mercredi 29 juillet 2020

BLOG : Covid-19 - Đà Nẵng "nội bất xuất, ngoại bất nhập" trong vòng 15 ngày


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Cảnh sát và dân quân tự vệ được huy động để đảm bảo "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Theo Reuters, sau khi phát hiện 14 trường hợp nhiễm virus corona trong vòng 3 ngày tại thành phố Đà Nẵng, chính quyền Việt Nam đã quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa hoàn toàn thành phố du lịch miền trung này.

Bắt đầu từ hôm nay, 28/07/2020, bộ Giao Thông thông báo ngừng toàn bộ các chuyến bay, các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ đi và đến Đà nẵng trong vòng 15 ngày. Thành phố Đà nẵng và các vùng phụ cận từ hôm nay trở lại với các biện pháp giãn cách phòng dịch gần như đã áp dụng tại Việt Nam hồi tháng 3 vừa qua. Hiện tại ngành hàng không chỉ dành ưu tiên một số chuyến bay để giải tỏa du khách ra khỏi thành phố sau khi có lệnh giãn cách xã hội.

Ngoài ra các tỉnh thành khác của Việt Nam cũng đang được đặt trong tình trạng báo động, do Covid-19 có thể lan ra từ những khách từ Đà Nẵng trở về.


BÌNH LUẬN

Trở lại với dịch Covid-19, thế giới chỉ có thể thắng trận hoàn toàn cho đến khi các nhà khoa học tìm ra vắc xin đặc trị.

Từ nay đến ngày đó, toàn thể nhân loại không có cách nào khác ngoài việc đối đầu chống chọi với dịch một cách quyết liệt nhất.

Với Việt Nam, như vậy là một lần nữa đất nước ta lại “bước vào cuộc chiến mới” với một kẻ thù không mới nhưng đã được “nâng cấp” lên rất nhiều.

Song, với sự quyết liệt của Chính phủ, sự ủng hộ của nhân dân cộng với kinh nghiệm và tài năng của các nhà y khoa Việt Nam, hi vọng rằng chúng ta lại thêm một lần chiến thắng.

CSGT phát hiện nhóm năm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, đang di chuyển trên chiếc ô tô do một tài xế trú tại Khánh Hòa điều khiển.

Muốn vậy, xin một lần nữa nhắc lại, cần xử lý nghiêm khắc nhất những kẻ vượt biên, tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép bởi đây có thể chính là nguồn gây tái phát dịch lần này?

Đây thực sự là một vấn đề đáng báo động vì đó là nguy cơ lây nhiễm cao nếu như trong số những người nước ngoài trên, có những người nhiễm SARs-CoV-2 mà không được kiểm soát, họ thường xuyên di chuyển ở nơi công cộng và trên phạm vi rộng. Nhất là nhiều người trong số này lại đến từ vùng vẫn đang có dịch Covid-19 hoành hành, bùng phát trở lại ở Trung Quốc.

Về phía người dân, trong thời gian qua, không phải không có những dấu hiệu cho thấy nhiều người cũng đã chủ quan do đã hơn 3 tháng không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, rất nhiều người đã không còn đeo khẩu trang, thực hiện biện pháp phòng dịch ở nơi công cộng (xịt cồn rửa tay)...

Những trường hợp lây nhiễm mới trong cộng đồng vừa qua tại Đà Nẵng cũng rất có thể có phần là do họ không thực hiện các biện pháp phòng dịch cần thiết như Bộ Y tế khuyến cáo.


Tuy nhiên, nhìn về phía cơ quan quản lý, việc để tới 52 người nước ngoài tại Đà Nẵng21 người tại Quảng Nam nhập cảnh trái phép thực sự là một lỗ hổng về quản lý đòi hỏi cần gia tăng các biện pháp để thắt chặt quản lý.

Đối với những đối tượng không chấp hành qui định như không thực hiện giãn cách hay bỏ trốn khỏi nơi cách ly… cần phải xử lý nghiêm khắc.



Đường dây đưa 40 người Trung Quốc vào Việt Nam
https://vnexpress.net/duong-day-dua-40-nguoi-trung-quoc-vao-viet-nam-4139049.html











mardi 28 juillet 2020

THẾ GIỚI : Di dời sản xuất của các công ty quốc tế khỏi Trung Quốc


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp nối làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư và di dời cơ sở sản xuất trước nỗi lo thương chiến Mỹ - Trung trong năm 2018 và 2019, mở đầu năm 2020, các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp nhiều nước tiếp tục rút khỏi Trung Quốc trước những lo ngại và thiệt hại từ đại dịch Covid-19.

Dịch bệnh vừa qua đã bộc lộ rõ những yếu kém của chuỗi cung ứng toàn cầu, khi nhiều nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào công xưởng sản xuất lớn nhất là Trung Quốc. Sự tập trung đến mức lệ thuộc trong hơn hai thập niên qua đã khiến nhiều quốc gia phải giật mình nhìn lại khi đại dịch Covid-19 xảy ra, dù Trung Quốc chỉ mới phong tỏa một thành phố là Vũ Hán nhưng đã khiến không ít tập đoàn nước ngoài lao đao do chuỗi cung ứng bị rối loạn.


Rời Trung Quốc đến nơi khác

Nhận thấy thực trạng trên cũng như để đối phó với những cú sốc tương tự trong tương lai, doanh nghiệp nhiều nước đã tìm cách rút ra khỏi Trung Quốc. Đơn cử như Chính phủ Nhật Bản mới đây cho biết sẽ hỗ trợ 23,5 tỷ yên, tương đương 220 triệu USD để khuyến khích doanh nghiệp chuyển hoạt động sang các quốc gia Đông Nam Á, cũng như hỗ trợ tài chính cho các công ty Nhật Bản chuyển địa điểm sản xuất ở nước ngoài về nước.

Xưởng sản xuất của liên doanh ôtô Honda Đông Phong giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - Ảnh: AFP

Các công ty cũng có thể nhận được trợ cấp khi mở thêm nhà máy hoặc thúc đẩy công suất hiện có ở Nhật Bản, nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước các mặt hàng hiện phải nhập khẩu nhiều từ những khu vực nhất định. Sáng kiến này được đưa ra sau khi nhiều hãng sản xuất ô tô và các nhà chế tạo khác của Nhật Bản bị thiếu hụt phụ tùng sản xuất ở Trung Quốc, sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019 ở thành phố Vũ Hán.

Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) - ông Phil Hogan hôm 21/4/2020 tuyên bố EU sẽ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc sau khi Covid-19 qua đi. Giai đoạn dịch bệnh bùng phát vừa qua đã phơi bày nhiều vấn đề liên quan đến sự phụ thuộc vào Trung Quốc, chẳng hạn thiết bị y tế, khi nhiều sản phẩm nhập từ Trung Quốc vào các nước châu Âu cho thấy kém chất lượng.

Trong khi đó, nếu như vào năm ngoái, nhiều công ty Mỹ đã thuyết phục các đối tác ở Trung Quốc di dời nhà máy sản xuất đến Đông Nam Á, hoặc rút hẳn hệ thống sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế trừng phạt của chính quyền Tổng thống Donald Trump, cũng như nhằm sắp xếp lại chuỗi cung ứng, thì trong đầu năm nay, hàng loạt công ty Mỹ tìm cách rút khỏi Trung Quốc và tìm cách đa dạng hóa nguồn cung, nhằm giảm thiểu rủi ro thay vì dựa hoàn toàn vào Trung Quốc để rồi lĩnh hậu quả, như những gì đã xảy ra trong đại dịch Covid-19.


Một báo cáo mới đây của hãng tư vấn sản xuất toàn cầu Kearney cho biết, đã có khoảng 31 tỷ USD hàng nhập khẩu vào Mỹ đã dịch chuyển từ nguồn Trung Quốc đến các nền kinh tế châu Á khác, bao gồm Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Pakistan. Nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng dịch chuyển dây chuyền sản xuất tới Mexico.

Các nguồn tin tiết lộ Apple đang dịch chuyển chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc - Ảnh: NIKKEI

Việc hãng sản xuất điện thoại Apple trong những tháng qua liên tiếp đăng tin tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam, cho thấy dấu hiệu tập đoàn này muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Trước đó một sản phẩm của Apple là AirPods đã có kế hoạch sản xuất tại Việt Nam từ cuối năm 2019. Sau đó vào tháng 1/2020, Pegatron - một trong những đối tác chiến lược của Apple chuyên lắp ráp iPhone, iPad, MacBook được cho là sẽ mở nhà máy tại Việt NamIndonesia vào cuối năm 2020.


Trung Quốc trấn áp để bóc lột người Duy Ngô Nhĩ

Vẫn là hoạt động kinh tế ở Trung Quốc nhưng liên quan đến vấn đề nhân quyền đang được báo chí quan tâm là tình trạng ngược đãi với sắc tộc theo Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ.

Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (XINJIANG)

Nhật báo Libération có bài phóng sự : « Người Duy Ngô Nhĩ, lao động cưỡng bức cho các nhãn hiệu ». Tờ báo nêu thực trạng chế độ Bắc Kinh khai thác nguồn lực tài nguyên ở tỉnh Tân Cương bằng lao động cưỡng bức sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ qua chương trình « cải tạo ». Việc này có dính dáng đến hàng chục công ty đa quốc gia. Họ đã vô tình tiếp tay cho việc làm đó của chính quyền Trung Quốc.

Theo Libération, những tháng qua, nhiều điều tra được công bố ở các nước phương Tây đã phơi bày tình trạng Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức là những người Duy Ngô Nhĩ trong các lĩnh vực nông nghiệp cũng như công nghiệpTân Cương. Mới đây, 180 tổ chức phi chính phủ ở 36 nước đã ra lời kêu gọi chấm dứt việc làm này.

Từ ba năm nay, 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị chính quyền Bắc Kinh thực thi chính sách hà hiếp để phục vụ mục đích chính trị và kinh tế. Theo nhật báo Pháp, đó là các vụ bắt giữ ồ ạt, chia rẽ gia đình, cưỡng chế tịch thu đất đai nhà cửa, triệt sản, xóa bỏ ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo và cả lao động cưỡng bức ở bên trong cũng như bên ngoài các trại cải tạo tập trung

Là một tỉnh lớn, rộng gấp 3 lần nước Pháp, có biên giới với 8 quốc gia, Tân Cương nằm ở vị trí đắc địa trong dự án Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc. Việc khống chế người dân ở vùng này cho phép chế độ Bắc Kinh khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng đất như dầu mỏ, khí đốt, đất hiếm, hay cả năng lượng mặt trời. Đặt các nhà máy ở ngã tư trục đường thương mại Trung Á sẽ mang lại nguồn lợi lớn.

Trong một báo cáo mang tiêu đề «  Người Duy Ngô Nhĩ để bán » công bố tháng 3/2020, trung tâm tham vấn Úc ASPI (Australian Strategic Policy Institute) khẳng định « ít nhất có  83 nhãn mác sản phẩm tầm quốc tế đã sử dụng nguồn nhân lực cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ trong dây chuyền sản xuất.» Các tập đoàn tên tuổi như Amazon, Apple, Bombardier, BMW, Jaguar, Nokia, Zarahàng chục tập đoàn khác trong thương mại thế giới ít nhiều đều có liên quan.


Cơ hội cho Việt Nam 

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn cũng đem lại cơ hội mới cho nhiều quốc gia. Dù có những lợi thế nhất định, Việt Nam vẫn chỉ là một trong những tay đua trong cuộc chạy đua thu hút đầu tư ngoại.

Gần như chắc chắn một số sẽ rời khỏi Trung Quốc nhưng cũng chỉ ở mức giới hạn vì Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các quốc gia khác. Câu hỏi lớn nhất đối với Việt Nam là làm sao xây dựng được năng lực hiệu quả để thu hút những chuyển dịch đó của chuỗi cung ứng” - ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán của Mỹ và hiện đang làm việc tại Quỹ Hinrich Foundation.

Theo ông Olson, để tối ưu hóa cơ hội trước mắt, Việt Nam cần cải thiện hạ tầng công nghệ cũng như kỹ năng của lực lượng lao động. Ông cho rằng sự chuyển dịch chuỗi sản xuất sẽ đem lại nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đáng kể cho Việt Nam.

FDI mang lại cả những “tác dụng phụ” có lợi đối với doanh nghiệp nội. Tuy nhiên, Việt Nam cần đảm bảo FDI được sử dụng một cách bền vững. Điều đó có nghĩa là FDI không nên chỉ phục vụ mục đích tạo ra tăng trưởng kinh tế cân bằng, mà còn phải củng cố được nguồn vốn xã hội và hỗ trợ việc quản lý môi trường” - ông Olson lưu ý.

Theo GS Julien Chaisse (tại Trường luật thuộc Đại học Hong Kong, một chuyên gia về vấn đề thương mại), bên cạnh việc lôi kéo đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cần chăm chút cho cả sự phát triển của nền công nghiệp nội địa. Ông cho rằng đây là điều rất quan trọng vì phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư ngoại là cách làm không bền vững.

Ông Chaisse cũng cho rằng Việt Nam nên nỗ lực thu hút những doanh nghiệp công nghệ tiên tiến như Google Microsoft, đồng thời tận dụng tất cả lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký trong những năm qua, bao gồm Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).


BÌNH LUẬN

Trận đại dịch virus corona bùng lên từ Trung Quốc rồi lan ra khắp thế giới đã làm lộ rõ sự lệ thuộc của các hoạt động kinh tế thế giới, nhất là của các nước phát triển, vào « công xưởng thế giới » Trung Quốc.

Giờ đây nhiều nước đã ý thức được là phải thu xếp di dời sản xuất khỏi Trung Quốc hoặc hồi hương các hoạt động sản xuất chiến lược. Vấn đề đang trở nên cấp bách, ít ra là để đa dạng hóa nguồn cung ứng, tạo thế chủ động để đề phòng một cú sốc kinh tế mới. 


Ảnh minh họa : Quân đội Trung Quốc luyện tập tại căn cứ Bayingol, vùng tự trị Tân Cương. Ảnh tư liệu 21/01/2016. REUTERS - China Stringer Network

Khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị nhốt trong các « trung tâm dạy nghề » mọc lên như nấm ở Tân Cương trong thời gian nhanh đến chóng mặt từ năm 2013. Mức tăng dân số ở Tân Cương đã giảm 84% từ năm 2015 đến 2018 vì chính sách cưỡng ép triệt sản… Tộc người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo đang bị Hán hóa, thậm chí bị « diệt chủng » theo một số cáo buộc gần đây.



Trấn áp người Duy Ngô Nhĩ : Trung Quốc ngang nhiên vì không sợ bị xét xử
https://www.youtube.com/watch?v=2utoaLjbSHk

Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc ngừng trấn áp người Duy Ngô Nhĩ (VOA)
https://www.youtube.com/watch?v=-eyCM0Q8XPE







lundi 27 juillet 2020

SỨC KHOẺ : Ăn loại chuối nào tốt nhất?


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Tài liệu này mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến từ bác sĩ.




Người thì thích những quả chuối vàng ươm ngọt ngào. Người khác lại thích ăn chuối vừa chín tới còn hườm xanh. Nhưng nhiều người lại không thích những đốm thâm kim trên chuối. Vậy thì, ai chọn đúng?

Chuối càng chín, không chỉ mùi vị, kết cấu và màu sắc, mà đặc biệt, hàm lượng dinh dưỡng của nó cũng thay đổi.

Sau đây, bạn sẽ biết chuối hườm xanhchuối chín vàng khác nhau điều gì và lý do bạn sẽ hối hận nếu vứt bỏ những quả chuối thâm kim xấu xí,.

Hãy chọn quả chuối phù hợp nhất với bạn
SHUTTERSTOCK

1. Chuối hườm xanh

Chuối vừa chín tới chứa đầy tinh bột, nhưng là loại tinh bột kháng. Loại tinh bột này làm tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột, giúp giảm viêm và tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất, giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường.

Nếu bạn muốn kiểm soát tốt mức đường huyết, hãy chọn chuối còn hườm xanh. Cơ thể sẽ phá vỡ tinh bột trong chuối xanh thành đường. Bằng cách này, chuối xanh sẽ làm tăng lượng đường trong máu từ từ.

Tuy nhiên, chuối xanh ít ngọtdễ gây trướng bụng, đầy hơi.


2. Chuối vàng

Chuối chín vừa thường chứa ít tinh bột nhưng có nhiều đường.

Dù có chỉ số đường huyết cao hơn chuối xanh, chuối vàng dễ tiêu hóa hơn và cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh hơn.

Tuy chuối càng chín, vi chất dinh dưỡng càng giảm bớt. Nhưng bù lại, chuối càng chín càng có nhiều chất chống ô xy hóa mà hệ miễn dịch rất cần, theo Spoon University.

Hãy cất chuối chín trong tủ lạnh để tránh mất vi chất dinh dưỡng.


3. Chuối thâm kim

Chuối càng thâm kim nhiều thì lượng tinh bột chuyển đổi thành đường càng nhiều.

Nhưng chớ coi thường những đốm thâm kim này, chúng như những tên lửa thúc đẩy hệ thống miễn dịch.

Loại chuối này giàu chất chống ô xy hóa đến nỗi có khả năng phòng chống ung thư, theo Spoon University.

Nghiên cứu của 2 nhà khoa học Nhật bản, Haruyo IwasawaMasatoshi Yamazaki, đã phát hiện, chính các đốm thâm kim xấu xí này lại có siêu công lực, sản sinh ra các chất gọi là yếu tố hoại tử khối u - có chức năng tiêu diệt tế bào bất thường như tế bào khối u, tăng số lượng tế bào bạch cầu trong máu, ngăn ngừa và phòng chống ung thư.

Tuy nhiên, kết quả này còn gây nhiều tranh cãi.


4. Chuối chín rục màu vàng nâu?

Trong những quả chuối chín rục này, tinh bột đã phân hủy thành đường, các sắc tố cũng đã chuyển sang dạng khác. Chính nhờ sự phân hủy các sắc tố này, mà mức độ chống ô xy hóa càng tăng lên khi chuối càng già.

Vì vậy, chuối chín rục màu vàng nâu có sức mạnh chống ô xy hóa thần kỳ, bạn đừng vội vứt bỏ!


Vậy thì, nên ăn chuối nào? 

Câu trả lời phụ thuộc vào mục đích của bạn.

- Nếu bạn muốn ăn nhẹ, ít đường và nhanh no, hãy chọn chuối xanh.

- Nếu muốn dễ tiêu và tăng cường sức khỏe, chống ung thư, đừng chê chuối chínchuối thâm kim.

- Cuối cùng, chuối chín rục chuyển màu vàng nâu dành cho người thật hảo ngọt và muốn chống đỡ cảm cúm.


Nguồnhttps://thanhnien.vn/suc-khoe/chuoi-con-xanh-vua-chin-hay-chin-ruc-chuoi-nao-tot-nhat-1256476.html












vendredi 24 juillet 2020

THẾ GIỚI : Những nước dự trữ vàng lớn nhất thế giới


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Mỹ hiện nắm hơn 8.100 tấn vàng, gần bằng 3 quốc gia xếp sau là Đức, Italy và Pháp cộng lại, theo số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới.

Theo báo cáo của Hiệp hội Vàng Thế giới (WGC), tính đến tháng 7/2020, các nước dự trữ khoảng 34.900 tấn vàng. Số vàng này được dùng để ổn định nội tệ trước nguy cơ lạm phát phi mã, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng lớn như hiện tại. Dù vậy, có rất ít quốc gia có khối lượng vàng dự trữ lớn. Trên thực tế, khoảng 80% vàng dự trữ trên thế giới hiện do ngân hàng trung ương và bộ tài chính 25 quốc gia nắm giữ.

Dưới đây là 10 quốc gia có dự trữ vàng lớn nhất thế giới:

1. Mỹ

Dự trữ vàng chính thức: 8.133,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 78,9%

Lượng vàng dự trữ của Mỹ gần bằng 3 quốc gia đứng sau cộng lại. Họ cũng là nước có tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối cao nhất thế giới. Khoảng nửa số này hiện được cất giữ tại kho vàng Fort Knox.


2. Đức

Dự trữ vàng chính thức: 3.363,6 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 75,2%

Giai đoạn 2012 - 2017, Đức đã cho hồi hương lượng vàng dự trữ khổng lồ, khoảng gần 700 tấn, từ Paris New York về Frankfurt.


3. Italy

Dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 70,8%

Số vàng này hiện cất giữ trong các hầm tại Rome, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh. Dù gặp khó khăn tài chính, chính phủ Italy chưa có ý định bán vàng dự trữ.


4. Pháp

Dự trữ vàng chính thức: 2.436 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 65%

Phần lớn số vàng này được Pháp mua trong thập niên 50 và 60. Chúng được giữ trong các hầm vàng của Ngân hàng trung ương Pháp. Vài năm qua, cơ quan này gần như không bán vàng.


5. Nga

Dự trữ vàng chính thức: 2.299,2 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 22,6%

7 năm qua, Ngân hàng trung ương Nga mua vào lượng vàng rất lớn. Chỉ riêng năm 2017, họ mua hơn 200 tấn vàng để tránh phụ thuộc vào đôla Mỹ, do quan hệ Nga - phương Tây xấu đi sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.


6. Trung Quốc

Dự trữ vàng chính thức: 1.948,3 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,4%

Trung Quốc hiện là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, đóng góp 12% tổng sản lượng khai thác toàn cầu. Họ cũng là quốc gia tiêu thụ lớn nhất, do nhu cầu từ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.


7. Thụy Sĩ

Dự trữ vàng chính thức: 1.040 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 6,5%

Dù đứng thứ 7 về tổng dự trữ, Thụy Sĩ lại là nước có dự trữ vàng bình quân đầu người lớn nhất thế giới. Họ giao dịch vàng chủ yếu với Hong Kong và Trung Quốc.


8. Nhật Bản

Dự trữ vàng chính thức: 765,2 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,1%

Ngân hàng trung ương Nhật Bản là một trong những cơ quan tích cực nới lỏng tiền tệ nhất vài năm gần đây. Năm 2016, cơ quan này đã hạ lãi suất xuống dưới 0%, kéo nhu cầu vàng lên cao.


9. Ấn Độ

Dự trữ vàng chính thức: 654,9 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 7,5%

Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng lớn nhì thế giới. Phần lớn số vàng họ cần đều phải nhập khẩu. Các lễ hội và mùa cưới nước này luôn là thời điểm kinh doanh béo bở của các công ty vàng.


10. Hà Lan

Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 70,9%

Năm 2014, Hà Lan cho hồi hương 20% vàng dự trữ từ các hầm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại New York. Năm ngoái, Ngân hàng trung ương Hà Lan gọi vàng là "mỏ neo của niềm tin" và "công cụ tiết kiệm hoàn hảo" cho hệ thống tài chính phòng trường hợp kinh tế đi xuống.




BLOG : 'Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Ảnh minh họa từ Internet.

Ngạn ngữ có câu: “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” để nhắc nhau phải thận trọng trong phát ngôn.

Lời nhắc nhở khuyên răn nầy là cả một kinh nghiệm trong việc giao tiếp xử thế của người xưa. Bởi người xưa rất am hiểu và rất sợ cái lưỡi không xương của con người. Chính vì nó không xương nên nó mới có nhiều đường lắt léo. Nó muốn uốn như thế nào cũng được. Nó uốn xuôi cũng được mà uốn ngược cũng hay. 

Khi có cảm tình với ai, thì nó uốn theo ý muốn của người đó. Có khi vì muốn được quyền lợi riêng tư nào đó, thì nó uốn cong theo kiểu ton hót nịnh bợ. Người đó muốn thứ gì nó cũng uốn chiều theo được hết. Mục đích nó uốn là để lấy lòng thủ lợi. Dù cho người đó xử sự hành động trăm lần sai trái, nó cũng uốn cong ca ngợi người đó cái gì cũng tốt đẹp hết. Đó là nó uốn theo chiều gió để được hưởng chút lợi lộc. Nó uốn miễn sao được vinh thân phì gia thì thôi. Nó không cần biết đến phẩm cách thể diện giá trị làm người chi cả. Đây là nó uốn theo chiều hạ đẳng để được lợi lộc ấm thân.

Ngược lại, khi mà nó ghét ai, thì nó uốn theo kiểu trù rủa, đâm thọc, nói xấu, đặt điều thêm thắt, mắng nhiếc, nhục mạ. Nghĩa là bằng mọi cách nó phải dìm hại người đó cho đến chết mới thôi. Đó là nó uốn theo chiều gian xảo quỷ quyệt rất là độc ác. Đại khái nó uốn theo cách đường mật cũng được hay nó uốn theo cách cay đắng như ớt như bồ hòn cũng xong. 

Ảnh minh họa từ Internet.

Chính vì không muốn cho lưỡi uốn một cách vô ý thức và gây ra nhiều tội ác như thế, nên người xưa mới khuyên răn người ta trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần. Lời dạy nầy là hàm chứa một ẩn ý mang tính chất ngụ ngôn. Nghĩa là cái ý hay đẹp nó ẩn trong lời nói. Thật ra, không có ai phải uốn cái lưỡi bảy lần rồi mới nói. Nếu hiểu theo nghĩa đen như thế, thì thử hỏi làm sao chúng ta giải thích được. Đâu có ai điên khùng gì đến độ trước khi nói phải uốn cong cái lưỡi lên xuống qua lại bảy lần rồi mới nói. 

Nói tóm lại, nói uốn lưỡi bảy lần, đó là cách nói ẩn ý ngụ ngôn mà người xưa đã khuyến nhắc chúng ta phải hết sức cẩn trọng giữ gìn ở nơi lời nói. Vì: 
- “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. 
- “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. 

Một lời nói hưng nhà lợi nước, cũng một lời nói mà nước mất nhà tan. Một lời nói tán thân mất mạng và một lời nói cứu muôn vạn sanh linh. Ta nên dùng lời ái ngữ chân thật trong khi giao tiếp với mọi người. 


Những phát ngôn… để đời

Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII diễn ra chiều 17/11/2014, Bộ trưởng Bộ Công thương lúc đó là ông Vũ Huy Hoàng đã trả lời rằng: “Công tác đấu tranh của riêng Quản lý thị trường đã cố gắng nhưng phương tiện công cụ vừa yếu, vừa thiếu. Một câu chuyện có thật là, ở nhiều nơi thanh kiểm tra, anh em cán bộ phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón!”.

Còn ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) lại có vẻ rất lạc quan: “So với mấy triệu tấn nông sản nhập từ nước ngoài vào thì con số 300 tấn hoa quả Trung Quốc nhiễm độc vẫn còn thấp”. “Mức này là cực kỳ an toàn và người tiêu dùng đã sử dụng số hoa quả bị phát hiện nhiễm độc vẫn đang còn rất an toàn”, ông Cục trưởng khẳng định chắc như đinh đóng cột!

Còn nhớ hồi đương chức, ông Giàng Seo Phử từng nói câu bất hủ: “Bán vé số tôi cho là có thu nhập cao, đóng góp cho ngân sách nhà nước rất cao” dù biết rằng số tiền họ kiếm được chỉ “đủ trang trải cho một ngày ăn…”.

Kỉ lục của ông Sử sau đó bị xô ngã bởi ông Hồ Kinh Kha – Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang. Ông này đã khám phá ra một sự thật động trời: “người tàn tật, đi bán vé số bằng xe lăn có thể bán mỗi ngày 3.000 tờ”, với huê hồng 1.100đ/tờ thì thu nhập mỗi tháng xấp xỉ 100 triệu

Không chịu kém cạnh đồng liêu, ông Nguyễn Mạnh Tiến (Tây Ninh), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của QH khẳng định: “Người bán trà đá tại Việt Nam là có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trên thế giới, 5.000-7.000% nhưng lại không đóng đồng nào cho ngân sách”.

Những phát ngôn gây sốc nói trên là hệ quả của lối làm việc quan liêu, xa rời thực tế, đặc biệt là xa rời nhân dân. Nó cũng cho thấy sự bất cập trong năng lực quản lý chuyên môn của một số cán bộ lãnh đạo. Giá như các vị chịu khó đi sâu đi sát lĩnh vực mình phụ trách, giá như các vị gần gũi với dân hơn để hiểu rõ dân tình thì chắc chắn sẽ không có những lời nói quan cách, những phát biểu vô cảm, những đề xuất khôi hài, những áp đặt phi lý.


Bằng cấp, học vị liệu có tương xứng với tri thức và văn hóa ứng xử?

Theo dõi những phát biểu gây sốc của các quan chức trong thời gian qua thì thấy, họ đều là những người không chỉ có vị thế cao trong xã hội mà còn được đào tạo rất bài bản. Danh xưng của họ vang lên hào sảng trước công chúng với một lô chức vụ oai phong đi liền với những học hàm, học vị, nào là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ,… khiến cho ai nghe thấy cũng phải nể phục.

Tiến Sỹ Đàm Thị Hệ -Trưởng phòng TNMT Xưng Mày Tao Quát Nạt Dân

Đầu năm 2019, dư luận từng dậy sóng chuyện bà Đàm Thị Hệ, Tiến sĩ, Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) xuất hiện trong một clip đăng tải trên mạng xã hội YouTube.

Và đây, chuyện nóng bỏng nhất vừa diễn ra. Tại kỳ họp thứ 15 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, nữ đại biểu Phan Thị Hồng Xuân, Phó giáo sư - Tiến sĩ, đã có những phát biểu tạo sóng dư luận.

- Bàn về chuyện chống ngập cho thành phố, bà Xuân đề xuất sáng kiến dùng lu chống ngập.

- Bàn về chuyện xả rác bừa bãi xuống kênh rạch, nơi công cộng, bà Xuân đề nghị trục xuất người nhập cư vì tội xả rác: “TPHCM có thể yêu cầu họ trở về nơi cư trú cũ, vì Anh ơi đô thành ở đây em sống không quen”.

Trao đổi với phóng viên trước phản ứng của dư luận sau đề xuất dùng lu chống ngập, bà Xuân tỏ thái độ mong muốn xử lý những ai đã “ném gạch đá” bà: “Tôi hy vọng luật an ninh mạng sẽ sớm được triển khai để xử lý những đối tượng này, bảo vệ những người tâm huyết, có nguyện vọng muốn xây dựng thành phố, đất nước”.


Tại sao bà Xuân phải hứng “gạch đá” của dư luận vì những phát biểu gây sốc của mình?

Trước hết, không ai xem đề xuất dùng lu chống ngập của nữ PGS.TS là sáng kiến hay ý tưởng sáng tạo cả vì nó phi lý, phi thực tế. Hơn nữa đây lại là đề xuất của một Trưởng khoa đô thị học, người chắc chắn phải nắm rất vững kiến thức về đô thị thời công nghệ 4.0. Một cái lu thì chứa được bao nhiêu nước? TP. HCM nhà cửa chật chội, diện tích nhà phần lớn chỉ khoảng trên dưới 50 m2. Lu không thể đặt trên mái nhà hay sân thượng được vì nước không chảy ngược, lu không thể đặt trước nhà vì sẽ lấn chiếm lòng đường hè phố, cản trở giao thông. Giá như bà Trưởng khoa đô thị học cẩn trọng một tí rằng, kế thừa truyền thống dùng lu chứa nước của ông cha, kết hợp với kinh nghiệm của nước ngoài như Nhật Bản đề xuất nên chăng thành phố đầu tư xây dựng hệ thống đường hầm và bể chứa nước đủ lớn để giảm thiểu lượng nước gây ngập mỗi khi mưa xuống, thì có lẽ dư luận sẽ… nhiệt liệt hoan nghênh.

Về đề nghị trục xuất người nhập cư vì tội xả rác, luật sư Trần Thu Nam,Trưởng văn phòng luật sư Tín Việt, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, đó là đề xuất vi hiến. “Không có quy định cứ xả rác là bị trục xuất khỏi thành phố. Như vậy là xâm phạm quyền con người và vi Hiến”. Còn việc trích dẫn câu hát không đúng chỗ của bà, theo luật sư Nam là “vay mượn trình diễn kệch cỡm. Bài hát, lời thơ nói về tình yêu, tình cảm trai gái chứ không nói về việc xả rác. Trích dẫn lời thơ này có ý miệt thị người tỉnh lẻ, nông thôn đến thành phố. Đây là hành vi không thể chấp nhận đươc về văn hoá, ứng xử”.

Chuyện phát ngôn của nữ đại biểu, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân cũng như của nữ TS. Trưởng phòng Đàm Thị Hệ là bài học nhớ đời không chỉ riêng người trong cuộc mà còn cho mọi người về hành vi ứng xử, giao tiếp hằng ngày.

Để có được lời nói chuẩn mực, có sức thuyết phục, việc phải “lựa lời mà nói”  hay “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” là điều mà ai cũng phải nghĩ tới nếu không muốn dư luận chê cười hay chuốc vạ vào thân.











lundi 20 juillet 2020

THẾ GIỚI : Các doanh nghiệp 'Nhật Bản' sẽ rút khỏi 'Trung Quốc'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Chính phủ Nhật Bản sẽ chi tiền cho các doanh nghiệp của nước này chuyển nhà máy ở Trung Quốc về nước hoặc nước nào đó ở Đông Nam Á trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. 

Bloomberg ngày 17/07/2020 dẫn thông tin từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vừa công bố danh sách 87 công ty, tập đoàn sẽ được nhận trợ cấp để di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Trong đợt đầu tiên này, Tokyo sẽ chi tổng cộng 70 tỷ yen (653 triệu USD) để hỗ trợ cho 57 doanh nghiệp di chuyển sản xuất từ Trung Quốc về Nhật Bản và 30 doanh nghiệp di chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.

Chính phủ Nhật Bản sẽ chi trả tổng cộng 70 tỷ Yên trong đợt khuyến khích dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc này. (Nguồn: Reuters)

Theo tờ Nikkei Asia Review, trong số 30 doanh nghiệp hướng đến Đông Nam Á,
- hãng chế tạo ổ cứng Hoya sang Việt NamLào,
- tập đoàn công nghiệp cao su Sumitomo Rubber Industries sản xuất găng tay cao su nitrile ở Malaysia,
- công ty hóa chất Shin-Etsu Chemical sẽ di chuyển cơ sở sản xuất nam châm đất hiếm sang Việt Nam.

Trong số 57 doanh nghiệp chuyển sang Nhật Bản có
- hãng chế tạo đồ gia dụng Iris Ohyama. Iris Ohyama đang sử dụng vải không dệt và các nguyên liệu khác của các công ty Trung Quốc để sản xuất khẩu trang tại các nhà máy ở thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, và thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Với tiền trợ cấp của Chính phủ, Iris Ohyama sẽ sản xuất khẩu trang tại nhà máy Kakuda ở tỉnh Miyagi, sử dụng nguyên vật liệu của các nhà cung ứng địa phương.

Các doanh nghiệp cũng nhận trợ cấp đợt này gồm hãng sản xuất các sản phẩm vệ sinh Saraya, một số nhà chế tạo phụ tùng ô tô, máy bay, phân bón, dược phẩmgiấy như Sharp, Shionogi, Terumo và Kaneka.

Trước đó, trong ngân sách bổ sung thứ 1 cho tài khóa 2020, Chính phủ Nhật Bản đã dự chi 220 tỷ yen (khoảng hơn 2 tỷ USD) cho một chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nước này đa dạng hóa cơ sở sản xuất, trong đó 196,5 tỷ yen (1,8 tỷ USD) để hỗ trợ di chuyển sản xuất từ Trung Quốc về Nhật Bản và 23,5 tỷ yen (210 triệu USD) để hỗ trợ di chuyển sang Đông Nam Á.


BÌNH LUẬN

Đây là một phần trong chiến lược mới của chính phủ Nhật Bản nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của nước này vào nước láng giềng Đông Bắc Á và xây dựng các chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu tốt hơn với các nhân tố bất lợi từ bên ngoài.

Ông Trump (trái) và ông Abe (giữa) dường như đang đi cùng nhau trên một con đường là kêu gọi các doanh nghiệp của họ rời khỏi Trung Quốc, một nỗi đau cho ông Tập Cận Bình (phải). Ảnh Kyodo

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đầu tư đáng kể vào Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã xấu đi rõ rệt sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Chính phủ của Thủ tướng Abe Shinzo trong những năm qua đã cố cải thiện quan hệ song phương với Trung Quốc song bất thành do căng thẳng về vấn đề tranh chấp chủ quyền, ứng phó đại dịch.

Đại dịch Covid-19 đã bộc lộ rõ sự phụ thuộc của các nước vào chuỗi cung từ Trung Quốc, điều này càng thúc đẩy các nước, trong đó có Mỹ Nhật Bản, tìm cách giảm sự phụ thuộc này. Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần cảnh báo sẽ “tách rời hoàn toàn” mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.


THAM KHẢO

23/07/2020 - 'Nhiều nước sốc khi 15 doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam'
https://zingnews.vn/nhieu-nuoc-soc-khi-15-doanh-nghiep-nhat-chon-viet-nam-post1110405.html













samedi 18 juillet 2020

BLOG : Sự lợi hại của "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn"


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Ngày xưa tục ngữ có câu “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” ý dạy rằng, ở mọi thời điểm đồng tiền đi trước sẽ có lợi hơn “Đồng tiền đi sau là đồng tiền dại”. Ai cũng biết rằng đồng tiền không xấu, nó xấu hay tốt phụ thuộc vào người dùng. Nó khôn hay ngu phụ thuộc vào người dùng. Đồng tiền hoàn toàn vô tri vô giác.

Nghĩ xem,
- Nhiệm vụ của giáo viên là gì? Có phải là dạy dỗ học sinh thật tốt?
- Nghĩa vụ của bác sĩ là gì? Có phải là chăm sóc bệnh nhân thật tốt?
- Nhiệm vụ của những người làm công việc hành chính là gì? Có phải là phục vụ người dân?

Những công việc đó, là nghĩa vụ của họ, họ việc họ phải làm. Họ đã được trả lương để làm điều đó rồi. Vậy tại sao ta lại phải trả cho họ thêm một khoản khác ngoài lương, chỉ để họ làm công việc đó cho chúng ta, với cùng một chất lượng,
- Tại sao lại phải thêm tiền cho giáo viên để họ dạy con mình tốt hơn, chăm con mình chu đáo hơn?
- Tại sao phải trả thêm tiền cho bác sĩ để họ chữa bệnh cho ta?
- Tại sao phải trả thêm tiền cho những người làm việc hành chính để họ làm cùng một việc chẳng tốt hơn chút nào?

Theo tôi, nếu như bộ máy chính quyền của chúng ta có thể tinh giảm thật sự để trở nên gọn gàng linh động thì chắc chắn tiền lương của những nhân viên, giáo viên trong đó sẽ được nâng lên, họ sẽ luôn dư đủ cái ăn cái mặc, không còn phải đi tìm mọi cách thu thêm khoản lợi mờ ám nào nữa. Chẳng thà cứ để cho lương của bác sĩ, cán bộ, lãnh đạo... cao hơn để họ tận tâm hơn cho đất nước, còn hơn những con số lương nhỏ bé giả tạo đến vô nghĩa khiến họ dành toàn bộ thời gian đi kiếm thêm bên ngoài như hiện nay. 

Mặt khác phải gỡ bỏ ngay các thủ tục hành chính phức tạp, không được để tình trạng một hồ sơ phải lấy chục con dấu ở chục nơi trong chục ngày như hiện nay. Điều này làm thất thoát của xã hội biết bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc, thật là lãng phí. Tại sao lại đối xử với người dân như vậy? 


Hiểu thế nào về đồng tiền đi trước?

Trong kinh doanh đồng tiền đi trước thường là đồng tiền dùng để đầu tư, khi bắt đầu khởi nghiệp chúng ta cần rất nhiều tiền, đồng tiền được các nhà đầu tư bỏ ra lúc này là họ dám chấp nhận rủi ro, khi rất nhiều người đang còn chần chừ không biết có nên đầu tư hay không thì người ta đã đầu tư xong và chờ kết quả mà mình sẽ đạt được rồi. Còn đồng tiền đi sau thường là đồng tiên góp thêm vốn, bổ sung nguồn vốn thì sẽ là một đồng tiền khôn. Nhưng nếu chúng ta phải dùng tiền để đi giải quyết những hậu quả mà các bạn gây ra thì đó là đồng tiền dại.

Cũng giống như việc bạn bỏ một số tiền nhỏ ra mua bảo hiểm y tế, khi đi viện bạn được bảo hiểm chi trả khoản tiền nằm viện. Nhưng nếu bạn không mua bảo hiểm thì bạn sẽ phải chi trả hoàn toàn số tiền đó. Nên khi bạn đặt quy chiếu một vật vô tri vô giác vào một con người là hoàn toàn sai lầm, khái niệm khôn hay ngu chỉ mang tính tương đối ở từng thời kỳ và từng thời điểm. Có những quan điểm hiện tại là dại nhưng trong tương lai nó lại trở thành một dự án kiếm ra được hàng tỉ đồng, cũng có những quan điểm được đánh giá là khôn nhưng qua thời gian nó lại trở lên nhàn chán, dại dột đối với mọi người. Việc một người quá tôn sùng đồng tiến, đội đồng tiền lên đầu mà không còn biết ai với ai là một điều vô cùng nguy hiểm.


Còn đồng tiền đi sau chắc là đồng tiền ngu?

Các công ty cho người dùng sử dụng miễn phí dịch vụ của mình như Google, YouTube, Facebook.... Vì họ đâu có thu tiền người sử dụng trước khi cung cấp dịch vụ. Như ở Việt Nam ta làm cái gì cũng xằng phẳng trắng phớ, tiền trao cháo múc, bất kì một cái gì cũng đè cổ ra lấy tiền trước. 


Nên sử dụng đồng tiền đúng cách trong giai đoạn Covid-19

Hàng triệu người đang phải tạm dừng công việc và ở nhà vì khủng hoảng đại dịch Covid-19. Các chuyên gia dự đoán rằng tình trạng này có thể kéo dài trong vài tháng, hoặc tệ hơn là năm. Đây là một cơ hội tốt để bạn nhìn lại tình hình tài chính của mình, lên danh sách những việc cần làm để thay đổi bản thân và thực hành những kế hoạch cải thiện tài chính mà bạn đã trì hoãn lâu nay.

Có tới gần 40% số người được hỏi chưa bao giờ chi tiêu theo một kế hoạch cụ thể. Nếu bạn là một trong số những người như vậy và luôn tự hỏi không biết tiền của mình trôi đi đâu, đây là lúc thích hợp nhất để bắt tay vào lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể

Đây là phương pháp 50/30/20 đơn giản nhất để lập kế hoạch chi tiêu, trong đó bạn chia thu nhập của mình 50% cho các nhu cầu sống cơ bản, 30% cho các khoản chi giải trí và hưởng thụ, còn 20% cho tiết kiệm và đầu tư.

Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu các sản phẩm bảo hiểm phù hợpchọn người thụ hưởng là những người bạn muốn chăm sóc, trong trường hợp bạn gặp bất trắc về sức khỏe hay có khó khăn về tài chính. Bạn có thể sẽ muốn ủy thác quyền quản lí tài sản cho một người đáng tin cậy, phòng khi bạn cần có người chăm sóc bản thân.

Cũng tùy từng hoàn cảnh mà đồng tiền đi trước sẽ đem lại lợi ích cao hơn so với đồng tiền đi sau, chỉ cần chúng ta biết nắm bắt cơ hội và sử dụng tiền một cách đúng cách thì dù đi trước hay đi sau nó cũng sẽ mang lại cho bạn những thành công nhất định.

Trong cuộc sống chúng ta nên để con cái biết được kiếm ra tiền vất vả như thế nào để đến khi chúng sử dụng những đồng tiền mình tự làm ra, chúng mới biết quý trọng nó.














mercredi 15 juillet 2020

PHÁP LUẬT : Các quan chức VN phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Nhiều bị can trong các vụ án lớn nhanh chân bỏ trốn trước khi bị khởi tố, đến nay phần lớn đã bị đưa ra xét xử nhưng một số vẫn chưa truy bắt được.

Trước cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, nhiều trường hợp như Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng, Phan Văn Anh Vũ... đã bỏ trốn khi CQĐT quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.


Truy nã cựu nữ Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa

Ngày 12/7/2020, sau khi không xác định được bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương ở đâu để thực hiện lệnh bắt tạm giam, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra lệnh truy nã bị can.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, đến nay, bị can bỏ trốn, thời hạn điều tra vụ án đã hết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can.

Khi nào bắt được bị can Hồ Thị Kim Thoa sẽ tiến hành phục hồi điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Vũ Huy Hoàng, bà Hồ Thị Kim Thoa.

Bà Thoa trước đó bị khởi tố cùng cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Phan Chí Dũng về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan đến khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (Q1 - TPHCM).

Bị can Hồ Thị Kim Thoa đang bỏ trốn. Ảnh: TTXVN.

Trao đổi với PV vào ngày 14/7/2020, một đại diện Bộ Công an cho biết, hiện nay, cơ quan CSĐT Bộ Công đã có lệnh truy nã và sẽ thực hiện các biện pháp để có thể sớm xác định, truy bắt bị can về xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Về việc Bộ Công an đã thông báo với phía Interpol để tiến hành truy nã quốc tế bà Thoa chưa? Vị đại diện Bộ cho hay, việc này sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục liên quan.


Cựu Cục trưởng Dương Chí Dũng bỏ trốn 4 tháng và bị bắt tại Campuchia

Tháng 5/2012, cơ quan điều tra khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, thời điểm đó là Cục trưởng Cục Hàng hải về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Vinashin.

Lệnh truy nã đặc biệt và quốc tế Dương Chí Dũng sau đó được Bộ Công an phát đi.

Ngày 17/5/2012, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an (C48) đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án. Đồng thời ra quyết định khởi tố bị can về tội "cố ý làm trái...", bắt tạm giam đối với Dương Chí Dũng.

Bị cáo Dương Chí Dũng tại tòa.

Tuy nhiên, khi cơ quan công an đến nơi làm việc, nơi cư trú của Dương Chí Dũng để tống đạt quyết định thì không thấy bị can. Chiều cùng ngày, cơ quan điều tra xác định bị can đã bỏ trốn.

Ngày 18/5/2012, C48 ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc đối với bị can Dương Chí Dũng.

Theo dự định, Dương Chí Dũng sẽ trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch khu vực cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, sau đó sang Mỹ. Do không được nhập cảnh vào Mỹ, ngày 27/5/2012, Dũng buộc phải quay lại Campuchia.

Ngày 4/9/2012, Dũng bị cơ quan chức năng Campuchia và Việt Nam bắt giữ, sau 4 tháng lẩn trốn.

5 tháng sau (ngày 22/2/2013), người em trai Dương Tự Trọng bị bắt khi đang giữ chức Phó cục trưởng Cục cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội, Bộ Công an.

Ngày 16/12/2013, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc tử hình về tội "tham ô", 18 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp hình phạt là "tử hình".


5 năm truy bắt Giang Kim Đạt

Trước khi vụ án tiêu cực tại Vinashin bị khởi tố, Giang Kim Đạt (nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Tập đoàn Vinashin - Vinashinlines) đã nhanh chân trốn ra nước ngoài.

Bị cáo Giang Kim Đạt tại tòa.

Ngày 23/8/2010, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ra quyết định khởi tố, truy nã bị can với Đạt và ngày 8/11/2010 gửi thông báo truy nã đến Interpol.

Ngày 7/7/2015, Đạt bị bắt ở Campuchia và dẫn giải về Việt Nam. Sau đó, Giang Kim Đạt đã bị tòa án tuyên mức án tử hình về tội Tham ô tài sản.


Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau gần 1 năm bị truy nã

Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Ngày 16/9/2016, Cơ quan CSĐT ra ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Bộ Công an đã truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh. Bị can Trịnh Xuân Thanh được xác định bỏ trốn ngày 16/9/2016.

Đến chiều 31/7/2017, Bộ Công an đã phát đi thông báo chính thức cho biết, Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.

Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật. Sau đó, tại 2 vụ án được đưa ra xét xử, Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên mức án chung thân.


Phan Văn Anh Vũ và gần 1 tháng bỏ trốn

Tối 22/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã công bố Quyết định khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ.

Khi xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú và không biết bị can đang ở đâu, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra Quyết định truy nã ký ngày 21/12/2017.

Theo đó, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố do có hành vi "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước".

Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố do có hành vi "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước"

Cuối tháng 12/2017, Phan Văn Anh Vũ được xác định, vi phạm Luật Di trú của Singapre và bị trục xuất. Bộ Nội vụ Singapore cho hay, người mang quốc tịch Việt Nam Phan Van Anh Vu bị tạm giữ ngày 28/12/2017.

Những ngày đầu tháng 1/2018, Vũ đã bị trao trả về Việt Nam. Ngay sau đó, các phiên tòa đã được mở để xét xử Vũ cùng các đồng phạm ở Bộ Công an, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng...

Đến nay, với nhiều bản án đã được tuyên, Phan Văn Anh Vũ phải chịu tổng hình phạt chung là 30 năm tù (mức án cao nhất cho tù có thời hạn) và hàng nghìn tỷ đồng.


Truy nã quốc tế Vũ Đình Duy

Tháng 5/2018, sau khi xác định bị can Vũ Đình Duy, cựu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTEX) bỏ trốn, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã số 67/ANĐT-P4: Truy nã đối với Vũ Đình Duy.

Bị can Vũ Đình Duy.

Theo đó, Vũ Đình Duy bị khởi tố về tội danh bị khởi tố: "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ". Tuy nhiên, Vũ Đình Duy đã bỏ trốn vào ngày 22/10/2016.

Cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt đồng thời đề nghị Tổ chức Interpol truy nã quốc tế.




BÌNH LUẬN

Công tác phòng - chống tham nhũng của năm qua cho thấy, việc tự kiểm tra để phát hiện tham nhũng của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế; việc phát hiện tham nhũng chủ yếu qua dư luận xã hội, đơn thư tố cáo, báo chí phản ánh, hoặc khi cơ quan chức năng thực hiện thanh tra mới phát hiện sai phạm.

Công tác tranh tra, điều tra đối với một số vụ việc hiệu quả chưa cao; việc xử lý hành vi tham nhũng trong một số trường hợp còn chậm, gây dư luận không tốt.

Tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn diễn ra ở một số đơn vị, địa phương. Tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính ngân sách, vốn và tài sản nhà nước, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, ngân hàng trong thời gian tới cũng là những lĩnh vực có nguy cơ cao.














lundi 13 juillet 2020

BLOG : 'Thiện ý' cũng có thể trở thành 'ác ý'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Thiện ý cũng có thể trở thành ác ý nếu không được đặt trong hoàn cảnh thích hợp và phương pháp diễn đạt khôn ngoan. Chẳng phải tự nhiên mà nghệ thuật giao tiếp lại thể hiện trong 6 điều sau.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp, không đơn giản là cuộc nói chuyện, trao đổi giữa hai hay nhiều người, mà qua đó, còn thể hiện tính cách, quan điểm sống, trình độ, khả năng, ấn tượng về con người bạn đối với người khác.

Tổng thống Abraham Lincoln vĩ đại trong lịch sử nước Mỹ, trước khi bước vào con đường chính trị, thường bị mọi người chê cười vì tật nói lắp.

Abraham Lincoln (1809 - 1865)

Thế nhưng kể từ khi cố gắng để trở thành một luật sư, ông đã hiểu ra tầm quan trọng của tài ăn nói. Từ đó, mỗi ngày ông đều kiên trì luyện nói trước gương hoặc bên bờ biển. Cuối cùng ông cũng đạt được những thành tựu nhất định.

Không chỉ trở thành một nhà hùng biện, một luật sư tài ba, Lincoln còn tham gia chính trường và trở thành vị tổng thống đáng nhớ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Chẳng phải tự dưng người ta cho rằng, khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ.

Quả thật, càng là người thông minh, họ càng lĩnh hội được những kỹ năng xã hội quan trọng, biết cách đối nhân xử thế khôn ngoan, giao tiếp thông minhhiệu quả. Trong đó, có 6 điều mà họ tuyệt đối tránh xa, không bao giờ động tới như sau.


1. Tự ý phơi bày, vạch trần những chuyện riêng tư khó nói hoặc khuyết điểm cá nhân của người khác

Mỗi người đều có những giới hạn cấm kỵ riêng của mình. Những khuyết điểm hay vấn đề riêng tư là đề tài đáng lẽ không bao giờ được nhắc đến, nhất là cho mục đích “đưa chuyện” vì chúng gây ra cảm giác tổn thương, khó chịu, thậm chí là oán hận cho người trong cuộc.

Hơn nữa, chúng cũng khiến người khác dễ dàng gán cho bạn cái mác “miệng rộng”, “đưa chuyện”. Như vậy, dần dà mọi người sẽ tự động xa lánh, cô lập, không còn muốn giao tiếp với bạn.


2. Luôn nhắm đến sai lầm trong quá khứ

Khi bạn thiện ý khuyên nhủ người khác, đừng luôn miệng nhắc về những sai lầm trong quá khứ của họ nếu không muốn kích thích tâm lý phản kháng, không muốn chấp nhận sự thật. Vốn là thiện ý, nhưng do diễn đạt sai cách, cũng có thể trở thành ác ý. Dù là khen hay chê cũng cần có kỹ xảo, có thứ tự trước sau, khiến đối phương sẵn lòng lắng nghe và tiếp nhận một cách chân thành.


3. Công kích cá nhân trong các cuộc tranh luận

Một người chín chắnlý trí phải biết cách luận sự mà không luận người, tức là, khi tranh luận bất cứ điều gì, chúng ta chỉ tập trung bàn bạc sự vật đang được đề cập tới, tuyệt đối không “mượn vật chỉ người”, lấy đó làm cái cớ để công kích cá nhân người khác.


Nếu không biết thể hiện đúng cách, cuộc tranh luận ban đầu sẽ trở thành cuộc cãi vã, tranh chấp cá nhân. Điều này khiến cho sự việc không được giải quyết, đồng thời ảnh hưởng tới quan hệ đôi bên.


4. Nói chuyện quá thẳng thắn

Có câu rằng: “Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn”, còn có nghĩa là: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng.

Tôn Tử (545 TCN - 470 TCN) , tranh vẽ thời nhà Minh

Tôn Tử cũng từng nói : “Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm giáo.

Có thể thấy, bất cứ lời nói tùy ý nào đều đem lại những kết quả khác nhau. Lời tốt đẹp khích lệ người khác sẽ mang đến thiện lành, còn lời nói xấu làm tổn thương người lại có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Một người khôn ngoan trước khi nói bất cứ điều gì đều biết đạo lý “uốn lưỡi 7 lần”. Cần suy nghĩ kỹ càng đến cảm nhận của người đối diện, nếu lời nói mang tính nhạy cảm, cần diễn đạt sao cho uyển chuyển, ít mang tính xúc phạm nhất. Không bao giờ nên lấy “thẳng thắn” làm cái cớ để thốt ra những lời tổn thương người khác.


5. Ra vẻ cao thâm khó lường

Càng hiểu sâu sắc một vấn đề thì càng phải biết cách tổng kết, rút gọn lại cho đơn giản nhất. Phàm là người thích ra vẻ cao thâm khó lường khi giao tiếp lại càng chứng tỏ trí tuệ nông cạn của mình mà thôi.

Trong giao tiếp hay làm việc, người khôn ngoan biết rõ nguyên tắc: “Simple is the best” (Đơn giản là Nhất) - Ít mà chất. Mọi sự tinh túy đều nằm trong điều giản đơn.

Trong giao tiếp, sự ngắn gọn nhưng đảm bảo tính hiệu quả là những nhân tố không thể bỏ qua.


6. Ăn nói dài dòng không cần thiết

Người xưa đã dạy rằng: “Nói dài, nói dai, thành ra nói dại.

Bản lĩnh giao tiếp của một người sẽ được thể hiện phần lớn qua cách họ diễn đạt, lập luận cho một quan điểm có chặt chẽ hay không. Người nào càng dài dòng sẽ càng khiến người nghe khó hiểu. Đôi khi, bạn nói càng nhiều thì lại càng dễ phạm phải những sai lầm không đáng có.

Ngược lại, sự cô đọngsúc tích trong từng câu chữ sẽ giúp người khác nắm bắt trọng điểm tốt hơn. Cần phải học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ngắn gọn nhất nhưng hiệu quả nhất.


Bản thân chúng cũng hiểu rằng, muốn người khác tôn trọng mình thì trước hết chúng ta phải học cách tôn trọng người khác. Chính vì vậy, hãy tham khảo một số quy tắc dưới đây để biết cách đối nhân xử thế:

1. Khi người khác ngủ thì biết im lặng.

2. Có nhiều người thích giả ngu, nhưng đừng vì thế mà nghĩ họ ngu thật.

3. Trước mặt người bạn ghét, đừng tỏ ra mình ghét họ, cũng đừng nói xấu họ với những người quen của họ.

4. Dù là bạn bè thân thiết, cũng đừng luôn trêu chọc khuyết điểm của người khác.

5. Đừng nói đùa quá đà với người không quen, mà kể cả quen thân cũng không nên.

6. Một cô gái được các chàng trai yêu thích cũng chẳng nói lên được điều gì, nhưng một cô gái được rất nhiều bạn gái khen ngợi thì thật sự lợi hại.

7. Đừng vội vàng “trông mặt mà bắt hình dong”.

8. Những lời không nói được trước mặt người ta, thì cũng đừng nói sau lưng họ.

9. Người ta nhắn tin nhất định phải trả lời, dù không muốn nói chuyện hay không biết nói gì cũng nên dùng biểu tượng hay dấu câu để diễn đạt khéo léo. Không trả lời tin nhắn không phải là cao giá lạnh lùng, mà là thiếu văn hóa.

10. Sửa tật nói năng bạt mạng. Nên ăn nói từ tốn, nhã nhặn.

11. Đừng nói bí mật cho gió, gió sẽ thổi nó đi khắp cánh rừng.

(Theo Trí thức trẻ)




mercredi 8 juillet 2020

DU LỊCH : Tàu cao tốc Cà Mau - Nam Du - Phú Quốc


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Ngày 07/07/2020, tuyến tàu cao tốc Cà Mau - Nam Du - Phú Quốc được cho chạy khai trương, thử nghiệm. Đến ngày 11/07/2020, tuyến tàu này sẽ chính thức đi vào hoạt động.  

Tàu cao tốc Phú Quốc Express chính thức khai trương tuyến Sông Đốc - Nam Du- Phú Quốc ngày 7.7. Ảnh: Nhật Hồ

Tỉnh Cà Mau vừa có chủ trương mở tuyến tàu cao tốc Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc kết nối 2 tỉnh Cà MauKiên Giang để phát triển du lịch.


Trong tương lai, nếu đi vào hoạt đông thì đây sẽ là tuyến du lịch đường biển đầu tiên của tỉnh Cà Mau, không những thu hút du khách, mà còn góp phần kích cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.


Sơ đồ tuyến tàu cao tốc Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc

Tàu sẽ xuất bến tại Bến tàu Sông Đốc, Cà Mau đến cầu cảng Nam Du và tiếp tục hành trình đến cảng Bãi Vòng, Phú Quốc. Bến tàu Nam Du và Cảng Bãi Vòng Phú Quốc hiện đang được Phú Quốc Express hiện đang các khai thác các chuyến tàu từ Hà Tiên và ngược lại.


Bến tàu Sông Đốc (Cà Mau)

Địa chỉ: Bến tàu Sông Đốc – Khóm 7, Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau

Trước mắt mở bến thủy nội địa tạm tại bến sông trước UBND thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) để khai thác. Về lâu dài, tỉnh Cà Mau sẽ triển khai quy trình theo quy định để đầu tư xây dựng bến cảng hướng ở bờ Nam Sông Đốc.

Từ bến thủy này, du khách đường biển sẽ chuyển sang đường bộ để trải nghiệm, khám phá các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Đầm Thị Tường, Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ, Khu di tích Hòn Đá Bạc…


Cầu cảng Nam Du

Bến cảng Nam Du – bến tàu khách Nam Du tọa lạc tại xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, đây là điểm đón khách du lịch đến đảo Nam Du, nơi giao thương, đánh bắt hải sản tại vùng biển Kiên Giang.

Bến cảng biển Nam Du là điểm kết nối tàu thuyền du lịch từ Phú Quốc – Hà Tiên – Rạch Giá – Phú Quốc và các tàu thuyền trong nước và quốc tế đến với huyện đảo Kiên Hải. Ngoài ra, để khám phá các hòn xung quanh Hòn Lớn và tham quan một số địa điểm đẹp, các bạn nên thuê tàu để di chuyển, hành khách có thể ra thẳng bến tàu, tìm bất kỳ tàu cá nào của người dân, thống nhất giá cả và các địa điểm muốn đi.


Cảng Bãi Vòng Phú Quốc

Bến cảng Bãi Vòng, Phú Quốc có vị trí tại Thửa đất số 32, tổ 3, ấp Bãi Vòng, Hàm Ninh, Phú Quốc, Kiên Giang

Bãi Vòng kết hợp giữa du lịch cảng và bến đánh bắt hải sản của những ngư dân sinh sống tại đây. Bãi Vòng nổi tiếng với cảng Bãi Vòng đã được xây dựng từ năm 2003 và khánh thành năm 2007, hiện đang là cảng biển trung chuyển hành khách lớn nhất tại Phú Quốc. Du khách có thể tuyến đường biển từ Rạch Giá hoặc Hà Tiên để đi đến cảng Bãi Vòng. Đến với Bãi Vòng bạn sẽ trải nghiệm khung cảng mát mẻ, yên lặng mà biển mang lại, đánh tan mọi âu lo, suy nghĩ sau những ngày làm việc mệt nhọc, thả lỏng tâm tình để có thể sẵn sàng quay lại tiếp tục công việc thường nhật…


Tàu cao tốc nào sẽ hoạt động?

Côn Đảo Express 36

Côn Đảo Express 36, Trưng Trắc và Trưng Nhị là 03 tàu cao tốc hai thân lớn nhất và được đóng tại Việt Nam theo thiết kế tàu hai thân hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu với sức chứa 598 hành khách, dài 46.8m, chiều rộng lớn nhất 12.2m, chiều cao mạn 4.25m, vận hành an toàn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36

Tàu có 4 động cơ Rolls-Royce với tổng công suất hơn 7.400 mã lực, tàu cho phép di chuyển tối đa 35 hải lý/h – tốc độ nhanh nhất của các tàu cao tốc hiện nay.

Với thiết kế tàu hai thân, khi vận hành, tàu có tính ổn định cao, nội thất sang trọng, thiết bị giải trí hiện đại, khoang hành khách rộng rãi tạo nên sự thoải mái, giúp thuyền viên và quý hành khách không bị mệt mỏi và giảm thiểu hội chứng say sóng, hứa hẹn mang đến những hải trình êm ái và an toàn nhất.


Phú Quốc Express 5, 6, 7, 8, 9

Cả 5 con tàu này đều được trang bị máy RoII- Royce MTU 16V2000M70 đời mới nhất, vỏ tàu được làm bằng hợp kim nhôm của Ý, cùng với hệ thống camera an ninh đảm bảo an toàn cho gần 300 hành khách khi di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 30 hải lý/h. Ngoài ra, tàu có thể vận hành an toàn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tàu cao tốc Phú Quốc Express 6

Khi vận hành, tàu hai thân có tính ổn định cao, mặt boong rộng tạo nên sự thoải mái, giúp thuyền viên cũng như hành khách không bị mệt mỏi và giảm thiểu hội chứng “say sóng”, hứa hẹn mang tới những chuyến hải trình êm ái và an toàn nhất cùng chất lượng dịch vụ đẳng cấp 5* với nội thất sang trọng và tiện nghi.

Hiện Phú Quốc Express đã đưa vào vận hành 5 con tàu cao tốc hai thân được khai thác trên các tuyến Rạch Giá – Phú Quốc, Hà Tiên – Phú Quốc, Rạch Giá – Nam Du và ngược lại.



Mở tuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau - Nam Du - Phú Quốc
https://www.youtube.com/watch?v=lYxuF6lQM60&feature=emb_logo


THAM KHẢO

Khai trương tuyến tàu cao tốc Cà Mau - Nam Du - Phú Quốc
https://thanhnien.vn/thoi-su/khai-truong-tuyen-tau-cao-toc-ca-mau-nam-du-phu-quoc-1248389.html