jeudi 2 janvier 2020

THẾ GIỚI : 'Nord Stream 2' - Cuộc chiến kinh tế và địa chính trị giữa Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu và Nga


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Cuộc chiến kinh tế và địa chính trị giữa Mỹ, Liên Hiệp Châu ÂuNga xung quanh dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 tăng thêm một nấc. Ngày 20/12/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh trừng phạt những công ty châu Âu nào tham gia dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, nối liền Nga với châu Âu. Liên Hiệp Châu Âu, đứng đầu là Đức cùng với Nga cùng lên tiếng phản đối quyết định này của Mỹ.

Nord Stream 2 đang trở thành chủ đề tranh cãi mới giữa Mỹ và châu Âu.

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 (NS2) đã trở thành chủ đề tranh cãi mới nhất trong cuộc chiến kinh tế và địa-chính trị giữa hai đồng minh Mỹ châu Âu, cũng như sự góp mặt không nhỏ đến từ Nga.

Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành lệnh trừng phạt các công ty liên quan đến xây dựng dự án đường dẫn khí đốt của Moscow. Động thái của Washington đã bị cả Đức Nga lên án mạnh mẽ, khi cả hai quốc gia coi lệnh trừng phạt là sự can thiệp vào công việc nội bộ.

Allseas, một công ty tư nhân liên doanh Hà Lan-Thụy Sĩ sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi lệnh trừng phạt, do có nhiều tài sản ở Mỹ và nắm vai trò quan trọng lẫn chuyên biệt trong dự án khí đốt nối từ Nga đến châu Âu.


Trò chơi mạo hiểm của Washington

Tờ OilPrice đánh giá, các biện trừng phạt NS2 được đưa ra tuần qua là một trong số ít chủ đề mà cả đảng Dân chủ Cộng hòa có sự đồng thuận. Phản ứng nhanh chóng của Tổng thống Trump khi thông qua lệnh trừng phạt cho thấy ý định của ông là cứng rắn với Nga.

Sự cứng rắn đó là một phần để làm dung hòa lời buộc tội của đảng Dân chủ về cái gọi là sự can thiệp của Moscow trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 có lợi cho ông Trump.

Chính sách “nước Mỹ trên hết” của chính quyền hiện tại và lập trường cứng rắn đối với những bất lợi thương mại của Mỹ đã đưa nước này vào một cuộc xung đột với các đối tác thương mại lớn trên thế giới.

Nhưng các lệnh trừng phạt mới nhất của Washington đối với NS2 được cho là rủi ro khi có khả năng làm suy yếu mối quan hệ với những đồng minh quan trọng và lâu đời.


Ai thua cuộc?

Công ty Allseas tuyên bố, ngay sau khi các biện pháp trừng phạt áp dụng, họ đang tạm dừng các hoạt động xây dựng và chờ đợi thêm thông tin về ý định của Mỹ.

Mặc dù chính quyền Mỹ 60 ngày để xác định danh tính các công ty có thể bị trừng phạt liên quan đến quá trình xây dựng đường ống, Allseas đã quyết định tạm dừng trước để phòng ngừa.


Điều này cũng đồng nghĩa với việc thời hạn NS2 được hoàn thành vẫn chưa chắc chắn. Cùng với Allseas, nhiều công ty khác cũng đang phải gánh chịu tổn thất từ lệnh trừng phạt của Mỹ.

Theo tập đoàn Gazprom của Nga – đơn vị chủ dự án - chi phí đầu tư ban đầu đã tăng lên do Đan Mạch chậm trễ trong việc phê duyệt các hoạt động trong vùng lãnh hải của nước này. Việc các công ty tham gia xây dựng đường ống tạm dừng hoạt động vì lo sợ lệnh trừng phạt cũng sẽ tăng thêm gánh nặng tài chính.

Càng bất lợi hơn với Gazprom khi khách hàng ở Tây Bắc Châu Âu sẽ tìm các nguồn khí đốt tự nhiên trên thị trường quốc tế để thay thế nguồn cung dự kiến từ Nga.

Các công ty tham gia vào dự án Nord Stream 2 đang trở thành đối tượng trừng phạt của Mỹ.

Trớ trêu thay, một trong những bên thua cuộc khác lại chính là Mỹ. Quan hệ giữa Mỹ EU đang ở mức thấp lịch sử và một cuộc chiến thương mại giữa hai nước có thể sớm xảy ra sau động thái trừng phạt NS2.

Chính sách “vuốt mũi không nể mặt” của Washington đối với châu Âu dưới chính quyền hiện tại đã buộc người châu Âu phải đáp trả lại bằng chính sách đối ngoại quyết đoán hơn, thậm chí là tính trước tương lai sẽ không còn trông chờ được vào Mỹ.

Ngay cả liên minh châu Âu cũng lên tiếng chỉ trích quyết định tranh cãi của Washington. Ủy viên Thương mại EU Phil Hogan cho biết, "Brussels phản đối việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ công ty EU nào tiến hành kinh doanh hợp pháp".


Chiến thắng bất ngờ

Theo OilPrice, bên cạnh Ukraine, một quốc gia khác bất ngờ được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt này. Mặc dù nghe có vẻ khó tin nhưng Nga đang thu về lợi ích từ việc xây dựng dự án quan trọng nhất của Gazprom bị đình chỉ.

Mặc dù lệnh trừng phạt khiến Moscow thâm hụt hàng trăm triệu USD và phải có thêm các khoản đầu tư bổ sung, bù lại quốc gia này đang được hưởng lợi ở cấp độ địa chính trị và chiến lược.

Chỉ với 9,5 tỷ đô la chi ra cho “quân bàiNS2, Moscow đã vô tình tạo thêm mâu thuẫn vô cùng lớn giữa các đồng minh phương Tây quan trọng.

Berlin rất tức giận về các lệnh trừng phạt và mối quan hệ vốn đã đầy rẫy khó khăn với Washington đang trên đà lên đỉnh theo cách tồi tệ nhất. Theo Ngoại trưởng Đức Heiko Maas, lệnh trừng phạt của Mỹ động thái can thiệp vào các quyết định chủ quyền của châu Âu.


Tranh cãi Nord Stream 2 sẽ kết thúc thế nào?

Tờ OilPrice cho rằng, gần như chắc chắn đường ống khí đốt NS2 sẽ được hoàn thành như mục tiêu ban đầu. Trên thực tế, hầu hết các công việc trên đường ống dài 1.230 km đã được thực hiện xong.

Ngoài ra, phần lớn trong số 9,5 tỷ USD đầu tư đã được giải ngân. Vấn đề lớn nhất hiện nay là công ty Allseas tạm ngừng hoạt động. Đây là một trong số ít các công ty trên thế giới có các tàu chuyên dụng để hàn, thử nghiệm và kết nối các đường ống xuống đáy biển Baltic.


Về mặt kỹ thuật, có 3 khả năng xảy ra:

1. Kịch bản đầu tiên là hoạt động xây dựng bị trì hoãn trong một khoảng thời gian không xác định, trước khi có được bước đột phá để hoàn thiện xong xuôi. Theo đó, bế tắc có thể bị phá vỡ nhờ sự can thiệp chính trị hoặc liên hệ hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà cung cấp khác nhau.

2. Trong kịch bản thứ hai, NS2 bị bỏ dở dài hạn. Đây là kịch bản khó xảy ra nhất.

3. Kịch bản cuối cùng sẽ chứng kiến Tổng thống Trump bắt đầu một cuộc chiến thương mại với EU sử dụng NS2 như một quân bài thương lượng.

Washington có thể nêu điều kiện từ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Allseas để rút ra nhiều nhượng bộ hơn từ EUĐức. Trong kịch bản này, cuộc tranh cãi NS2 sẽ chỉ đến sau khi chiến tranh thương mại EU-Mỹ kết thúc.

Rất có thể, diễn biến tiếp theo sẽ là Brussels Berlin gửi một phái đoàn ngoại giao đến Washington để tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại. Tuy nhiên, dù kết cục như thế nào, vẫn có một chiến thắng cho Moscow.

(Tin tổng hợp Internet)

BÌNH LUẬN

Trong vụ Nord Stream 2 (NS2) này, Mỹ có 2 lợi ích :

1. Trước tiên, họ không muốn nhìn thấy các đối tác châu Âu ngày càng phụ thuộc vào Nga.

2. Thứ hai, Mỹ là quốc gia xuất khẩu khí đốt. Khí đá phiến (Các ngành công nghiệp có thể sử dụng đá phiến dầu để làm nhiên liệu chạy các nhà máy nhiệt điện, đốt nó, giống như đốt than, để làm quay các tuốc bin hơi nước) nổi tiếng của Mỹ bắt đầu xuất hiện tại các cảng biển châu Âu dưới dạng khí ga tự nhiên hóa lỏng (GNL).

Hiện tại, mức tiêu thụ khí này tại châu Âu còn quá thấp, chưa tới 3%. Dù vậy, mức nhập khẩu bắt đầu tăng dần vào cuối năm 2018. Người Mỹ bắt đầu đánh tiếng muốn bán loại khí đốt này nhiều hơn cho châu Âu. Nói một cách khác, muốn trở thành một nhà cung cấp khác thay thế Nga.


Nếu như Nord Stream 2 được đưa vào hoạt động trong những tháng sắp tới và nếu như Nga hoàn thành một đường ống dẫn khác – Turk Stream, đi từ Nga, xuyên qua Hắc Hải, đến Thổ Nhĩ Kỳ, qua Hy Lạp rồi dừng lại ở châu Âu, điều này sẽ cho phép Nga bán được nhiều khí ga hơn cho châu Âu, tăng thêm thị phần tại thị trường khí ga châu Âu. Đây cũng chính là điểm khiến Washington e sợ. Những dự án này sẽ cho phép Nga gia tăng khả năng gây ảnh hưởng đối với Liên Hiệp Châu Âu bằng cách sử dụng khí đốt như là một vũ khí địa chính trị.

Nhiều doanh nghiệp châu Âu có trụ sở tại Thụy SĩÝ rất có thể sẽ bị trừng phạt theo điều luật này của Mỹ, vừa được thông qua và được tổng thống Mỹ ký. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp đó rất có thể sẽ thấy tài sản của họ ở Mỹ bị phong tỏa. Những hãng này cũng có thể gặp khó khăn trong việc thâm nhập vào lãnh thổ Mỹ vì các lãnh đạo của những tập đoàn này sẽ không được cấp visa thị thực nhập cảnh. Trước một siêu cường hàng đầu, những biện pháp trừng phạt này vốn có khả năng cản trở việc ký kết các hợp đồng có thể trở thành vũ khí răn đe.


Nhiều nước Trung và Đông Âu hầu như chỉ có Nga là nhà cung cấp khí đốt chính. Nhìn chung, đối với Liên Hiệp Châu Âu, gồm 28 nước và sắp tới chỉ còn có 27 thành viên (nước Anh brexit), Nga là nhà cung cấp hàng đầu, trước cả Na Uy – quốc gia không là thành viên nhưng rất gần về mặt địa lý với Liên Hiệp Châu Âu và tiếp đến là Algeri. Do vậy, trong những năm sắp tới, Nga vẫn sẽ là nhà cung cấp khí đốt số một cho thị trường châu Âu.

Ngày 11/1/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga có khả năng xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) mà không cần các đối tác nước ngoài, song vấn đề duy nhất là thời gian.


THAM KHẢO

Nga đứng trước sự từ chối xây dựng Nord Stream 2 của Allseas (Thụy Sĩ)
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/nga-dung-truoc-su-tu-choi-xay-dung-nord-stream-2-cua-allseas-thuy-si-560203.html

Nord Stream 2 : Mỹ vất vả chen chân vào thị trường khí đốt châu Âu
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200102-nord-stream-2-m%E1%BB%B9-v%E1%BA%A5t-v%E1%BA%A3-chen-ch%C3%A2n-v%C3%A0o-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-kh%C3%AD-%C4%91%E1%BB%91t-ch%C3%A2u-%C3%A2u

Ngăn Nord Stream-2, châu Âu lâm cảnh khốn cùng?
https://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ngan-nord-stream-2-chau-au-lam-canh-khon-cung-3383316/

(Tiếng Pháp) Nouvelles tentatives de l’administration Trump pour « enterrer » Nord Stream2
https://lesakerfrancophone.fr/nouvelles-tentatives-de-ladministration-trump-pour-enterrer-nord-stream-2

(Tiếng Pháp) Nord Stream commencera à fonctionner à partir du 1er janvier 2020
https://www.energyservicesexperts.com/fr/2018/12/30/nord-stream-to-start-working-from-january-1-2020-gazprom-head/

Nga không cần đối tác nước ngoài để hoàn tất Dòng chảy phương Bắc 2
https://baoquocte.vn/nga-khong-can-doi-tac-nuoc-ngoai-de-hoan-tat-dong-chay-phuong-bac-2-107621.html











Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire