Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
TTO 7/1/2019 - Hãng viễn thông của Thụy Điển đã chấp nhận nộp phạt hơn 1 tỉ USD để giải quyết những cáo buộc hối lộ tại ít nhất 5 quốc gia.
Trụ sở của Ericsson tại Stokholm, Thuỵ Điển (Ảnh: AFP)
Một chi nhánh tại Ai Cập của Ericsson cũng đã nhận tội tại tòa án liên bang ở New York về việc vi phạm đạo luật Chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA) được Mỹ thông qua năm 1977.
Thông cáo của người đứng đầu Bộ phận hình sự chuyên trách của Bộ Tư pháp Mỹ, ông Brian Benczkowski, nêu: "Hành vi hối lộ của Ericsson liên quan tới các lãnh đạo cấp cao và kéo dài suốt 17 năm tại ít nhất 5 nước, tất cả nhằm một ý đồ sai lệch là tăng lợi nhuận".
Luật Mỹ cho phép Bộ Tư pháp có thẩm quyền xử lý các vụ tham nhũng, hối lộ tại những công ty có cổ phiếu giao dịch trên các sàn chứng khoán nước này, hoặc nếu vụ án tham nhũng, hối lộ đó có liên quan tới lãnh thổ hay hệ thống tài chính của Mỹ.
Các công tố viên cho biết trong khoảng từ 2000-2016, Công ty Ericssons đã chi tiền hối lộ, làm giả sổ sách, chứng từ để các lãnh đạo công ty làm ngơ trước hành động đó.
Ericsson bị cáo buộc đã hối lộ tại 5 nước gồm Djibouti, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Kuwait.
Ericsson cũng đã thừa nhận trong những năm đó, họ đã chi hàng chục triệu USD thông qua các chuyên viên tham vấn và nhà cung cấp dịch vụ tại Trung Quốc, tạo lập nguồn quỹ khủng chi cho những món quà tặng xa xỉ, du lịch và giải trí xa hoa cho quan chức nước ngoài để giành được hợp đồng từ các công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước.
Trong thông cáo trên trang web của công ty về sự việc, Ericsson cho biết họ sẽ không bình luận về vấn đề này, chỉ nói số tiền 1,2 tỉ USD họ phải trả đã được công bố trong tháng 9 và "vẫn đang là ước tính hiện tại về các khoản tiền cần thiết để nộp phạt và các chi phí khác".
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, khoản tiền thu được từ Ericsson sẽ được chia sẻ giữa Bộ Tư pháp (520 triệu USD) và Ủy ban giao dịch chứng khoán (540 triệu USD), hai cơ quan cùng tham gia thực thi luật chống tham nhũng nước ngoài của Mỹ.
Công ty Ericsson cũng đồng ý sẽ duy trì một bên giám sát thứ ba về việc tuân thủ luật của họ trong ba năm.
Cho tới nay đã có tổng cộng 44 quốc gia ban hành luật hình sự hóa tội hối lộ cho các quan chức nước ngoài để giành hợp đồng, nhưng lâu nay Mỹ vẫn là quốc gia thực thi tích cực nhất việc trừng phạt tội hối lộ quốc tế.
BÌNH LUẬN
Tại Việt Nam các năm qua, Ericsson đã nhận được nhiều gói thầu lớn trong việc phát triển mạng di động, mà gần đây nhất là phát triển mạng 5G.
Trước đó, Ericsson cũng từng trúng nhiều gói thầu khác ở Việt Nam như gói thầu mua sắm vật tư dự phòng cho hệ thống vô tuyến VNPT Net sử dụng thiết bị Ericsson năm 2018, gói thầu cung cấp thiết bị hệ thống vô tuyến thuộc dự án mua thiết bị xoá điểm đen mạng 4G tại các khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire