Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Ảnh: wycas.org.uk
Từ thiện là gì?
Từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu kém. Hoạt động từ thiện có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm, thời gian hay là cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe hay là những hành động trợ giúp tinh thần như an ủi. Từ thiện có thể là hành động của cá nhân hay là một tập thể, cộng đồng, thông qua các Tổ chức từ thiện.
Từ thiện là một từ Hán Việt. Theo từ điển Hán Việt Thiều Chửu, từ thiện là kết hợp giữa hai từ Từ (thương yêu, như là nhân từ - thương người, từ tâm - lòng thương) và Thiện (tốt lành). Vậy từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương người. Những hành vi, việc làm tốt mà không xuất phát từ lòng thương thì không được gọi là 'Từ Thiện'.
Từ xưa, từ thiện được xem là căn bản của đạo đức và tình nhân đạo cũng như là một đức tính hay là đức hạnh cần thiết trong nhiều tôn giáo. Trong Kitô giáo, Do Thái giáo, Phật giáo và Hồi giáo, các giáo dân được khuyến khích thực hiện việc này.
Ý nghĩa của công tác từ thiện xã hội
Từ thiện để làm gì? Tại sao cần phải từ thiện?… Để trả lời cho những nghi vấn này, một số lý do nhất định được cho là phù hợp nhất như sau:
Làm từ thiện là hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người trong những hoàn cảnh khốn khó. Trong cuộc sống không phải ai cũng có được sự no đủ và sung túc, mà còn có rất nhiều người nghèo khổ, kém may mắn. Họ chật vật với cuộc sống, sống trong nghèo đói, bệnh tật,…
Quyên Góp Từ Thiện mang lại nhiều giá trị thiết thực
Trong hoàn cảnh đó, người được nhận từ thiện thật sự cần sự giúp đỡ, sẻ chia để có thể được sống trong một điều kiện tốt hơn và hạnh phúc hơn.
2. Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn vượt lên mặc cảm
3. Tích đức cho chính bản thân mình và hậu duệ sau này
Làm từ thiện sẽ giúp tiêu trừ những nghiệp chướng của bản thân, tích đức cho bản thân, cho gia đình, cho người thân và cho cả các thế hệ con cháu sau này. Khi mỗi người làm nhiều điều thiện, nhiều điều tốt một cách thật tâm thì sẽ thấy tâm an tịnh.
Các bệnh nhân nghèo được tài trợ phẫu thuật mắt - Ảnh: M.P
Như vậy những nghiệp chướng cũng sẽ dần được thay đổi và mất đi, thay vào đó chỉ còn lại toàn điều tốt đẹp. Đó cũng là ý nghĩa từ thiện mà nhiều người muốn hướng tới.
Làm từ thiện còn là một hành động để sám hối, tạ lỗi cho những việc làm sau trái, tham lam, sân si,… của mỗi người. Bởi trong cuộc sống ai cũng phải mưu sinh, ai cũng có những lo toan trăm bề để có được cuộc sống như mong muốn. Và trong quá trình đó dù vô tình hay cố ý chúng ta cũng sẽ mắc phải những sai lầm và làm ra những điều không đúng.
Những bát cơm từ thiện được trao tận tay bệnh nhân nghèo.
Khi đó làm thật nhiều việc thiện sẽ giúp mỗi người có được sự sám hối và tạ lỗi một cách tốt nhất.
Chắc hẳn câu trả lời từ thiện là gì đã có trong tâm mỗi người. Từ thiện sẽ kết nối hành trình từ trái tim đến với trái tim bằng thứ tình cảm giản dị và chân thành nhất, ấm nóng và dâng trào yêu thương từ con người tới con người.
Giới siêu giàu chuyển sang làm từ thiện 'chiến lược'
Theo một nghiên cứu mới đây, trung bình, một người “siêu” giàu cho đi khoảng 25 triệu USD làm từ thiện, tương đương hơn 10% giá trị tài sản của họ. Tại Hoa Kỳ có một hệ thống phát triển cao của các tổ chức từ thiện.
Bill Gates rời khỏi HĐQT Microsoft để tập trung làm từ thiện
Tính trung bình, một UHNW khoảng 64 tuổi và có tổng tài sản là 240 triệu USD. Tổng số những UHNW chiếm 0,003% dân số thế giới, nhưng nắm giữ đến 13% tài sản của cả thế giới.
Cách thức làm từ thiện cũng ngày một cải tiến, từ việc quyên tiền truyền thống cho đến những hình thức tài chính vi mô, đầu tư tác động, từ thiện chiến lược và tạo việc làm.
Những người thực hiện báo cáo cho biết, các nhà hảo tâm đang hướng đến lối làm việc dài hạn hơn, tối đa hóa thiện nguyện của họ bằng cách vừa giúp những người ít may mắn có cơ hội làm ăn vừa tạo ra lợi nhuận mới cho chính mình.
Tỷ phú Warren Buffett sẽ quyên góp 3,6 tỷ USD cổ phiếu Berkshire Hathaway cho 5 quỹ từ thiện. Ảnh: AP.
Nếu chỉ góp tiền xây trường học hay nhà ở xã hội, có lẽ bao nhiêu cũng không đủ. Trong khi đó, toàn thế giới đang đối đầu với một vài tình trạng chung như:
- thanh thiếu niên bất mãn,
- không có việc làm,
- không đủ tài chính trang trải cho cuộc sống
- và đặc biệt là sự bất công trong cơ hội tiếp cận thế giới văn minh.
“Kể cả những con người được giáo dục nhưng không có cơ hội cũng không thể nào thoát khỏi nghèo đói. Vì vậy, những việc làm tạo ra lợi ích kinh tế chính là giải pháp mà giới nhà giàu đang hướng tới”, báo cáo cho hay.
Con đường đi mới này đã dẫn đến sự phát triển của loại hình từ thiện chiến lược và đầu tư tác động.
Từ thiện chiến lược tập trung vào các dự án dài hạn mà chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả. Lãi mẹ lại được tái đầu tư để tạo ra lãi con, tạo ra một vòng vốn tự duy trì.
Trong khi đó, đầu tư tác động diễn ra ở nhiều dạng, từ trái phiếu xã hội đến các dự án y tế, môi trường. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tác động cũng ở mức khả quan. Trong vòng 10 năm tới, đầu tư tác động có thể sẽ chiếm 1% giá trị ngành công nghiệp quản lý tài sản.
BÌNH LUẬN
Quyên góp từ thiện đóng một vai trò quan trọng để trợ giúp người yếu kém và có nhu cầu, bên cạnh hệ thống phúc lợi công cộng do nhà nước tổ chức. Trong nhiều xã hội, các tổ chức từ thiện đã và đang là hình thức duy nhất giúp xóa đói giảm nghèo.
Các tôn giáo có những luật hay là hướng dẫn cụ thể cho giáo dân về hình thức hiến tặng, để đạt kết quả tốt nhất cho người cho và người nhận.
1. Kitô giáo
Trong Kitô giáo, bác ái là một nguyên tắc quan trọng (bác ái là lòng yêu thương rộng khắp mọi người). Một trong những giới răn quan trọng nhất mà Chúa Giê Su dạy là: "Ngươi hãy yêu người gần gũi như chính mình".
2. Phật giáo
Theo Ba-la-mật-đa, trong quá trình tu tập để trở thành bồ tát thì hạnh bố thí đứng đầu. Bố là Phân tán, ban phát cho khắp nơi, cho hết; Thí là giúp, cho, nghĩa là đem tiền của và các thứ mình có mà cấp cho người khác.
3. Do Thái giáo
Người Do Thái khi đóng góp tiền bạc, thời gian và nguồn lực của mình để giúp cho những người nghèo, thì người đó không phải là nhân từ, hào phóng hay "làm từ thiện" mà người đó đang làm "việc đáng làm, phải làm" (công chính) đúng theo như đã chỉ dạy trong Torah (là phần luật của Kinh thánh Hebrew).
4. Hồi giáo
Trong Hồi giáo việc này được gọi là Zakat, và là một trong năm trụ cột chính của Hồi giáo, theo đó, giáo dân được khuyến khích tặng ít nhất 2,5% phần thu nhập mỗi năm của mình cho người khác.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire