mercredi 26 mai 2021

BLOG : Tìm hiểu về " Từ thiện " ở Việt Nam

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật.



Từ thiện là gì ?

Từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu kém, chia sẻ khó khăn với người khác xuất phát từ tấm lòng nhân ái. Hoạt động từ thiện có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm, thời gian hay là cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe hay là những hành động trợ giúp tinh thần như an ủi. Từ thiện có thể là hành động của cá nhân hay là một tập thể, cộng đồng, thông qua các Tổ chức từ thiện.

Theo từ điển Hán Việt Thiều Chửu, từ thiện là kết hợp giữa hai chữ : Từ là nhân từ, từ tâm và Thiện là tốt lành. Vậy từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng thương. Những hành vi, việc làm tốt mà không xuất phát từ lòng thương thì không được gọi là Từ Thiện.


Làm từ thiện như thế nào là ý nghĩa ?

Vì việc làm từ thiện thường là một việc tự nguyện, nên không có những nguyên tắc bắt buộc nào. Tuy nhiên, theo quan điểm chung, từ thiện là hành vi giúp người nhưng không phải tất cả hành động giúp người nào cũng được gọi là từ thiện. Chữ thiện thường phải đi chung với bất vụ lợi (làm không vì lợi ích riêng) và thiện nguyện (tự nguyện làm vì điều tốt).


Hai ông bà ở Quảng Trị với tài sản còn lại sau lũ. Ngày 23 tháng 10 năm 2020.

Các tổ chức thiện nguyện được lập ra làm tiêu phí thời gian của tình nguyện viên mà hiệu quả đạt được không mấy ý nghĩa hay là đã tạo môi trường cho các bạn ấy rèn luyện kĩ năng mềm, tình thương người, nhận được vốn sống và niềm vui từ những hành động tưởng như nhỏ nhoi. Để từ đó những con người lớn lên với niềm tin cuộc sống sẽ tạo dựng một xã hội của giàu mạnh và yêu thương.

Những người đã từng tham gia các hoạt động thiện nguyện trong một thời gian dài và đã bỏ tâm huyết để gây dựng một tập thể vững mạnh, một không gian rất " thiện " nhằm kêu gọi cộng đồng cùng nhau hướng thiện, giúp họ thay đổi lại cách nhìn nhận cuộc sống. 


Quảng Trị ngày 18 tháng 10 năm 2020. AFP

Mình làm những việc này không phải mình đang giúp họ mà là đang tự giúp chính bản thân mình. Vì sao lại nói vậy?

- Thứ nhất, khi đi làm thiện nguyện tâm hồn chúng ta được thư thái, cảm giác như muộn phiền trong lòng tan biến vì đã làm được việc tốt hoặc cảm thấy mình là người có ích.

- Thứ hai, sau khi gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người có hoàn cảnh khó khăn chúng ta mới nhận thức và luôn nhắc nhở bản thân rằng: "mình vẫn chưa phải là khổ ". Đôi khi chúng ta hay than thở, phàn nàn về cuộc sống nhưng hay đâu bên cạnh mình vẫn còn những người cơ cực hơn, thiếu thốn hơn mà họ lại còn nghị lực hơn ta.

- Thứ ba, bạn sẽ học được cách chia sẻ, học được cách quan tâm đến mọi người, học được cách yêu thương. Lòng nhân ái và sẵn sàng chia sẻ là những đức tính vô cùng quý báu của con người và không phải ai cũng có được.

Hãy làm những gì đúng với lương tâm, cùng những kinh nghiệm sống đã trải qua, sự suy xét kĩ càng mà bạn cho là đúng đắn. Và bởi mỗi người có những quan niệm về đạo đức, có lối sống khác nhau, đừng bao giờ vội vàng đánh giá đúng sai.


Bình luận

Sắp tới Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về vận động, tiếp nhận và phân phối, sử dụng tiền ủng hộ thiên tai, dịch bệnh và người có bệnh hiểm nghèo thay thế Nghị định 64/2008.


Lũ lụt miền Trung tháng 10 năm 2020

Đối với một đất nước thiên nhiên khắc nghiệt, lắm thiên tai như nước ta thì đây sẽ là khung pháp lý cần thiết cho các hoạt động từ thiện, nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch trong vận động, kêu gọi cũng như phân phối nguồn hỗ trợ.

Từ thiện là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, đòi hỏi những người thực hiện phải thực sự tâm huyết và trách nhiệm. Trách nhiệm không phải đối với những người cần được cứu trợ, mà với sự tin tưởng của những mạnh thường quân, những tấm lòng nhân ái và trách nhiệm đối với chính danh tiếng của mình.

Trong dự thảo nghị định sẽ được trình Chính phủ ban hành trong tháng 6/2021, Bộ Tài chính đề nghị cá nhân muốn vận động nguồn tài trợ thì phải thông báo với chính quyền nơi mình cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động.

Những cá nhân đứng ra huy động, vận động từ thiện còn phải có trách nhiệm công khai nguồn đóng góp tự nguyện như qua Facebook, email... cho cá nhân, tổ chức tài trợ, tùy theo thỏa thuận giữa hai bên; cá nhân đứng ra vận động sẽ cam kết với nhà tài trợ về thời gian triển khai việc này.


Các tổ chức từ thiện và Quỹ từ thiện ở Việt Nam

1. Tổ chức trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children’s Foundation)

Tổ chức trẻ em Rồng Xanh được sáng lập năm 2004 bởi Michael Brosowski - người được mệnh danh "Người Hùng" sau một thời gian giúp đỡ trẻ em đường phố ở Hà Nội. Mục tiêu chính của Blue Dragon là giải cứu trẻ em khỏi các tình huống khủng hoảng trong ngắn hạn và sau đó đưa các em vào trường học, đào tạo và cuối cùng là việc làm trong dài hạn. 

Để đạt được điều này, tổ chức cung cấp một loạt các dịch vụ trực tiếp. Nơi ở được cung cấp hoặc sửa chữa / tân trang lại ngôi nhà hiện có của họ nếu điều kiện sống không phù hợp. Học phí ngoài trường được cấp để giúp các em học tập. Sách và văn phòng phẩm được trao cho những người không đủ tiền mua, và học bổng được cung cấp cho cả trẻ em và học sinh đại học. Chăm sóc y tế và hỗ trợ dinh dưỡng được cung cấp cho những người cần.

Website: https://www.bluedragon.org/


2. Hội từ thiện trẻ em Sài Gòn (Saigon Children’s Charity)

Hội từ thiện trẻ em Sài Gòn được thành lập năm 1992 với mục tiêu giúp trẻ em Việt Nam có được sự giáo dục toàn diện và một khởi đầu công bằng trong cuộc sống.

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Hội từ thiện trẻ em Sài Gòn đã trao hơn 2.500 suất học bổng mỗi năm, xây dựng hơn 300 lớp học cho các em có hoàn cảnh khó khăn ở cả thành thị và vùng sâu.

Website: https://www.saigonchildren.com/


3. Quỹ vì trẻ em khuyết tật

Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trong lĩnh vực từ thiện, nhân đạo. Quỹ ra đời với mục đích làm cầu nối giữa các tổ chức, nhà hảo tâm với những trẻ em không may bị khuyết tật, di chứng chất độc da cam, nhằm chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ cuộc sống của các em, tạo điều kiện cho các em phát triển tối đa tiềm năng bản thân để có thể hòa nhập với cộng đồng.

Quỹ vì trẻ em khuyết tật tha thiết kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài nước hãy chung tay, góp sức ủng hộ về vật chất, tinh thần để thắp lên niềm tin cho các em. 

Website: http://vitreemkhuyettat.org/vi/


4. Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam

Quỹ  Bảo  trợ trẻ em Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ. Quỹ Bảo trợ trẻ em có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, quản lý dữ liệu về trẻ em cần giúp đỡ, được giúp đỡ và theo dõi sự phát triển của trẻ em. 

Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết để thực hiện các mục tiêu về trẻ em được nhà nước ưu tiên.

Website: http://nfvc.org.vn/


5. Tổ chức Operation Smile Việt Nam

Operation Smile (Phẫu thuật Nụ cười) là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên lĩnh vực y tế, sức khỏe con người, có trụ sở đặt tại Norfolk, Virginia, thành lập năm 1982. Là một tổ chức phi chính phủ, Phẫu thuật Nụ cười tiến hành các ca phẫu thuật chữa khe hở môi - hàm ếch cho trẻ em trên toàn thế giới, đồng thời giúp trang bị cho các nước năng lực cần thiết để tự tiến hành các ca phẫu thuật này, cũng như nỗ lực giảm chứng khe hở môi - hàm ếch.

Đến nay tổ chức Phẫu thuật Nụ cười đã tiến hành phẫu thuật chỉnh hình cho hơn 100.000 trẻ em và thanh niên ở trên 30 nước.

Website: https://operationsmile.org.vn/ 


6. Làng Trẻ em SOS Việt Nam

Làng trẻ em SOS quốc tế hoạt động vì trẻ em tại 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với vai trò là một tổ chức phát triển xã hội độc lập, phi chính phủ, phi chính trị và phi tôn giáo. ​Chúng tôi bảo vệ và chăm sóc trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc không thể nhận được sự chăm sóc từ gia đình.

Làng trẻ em SOS Việt Nam được thành lập vào năm 1987. Từ 2 Làng trẻ em SOS tại hai thành phố theo hiệp định đã ký, đến nay Làng trẻ em SOS Việt Nam đã có mặt tại 17 tỉnh thành phố trong cả nước.

Website: https://sosvietnam.org/


7. Quỹ trò nghèo vùng cao

Hãy cùng chúng tôi chọn người, chọn nơi để thương, để yêu, để sẻ chia. Và đó là những em nhỏ vùng cao ngoan hiền, đang sống ở những nơi nghèo khó, giúp các em bớt chật vật hơn khi tới trường. 

Hãy cùng cảm nhận niềm vui, hạnh phúc với các em bằng những đóng góp nho nhỏ, ít thôi nhưng đều đặn. Yêu thương bao giờ cũng có đủ cho tất cả mọi người. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương mà chúng ta giữ mãi được cho mình.

Website: http://tnvc.vn/


8. Quỹ Sống

Dự án "Nhà Chống Lũ"

Tính đến hết năm 2020, Nhà Chống Lũ đã hỗ trợ thành công 795 hộ gia đình tại các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Bình, Khánh Hoà, Bến Tre, Sóc Trăng, và Hậu Giang trong việc xây dựng và cải tạo nhà an toàn.

Cùng với đó chúng tôi đã hỗ trợ 122 hộ gia đình tại Nam Trà My và Bắc Trà My, Quảng Nam trong khuôn khổ dự án “Làng Hạnh Phúc” trong quy hoạch, xây dựng nhà ở và hạ tầng an toàn.

Website: https://song.org.vn/


9. Quỹ từ thiện Bông Sen

Quỹ Từ thiện Bông Sen được thành lập theo Quyết định số: 24/QĐ-BNV ngày 5 tháng 1 năm 2018.

Quỹ Bông Sen là phiên bản mở rộng của Quỹ Từ thiện Tình Thương thành phố Hồ Chí Minh. Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc.

Website: https://quybongsen.org/


10. Ủy ban chữ thập đỏ Quốc tế (International Committee of the Red Cross)

Ủy ban chữ thập đỏ Quốc tế được thành lập năm 1863 với tiền thân là Ủy ban Quốc tế Cứu trợ những người bị thương dựa trên ý tưởng của Henry Dunant. Một năm sau, Công ước Geneva đầu tiên được các quốc gia thành viên thông qua ra đời và đến năm 1919, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế ra đời với mục tiêu bảo vệ sự sống và sức khỏe cho con người.

Hội chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23/11/1946 và đến nay tất cả tỉnh thành trong cả nước đã thành lập Hội chữ thập đỏ với mục tiêu chung là xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Website: https://www.icrc.org/en/where-we-work/asia-pacific/viet-nam


11. Quỹ từ thiện UPS

UPS Việt Nam là quỹ từ thiện hỗ trợ cho tổ chức Maison Chance và tổ chức EFD (Education for Development). 

- Trong đó, Maison Chance là tổ chức hỗ trợ cho trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và những người gặp hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật bằng việc xây dựng các nhà tình thương, tổ chức các lớp học, lớp dạy nghề và chăm sóc sức khỏe miễn phí. 

- Còn EFD lại là tổ chức Quốc tế làm việc trực tiếp với các công ty, trường học, cá nhân tại Việt Nam để mở rộng hoạt động giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên gặp hoàn cảnh khó khăn.

Website: https://sustainability.ups.com/the-ups-foundation/


12. Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Quốc tế (Foundation for International Development Relief)

Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Quốc tế (FIDR) là một tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản và được thành lập năm 1998 tại Việt Nam. Nhưng từ năm 1991, FIDR đã bắt đầu thực hiện chương trình hỗ trợ cho thành phố Đà Nẵng thông qua các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam. 

Mục tiêu của tổ chức là tập trung vào lĩnh vực phát triển khu vực, giáo dục và y tế tại Đà Nẵng, Quảng Nam, và sẽ mở rộng tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Website: http://www.fidr.or.jp/english/activity/cooperation_vietnam.html


13. Tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV)

ActionAid là tổ chức Quốc tế chống nghèo đói làm việc tại hơn 40 quốc gia với mục tiêu sát cánh cùng người nghèo để chấm dứt tình trạng đói nghèo và bất công. AAV là một bộ phận của AAI (ActionAid Quốc tế) hoạt động ở Việt Nam được 20 năm với các chương trình dài hạn tại các khu vực vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực nghèo đô thị.

Website: https://vietnam.actionaid.org








Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire