samedi 18 juillet 2020

BLOG : Sự lợi hại của "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn"


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Ngày xưa tục ngữ có câu “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” ý dạy rằng, ở mọi thời điểm đồng tiền đi trước sẽ có lợi hơn “Đồng tiền đi sau là đồng tiền dại”. Ai cũng biết rằng đồng tiền không xấu, nó xấu hay tốt phụ thuộc vào người dùng. Nó khôn hay ngu phụ thuộc vào người dùng. Đồng tiền hoàn toàn vô tri vô giác.

Nghĩ xem,
- Nhiệm vụ của giáo viên là gì? Có phải là dạy dỗ học sinh thật tốt?
- Nghĩa vụ của bác sĩ là gì? Có phải là chăm sóc bệnh nhân thật tốt?
- Nhiệm vụ của những người làm công việc hành chính là gì? Có phải là phục vụ người dân?

Những công việc đó, là nghĩa vụ của họ, họ việc họ phải làm. Họ đã được trả lương để làm điều đó rồi. Vậy tại sao ta lại phải trả cho họ thêm một khoản khác ngoài lương, chỉ để họ làm công việc đó cho chúng ta, với cùng một chất lượng,
- Tại sao lại phải thêm tiền cho giáo viên để họ dạy con mình tốt hơn, chăm con mình chu đáo hơn?
- Tại sao phải trả thêm tiền cho bác sĩ để họ chữa bệnh cho ta?
- Tại sao phải trả thêm tiền cho những người làm việc hành chính để họ làm cùng một việc chẳng tốt hơn chút nào?

Theo tôi, nếu như bộ máy chính quyền của chúng ta có thể tinh giảm thật sự để trở nên gọn gàng linh động thì chắc chắn tiền lương của những nhân viên, giáo viên trong đó sẽ được nâng lên, họ sẽ luôn dư đủ cái ăn cái mặc, không còn phải đi tìm mọi cách thu thêm khoản lợi mờ ám nào nữa. Chẳng thà cứ để cho lương của bác sĩ, cán bộ, lãnh đạo... cao hơn để họ tận tâm hơn cho đất nước, còn hơn những con số lương nhỏ bé giả tạo đến vô nghĩa khiến họ dành toàn bộ thời gian đi kiếm thêm bên ngoài như hiện nay. 

Mặt khác phải gỡ bỏ ngay các thủ tục hành chính phức tạp, không được để tình trạng một hồ sơ phải lấy chục con dấu ở chục nơi trong chục ngày như hiện nay. Điều này làm thất thoát của xã hội biết bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc, thật là lãng phí. Tại sao lại đối xử với người dân như vậy? 


Hiểu thế nào về đồng tiền đi trước?

Trong kinh doanh đồng tiền đi trước thường là đồng tiền dùng để đầu tư, khi bắt đầu khởi nghiệp chúng ta cần rất nhiều tiền, đồng tiền được các nhà đầu tư bỏ ra lúc này là họ dám chấp nhận rủi ro, khi rất nhiều người đang còn chần chừ không biết có nên đầu tư hay không thì người ta đã đầu tư xong và chờ kết quả mà mình sẽ đạt được rồi. Còn đồng tiền đi sau thường là đồng tiên góp thêm vốn, bổ sung nguồn vốn thì sẽ là một đồng tiền khôn. Nhưng nếu chúng ta phải dùng tiền để đi giải quyết những hậu quả mà các bạn gây ra thì đó là đồng tiền dại.

Cũng giống như việc bạn bỏ một số tiền nhỏ ra mua bảo hiểm y tế, khi đi viện bạn được bảo hiểm chi trả khoản tiền nằm viện. Nhưng nếu bạn không mua bảo hiểm thì bạn sẽ phải chi trả hoàn toàn số tiền đó. Nên khi bạn đặt quy chiếu một vật vô tri vô giác vào một con người là hoàn toàn sai lầm, khái niệm khôn hay ngu chỉ mang tính tương đối ở từng thời kỳ và từng thời điểm. Có những quan điểm hiện tại là dại nhưng trong tương lai nó lại trở thành một dự án kiếm ra được hàng tỉ đồng, cũng có những quan điểm được đánh giá là khôn nhưng qua thời gian nó lại trở lên nhàn chán, dại dột đối với mọi người. Việc một người quá tôn sùng đồng tiến, đội đồng tiền lên đầu mà không còn biết ai với ai là một điều vô cùng nguy hiểm.


Còn đồng tiền đi sau chắc là đồng tiền ngu?

Các công ty cho người dùng sử dụng miễn phí dịch vụ của mình như Google, YouTube, Facebook.... Vì họ đâu có thu tiền người sử dụng trước khi cung cấp dịch vụ. Như ở Việt Nam ta làm cái gì cũng xằng phẳng trắng phớ, tiền trao cháo múc, bất kì một cái gì cũng đè cổ ra lấy tiền trước. 


Nên sử dụng đồng tiền đúng cách trong giai đoạn Covid-19

Hàng triệu người đang phải tạm dừng công việc và ở nhà vì khủng hoảng đại dịch Covid-19. Các chuyên gia dự đoán rằng tình trạng này có thể kéo dài trong vài tháng, hoặc tệ hơn là năm. Đây là một cơ hội tốt để bạn nhìn lại tình hình tài chính của mình, lên danh sách những việc cần làm để thay đổi bản thân và thực hành những kế hoạch cải thiện tài chính mà bạn đã trì hoãn lâu nay.

Có tới gần 40% số người được hỏi chưa bao giờ chi tiêu theo một kế hoạch cụ thể. Nếu bạn là một trong số những người như vậy và luôn tự hỏi không biết tiền của mình trôi đi đâu, đây là lúc thích hợp nhất để bắt tay vào lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể

Đây là phương pháp 50/30/20 đơn giản nhất để lập kế hoạch chi tiêu, trong đó bạn chia thu nhập của mình 50% cho các nhu cầu sống cơ bản, 30% cho các khoản chi giải trí và hưởng thụ, còn 20% cho tiết kiệm và đầu tư.

Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu các sản phẩm bảo hiểm phù hợpchọn người thụ hưởng là những người bạn muốn chăm sóc, trong trường hợp bạn gặp bất trắc về sức khỏe hay có khó khăn về tài chính. Bạn có thể sẽ muốn ủy thác quyền quản lí tài sản cho một người đáng tin cậy, phòng khi bạn cần có người chăm sóc bản thân.

Cũng tùy từng hoàn cảnh mà đồng tiền đi trước sẽ đem lại lợi ích cao hơn so với đồng tiền đi sau, chỉ cần chúng ta biết nắm bắt cơ hội và sử dụng tiền một cách đúng cách thì dù đi trước hay đi sau nó cũng sẽ mang lại cho bạn những thành công nhất định.

Trong cuộc sống chúng ta nên để con cái biết được kiếm ra tiền vất vả như thế nào để đến khi chúng sử dụng những đồng tiền mình tự làm ra, chúng mới biết quý trọng nó.














Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire