jeudi 26 décembre 2019

XÃ HỘI : Sau chủ tịch xã, chủ tịch HĐND cũng bị phát hiện dùng bằng giả


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Dân trí - Hai tháng sau khi Chủ tịch UBND xã Đắk Sin bị kỷ luật vì sử dụng bằng cấp không hợp pháp, Phó Bí thư Đảng ủy xã này cũng kỷ luật bằng hình thức tương tự khi sử dụng bằng cấp giả trong công tác
.
Ngày 24/12/2019, thông tin từ Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông) cho biết, vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Đắk Sin vì sử dụng bằng tốt nghiệp THCS không hợp pháp.


Cụ thể, giai đoạn 1985-1988, ông Hùng theo học cấp 2 tại quê nhà xã Nhật Quang, huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng (cũ), nhưng lại không tham dự kỳ thi tốt nghiệp vào tháng 5/1988. Do vậy, ông Hùng không được công nhận tốt nghiệp năm 1988 và không được cấp bằng tốt nghiệp cấp 2 theo quy định.

Tuy nhiên, ông Hùng sau đó lại “chạy bằng cấp” để có được bằng tốt nghiệp.

Ông Hùng đã sử dụng tấm bằng này để được học tập nâng cao trình độ THPT. Sau đó, tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; được quy hoạch, bầu cử, bổ nhiệm vào các chức vụ trong Đảng tại xã Đắk Sin từ năm 1994 cho đến nay.

Việc làm của ông Hùng đã vi phạm Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về “xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”.

Trước đó, tháng 10/2019, Huyện ủy Đắk R’lấp cũng thi hành quyết định kỷ luật đối với bà Hoàng Thị Quyên, Chủ tịch UBND xã Đắk Sin bằng hình thức cách hết chức vụ về trong Đảng và chính quyền. Qua xác minh, huyện ủy Đắk R’lấp kết luận bà Quyên đã dùng bằng THPT giả để làm hồ sơ, lý lịch công tác và bổ nhiệm cán bộ.

Tuy nhiên, trước khi bà Quyên được bầu làm Chủ tịch UBND xã Đắk Sin thì ông Hoàng Xuân Quý, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã này cũng bị kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng vì sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp.


BÌNH LUẬN

Việc sử dụng “bằng giả” là sai trái, dù đó là một tấm bằng THCS.  Cán bộ tốt phải trên nền tảng một người có tư chất, lòng trung thực và tự trọng. Vấn đề không phải là “không có vết”, mà quan trọng là biết nhìn thẳng vào khiếm khuyết, sai lầm của bản thân để sửa chữa.


Do đó, nếu một người vì hoàn cảnh riêng mà chỉ học đến lớp 9, không theo hết được chương trình văn hoá trong nhà trường, vẫn giàu chí tiến thủ để tự vươn lên, nỗ lực tự học, tự hoàn thiện, thì chắc chắn dẫu không thành công chăng nữa cũng thành nhân. Còn ngược lại, có thể có nhiều thứ có được nhờ “mua” và “chạy” thì đó vẫn là một con người mất nhân cách.

Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh, tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay: "bằng cấp giả".


THAM KHẢO

Nhộn nhịp 'chợ' mua bán bằng đại học giả
https://thanhlong52.blogspot.com/2019/05/vn-nhon-nhip-cho-mua-ban-bang-ai-hoc-gia.html

Bằng đại học giả được rao bán công khai
https://thanhlong52.blogspot.com/2019/10/vn-bang-ai-hoc-gia-uoc-rao-ban-cong-khai.html












Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire