mardi 10 mars 2020

SỨC KHOẺ : Bệnh táo bón ở người cao tuổi


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo, không thể thay thế tư vấn từ bác sĩ.


Bệnh táo bón nguy hiểm với người già. Hình ảnh: Elderlytips


Bệnh táo bón ở người già được xác định khi người bị mắc quá 3 ngày chưa đi ngoài hoặc 1 tuần đi ngoài dưới 3 lần, kèm theo các triệu chứng đau quặn bụng, phân rắn, đi ngoài khó khăn, thường phải rặn mạnh, thậm chí có thể thấy phân lẫn máu trong khi đi ngoài. Ngoài ra, táo bón cũng được xác định khi người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng đi không hết, đi khó khăn và phân nhỏ, cứng, lắt nhắt. Bệnh táo bón được coi là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường gặp nhất ở người già.


Nguyên nhân khiến người già bị táo bón

- Người già ít đi lại, ít vận động do sức khỏe xương cốt kém. Thói quen ngồi nhiều, ngại vận động khiến chức năng tiêu hóa giảm sút, dễ bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

- Nhiều người có thói quen ăn ít chất xơvitamin C khiến cho cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ táo bón.

- Người cao tuổi cũng thường có thói quen uống ít nước hơn do các chứng bệnh tiểu đêm, u xơ tiền liệt tuyến. Hệ đường ruột thiếu nước sẽ bị giảm chức năng bài tiết, dẫn đến táo bón.

- Do các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi đều hoạt động kém dần đi, ruột già co bóp cũng chậm lại, do đó việc đào thải phân bị ảnh hưởng.

- Do các bệnh lý nội tiết như: tiểu đường, suy giáp hoặc cường giáp

- Do các bệnh lý và tổn thương thần kinh: sau chấn thương tủy sống, bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não,…

- Do rối loạn các chất điện giải, các chất này có vai trò vô cùng quan trọng trong điều hòa các hoạt động của cơ thể con người.

Ảnh hưởng từ một số loại thuốc Tây y như thuốc chứa nhiều sắt, canxi gây nóng trong.


Cách chữa trị bệnh táo bón ở người già đơn giản

1. Uống nước điều độ

Cần bổ sung đầy đủ nước phòng táo bón. Hình ảnh: Homecarebyseniorsnj

Người bệnh nên uống từ 8 đến 10 ly nước đun sôi để nguội mỗi ngày. Đặc biệt là bạn nên uống một cốc nước vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Dạ dày và ruột sẽ được làm sạch mỗi ngày với lượng nước cần thiết, giúp cho việc tiêu hóa trở nên tốt hơn và phân ra cũng mềm mịn và dễ dàng hơn khi bạn không uống nước.


2. Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm có chứa chất xơ

Ăn uống chứa chất xơ phòng tránh táo bón. Hình ảnh: Weightlossresources

Một chế độ ăn uống hợp lý chính là chìa khóa để có được một hệ thống tiêu hóa tốt. Người cao tuổi nên ăn nhiều các loại thực phẩm như rau xanh, cần tây, rau bina, chuối, các loại đậu còn nguyên vỏ… để chống lại bệnh táo bón ở người già.


3. Nên ăn thức ăn đã nấu chín và mềm

Ăn chín và mềm. Hình ảnh: Usnews

Khuyến khích người già bị bệnh táo bón nên chỉ ăn thức ăn chín và mềm, vì nó sẽ phù hợp với chức năng dạ dày và ruột đã dần bị suy thoái khi tuổi ngày càng cao.


4. Duy trì chế độ đại tiện vào sáng sớm sau khi thức dậy


Để giữ cho mình sức khỏe đường ruột tốt thì việc duy trì đại tiện theo một chế độ và chu kỳ nhất định là việc luôn luôn cần thiết. Vì việc đại tiện thường xuyên có thể duy trì làm sạch đường ruột và giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Sau khi đi vệ sinh, có thể sử dụng nước đun sôi để nguội để rửa hậu môn, sẽ tốt cho sức khỏe hơn khi dùng nước lạnh.


5. Massage bụng thường xuyên

Tập thể dục và massage bụng thường xuyên. Hình ảnh: Ifoothills

Người cao tuổi nên massage bụng ba lần một ngày để đẩy nhanh tuần hoàn máu bên trong bụng, cải thiện tiêu hóa và làm phân mịn khi đi đại tiện. Bạn có thể tự làm cũng có thể nhờ người nhà mát xa giúp, nhưng nên nhớ phải duy trì thường xuyên thì mới có hiệu quả tốt nhé.


6. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Tham gia tập thể dục với bạn đồng trang lứa. Hình ảnh: Ahandtohold

Việc luyện tập thể dục thể thao không chỉ tốt cho việc tiêu hóa mà còn tốt cho cơ thể và giúp duy trì sức khỏe tốt, giúp tinh thần sáng láng và trí nhớ minh mẫn. Tập luyện thường xuyên có thể đẩy nhanh nhu động dạ dày và đường ruột, giúp ruột hoạt động tốt, loại bỏ chất thải hiệu quả. Ngoài ra, người cao tuổi mắc bệnh táo bón ở người già cũng nên thực hiện hô hấp bụng trong vòng 15 phút hai lần một ngày để duy trì độ khỏe mạnh cho ruột.


7. Cân bằng lượng tiêu thụ các thực phẩm sau


Chúng ta có các loại thực phẩm chứa nhiều protein, chất béo, carbohydrate, muối vô cơ, nguyên tố vi lượng, vitamin, sữa và mật ong có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng bệnh táo bón ở người già. Trong bữa ăn hằng ngày, hãy thêm những loại thực phẩm có chứa các chất trên để giúp bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh táo bón cho mình và người thân hiệu quả.













Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire