày cơ cực.

Hiện nay, ngoài việc tạo điều kiện cho người dân  đánh bắt thủy sản tự nhiên từ lòng hồ Thủy điện Sê San 4, huyện Ia H’Drai luôn quan tâm khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều hộ dân phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ dân ở thôn 7, xã Ia Tơi thành lập Hợp tác xã Sê San, với vốn điều lệ 350 triệu đồng. Việc thành lập hợp tác xã nhằm phát huy lợi thế của nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ Thủy điện Sê San 4 và gắn kết chặt chẽ người nuôi trồng, đánh bắt thủy sản với thị trường, cải thiện thu nhập cho người dân theo hướng lâu dài, bền vững, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của địa phương.

Dân tộc thiểu số ở Gia Lai và Kon Tum

Có thể thấy, nguồn lợi thủy sản từ dòng sông Sê San đang góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân sinh sống dọc theo dòng sông này. Dòng sông Sê San còn là điểm đến thú vị cho nhiều du khách, bởi đến đây, họ được hòa mình vào môi trường sông nước mênh mông và thưởng thức nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.









BLOG - ĐBSCL : Hạn hán nghiêm trọng ở miền Tây Việt Nam


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn Mekong có thể giữ đến 50% lượng nước, khiến hạn hán ở hạ lưu thêm tồi tệ.


Vào mùa khô, khi hạn hán ở mức rất nghiêm trọng, Trung Quốc có thể giữ đến 50% lượng nước sông Mekong. Vì thế tác động của các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn đến hạn hán ở hạ nguồn là điều không thể phủ nhận.

Mức 50% này là dựa trên tính toán logic của tình hình, khi Trung Quốc đang vận hành 11 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Năm 2014, khi Trung Quốc có 7 đập thủy điện hoạt động, Tổ chức Các dòng sông quốc tế (International Rivers - IR) công bố báo cáo cho thấy phần sông Mekong ở Trung Quốc (được gọi là Lan Thương) chiếm đến 45% lượng nước chảy xuống hạ lưu vào mùa khô. IR, tổ chức có trụ sở tại California, Mỹ, chuyên nghiên cứu ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh nhằm ngăn chặn các dự án gây hại cho sông và thúc đẩy các lựa chọn khả dĩ hơn.

Vào mùa mưa, khu vực tập trung nhiều nước nhất ở sông Mekong là ở Lào và Tây Nguyên của Việt Nam.Vì thế Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 7% lượng nước sông Mekong vào mùa mưa.

Vào mùa khô, khi không có mưa ở hạ nguồn sông Mekong, phần lớn lượng nước đến từ sông băng ở dãy Himalaya, chảy qua Trung Quốc. Vì thế Trung Quốc chiếm đến 40% lượng nước sông Mekong chảy xuống hạ nguồn vào mùa khô thông thường. Trên thượng nguồn, Trung Quốc có 11 đập thủy điện, trữ 47 tỷ m3 nước.

Giữa tháng 2/2020, miền Tây Việt Nam xuất hiện tình trạng hạn mặn nghiêm trọng. Riêng tỉnh Cà Mau ghi nhận hơn 16.000 ha lúa bị thiệt hại 30-70%, 340 ha hoa màu có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân chính của hạn hán năm nay ở Việt Nam là do hiện tượng El Nino (1), gây nên thiếu mưa. Lượng nước không đủ để dòng sông vận hành như bình thường như trong hàng triệu năm qua. Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi mô hình thời tiết. Nông dân không có đủ nước để gieo vụ lúa mới và thực hiện các hoạt động nông nghiệp khác.

Các đập thủy điện càng lớn và càng gần nguồn nước thì càng gây tác động lớn đến hạ nguồn. Bên cạnh 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn, Lào có 2 đập trên dòng chính sông Mekong là XayaburiDon Sahong.

Hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam xuất hiện thường xuyên hơn và gây tác động mạnh hơn. Năm 2016, hạn hán ở mức tồi tệ nhất, nhưng tình trạng của 2020 còn xấu hơn. Trung Quốc từng xả nước xuống hạ lưu theo yêu cầu của Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên năm nay lượng nước đến ĐBSCL chưa xuất hiện, dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đã xả nước từ ngày 24/1/2020.

Nguyên nhân chính gây hạn hán ở miền Tây năm nay là lượng mưa trong mùa mưa năm 2019 thấp hơn bình thường, do đó hạn mặn năm 2020 đến sớm và trầm trọng hơn những năm khác.

Năm 2019, khi có hiện tượng El Nino, khu vực Đông Nam Á có ít mưa hơn so với bình thường, do ổ đối lưu gây mưa bị dịch về phía Đông. Hạn hán lịch sử xuất hiện ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, khu vực bị ảnh hưởng nặng là miền nam và miền trung. Trong mùa khô, tổng lượng mưa trên các trạm khác nhau trên lưu vực sông Mekong thấp hơn 55% so với mức trung bình nhiều năm. Mùa mưa đến muộn (vào tháng 7 thay vì tháng 5 hàng năm), khiến lượng mưa thấp hơn 65% so với các năm, gồm cả thượng nguồn ở phía Trung Quốc. Lượng mưa trung bình chỉ đạt 20% so với nhiều năm. Trong mùa mưa, ĐBSCL đối diện với mùa lũ ở mức rất thấp.

Nhiều nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong (MRC) cho thấy tác động rõ nhất của các đập thủy điện Trung Quốc đến hạ lưu là "giữ lại phù sa". Mekong chiếm đến 60% lượng phù sa của ĐBSCL của Việt Nam. Đến 2040, lượng phù sa ở khu vực này ước tính chỉ còn 4-5%. Nếu 11 đập thủy điện ở Lào Campuchia đi vào hoạt động, tác động về phù sa sẽ còn lớn hơn nữa.

Dự báo hạn hán ở hạ lưu sông Mekong sẽ tái diễn thường xuyên hơn trong tương lai. Tuy nhiên, có thể dự báo được El Nino và tác động của nó trước 6 tháng. Hạn hán tính đến tháng 4/2020 có thể được dự báo từ đầu tháng 6/2019. Vì vậy, Việt Nam có thể chuẩn bị năng lực để hạn chế tác hại.

Việt Nam cần phải "thừa nhận" thực tế hạn hán sẽ trở nên thường xuyên hơn và cần có phương án ứng phó. Việt Nam không nên "trông chờ nhiều" vào nước ở thượng nguồn mà nên chủ động "tự cứu mình". Trong chiến lược lâu dài, Việt Nam đang hướng đến việc chuyển đổi sản xuất, phân vùng sản xuất.

Giải pháp trước mắt của Việt Nam là tập trung tiết kiệm nước cho sinh hoạt và sản xuất một cách hợp lý. Việt Nam nên tích lũy nước ngọt tối đa, trong đó có nước ngầm, cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng để chủ động tưới tiêu. Về dài hạn, Việt Nam cần có hệ thống công trình điều khiển mặn từ phía các cửa mặn, hệ thống bẩy triều, giúp đẩy ngọt từ các cửa ngọt trong từng con triều trong mùa khô. Chính quyền cần biến hệ thống kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long thành "các hồ nước ngọt di động", vận hành theo nhịp điệu của triều trong mùa khô. Việt Nam cũng phải tìm giải pháp phi công trình như thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi.. theo hướng thích nghi với thời tiết, tiết kiệm nước.

Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ở ĐBSCL mà Việt Nam ban hành năm 2017. Các chính sách trong khuôn khổ này sẽ giúp khôi phục lại các quy trình dựa trên thiên nhiên, liên quan đến chu kỳ lũ tự nhiên của dòng Mekong, giúp người dân chuyển đổi các sinh kế hiệu quả hơn. Nông dân ở ĐBSCL cũng có thể thích ứng với mực nước biển dâng và tình trạng xâm mặn. Việt Nam có các đối tác hỗ trợ thực hiện kế hoạch như Hà Lan, Israel Mỹ.

Trên phạm vi khu vực, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các nước ven sông Mekong để có kế hoạch tổng hợp gần tối ưu, mang lại lợi ích lâu dài của mỗi nước. MRC đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của 11 đập thủy điện ở hạ lưu.

Với Trung Quốc, MRC có thể sử dụng Hiệp định Mekong năm 1995 làm cơ sở pháp lý để đề nghị Bắc Kinh hợp tác, cân bằng lợi ích của các bên. MRC cũng có hệ thống tài liệu khí tượng thủy văn và các tài liệu cơ bản khác, có thể dùng để đối chiếu với dữ liệu của Trung Quốc.

Với ASEAN, Việt Nam nên ưu tiên đưa vấn đề sông Mekong ra bàn luận trong năm làm Chủ tịch của Hiệp hội trong 2020. Hệ sinh thái và nền tảng tài nguyên của Mekong đang bị đe dọa, trong khi ĐBSCL là nơi cung cấp nguồn lương thực cho cả 10 nước Đông Nam Á.

Ban Thư ký MRC chưa từng tiếp cận được dữ liệu của Trung Quốc về các đập thủy điện trên thượng nguồn. MRC sẽ có cơ hội này khi tiến hành nghiên cứu chung sắp tới với Trung Quốc để tìm nguyên nhân hạn hán. MRC không nên để Trung Quốc dùng ảnh hưởng trong khu vực để áp đảo các nước và các bên liên quan.


THAM KHẢO

(1) Hiện tượng El Nino : https://vi.wikipedia.org/wiki/El_Ni%C3%B1o
Tại Việt Nam, một vùng rộng lớn bị mặn xâm nhập, đặc biệt là tại Nam Bộ, gây khô hạn, thiếu nước ngọt và thời tiết khô nóng, không mưa kéo dài.















vendredi 28 février 2020

KHOA HỌC : Phân biệt giữa 'cảm lạnh' , 'cảm cúm' và 'nhiễm virus corona'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Sự bùng phát dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra với những triệu chứng ban đầu không mấy khác biệt với bệnh cảm cúm khiến nhiều người dễ nhầm lẫn.

Virus Corona là một họ virus lớn, được phát hiện ở cả người và động vật. Từ bệnh cảm cúm thông thường cho đến các bệnh nghiêm trọng như Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đều do chủng virus Corona gây ra.

Hiện nay, chủng virus corona mới covid-19 đang gây dịch bệnh toàn cầu và chưa từng được phát hiện trước khi có sự bùng phát dịch bệnh tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

Bệnh nhân nhiễm COVID -19 có các triệu chứng giống với các bệnh về đường hô hấp khác, bao gồm sốt, ho, khó thở, đau họng, sổ mũi. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể bị viêm phổi nặng hoặc khó thở, thậm chí có thể tử vong. Một số đối tượng có thể trở nên bị nặng hơn khi nhiễm virus này, bao gồm người cao tuổi và những người mang bệnh sẵn hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch.


Tuy nhiên gần đây, sự bùng phát dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra với những triệu chứng ban đầu không mấy khác biệt với bệnh cảm cúm khiến nhiều người dễ nhầm lẫn./.








jeudi 27 février 2020

BLOG : 5 bước cơ bản để định giá xe máy cũ


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Định giá xe máy cũ như thế nào? (Theo muaban.net 22/08/2018)

                            Bước 1: Tham khảo bảng giá xe máy mới và cũ

                            Bước 2: Định giá dựa trên số km đã đi

                            Bước 3: Định giá dựa trên hiện trạng của xe

                            Bước 4: Xe máy của bạn có bị hỏng hóc nặng không?

                            Bước 5: Định giá dựa trên những giấy tờ liên quan


Bước 1: Tham khảo bảng giá xe máy mới và cũ

Để định giá một chiếc xe máy cũ chính xác nhất, thì đầu tiên bạn cần nắm đó chính là giá của chiếc xe máy đó khi mua mới. Giá xe mới tất nhiên là bao gồm cả tiền làm các loại giấy tờ khi mua xe.

Để định giá một chiếc xe máy cũ chính xác, thì đầu tiên bạn cần nắm bắt được giá cả của chiếc xe máy đó khi còn mới mua.

Hãy cân nhắc về “đời xe” tức là năm sản xuất bởi các dòng xe máy thường có các đời khác nhau. Ví dụ chiếc Honda Air Blade sản xuất năm 2011, chắc chắn sẽ có giá, hình thức, khả năng vận hành khác so với Honda Air Blade sản xuất năm 2015.

Không chỉ dừng lại ở đó, bạn cũng nên tham khảo giá xe máy cũ tại những trang mua bán chuyên đăng tin rao vặt về xe máy như muaban.net. Dựa vào mức giá mà họ đưa ra để có định giá chiếc xe máy mình định bán với mức giá hợp lý nhất.

Nên tham khảo giá xe máy cũ tại những trang mua bán chuyên đăng tin rao vặt về xe máy như muaban.net.


Bước 2: Định giá dựa trên số km đã đi

Những con số km trên đồng hồ có ý nghĩa rất lớn trong việc định giá xe máy cũ. Căn cứ vào việc xe đã đi được bao nhiêu km bạn có thể khấu hao bao nhiêu % và dễ dàng xác định được giá trị còn lại của xe định bán.

Theo số liệu chia sẻ của các nhà sản xuất thì một chiếc xe máy có tuổi thọ khoảng 200,000 km nếu vận hành trong điều kiện thời tiết và đường sá tại Việt Nam. Do đó, nếu xe đã đi được 200,000 km thì gần như đã quá nát vì giá trị vô cùng thấp.

Từ số liệu này bạn có thể tỉnh ra. Ví dụ: Chiếc xe đi được khoảng 90,000 km sẽ mất khoảng 50% giá trị và cứ như thế, càng đi nhiều, càng bị khấu hao nhiều.

Những con số km trên đồng hồ có ý nghĩa rất lớn trong việc định giá xe máy cũ. 


Bước 3: Định giá dựa trên hiện trạng của xe

Tất nhiên, số km không thể nói lên tất cả, vì khi sử dụng mỗi người có cách điều khiển và chăm sóc xe khác nhau. Nếu chiếc xe của bạn được bảo dưỡng thường xuyên, lau chùi cẩn thận và đi xe giữ gìn nên thân xe còn sáng đẹp, sơn bền màu, ít trầy xước hay bong tróc thì chắc chắn giá trị của chiếc xe sẽ cao hơn từ 10- 15%.

Nếu chiếc xe của bạn được bảo dưỡng thường xuyên, thân xe còn sáng đẹp, sơn bền màu, ít trầy xước hay bong tróc thì chắc chắn giá trị của chiếc xe sẽ cao hơn từ 10- 15%. 


Bước 4: Xe máy của bạn có bị hỏng hóc nặng không?

Khi sử dụng những hỏng hóc trên xe cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá trị còn lại của xe. Do đó hãy nhìn lại những hư hỏng về: Động cơ, khả năng tiêu thụ nhiên liệu, dàn áo xe còn nguyên vẹn hay đã vỡ, lớp sơn, pô xe, yên xe, gương chiếu hậu, đèn xe,…

Tóm lại là hãy xem xét tổng quát chiếc xe của bạn đặc biệt là động cơ có còn hoạt động tốt hay không và dàn áo xe còn nguyên vẹn và sáng đẹp hay không để đưa ra mức giá bán xe máy cũ phù hợp nhất.

Hãy xem xét tổng quát chiếc xe của bạn đặc biệt là động cơ có còn hoạt động tốt hay không và dàn áo xe còn nguyên vẹn và sáng đẹp hay không để đưa ra mức giá bán xe máy cũ phù hợp nhất. 


Bước 5: Định giá dựa trên những giấy tờ liên quan

Giấy tờ xe được ví quan trọng như thẻ căn cước của mỗi con người. Do đó những xe chính chủ, có đăng ký xe, hồ sơ gốc đầy đủ thì mức giá chính chắc chắn sẽ cao.

Ngược lại, nếu xe máy cũ của bạn không có giấy tờ sẽ khiến người mua rất e ngại và đây chính là yếu tố khiến giá trị chiếc xe bị giảm sút trầm trọng.

Giấy tờ xe được ví quan trọng như thẻ căn cước của mỗi con người.


Lời khuyên cho bạn

Hãy giữ đầy đủ các giấy tờ xe, thậm chí cả giấy tờ về bảo dưỡng, sửa chữa xe, vì như thế sẽ chứng minh được rằng bạn đã chăm sóc xe rất cẩn thận, mức giá bán được có thể sẽ cao hơn.

Không nên bán cho những cửa hàng xe cũ, vì thường sẽ được trả giá rất thấp, mà nên tìm người muốn mua sử dụng, khi đó, người mua và người bán sẽ thương lượng được mức giá hợp lý hơn.









mardi 25 février 2020

KHOA HỌC : Đại dịch Cúm Tây Ban Nha 1918


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Thật sốc khi biết rằng Cúm Tây Ban Nha năm 1918 (102 năm trước) đã lây nhiễm 500 triệu người trên toàn thế giới và giết chết từ 50 đến 100 triệu người, tức là 3% đến 5% dân số thế giới tại thời điểm đó - khiến nó trở thành một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Chúng ta có thể học được gì từ dịch Cúm Tây Ban Nha năm 1918 để ứng phó với đợt dịch cúm mới COVID-19 hiện nay.

Đại dịch Cúm Tây Ban Nha 1918 - Bảo tàng Sức khỏe & Y tế quốc gia (Ảnh: Otis/Wikimedia Commons)

Đặc điểm nổi bật của bệnh cúm Tây Ban Nha (grippe espagnole) là nó đã giết chết một cách không cân đối về độ tuổi của các bệnh nhân, chủ yếu những người từ 20 đến 40 tuổi, thay vì người già hay trẻ em như thường thấy trong các đợt dịch khác. Tỷ lệ tử vong của Cúm Tây Ban Nha được ước tính là từ 10% đến 20%, trong khi tỷ lệ tử vong của các bệnh dịch cúm khác là 0,1%.

Cúm Tây Ban Nha cũng được ghi nhận với tỷ lệ nhiễm cực cao lên tới 50% số người có tiếp xúc với mầm bệnh và các triệu chứng bất thường của nó, bao gồm xuất huyết ở mũi, dạ dày và ruột, và cả phù xuất huyết ở phổi.

Frederick Trump tháng 1/1918. Ảnh: Commons.

Trong số những người thiệt mạng vì cúm năm 1918 có họa sĩ người Áo Egon Schiele, nhà thơ người Pháp Guillaume Apollinaire, và một nhà phát triển bất động sản ở New York tên là Frederick Trump, ông nội của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Virus cúm năm 1918 được cho là có nguồn gốc từ chim, lợn hoặc cả hai. Virus không thể tự sao chép, chúng phải tự kiếm nơi sống, sao chép tế bào và sau đó tự tạo ra hàng chục nghìn bản sao. Trong khi sao chép chính nó, virus cúm gây ra nhiều "lỗi", điều đó có nghĩa là nó luôn thay đổi. Đây là lý do tại sao bạn cần tiêm phòng cúm mới mỗi năm. Nếu virus chim và virus người gây nhiễm cho tế bào lợn, tất cả các gen của chúng có thể hoán đổi và tạo ra một loại virus mới, có thể gây chết người.


Đại dịch Cúm 1918 lan rộng trên toàn thế giới


Hoa Kỳ, 28% dân số bị nhiễm bệnh và 675.000 người chết. Các bộ lạc người Mỹ bản địa và các bộ lạc thổ dân Inuit Alaska bị ảnh hưởng đặc biệt, với toàn bộ một số ngôi làng bị xóa sổ. 50.000 người Canada đã chết, trong khi ở Brazil, 300.000 người chết, bao gồm cả chủ tịch nước Coleues Alves thời ấy.

Anh, 250.000 người chết và ở Pháp hơn 400.000 người chết. Có tới 17 triệu người chết ở Ấn Độ, chiếm khoảng 5% tổng dân số của quốc gia này. Tại Nhật Bản, 390.000 người đã chết và ở Indonesia, ước tính có 1,5 triệu người chết.

Iran có tỷ lệ tử vong đặc biệt cao, với khoảng từ 902.400 đến 2.431.000 người chết. Con số này nằm trong khoảng từ 8,0% đến 21,7% tổng dân số cả nước Iran tại thời điểm đó.

Ngay cả ở những nơi bị cô lập như Tahiti, Samoa, ÚcNew Zealand, số người chết cũng rất lớn. Ở Tahiti, 13% dân số đã chết chỉ sau một tháng. Ở Samoa, 38.000 người chết, chiếm 22% toàn bộ dân số. Tại Úc, 12.000 người đã chết, trong khi ở New Zealand, cúm đã giết chết 6.400 người châu Âu và 2.500 người Maori bản địa chỉ trong sáu tuần.


Nguồn gốc của Đại dịch Cúm Tây Ban Nha

Nguồn gốc của bệnh cúm đã được tranh luận từ lâu. Claude Hannoun của Viện Pasteur của Pháp đã khẳng định rằng virus có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó lan sang Boston Kansas, và từ đó, thông qua các cuộc dịch chuyển quân đội, đến Brest, Pháp. Đây là diễn biến theo dòng thời gian về cách dịch Cúm Tây Ban Nha diễn ra trên toàn thế giới.

Tháng 4 năm 1917 - Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I (1914-1918) với 378.000 người trong lực lượng vũ trang, điều này đã nhanh chóng làm gia tăng quân số tham gia chiến tranh lên hàng triệu người.

Tháng 6 năm 1918 - để tăng số lượng người chiến đấu, một dự thảo luật được thiết lập tại Hoa Kỳ để huy động người cho quân đội. Quân đội Mỹ đã tạo ra 32 trung tâm đào tạo, mỗi trung tâm có từ 25.000 đến 55.000 người.

Tháng 3 năm 1918 - hơn 100 quân nhân tại Trại Funston ở Fort Riley, Kansas bị cúm. Một tuần sau, con số đó đã tăng gấp 5 lần. Các ca bệnh cúm lẻ tẻ bắt đầu xuất hiện ở những nơi khác ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.

Trang trại lính di động ở Fort Riley Kansas. (Ảnh: CDC)

Tháng 4 năm 1918 - lần đầu tiên đề cập đến bệnh cúm xuất hiện trong một báo cáo y tế công cộng của Mỹ, mô tả 18 trường hợp nghiêm trọng và ba trường hợp tử vong ở Kansas.

Tháng 5 năm 1918 - Hoa Kỳ bắt đầu chuyển hàng trăm ngàn binh sĩ đến Châu Âu. Vì chiến tranh, các nhà kiểm duyệt ở Đức, Anh, PhápHoa Kỳ đã ngăn chặn tin tức về sự bùng phát dịch bệnh, khiến Tây Ban Nha - nước trung lập của cuộc chiến tranh phải báo cáo về đợt dịch bệnh này. Đây là nguyên nhân vì sao gọi là "Cúm Tây Ban Nha".

Một bệnh viện Hoa Kỳ ở Pháp. (Ảnh: Quân đội Hoa Kỳ/Wikimedia Commons)

Virus này lây lan từ Châu Âu đến Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Phi, Brazil, các đảo ở Nam Thái Bình Dương và thậm chí các bộ lạc bản địa sống ở Vùng Bắc Cực.

Tháng 9 năm 1918 - một đợt virus thứ hai xuất hiện có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với đợt đầu tiên. Nó xuất hiện tại một cơ sở của Hải quân Mỹ ở Boston và tại một cơ sở của Quân đội Mỹ ngay bên ngoài thành phố.

Cảnh sát Seattle đeo mặt nạ. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Làn sóng này đã tạo ra hầu hết các trường hợp tử vong do virus, với 12.000 người chết ở Hoa Kỳ chỉ trong tháng 9. Ủy ban Y tế Thành phố New York yêu cầu tất cả các trường hợp cúm phải được báo cáo cho họ và bệnh nhân phải được cách ly, tại nhà hoặc trong bệnh viện.

Bệnh nhân cúm tại Bệnh viện quân đội Walter Reed. (Ảnh: Harris và Ewing/Wikimedia Commons)

Tại Philadelphia, 200.000 người tập trung cho cuộc diễu hành Liberty Bonds (Vì Tự do), và vài ngày sau đó, 635 trường hợp mới bị cúm được báo cáo. Thành phố yêu cầu các trường học, nhà thờ và nhà hát đóng cửa.

Tháng 10 năm 1918 - 195.000 người Mỹ chết vì cúm trong tháng này. Có một sự thiếu hụt nghiêm trọng các y tá vì nhiều người đang phục vụ ở nước ngoài. Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ Chicago đưa ra lời kêu gọi các tình nguyện viên chăm sóc người bệnh.

Các y tá tình nguyện trong đại dịch. (Ảnh: CDC)

Chính quyền Chicago đóng cửa các rạp chiếu phim và trường học, và cấm các cuộc tụ họp công cộng. Tội phạm ở Chicago giảm 43%. Philadelphia, nơi ghi nhận 289 người chết trong một ngày, bị buộc phải lưu trữ xác chết trong các cơ sở bảo quản lạnh, và một nhà sản xuất xe đẩy đã tình nguyện tặng các thùng đóng gói hàng hóa để sử dụng làm quan tài cho những người chết.

San Francisco khuyến nghị tất cả công dân của mình nên đeo khẩu trang khi ra ngoài nơi công cộng và tại thành phố New York, việc đóng tàu giảm 40% do thiếu nguồn nhân lực.

Tháng 11 năm 1918 - sự kết thúc của cuộc chiến tranh lần thứ nhất đưa những người lính trở về nhà, và làm xuất hiện nhiều trường hợp bị cúm hơn. Các quan chức ở Thành phố Salt Lake đặt các dấu hiệu kiểm dịch trên cửa của hơn 2.000 cư dân bị cúm.

Quân đội tham gia Thế chiến lần thứ nhất trở về nhà. (Ảnh: CDC)

Ngày 11 tháng 11 năm 1918, hiệp định đình chiến được ký kết tại Pháp kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Tháng 1 năm 1919 - một làn sóng thứ ba của virus xuất hiện, giết chết nhiều người hơn. Từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 1, San Francisco ghi nhận 1.800 ca cúm mới và 101 người chết. Thành phố New York báo cáo 706 trường hợp nhiễm cúm mới và 67 ca tử vong.

Các ca cúm mới ở San Francisco. (Ảnh: National Photo Company/Wikimedia Commons)

Tháng 8 năm 1919 - đại dịch cúm chấm dứt vì những người bị nhiễm bệnh đã chết và những người khác đã tự phát triển khả năng miễn dịch.

Tháng 3 năm 1997 - trong một bài báo ngày 21 tháng 3 năm 1997 trên Tạp chí Khoa học, các nhà nghiên cứu tại Viện Bệnh học của Lực lượng Vũ trang phân tích mô phổi lấy từ một người lính chết năm 1918 do cúm. Họ kết luận rằng mặc dù virus cúm là duy nhất, nhưng "gen hemagglutinin phù hợp nhất với virus cúm lợn, cho thấy loại virus này phát tán từ lợn sang người".

Tháng 2 năm 2004 - các nhà nghiên cứu tại Viện Scripps ở La Jolla, California và Hội đồng Nghiên cứu Y khoa của Anh kết luận rằng virus 1918 có thể đã lây nhiễm trực tiếp từ chim sang người, bỏ qua lợn hoàn toàn. Điều này có thể giải thích độc lực của nhiễm trùng.

Tháng 10 năm 2005 - các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu bệnh học sắp xếp bộ gen hoàn chỉnh của virus bệnh Cúm 1918 bằng cách phân tích các mô lấy từ cơ thể của một nạn nhân cúm có cơ thể được bảo quản trong băng vĩnh cửu kể từ khi ông được chôn cất năm 1918.


Làm thế nào để giảm nguy cơ tử vong trong đại dịch mới

Việc giảm nguy cơ tử vong trong đại dịch cúm mới phụ thuộc vào một số yếu tố, đó là:

1. Các nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới cần nhanh chóng phát triển một loại vắc-xin hiệu quả

2. Dự trữ đầy đủ kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn thứ cấp

3. Các loại vi khuẩn viêm phổi không kháng với kháng sinh hiện tại của chúng ta

4. Các bệnh viện không trở nên quá tải với bệnh nhân và từ chối nhập viện cho bệnh nhân mới

Trong đại dịch cúm lợn năm 2009, các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở Úc đã đạt hiệu quả ngăn chặn dịch bệnh và các bác sĩ đã đưa ra kết luận rằng họ sẽ phải ưu tiên cho phụ nữ mang thai và trẻ em, trong khi bệnh nhân lớn tuổi sẽ được điều trị sau cùng.

Một đại dịch sẽ khiến các kệ hàng tạp hóa trống rỗng và không thể được bổ sung, các trường học sẽ buộc phải đóng cửa, và các dịch vụ thiết yếu khác cũng sẽ bị cắt giảm.


(Tác giả: Marcia Wendorf - Theo Interestingengineering)


BÌNH LUẬN

Điểm yếu của con người năm 1918, đó là chúng ta phải đối mặt với chiến tranh. Virus cúm tỏ ra nguy hiểm trong điều kiện chiến trường, hầm hào bẩn thỉu và ẩm mốc. Kinh tế suy thoái để lại một tỷ lệ dân số suy dinh dưỡng cao, dễ dàng bị ảnh hưởng. Và khi các bác sĩ được rút hết ra tiền tuyến để chăm sóc những người lính, các bệnh viện và hệ thống y tế ở hậu phương không đủ công suất để ngăn chặn đại dịch.

100 năm sau đó, chúng ta đã được sống trong một thế giới cơ bản hòa bình, kinh tế phát triển và hệ thống y tế được nâng cấp. Nhưng các thách thức khác được đặt ra bao gồm:
- sự thay đổi nhân khẩu học (dân số học hay thống kê dân số)
- tập trung dân cư đô thị hóa,
- sự phát triển của hàng không dân dụng,
- kháng sinh
- biến đổi khí hậu.

Ngày nay, tốc độ lây lan sẽ rất nhanh chóng và xảy ra trên quy mô toàn thế giới thông qua du lịch hàng không. Có nhiều điều kiện cho phép dịch cúm mới COVID-19 vượt mặt cúm Tây Ban Nha năm 1918.

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm thay đổi mô hình di cư của các loài chim, mang virus tiềm ẩn đến các địa điểm mới, mô hình lây nhiễm sẽ thay đổi, khiến chúng ta bị bất ngờ.

Kháng sinh cũng là một vấn đề. Hầu hết nạn nhân bị giết chết trong đại dịch cúm năm 1918 đều vì nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn, một thứ mà thuốc kháng sinh đã giúp giảm bớt trong những trận đại dịch tiếp theo. Nhưng kháng sinh ngày càng bị vi khuẩn kháng lại mạnh mẽ. Điều này làm tăng nguy cơ tử vong vì nhiễm khuẩn thứ phát trong dịch bệnh tiếp theo khi nó bùng phát.

Các nhà khoa học không thể tạo ra được một loại vắc-xin duy nhất, đặc hiệu vĩnh viễn cho tất cả các chủng cúm này. Điều mà họ có thể làm chỉ là theo dõi các đột biến mỗi năm và tạo ra một vắc-xin tốt nhất, có hiệu quả tương đối cho mùa cúm năm sau mà thôi. Vắc-xin này chưa chắc đã chống lại tất cả các chủng cúm và có thể mất hoàn toàn hiệu quả vào mùa cúm năm sau nữa.

Với các kỹ thuật mới nhất hiện nay, các công ty dược phẩm sẽ phải mất ít nhất từ 3-6 tháng để sản xuất vắc-xin chống lại chủng cúm mới. Trong khoảng thời đó, nhân loại đơn thuần là không có bất kể một sự bảo vệ nào ngoài việc:
- đeo khẩu trang,
- hạn chế đến nơi đông người
- rửa tay thường xuyên.

Dịch cúm mới sẽ là mối lo ngại lớn cho thế hệ tương lai. Thế giới đã khác xa so với 100 năm trước. Bây giờ người ta thường hôn nhau rất tự nhiên, những nụ hôn có thể lây lan virus. Chẳng ai làm điều đó ở năm 1918.

Bây giờ mới là thời khó khăn nhất, khi Việt Nam phải chú trọng chính từ Trung Quốc thì giờ đây bốn phía là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật BảnCampuchia.

Đây là các quốc gia hiện đang có nhiều người đang ở Việt Nam và ngược lại, có nhiều người Việt Nam đang lao động và học tập tại đó.

Nếu tại các quốc gia trên, dịch bệnh COVID-19 không được khống chế, có thể sẽ có hàng vạn người Việt Nam trở về và nếu đã từng xuất hiện tâm lý quá hoang mang, lo sợ hơi quá thì giờ đây, cần hết sức cảnh giác với thái độ chủ quan, coi thường.







jeudi 20 février 2020

BLOG : Tên đường phố Sài Gòn trước và sau 1975


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Chợ Bến Thành quận 1 – biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều con đường quen thuộc với người dân Sài Gòn sau gần nửa thế kỷ đã thay đổi hoặc mang tên khác nhưng vẫn con giữ chút không gian xưa qua các hàng cây, công trình kiến trúc...

Đường Lê Duẩn ở trung tâm quận 1, là một trong những con đường xưa nhất Sài Gòn. Năm 1871, đường mang tên Norodom, vì Dinh Thống Nhất lúc đó gọi là Dinh Norodom. Đến năm 1950, cựu hoàng Bảo Đại lập chính phủ, đặt thủ đô tại Sài Gòn, thì dinh Norodom được đổi tên lại là Dinh Độc Lập và đường Norodom được đổi thành đường Thống Nhất.

Dinh Thống Nhất

Sau ngày 30/4/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời mới đổi tên Dinh Độc Lập thành Dinh Thống Nhất và đường 30 tháng 4. Đến năm 1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời, UBND TP HCM quyết định đổi tên thành đường Lê Duẩn.

Đường Nguyễn Huệ vốn đã quá thân quen với nhiều thế hệ người Sài Gòn, nối liền UBND TP với bến Bạch Đằng. Khởi thủy, con đường vốn là kênh dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định với cái tên Kinh Lớn. Sau đó, người Pháp cho lấp kênh, mở đường với cái tên ban đầu là Đại lộ Charner vào năm 1887.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Đến năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đổi tên thành Đại lộ Nguyễn Huệ. Con đường một thời vốn là chợ hoa tấp nập mỗi dịp xuân của người Sài Gòn. Năm 2004. UBND TP HCM khôi phục thành đường hoa. Vào tháng 4/2015, đường được cải tạo thành phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Đường Đồng Khởi trước ngày thống nhất có tên là Tự Do, thời Pháp mang tên Rue Cartinat. Trong ảnh là đoạn giao với đường Tôn Đức Thắng, ngay khách sạn Majestic. Đây được xem là một trong những con đường sầm uất nhất của thành phố vì tập trung các cửa hiệu sang trọng, các khách sạn, trung tâm mua sắm.

Đường Đồng Khởi

Các công trình nổi bật trên tuyến phố này là: Nhà hát TP HCM, khách sạn Continental, Grand Hotel Sài Gòn, Khách sạn Caravelle...

Đường Hàm Nghi nằm gần chợ Bến Thành. Cũng như đường Nguyễn Huệ, con đường mang tên vị vua triều Nguyễn khởi thủy cũng là một con rạch. Khoảng năm 1870, rạch được san lấp thành đường, mang tên Conton. Đến năm 1920, đường có tên gọi là Đại lộ de la Somme. Từ năm 1955, chính quyền đổi thành đại lộ Hàm Nghi.

Đường Hàm Nghi

Đường Trần Hưng Đạo vào thời Pháp có tên Galliéni, sau năm 1955 được đổi thành tên như ngày nay. Con đường được người Pháp khởi công ngay khi chợ Bến Thành khai trương năm 1914 nhằm kết nối với Chợ Lớn và hoàn thành sau đó 2 năm.

Đường Trần Hưng Đạo

Vào thời ấy, chỉ có 2 con đường thông Sài Gòn với Chợ Lớn: đường Dưới (cặp rạch Bến Nghé/kênh Tàu Hũ - Pháp gọi là arroyo Chinois) và đường Trên (Nguyễn Trãi hiện nay - đường Cái Quan vốn có trước khi Sài Gòn thuộc Pháp). Khi đường Trần Hưng Đạo hoàn thành, việc kết nối hai khu vực sầm uất càng giúp thành phố phát triển.

Đường Tôn Đức Thắng trước năm 1975 có tên gọi Cường Để. Con đường chạy dọc theo sông Sài Gòn, cạnh đó là công viên cảng Bến Bạch Đằng. Nổi bật trên đường là tượng Trần Hưng Đạo chỉ tay xuống sông Sài Gòn, được dựng vào năm 1967.

Đường Tôn Đức Thắng

Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa trước mang tên Công Lý và thời Pháp thuộc có tên Macmahon. Ngày nay, cầu Công Lý bắc qua kênh Nhiêu Lộc vẫn giữ tên ngày xưa vốn có. Trên đường có một số công trình nổi tiếng như Dinh Độc Lập, chùa Vĩnh Nghiêm, TAND TP HCM...

Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Đường Điện Biên Phủ ngày nay đã rộng hơn cách đây nửa thế kỷ do đây là tuyến đường cửa ngõ thành phố. Con đường này khá dài và giao với nhiều tuyến đường của thành phố. Trước kia đường mang tên Legrand de la Liraye, sau đó đổi thành Phan Thanh Giản.

Đường Điện Biên Phủ

Phía cuối đường tiếp giáp với xa lộ Hà Nội (trước năm 1975 là xa lộ Biên Hòa). Xa lộ là công trình hiện đại vào thập niên 1960, do người Mỹ đầu tư, nhằm kết nối Sài Gòn với các tỉnh phía Đông.

Đường Phan Chu Trinh

Đường Phan Chu Trinh, bên hông chợ Bến Thành năm 1967 không khác nhiều so với hiện tại với những dãy nhà cổ vẫn còn nguyên vẹn. Dãy nhà này do gia đình chú Hỏa xây dựng vào năm 1912 để kinh doanh.

Đường Trương Định

Đường Trương Định chạy ngang qua công viên Tao Đàn. Hai bên đường là hàng cây dầu rái cao vút, tỏa bóng mát. Trước năm 1975, đường mang tên Trương Công Định, sau được rút gọn như ngày nay. 

Đường Hoàng Văn Thụ

Ngã tư Phú Nhuận ngày nay là giao lộ giữa đường Hoàng Văn Thụ (trước năm 1975 tên Võ Tánh) với Phan Đình Phùng, Nguyễn Kiệm (trước năm 1975 tên Võ Di Nguy). Thời Việt Nam Cộng Hòa, khu vực này thuộc tỉnh Gia Định, là cửa ngõ chính đi vào trung tâm Sài Gòn.


Bảng đối chiếu tên đường phố Sài Gòn trước và sau 1975

Tên đường trước 1975Tên đường sau 1975

Bến Chương Dương → Võ Văn Kiệt
Bến Hàm Tử → Võ Văn Kiệt
Bùi Chu → Tôn Thất Tùng
Chi Lăng → Phan Đăng Lưu
Công Lý → Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Cộng Hòa → Nguyễn Văn Cừ
Cường Để → Tôn Đức Thắng
Duy Tân → Phạm Ngọc Thạch
Đoàn Thị Điểm → Trương Định (Đoàn thị Điểm & Trương Công Định đổi thành Trương Định)
Đỗ Thành Nhân → Đoàn Văn Bơ
Đồn Đất → Thái Văn Lung
Đồng Khánh → Trần Hưng Đạo B
Gia Long → Lý Tự Trọng
Hiền Vương → Võ Thị Sáu
Hồng Thập Tự → Nguyễn Thị Minh Khai (trước NTMK là Xô Viết Nghệ Tĩnh)
Huỳnh Quang Tiên → Hồ Hảo Hớn
Lê Văn Duyệt (Gia Định) → Đinh Tiên Hoàng
Lê Văn Duyệt (Sài Gòn) → Cách Mạng Tháng 8
Minh Mạng → Ngô Gia Tự
Ngô Tùng Châu (Phú Nhuận) → Nguyễn Văn Đậu
Ngô Tùng Châu (Sài Gòn) → Lê thị Riêng
Nguyễn Đình Chiểu → Trần Quốc Toản
Nguyễn Hoàng → Trần Phú
Nguyễn Huệ (Phú Nhuận) → Thích Quảng Đức
Nguyễn Huỳnh Đức → Huỳnh Văn Bánh
Nguyễn Minh Chiếu → Nguyễn Trọng Tuyển
Nguyễn Phi → Lê Anh Xuân
Nguyễn Văn Học → Nơ Trang Long
Nguyễn Văn Thinh → Mạc Thị Bưởi
Nguyễn Văn Thoại → Lý Thường Kiệt
Petrus Ký → Lê Hồng Phong
Phạm Đăng Hưng → Mai Thị Lựu
Phan Đình Phùng → Nguyễn Đình Chiểu
Phan Thanh Giản → Điện Biên Phủ
Phan Văn Hùm → Nguyễn thị Nghĩa
Phát Diệm → Trần Đình Xu
Tạ Thu Thâu → Lưu Văn Lang
Thái Lập Thành (Phú Nhuận) → Phan Xích Long
Thái Lập Thành (Q1) → Đông Du
Thành Thái → An Dương Vương
Thoại Ngọc Hầu → Phạm Văn Hai
Thống Nhất → Lê Duẩn
Tổng Đốc Phương → Châu Văn Liêm
Trần Hoàng Quân → Nguyễn Chí Thanh
Trần Quốc Toản → 3 Tháng 2
Trần Quý Cáp → Võ Văn Tần
Triệu Đà → Ngô Quyền
Trịnh Minh Thế → Nguyễn Tất Thành
Trương Công Định → Trương Định (Đoàn thị Điểm & Trương Công Định đổi thành Trương Định)
Trương Tấn Bửu → Trần Huy Liệu
Trương Minh Ký → Lê Văn Sĩ
Trương Minh Giảng → Trần Quốc Thảo
Tự Đức → Nguyễn Văn Thủ
Tự Do → Đồng Khởi
Võ Di Nguy (Phú Nhuận) → Phân thành 2 đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Kiệm
Võ Di Nguy (Sài Gòn) → Hồ Tùng Mậu
Võ Tánh (Phú Nhuận) → Hoàng Văn Thụ
Võ Tánh (Sài Gòn) → 1 phần của Nguyễn Trãi, khúc giao với Cống Quỳnh
Yên Đổ → Lý Chính Thắng




mardi 18 février 2020

BLOG : Kỷ niệm những cuộc chiến biên giới Việt - Trung


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Như mọi năm 17/2, các tổ chức xã hội tại Việt Nam đặt vòng hoa hay dâng hương tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới Việt - Trung.

Nhưng năm nay, do dịch COVID-19, nhiều người Việt Nam đành thắp nén nhang lòng tưởng niệm. Mạng xã hội vẫn là nơi đăng tải các dòng tưởng niệm hay ý kiến chia sẻ về những cuộc chiến, như một hình thức tưởng niệm trong thời kỹ thuật số.


Người dân tham gia tưởng niệm 38 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung tại Hà Nội, 
ngày 17/02/2017. REUTERS/Kham

Theo các nhà quan sát phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam hy sinh trong những cuộc chiến biên giới - mà nguyên nhân là từ Trung Quốc gây ra - khoảng 100.000 người.

Vì từ vụ Trung Quốc xâm lược, bắn giết người Việt Nam để chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 19/1/1974; tiếp đó là Bắc Kinh dùng cộng sản Polpot xâm lược Tây Nam Việt Nam; đặc biệt cuộc xâm lược 6 tỉnh biên giới Bắc Việt Nam từ 17/2/1979 -1989; vụ thảm sát 64 sĩ quan binh sĩ Việt Nam tại Gạc Ma để chiếm Gạc Ma và một số đảo đá thuộc Trường Sa của Việt Nam 14/3/1988, cho đến nay, Trung Quốc vẫn đang chiếm giữ và xây căn cứ quân sự trên đó.


1. Hải chiến Hoàng Sa 1974

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH)Hải quân Trung Quốc xảy ra vào ngày 19/01/1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Cả hai phía đều tuyên bố có chủ quyền ở quần đảo này, trong khi Liên Hợp Quốc không xác nhận chủ quyền của bất kỳ nước nào ở Hoàng Sa, dẫn tới các tranh chấp về chủ quyền, cuối cùng tạo ra xung đột.

Quần đảo Hoàng Sa

Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève 1954, toàn bộ phần lãnh hải phía nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam do quân đội Pháp kiểm soát sẽ được chuyển giao cho Quân đội Quốc gia Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Sau khi chính phủ VNCH được thành lập dựa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam thì quần đảo này thuộc sự kiểm soát của VNCH. Trong thời gian chuyển giao giữa Pháp và Quốc gia Việt Nam vào năm 1956, Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc) đã chiếm đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa). Như vậy, cả hai phía đều chỉ chiếm giữ và thực thi chủ quyền tại một phần quần đảo, vả cả hai bên đều tuyên bố có chủ quyền với toàn bộ quần đảo. Sau các căng thẳng ngoại giao, đến năm 1974 thì cuộc hải chiến xảy ra. Dù có tàu chiến mạnh hơn nhiều lần cả về kích thước lẫn hỏa lực nhưng Hải quân VNCH đã nhanh chóng thất bại, và Trung Quốc coi đây là một chiến thắng đầy kỳ tích của hải quân nước này.


Sau trận đánh, không quân VNCH có kế hoạch huy động lực lượng áp đảo Trung Quốc để tái chiếm quần đảo, nhưng lãnh đạo VNCH đã ra lệnh hủy bỏ chiến dịch do không có sự ủng hộ từ Hoa Kỳ. Để đổi lấy quan hệ đồng minh với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã cảnh báo chế độ VNCH không được đánh trả và ngầm công nhận Hoàng Sa sẽ thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.


2. Bắc Kinh dùng cộng sản Polpot xâm lược Tây Nam Việt Nam
(Chiến tranh biên giới Tây Nam 1975-1989)



Chiến tranh biên giới Tây Nam là cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt NamCampuchia Dân chủ. Cuộc chiến có nguyên nhân từ các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975 – 1978.

Việc đánh đổ Khmer Đỏ đã được thực hiện xong từ năm 1979, tuy nhiên tàn quân Khmer Đỏ vẫn còn tồn tại và đe dọa chính phủ mới tại Campuchia, và Việt Nam đóng quân ở lại Campuchia trong suốt 10 năm tiếp theo.

Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Phnom Penh năm 1979

Cuộc chiến có thể chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (Từ giữa năm 1975 đến cuối năm 1978)
Khmer Đỏ tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân Việt Nam. Phía Việt Nam chỉ tổ chức phòng ngự và cố đàm phán tìm giải pháp hòa bình, nhưng Khmer Đỏ bác bỏ.

- Giai đoạn 2 (Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 5 năm 1979)
Khmer Đỏ tổ chức cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Việt Nam với 19 sư đoàn nhưng bị phía Việt Nam bẻ gãy. Sau cuộc tấn công, Việt Nam thấy không có cơ hội để đàm phán hòa bình nên đã tổ chức tấn công lớn vào Campuchia, lật đổ Khmer Đỏ và lập nên chế độ mới do Heng Samrin đứng đầu. Tàn quân Khmer Đỏ chạy sang ẩn náu bên kia biên giới Thái Lan.

- Giai đoạn 3 (Từ giữa năm 1979 đến cuối năm 1985)
Khmer Đỏ với sự trợ giúp về lương thực, vũ khí của Thái Lan, Trung Quốc Hoa Kỳ đã tổ chức đánh du kích và đe dọa sự tồn tại của chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia.

Năm 1982, Việt Nam rút bớt quân khỏi Campuchia, ngay sau đó Khmer Đỏ hoạt động mạnh trở lại và chiếm một số khu vực. Nhận thấy quân đội Cộng hòa Nhân dân Campuchia còn rất yếu ớt nên không thể tự chống cự được, Việt Nam buộc phải tiếp tục đóng quân tại Campuchia để bảo vệ chế độ Hun Sentruy quét Khmer Đỏ.

Mùa khô 1984 - 1985, cuộc tấn công quyết định của Việt Nam đã phá hủy các căn cứ chính của Khmer Đỏ, khiến Khmer Đỏ suy yếu đi nhiều và không còn đủ sức đe dọa chế độ mới của Campuchia.

- Giai đoạn 4 (Từ 1986 tới 1989)
Sau chiến dịch mùa khô năm 1985, nhận thấy chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã tự đứng vững được, từ năm 1986, Việt Nam rút dần quân khỏi Campuchia và đến năm 1989 thì rút hết. Nhân việc Việt Nam rút quân, các lực lượng tàn quân của Khmer Đỏ định tái hoạt động, nhưng bị quân đội Hun Sen đánh bại. Khmer Đỏ dần tan rã, các lãnh đạo bị bắt và bị đưa ra xét xử ở tòa án quốc tế.


3. Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979


Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979, là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung HoaCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17/2/1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước.

Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc 
tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến.

Chiến tranh biên giới Việt – Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, diễn ra trong khoảng một tháng với thiệt hại về người và tài sản cho cả hai phía.

Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16/3/1979 sau khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng bên phía Việt Nam kí lệnh Tổng động viên toàn dânTrung Quốc đã đánh chiếm các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằngmột số thị trấn vùng biên. Sau đó cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố đã chiến thắng.


Mặc dù chịu thiệt hại lớn và thất bại trong việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhưng Trung Quốc đã chứng minh được rằng đối thủ Liên Xô sẽ không trực tiếp tham chiến để bảo vệ đồng minh Việt Nam của mình. Cuộc chiến cũng để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới giữa hai nước vẫn còn tiếp diễn thêm hơn mười năm nữa. Tới năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, Quan hệ ngoại giao Việt – Trung mới chính thức được bình thường hóa.


4. Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988


Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988 là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và đang xây công trình trên các đảo này. Sự kiện xảy ra khi mà dư luận thế giới đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.


Do 3 bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ và xây công trình trên các đảo. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ ngăn chặn, nổ súng để giật cờ Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, sau đó lại dùng pháo trên chiếm hạn bắn vào tàu vận tải hải quân Việt Nam (không có pháo để tự vệ), khiến cuộc chiến nổ ra vào ngày 14/3/988.

- Phía Việt Nam bị mất 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng.

- Trung Quốc bị hư hại một số xuồng đổ bộ, thương vong 24 thủy binh. Sau đó, Trung Quốc đổ quân chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Trong các tài liệu của Hải quân Việt Nam, sự kiện này là một phần trong các hoạt động "bảo vệ chủ quyền" trong Chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền-88).


5. Vụ xâm nhập của tàu Hải Dương địa chất 08 của TQ 2019

Tàu Hải Dương Địa Chất 8. Ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc

Ngày 18/6/2019 tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nặng ký hiệu 35111 của Trung Quốc đang neo đậu cách Bãi Tư Chính 40 dặm về phía tây đã thực hiện các hành vi khiêu khích xung quanh dàn khoan Hakuryu-5 (thuê của Nhật Bản, hoạt động từ ngày 15 tháng 5 năm 2019), ở lô 06-01 thuộc Dự án Nam Côn Sơn, liên doanh của Việt Nam với Nga.

Từ 03/7/2019 tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 thuộc quyền quản lý và sử dụng của chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần với khu vực Bãi Tư Chính. Đi theo bảo vệ tàu này còn có 3 tàu hải giám của Trung Quốc được vệ tinh phát hiện, đặc biệt là tàu hải giám trên 10.000 tấn ký hiệu 3901 và tàu dân quân biển Qiong Sansah Yu0014. Trong lúc đó, cũng có sự xuất hiện của các tàu cảnh sát biển mang cờ Việt Nam ở khu vực này, thực hiện các hoạt động cần thiết để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Tàu Kiểm Ngư Việt Nam hoạt động bảo vệ quanh nhà giàn DK1

Ngày 16/7/2019, trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: "Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển 1982".

Ngày 17/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói: "Chính phủ Việt Nam nên tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc đối với một số khu vực trên biển Đông và phía Việt Nam cũng nên kiềm chế hành động sẽ làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực'.

Ngày 19/7/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:  "đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực".

Chiều 25/7/2019, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh “Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối phía Trung Quốc, yêu cầu các tàu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nhà giàn DK1. Ảnh: Đoàn Bổng

Ngày 16/8/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trở lại hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, bà Hằng nêu rõ: "Theo thông tin của các cơ quan chức năng, ngày 13/8/2019, tàu khảo sát Hải Dương 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982".

Ngày 22/8/2019, trả lời câu hỏi của báo chí xung quanh hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Bà Hằng cho biết "Việt Nam nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như khu vực."


BÌNH LUẬN

Chính sách đối ngoại của Việt Nam (VN) cùng lúc có mối quan hệ song phương với Trung Quốc (TQ) và Hoa Kỳ (HK), cố gắng giữ thăng bằng trong cách ứng xử, để không bị coi là thiên lệch bên nay hay bên kia. Để thực hiện mối quan hệ trên, VN đưa ra một chính sách đối ngoại đa phương trung lập với chủ trương cụ thể “3 không”:

- không tham gia liên minh quân sự với nước nào,

- không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam và

- không về phe nước nào chống lại một nước khác.

Với chủ trương “3 không” về quân sự an ninh quốc phòng, như một lời cam kết làm an lòng TQ, rằng VN sẽ không liên minh với HK và bất cứ nước nào để chống lại TQ.

Do đó, trước khi làm điều gì liên quan đến Hoa Kỳ, Hà Nội luôn tham khảo trước với Bắc kinh cách này cách khác. Trong các chuyến công du Hoa Kỳ của các lãnh đạo VN, thường là họ phải ghé qua Bắc Kinh trước khi đến Washington.

Vào năm 1995 khi được Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với VN. Từ đó, sau đó và nhờ đó VN đã từng bước phát triển nhiều mặt, nhất là mặt kinh tế.

VN trong thâm tâm đều hiểu ngầm rằng thành quả phát triển nhiều mặt, nhất là mặt kinh tế hôm nay, Hoa Kỳ đã đóng vai trò chủ yếu và tương lai đối tác HK tốt hơn TQ, sẽ là chỗ dựa đối trọng vững chắc cho VN, vừa phát triển đến tự cường, vừa ngăn chặn được tham vọng lấn chiếm đất liền, biển đảo của TQ.

Trong quan hệ song phương với Trung Quốc,VN đã luôn tỏ ra cố gắng duy trì tình hữu hảo, muốn được đối xử bình đẳng trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, vì lợi ích của hai nước Việt-Trung. Nhất là chính sách “3 không” này là để tránh không bị nước láng giềng Trung Quốc có lý do thực hiện tham vọng bá quyền và lấn chiếm đất đai biển đảo của Việt Nam, cũng như gây khó khăn nhiều mặt cho Việt Nam.

VN đã chứng tỏ làm hết sức mình, đi từ tránh né, nhún nhường, nhượng bộ đến thái độ và hành động kiên quyết đối với TQ trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển đảo của Tổ Quốc hiện nay. VN đã và đang tiếp tục thực hiện các bước cần thiết cải tiến, tăng cường trang bị vũ khí, sức mạnh an ninh quốc phòng tự chủ, không phải để tự mình đương đầu để chiến thắng trong một cuộc xung đột quân sự không cân sức với TQ; song chỉ muốn nói lên ý chí và quyết tâm của VN sẵn sáng đương đầu với tham vọng xâm lăng VN của TQ. Đồng thời có thêm yếu tố để được sự quan tâm, hổ trợ tích cực, toàn diện của quốc tế để ngăn chặn kịp thời bất cứ hành động “ỷ mạnh hiếp yếu” và chặn đứng tham vọng xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc.


THAM KHẢO

Hải chiến Hoàng Sa 1974 sẽ có trong sách sử Việt Nam
https://tuoitre.vn/hai-chien-hoang-sa-1974-se-co-trong-sach-su-viet-nam-1372861.htm

Cuộc chiến biên giới 1979
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/cuoc-chien-bien-gioi-1979-xep-lai-bat-dong-508325.html

Những ngụy lý của Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979
https://news.zing.vn/nhung-nguy-ly-cua-trung-quoc-trong-chien-tranh-bien-gioi-1979-post916152.html

Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma năm 1988
https://vnexpress.net/thoi-su/vi-sao-trung-quoc-danh-chiem-gac-ma-nam-1988-3364758.html

Bộ Ngoại giao nói về khu vực bãi Tư Chính, giàn khoan DK1 đang bị Trung Quốc xâm phạm
https://dantri.com.vn/xa-hoi/bo-ngoai-giao-noi-ve-khu-vuc-bai-tu-chinh-gian-khoan-dk-1-dang-bi-trung-quoc-xam-pham-20190725165214042.htm



Đánh giá về Hải chiến Hoàng Sa 1974 | VTC1
https://www.youtube.com/watch?v=QayIdqzK-OI

Chiến tranh biên giới Tây Nam: Cuộc chiến bắt buộc | VTC1
https://www.youtube.com/watch?v=FntI6H764Ds

Chiến tranh biên giới phía Bắc: Lịch sử không thể bóp méo
https://www.youtube.com/watch?v=WlMhqj0S45Y

Liệt sĩ Gạc Ma - Hải chiến Trường Sa năm 1988
https://www.youtube.com/watch?v=qDgLyHXnOg4

Truyền hình VOA 15/8/19: TQ đưa 2 tàu hải cảnh tối tân vào Bãi Tư Chính?
https://www.youtube.com/watch?v=gDlSSbUKJpw