samedi 20 juillet 2019

THẾ GIỚI : Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm vùng biển Việt Nam


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Tổ chức Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đều thấy Trung Quốc bắt nạt các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines Malaysia, đòi cả Biển Đông là chủ quyền không thể tranh cải mà LHQ vẩn im lặng.

(CAO) Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.


Bình luận về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/07/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin, những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tếthềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên” – bà Hằng khẳng định.

Cũng theo bà Hằng, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc l Ảnh nhỏ: Hình ảnh được phó giáo sư Ryan Martinson đăng tải trên Twitter cho thấy hải trình của tàu Hải Dương địa chất 8 từ ngày 3/7 tới 19/7/2019, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam- Ảnh chụp màn hình HK01

Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam cũng tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Như đã khẳng định tại phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 16/7/2019, bà Hằng lần nữa nhắc lại lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.


BÌNH LUẬN

Tôn trọng chủ quyền và quyền tự do hàng hải là nền tảng cho tầm nhìn trong chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương được chia sẻ bởi Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hành vi vi phạm của Trung Quốc đối với các nước láng giềng Đông Nam Á là phản tác dụng, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực.

Những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Trong thời gian qua, Trung Quốc có một loạt các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác trên Biển Đông.

  • Với Malaysia, theo SCMP, tàu Hải dương 35111 đã lởn vởn như muốn thăm dò xung quanh bãi cạn Luconia Breakers, một cụm rạn san hô ở cuối phía nam biển Đông, suốt từ ngày 10 đến 27/5/2019, nơi có một lô dầu khí được Malaysia cấp phép cho công ty dầu khí Sarawak Shell.

    Tàu Haijing 35111 của cảnh sát biển Trung Quốc

    Khi Malaysia gửi hai tàu chở dầu và khí đốt đến khu vực này, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã vây tròn chúng một cách khiêu khích, có lúc chỉ cách gần 80 mét. Mãi đến cuối tháng 5, Trung Quốc mới chịu rút tàu.
  • Với Philippines, dư luận nước này rất giận dữ trước việc tàu Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển gần Philippines và có hành vi xua đuổi ngư dân suốt thời gian đầu năm. Gần đây, căng thẳng Bắc Kinh - Manila được đẩy cao khi tàu Trung Quốc đâm chìm tàu ngư dân Philippines hồi 9/6/2019 gần Bãi Cỏ Rong, rất may là các ngư dân gặp nạn được thuyền Việt Nam cứu thoát.

    Thuyền của ngư dân Trung Quốc tiếp cận tàu cá Philippines trên Biển Đông. Ảnh: Reuters.

    Điểm sôi có vẻ đã xuất hiện khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 17/7/2019 phát biểu trên truyền hình quốc gia: "Tôi đang kêu gọi Mỹ. Tôi đang cầu khẩn hiệp ước Mỹ - Philippines. Tôi muốn Mỹ triển khai toàn bộ Hạm đội 7 để đối đầu Trung Quốc. Tôi đang yêu cầu họ. Tôi sẽ tham gia cùng họ, tôi sẽ ngồi cùng với đô đốc Mỹ trên tàu chiến". Có thể thấy sau thời gian dài gắng thực hiện chính sách ngoại giao vuốt ve Bắc Kinh, quay lưng với Mỹ thì Manila đã phải xoay trục.
  • Với Việt Nam, Sự xuất hiện của tàu Hải Dương Địa Chất 8 gần Bãi Tư Chính khơi ra phản ứng quyết liệt từ Việt Nam kể từ khi tin tức loan đi hồi tuần trước cho biết các tàu của lực lượng hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc đã đối đầu ở khu vực này trong suốt một tuần gần một lô dầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gợi nhớ đến một vụ đối đầu căng thẳng khác vào năm 2014 liên quan đến một giàn khoan của Trung Quốc gây nên biểu tình bạo động ở Việt Nam.

Tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc



Tàu Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên Biển Đông
https://vnexpress.net/the-gioi/tau-philippines-bi-tau-trung-quoc-dam-chim-tren-bien-dong-3937626.html

Chuyên gia: VN ‘sẽ thắng’ nếu ‘kiện’ TQ ra tòa quốc tế (VOA)
https://www.youtube.com/watch?list=PL0Xd6_vQV82KIHRSGqjRSS5gmXwimw4vq&time_continue=1&v=EnoW5AJOaOk

Vụ Bãi Tư Chính: Công ty Nga và Nhật ‘gây phức tạp’ cho Trung Quốc
https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-b%C3%A3i-t%C6%B0-ch%C3%ADnh-c%C3%B4ng-ty-nga-v%C3%A0-nh%E1%BA%ADt-g%C3%A2y-ph%E1%BB%A9c-t%E1%BA%A1p-cho-trung-qu%E1%BB%91c/5013479.html





Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire