mercredi 31 juillet 2019

BIẾN ĐÔNG : Không để TQ 'viết luật' ở Biển Đông


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo TTO 26/7/2019 (TS ZACH ABUZA - NHẬT ĐĂNG chuyển ngữ)Mối nguy hiểm lớn nhất lúc này không phải việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo, mà là khả năng khiến các nước khác phải chấp nhận cách “diễn dịch luật pháp quốc tế” của Bắc Kinh.

Hai tàu USS McCampbell, USNS Henry J. Kaiser của Mỹ và tàu HMS Argyll của Anh (bìa phải) tập trận trên Biển Đông tháng 1-2019 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Tiến sĩ Zach Abuza, giáo sư tại Học viện Chiến tranh quốc gia Mỹ, gửi Tuổi Trẻ bài viết về những hiểm họa Trung Quốc đặt ra cho khu vực, liên quan tới việc xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam gần đây.


Ngụy biện

Tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương 8 đã thực hiện khảo sát địa chất trong vùng biển Việt Nam vài tuần nay. Đây là sự vi phạm rõ ràng đối với luật pháp quốc tế.

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 mà Trung Quốc vốn cũng là thành viên, Việt Nam được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ), cũng như các quyền trong thềm lục địa.

Việc khảo sát của Trung Quốc hay bất kỳ hoạt động khoan thăm dò nào, như Hải Dương 981 năm 2014, cũng là một sự vi phạm rõ ràng tới chủ quyền của Việt Nam.

Quan điểm của Trung Quốc với luật biển vừa ngụy biện vừa thiếu nhất quán. Trong khi khẳng định rằng mình cam kết với luật pháp quốc tế, Trung Quốc đơn phương tuyên bố yêu sách "đường chín đoạn", vốn không hề dựa trên luật pháp quốc tế.

Thêm vào đó, dù khẳng định Việt Nam không có thềm lục địa hay EEZ, bản thân Trung Quốc lại tuyên bố những thứ đó trong tranh chấp với Nhật Bảnbiển Hoa Đông.

Tòa trọng tài, được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS 1982, về vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016, đã đưa ra phán quyết có thẩm quyền nhất về UNCLOS. Phán quyết ấy phủ nhận mọi cơ sở pháp lý đối với "đường chín đoạn" của Trung Quốc.

Tòa trọng tài cũng khẳng định rằng trong khi Trung Quốc có thể đưa "quyền lịch sử" lên các vùng nước thì việc chứng tỏ quyền lịch sử ấy không thể được lấy để bác bỏ quyền lịch sử của các bên tranh chấp khác.


Cần sự khẳng định đa phương từ ASEAN

Dù thế nào đi nữa, phán quyết của Tòa trọng tài cũng chỉ tác động ít ỏi tới hành vi của Trung Quốc. Không chịu bỏ yêu sách "đường chín đoạn", Trung Quốc tiếp tục tuyên bố chủ quyền trên 6 đảo nhân tạo nữa.

Bắc Kinh tự cho mình EEZ và chủ quyền trên các đảo họ tôn tạo, mặc dù UNCLOS 1982 quy định rõ: đảo nhân tạo không chứa bất kỳ quyền gì trên đó.

Tiếp nữa, Trung Quốc công khai yêu sách về đường cơ sở xung quanh Trường Sa, việc mà họ đã làm ở Hoàng Sa. Trung Quốc tiếp tục áp yêu sách chủ quyền của mình bằng việc sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển và dân quân hàng hải để ngăn ngư dân của các nước khác, bao gồm cả sử dụng vũ lực.

Sau cùng, không gì có thể giúp thách thức việc Trung Quốc đơn phương diễn dịch luật pháp quốc tế tốt hơn một sự khẳng định đa phương từ ASEAN, hành động cùng các đối tác bên ngoài của khối.

Mối nguy hiểm lớn nhất lúc này không phải việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo - điều vốn dĩ họ đã làm rồi, mà là khả năng khiến các nước khác phải chấp nhận cách "diễn dịch luật pháp quốc tế" của Bắc Kinh.

Mỹ gắn chặt với các hoạt động tự do hàng hải (FONOPS), vốn được sử dụng để thách thức một số khía cạnh trong yêu sách quá đáng của Trung Quốc hoặc các nước khác. Pháp Anh cũng bắt đầu hành động, nhưng vẫn cần thêm các nước khác nữa.

Trung Quốc vừa thử nghiệm tên lửa chống tàu ở Biển Đông, thể hiện cả năng lực tấn công lẫn số lượng.

Trong lúc Trung Quốc ít khả năng leo thang xung đột quân sự với Mỹ vào thời điểm này, họ vẫn hiểu rằng FONOPS là cái đang chống lại yêu sách quá đáng của mình. FONOPS không chỉ là mối đe dọa về mặt quân sự mà còn là pháp lý nữa.

Nếu luật pháp quốc tế có sức nặng thì các nước cần phải bảo vệ và nỗ lực tuân thủ nó. Nếu không, Trung Quốc không chỉ kiểm soát lãnh thổ, mà còn viết luật.









mardi 30 juillet 2019

BIẾN ĐÔNG : xâm lấn sâu vào vùng đặc quyền của các nước ven Biển Đông


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận



Theo VOA 30/07/2019 - Hiện không có nhiều kỳ vọng vào các cơ chế cũng như biện pháp kiểm soát hành vi của những bên tranh chấp để đảm bảo hòa bình và ổn định cho Biển Đông, các chuyên gia quốc tế nhận định.

Chỉ trong thời gian ngắn vùng biển này đã liên tục xảy ra các sự cố như sau :

- Tháng 5/2019, tàu hải giám Trung Quốc quấy rối hoạt động thăm dò của tàu Malaysia cụm bãi cạn Luconia ở cực nam quần đảo Trường Sa;

Tháng 6/2019, tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines Bãi Cỏ Rong;

- và mới đây nhất, kể từ đầu tháng 7/2019 đến nay, tàu thăm dò của Trung Quốc với sự hộ tống của các tàu hải giám đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam quanh Bãi Tư Chính.


Trong khi đó, các cơ chế kiểm soát xung đột như Bộ Quy tắc Ứng xử (COC), các phương pháp xây dựng lòng tin (CBM), cơ chế tham vấn song phương (BCM) cũng như sự phân xử của tòa trọng tài thường trực (PCA) đều có những trở ngại nhất định, các chuyên gia nhận định tại Hội nghị Biển Đông thường niên lần thứ 9 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức ở thủ đô Washington, Mỹ, hôm 24/7/2019.

Hội thảo đã dành hẳn một phiên thảo luận với chủ đề ‘Các con đường quản lý bất đồng’ để nhìn lại những cơ chế và biện pháp này.


Đàm phán COC phức tạp

Trước hết đối với Bộ Quy tắc Ứng xử (COC), vốn đang được đàm phán giữa Trung Quốc và các nước ASEAN từ năm 2014 và được hy vọng sẽ ổn định tình hình Biển Đông khi hoàn tất, con đường đàm phán vẫn còn rất chông gai do lập trường quá khác biệt giữa các bên.

Theo nhận định của ông Ian Storey, chuyên viên cao cấp của Viện Nghiên cứu đông nam Á (ISEAS) ở Singapore thì Trung Quốc có ý đồ riêng khi tham gia đàm phán COC dù trước năm 2014 và họ không hứng thú với COC bất chấp lời kêu gọi của các nước.

Mãi cho đến năm 2016 Trung Quốc mới có thái độ nghiêm túc hơn với các cuộc đàm phán COC mà lý do mặc định là họ muốn đánh lạc hướng sự chỉ trích ra khỏi việc họ bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài vốn được công bố vào tháng 7 năm đó,” ông Storey phân tích.

Cũng theo nhà nghiên cứu này, một động cơ khác để Bắc Kinh đàm phán COC là để chứng minh ‘luận điệu giả trá’ của họ rằng ‘Biển Đông yên tĩnh và ổn định’ và rằng ‘Trung Quốc và ASEAN đang cùng nhau giải quyết vấn đề vì thế không cần các nước bên ngoài, nhất là Mỹ, can thiệp vào’.

Cuối năm ngoái, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tuyên bố rằng nước ông muốn có được COC trong vòng ba năm (tức là đến năm 2021). Tuy nhiên, ông Storey cho rằng điều này trái ngược với mong muốn của một số nước tranh chấp là họ ưu tiên vào kết quả đàm phán hơn là thời hạn cứng.

Do những nội dung đàm phán COC hiện vẫn đang trong vòng bí mật, nhà nghiên cứu này đã tiết lộ những bất đồng lớn giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, nhất là Việt Nam.

Hà Nội, theo lời ông Storey, đã nên ra ‘một danh sách dài các hoạt động mà họ muốn COC cấm và không có gì trùng hợp khi danh sách này cũng chính là những gì mà Trung Quốc đã làm trong vòng vài năm qua’, chẳng hạn như chấm dứt xây đảo nhân tạo, không được quân sự hóa các đảo, từ bỏ vũ lực và không được đe dọa dùng vũ lực, chấm dứt tình trạng chặn tàu tiếp tế, không được tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).

Ngoài ra, Hà Nội cũng yêu cầu các bên làm rõ đòi hỏi chủ quyền và đòi hỏi này phải phù hợp với UNCLOS (Công ước Quốc tế về Luật Biển). Bắc Kinh cho đến nay vẫn giữ cho yêu sách đường chín đoạn của họ mơ hồ (chẳng hạn như không rõ họ đòi chủ quyền với đảo hay biển hay cả hai) để tự do hơn trong diễn giải. Bản thân đường chín đoạn này trái với UNCLOS và đã bị tòa án quốc tế bác bỏ.

Việt Nam cùng với Indonesia đã kêu gọi các bên tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý của các nước ven biển – thách thức trực tiếp đối với đường chín đoạn của Trung Quốc vốn xâm phạm vào EEZ của tất cả các bên có tranh chấp,” ông cho biết và nói rằng Trung Quốc muốn dỡ bỏ tất cả điều khoản này mà Việt Nam nêu ra trong dự thảo thứ nhất.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn đưa vào những điều khoản mà ông Storey cho rằng ‘gây ra những lo ngại trong phạm vi khu vực và các nước bên ngoài’. Theo đó, Bắc Kinh muốn các dự án hợp tác cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông ‘chỉ diễn ra giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp’ – tức loại trừ các tập đoàn dầu khí phương Tây, các cuộc tập trận giữa các nước ASEAN với các nước bên ngoài cần phải có sự đồng ý trước của tất cả 11 nước (10 nước ASEAN và Trung Quốc) – có nghĩa là Bắc Kinh có quyền chặn đứng bất kỳ hoạt động quân sự nào giữa một nước ASEAN với Mỹ, Nhật hay Úc.

Không những thế, phạm vi địa lý (Việt Nam muốn COC bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa nhưng Trung Quốc phản đối), tính ràng buộc về pháp lý cũng là những vấn đề bất đồng trong đàm phán, cũng theo ông Storey.

Hiện tại các nước đang ở giai đoạn đọc dò (reading) lần thứ nhất bản dự thảo và đặt trong ngoặc kép những điểm mà họ không đồng ý cũng như ghi chú lập trường của mình ở mỗi điểm, ông nói và cho biết có ‘rất nhiều chỗ bị đặt trong ngoặc kép’.

Do mức độ phức tạp của nhiều vấn đề và tốc độ chậm chạp của cuộc đàm phán cho nên mục tiêu có COC vào năm 2021 có lẽ không thể đạt được,” ông Storey nói.

Ông cũng đặt nghi vấn vào thời điểm 2021 và 2021 mà khi đó Brunei Campuchia, những nước được cho là ‘tay trong’ của Bắc Kinh trong khối Asean, sẽ nắm vai trò chủ tịch luân phiên và có khả năng lèo lái lập trường của khối. Nếu cột mốc mà Bắc Kinh đặt ra là 2020, trùng với năm chủ tịch Asean của Việt Nam, thì nhiều người sẽ ‘cảm thấy an tâm’, ông nói.


‘Ngoại giao hai mặt’

Về các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM), ông Prashanth Parameswaran, biên tập viên cấp cao tạp chí ‘The Diplomat’ nêu bật điều quan ngại mà ông gọi là ‘tiến trình hai mặt’ (two-track process) của Trung Quốc khi một mặt có hành động thiện chí nhưng mặt khác lại có hành vi gây hấn. Những hành động xây dựng lòng tin và làm xói mòn lòng tin đồng thời này ‘đã diễn ra liên tục’ ở Biển Đông trong thời gian qua, ông nói.

Ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện các Vấn đề Hải dương và Luật Biển thuộc Đại học Philippines, nêu ra trường hợp Cơ chế Tham vấn Song phương (BCM) Philippines thiết lập cùng với Trung Quốc sau phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực hồi năm 2016 mà ông cho rằng ‘không hiệu quả’.

BCM được lập ra nhằm để tạo một kênh trao đổi và giải quyết những vấn đề tranh chấp về chủ quyền ‘một cách thầm lặng’, ông cho biết.

Giờ đây đã ba năm trôi qua nhưng BCM vẫn chưa chứng minh được nó là một phương cách hiệu quả để thật sự giải quyết những vấn dề cốt lõi của tranh chấp,” ông nói. “Trừ phi hai nước thay đổi cách ứng xử nếu không cơ chế này sẽ không là gì khác hơn là kênh đàm phán thiếu thiện chí.

Ông Batongbacal đưa ra dẫn chứng về việc ngư dân Trung Quốc khai thác ồ ạt sò tai tượng ở bãi cạn Scarborough vốn gây hủy hoại nghiêm trọng hệ sinh thái ở đây – vấn đề mà Manila đã nhiều lần nêu lên với Trung Quốc trong khuôn khổ BCM nhưng Bắc Kinh không hề giải quyết.

Ông cho biết vấn đề đánh bắt sò tai tượng đã được nêu ra trong lần tham vấn hồi năm 2017 vốn được mô tả là ‘sâu sắc, thân thiện, hiệu quả’ nhưng cuối cùng vào tháng 8 năm 2017 hành vi khai thách sò tai tượng của ngư dân Trung Quốc lại tái diễn.

Cho đến nay chính phủ Trung Quốc chưa có hành động nào để giải quyết tình trạnh đánh bắt trộm sò tai tượng ở Bãi cạn Scarborough và tác động của nó đối với môi trường biển,” ông cho biết và nói thêm hành động của ngư dân Trung Quốc diễn ra trước sự có mặt của các tàu hải giám Trung Quốc.

Hành động của Trung Quốc trong vấn đề này hoàn toàn rõ ràng và là sự đo lường trực tiếp cam kết của họ để giành được lòng tin trong việc xử lý tranh chấp,” ông nói.

Cho nên không có gì là không công bằng khi nói rằng vào lúc này BCM không làm được chức năng là cơ chế chủ động giải quyết bất đồng mà lại trở thành cơ chế gây xao nhãng và làm phức tạp thêm bất đồng,” ông nói. “Nó hoạt động một chiều với lợi thế cho một phía (Trung Quốc) và thay vì quản lý tranh chấp nó càng làm cho tranh chấp mở rộng và khó mà giải quyết công bằng trong tương lai.”


Đưa ra Liên Hiệp Quốc?

Về phán quyết của Tòa án Quốc tế, cụ thể là phán quyết của PCA trao thắng lợi cho Manila trước Bắc Kinh đối với các tranh chấp trên Biển Đông hồi năm 2016, cơ chế thực thi phán quyết là lý do chính khiến nó không có tác dụng như mong đợi khi các nước thua kiện không tuân thủ phán quyết.

Lan Nguyen, phó giáo sư thuộc Khoa Luật, Đại học Utrecht, Hà Lan, nhấn mạnh đến các trường hợp tương tự mà các nước nguyên đơn đã đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc.

Hơn 3 năm kể từ ngày PCA ra phán quyết, Bắc Kinh chỉ tuân thủ có 2 trong tổng số 11 điểm phán quyết, theo phân tích mới đây của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của CSIS.

Lan nêu ra ví dụ về vụ kiện hồi năm 1986 của Nicaragua đối với Mỹ đã ủng hộ thành phần nổi loạn chống chính phủ nước này. Mỹ khi đó cũng từ chối tham gia vào vụ kiện cũng như Trung Quốc đối với vụ kiện của Philippines. Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) khi đó đã ra phán quyết Nicaragua thắng kiện nhưng phán quyết này đã bị Washington bác bỏ.

Khi đó, Nicaragua đã viện đến Điều 94 trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc để đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an để buộc Mỹ phải thực thi phán quyết. Tuy nhiên, do Mỹ là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an nên họ đã phủ quyết. Sau đó, Nicaragua đã tìm đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nơi họ đã thuyết phục được cơ quan này thông qua bốn nghị quyết lên án Mỹ và yêu cầu Washington phải tuân thủ phán quyết của ICJ.

Mặc dù nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc không mang tính ràng buộc và không thay đổi nhiều giọng điệu của phía Mỹ nhưng nó thật sự đưa Mỹ vào tầm ngắm của quốc tế và thật sự gây sức ép lên Mỹ để có một số điều chỉnh nhất định trong chính sách đối ngoại của họ,” bà Lan phân tích.

Trở lại với phán quyết của PCA đối với Trung Quốc, mặc dù nó chỉ có tác dụng ràng buộc đối với hai bên nguyên đơn và bị đơn, nhưng bà Lan cho rằng các nước có tranh chấp trên Biển Đông có mối liên hệ chặt chẽ và do tính chất mở của vùng biển này mà tất cả các nước tranh chấp, không chỉ Philippines, đều có ‘quyền và nghĩa vụ thực thi phán quyết’.

Từ kinh nghiệm của Nicaragua, bà Lan nói các nước nhỏ có thể sử dụng diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để gây sức ép lên hành vi sai trái của các nước lớn – điều mà Việt Nam đã từng thực hiện hồi năm 2014 khi họ liên tục gửi thư đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lên án hành việc Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Hà Nội và yêu cầu phổ biến những lá thư này trong khuôn khổ các phiên họp của Đại hội đồng.

Một cách khác mà bà Lan đề xuất để cho phán quyết của tòa quốc tế không trở thành một tờ giấy lộn là các nước tranh chấp khi đàm phán phân định biên giới trên biển hay quản lý vùng đánh bắt là ‘dựa trên những luật lệ mà phán quyết của Tòa trọng tài đã vận dụng’.

Thỏa thuận phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 2000 cho thấy các bên không phải là không sẵn sàng từ bỏ quyền lịch sử của mình để đàm phán một thỏa thuận dựa trên luật pháp quốc tế,” bà Lan cho biết.

Trung Quốc cũng dựa trên chủ quyền lịch sử để đòi hỏi chủ quyền với hầu hết Biển Đông mặc dù ‘quyền lịch sử’ này đi ngược luật pháp quốc tế. Bắc Kinh lập luận rằng ‘quyền lịch sử’ của họ có từ trước khi Luật Biển quốc tế ra đời.

“Mặc dù những hành động này có thể vô vọng trước sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, chúng vẫn quan trọng nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế vì bởi vì theo luật quốc tế không có cái gọi là cảnh sát quốc tế mà từng quốc gia phải là cơ quan thực thi pháp luật,” bà nói.

Tuy nhiên, trên vấn đề này, ông Ian Storey lưu ý rằng ASEAN ‘chưa từng nói một lời nào về phán quyết của PCA’ kể từ khi nó được công bố.

Ngay cả Philippines cũng không nắm bóng trong chân thì tại sao các nước khác phải làm thế chứ,” ông nói.







dimanche 28 juillet 2019

PHÁP LUẬT : Tạm giữ 380 người Trung Quốc vận hành website cờ bạc quy mô 10.000 tỷ


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo VOA 29/07/2019 - Ập vào khu đô thị Our City, công an tạm giữ 380 người Trung Quốc tham gia điều hành các trang web đánh bạc trực tuyến với số tiền giao dịch lên đến hơn 10.000 tỷ đồng.

Chiều 28/7/2019, cơ quan công an đang tạm giữ gần 400 người mang quốc tịch Trung Quốc bị bắt quả tang đang điều hành các trang web đánh bạc cho công dân nước này tham gia.

Địa điểm nhóm này sử dụng để điều hành đường dây đánh bạc trực tuyếnkhu đô thị Our City, nằm trên đường Phạm Văn Đồng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng.


Công an cho biết nhóm này bố trí canh phòng, người lạ rất khó vào. Sau một thời gian trinh sát, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an phối hợp với Công an Hải Phòng đã bất ngờ đột kích.

Kiểm tra hơn 100 phòng làm việc được nhóm này thuê để tổ chức đánh bạc, ban chuyên án phát hiện gần 400 người đều mang quốc tịch Trung Quốc điều hành các website cá cược thể thao, dự đoán kết quả xổ số, lô đề…

Gần 2.000 điện thoại di động, 533 máy tính các loại cùng nhiều thẻ ngân hàng, tiền mặt và tài liệu liên quan bị thu giữ.


Theo xác định sơ bộ, số tiền giao dịch trên hệ thống đánh bạc trực tuyến do nhóm này vận hành là trên 3 tỷ nhân dân tệ, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng.

Đây là đường dây đánh bạc có quy mô, số lượng người nước ngoài và lượng tiền giao dịch lớn nhất từ trước đến nay.


Theo Người Lao Động, những người vận hành hệ thống thiết bị đánh bạc qua mạng đều rất trẻ, gồm cả nam và nữ. Việc điều hành website cờ bạc diễn ra liên tục. Hết mỗi ca làm việc, nhóm điều hành lại thay thế người mới nhưng không ai được đi ra ngoài.


BÌNH LUẬN

Khu đô thị Our City, được cấp phép xây dựng từ năm 2005; thuộc Tập đoàn Hiệp Phong Hong Kong - Trung Quốc (Qia Feng Holdings Limited) có 100% vốn nước ngoài.

Khu đô thị Our City. Ảnh: Việt Linh.
Diện tích của dự án là 43 ha, tổng diện tích xây dựng hơn 680.000 m2, chia làm 6 khu gồm 5 khu nhà sinh thái với các biệt thự đơn lập, biệt thự liền kề và một khu thương mại tổng hợp cỡ lớn. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án khoảng 85 triệu USD.

Công an phường báo cáo có 27 người Trung Quốc đăng ký tạm trú trong khu đô thị nhưng thời điểm công an đột kích bắt quả tang 380 người mang quốc tịch Trung Quốc đang điều hành các trang web đánh bạc cho công dân nước này tham gia.

Nhóm người này hoạt động 24/7, khép kín và gần như không tiếp xúc với người ngoài. Đây là tổ chức tội phạm có phương thức thủ đoạn hoạt động mới, thực hiện trên không gian mạng, được tổ chức trong “vỏ bọc” của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ quan chức năng Việt Nam đang thực hiện các thủ tục cần thiết để bàn giao 380 người Trung Quốc vận hành đường dây đánh bạc qua mạng tại khu đô thị Our City (Hải Phòng) cho công an nước này.

Tình trạng tội phạm nước ngoài mượn đất Việt Nam để phạm pháp. Đây là một thực trạng vô cùng nguy hiểm. Đó là chưa kể tình huống nếu liên quan đến nước thứ ba thì còn phức tạp hơn nhiều. Lúc đó mối quan hệ giữa Việt Nam và nước thứ ba sẽ bị ảnh hưởng.

Nói tóm lại, Bộ Công an phải phân tích sâu để có biện pháp ngay. Để xảy ra việc công dân nước khác kéo vào nước mình với số lượng như vậy mà không hay biết gì thì quá sơ hở.

Vì sao 400 người Trung Quốc ở Our City qua mặt được công an Hải Phòng?


Cờ bạc trực tuyến ở Philippines

Hơn 100.000 lao động Trung Quốc tới Philippines làm việc trong ngành cờ bạc. 
Ảnh: Cliff Venzon.

Ngày nay, các doanh nghiệp cờ bạc, đặt máy chủ ở Philippines, cung cấp dịch vụ cho những con bạc tại nước ngoài nhận được sự hậu thuẫn lớn từ chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte.

100.000 lao động TQ và cơn bùng nổ cờ bạc trực tuyến ở Philippines
https://news.zing.vn/100000-lao-dong-tq-va-con-bung-no-co-bac-truc-tuyen-o-philippines-post972230.html

Bí mật đường dây cờ bạc online 26.000 tỷ của Trung Quốc ở Philippines
https://news.zing.vn/bi-mat-duong-day-co-bac-online-26000-ty-cua-trung-quoc-o-philippines-post972592.html





THẾ GIỚI : Hơn 1.000 người biểu tình ủng hộ đối lập bị bắt ở Moscow


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận



Theo BBC 28/07/2019 - Cảnh sát Moscow bắt giữ hơn 1.000 người tại một cuộc biểu tình và đây là một trong những vụ trấn áp lớn nhất trong nhiều năm tại Nga.

Những người biểu tình bị kéo ra khỏi tòa thị chính khi lực lượng an ninh dùng dùi cui giải tán đám đông.

Đám đông biểu tình để phản đối việc loại trừ các ứng viên phe đối lập khỏi các cuộc bầu cử địa phương. Phe đối lập nói rằng họ bị cấm tranh cử vì động cơ chính trị.

Một số ứng viên bị cấm đứng tham gia cuộc bầu cử ngày 8/9/2018 đã bị bắt giữ trước đó.

Khoảng 30 người không được tranh cử vì "không thu thập đủ chữ ký hợp lệ".

Giới chức cho biết ít nhất 1.074 người bắt trong cuộc biểu tình bị cấm, các quan, trong khi quan sát viên ghi nhận 1.127 vụ bắt giữ.

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin gọi cuộc biểu tình là "mối đe dọa an ninh", và nói sẽ duy trì trật tự công cộng.

Sự giận dữ đang lan rộng trong số những người ủng hộ phe đối lập.

Lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny, người chỉ trích gay gắt Tổng thống Vladimir Putin, đã bị bắt giam 30 ngày vào hôm 24/7/2019 sau khi kêu gọi biểu tình không được phép hôm 27/7/2019.


Trước đó, hôm 20/7/2019, hơn 20.000 người Nga đã xuống đường, yêu cầu bầu cử công bằng và hàng chục người bị bắt.

Không rõ có bao nhiêu người đã tham gia cuộc biểu tình hôm 27/7/2019 nhưng lượng người dường như đã giảm mạnh.

Theo cảnh sát, khoảng 3.500 người tụ tập, trong đó có khoảng 700 nhà báo.

Oleg Boldyrev, phóng viên BBC News tại Moscow, phân tích:

"Không ai ảo tưởng rằng nhà chức trách sẽ để mọi người biểu tình ôn hòa. Cuộc biểu tình này cũng diễn ra với sự bắt giữ tùy tiện, đối đầu. Câu hỏi đặt ra là liệu sự tức giận về việc không thể đề cử một ứng viên - ngay cả đối với các cuộc bầu cử ở cấp thấp như chính quyền thành phố - sẽ khiến người dân Moscow tìm cách có những biểu hiện bất đồng lớn hơn. Rốt cuộc, có rất nhiều người dân không hài lòng với cách chính quyền Moscow và Thị trưởng Sobyanin điều hành thành phố hoặc đưa phản hồi về các mối quan ngại."




THẾ GIỚI : Thế giới kinh doanh phi pháp bên chân tháp Eiffel


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo TTO  28/7/2019 - Phóng viên báo Le Parisien đã gặp một số người bán rong đồ lưu niệm để tìm hiểu về cuộc mưu sinh của những người nhập cư dưới chân tháp Eiffel ở thủ đô Paris của Pháp.


"Buôn bán kiểu này sống tạm qua ngày thôi!"

Du khách luôn là những người thích ngủ nướng. Lúc này đã là 9h30 sáng, không gian sinh hoạt chung quanh tháp Eiffel mới bắt đầu rục rịch: dòng người xếp hàng lấy vé vô tham quan tháp, những cửa hiệu bán hàng lưu niệm đang bận rộn bày hàng, và những người bán hàng rong đang âm thầm vào… vị trí.

Ông trưởng ban chống tội phạm có tổ chức Guillaume Fauconnier giải thích: "Họ hoạt động chuyên nghiệp lắm, có tổ chức, có ý thức cộng đồng làm ăn rất cao. Những người nhập cư gốc Ấn Độ - Pakistan thì bán nước giải khát và hoa tươi, còn đồ lưu niệm là 'thị phần' của dân gốc Tây Phi".

Anh chàng Omar trạc 40 tuổi, người Senegal, đã mở hàng một cách điệu nghệ: một chiếc tháp Eiffel cỡ lớn thường thì 15 euro nhưng "mở hàng lấy may" nên chỉ lấy 12 euro thôi. Bạn biết đấy, chiếc tháp này mà bán trong cửa hàng là đắt gấp bốn lần ở đây đấy!

Omar rời bỏ quê hương bên xứ châu Phi của mình cách đây hai năm. Anh kể lể giọng hậm hực: "Bên đó không có việc làm. Mấy chính trị gia thì giàu sụ. Không biết khi nào tôi có thể quay về nữa. Nhưng sang đây cũng không dễ sống gì hơn đâu, phải bán được nhiều móc khóa thì may ra…".

Không sai: một chùm 5 móc khóa giá 1 euro thì khó có thể làm giàu được, rồi còn tiền ăn tiền ở nữa.


Cớm đến là phải chuồn nhanh!

Một gương mặt khác là Ali, "đóng chốt" ngay trên cầu Iéna, một lối đi khác dẫn đến tháp Eiffel. "Suốt tuần 7 ngày, ngày nào cũng phải ra đây thì một tháng có thể kiếm được 200 euro".

Anh chàng người Gabon 33 tuổi này đến đây được 6 tháng rồi. Anh đi theo ngả Morocco, vượt Địa Trung Hải bất chấp hiểm nguy tính mạng để cập bến nước Pháp.

Anh kể tiếp: "Ở Gabon, tôi kiếm được 40 euro mỗi tháng nhưng mà một miếng gà đã là 4 euro rồi…". Mới nói đến đây, Ali đột ngột khựng lại, dáo dác nhìn quanh rồi nhanh chóng thu dọn "hàng hóa", anh túm vội tấm bạt lớn gói gọn lại chừng chục chiếc tháp Eiffel lớn nhỏ rồi nhanh chân lẩn trốn cùng với 6-7 người bán khác đồng cảnh ngộ.

Chuyện gì vậy? Một nhóm cảnh sát đang đạp xe đi tuần gần đó.

Cảnh sát Olivier Goupil thuộc quận 7 thủ đô Paris giải thích: "Lực lượng chức năng chúng tôi phải hành động để cho du khách biết đây là buôn bán bất hợp pháp phải được ngăn chặn. Bán hàng rong như thế làm thất thu thuế. Từ năm 2018 chúng tôi đã lập biên bản nhiều vụ, và cũng có khi tịch thu hàng hóa phi pháp này để tiêu hủy".

Tuy nhiên, hành động "vây ráp" như thế của cảnh sát cũng như "bắt cóc bỏ dĩa" mà thôi.

Đội ngũ những người bán chợ chạy này đến từ nhiều nước châu Phi như Mali, Guinea, Cameroon… và đều có chung một thân phận: họ đều khá trẻ, không giấy tờ tùy thân, rời bỏ quê hương đang gặp khủng hoảng nặng nề để tìm miền đất hứa bên châu Âu.

Theo lời cảnh sát Fauconnier, ở đây không có bàn tay mafia tổ chức đưa họ sang để làm ăn phi pháp trên đất Pháp như trường hợp các cơ sở matxa (massage) của người Trung Quốc. Họ chỉ di cư bất hợp pháp sang đây để kiếm sống một cách tạm đủ mà thôi.

Nhưng những người hái ra tiền lại chính là những tay nhập hàng lậu để cung cấp hàng lưu niệm cho họ và lợi dụng tình trạng bấp bênh của họ nơi xứ người để trục lợi.

Cũng năm ngoái, đội cảnh sát của Fauconnier đã bắt giữ hai tay cung cấp hàng sỉ người Trung Quốc núp bóng các cửa hiệu kinh doanh hợp pháp để tuồn ra thị trường chợ đen 20 tấn tháp Eiffel mô hình.

Nghĩ cho cùng, du khách đến đây cũng chẳng quan tâm mấy đâu là hàng hợp pháp và hàng lậu, họ cứ mua thoải mái, miễn rẻ là được.

Có thể thấy bên kia bờ sông Seine, ba cảnh sát đang đi tuần và du khách cũng chẳng mảy may lấy làm lạ.

Một cảnh sát trong số đó nói đầy vẻ triết lý khi chỉ tay theo một người bán hàng rong đang tháo chạy: "Tôi không đuổi theo anh ta làm gì, bởi làm vậy anh ta có thể quá hoảng sợ mà nhảy qua lan can xuống sông mà chết. Đã xảy ra chuyện này rồi. Mình không thể bức tử một con người chỉ vì một chiếc tháp Eiffel cỏn con giá chỉ 20 xu!".


Bán đàng hoàng thì chịu thiệt

Ông Thierry Bailly - tổng giám đốc Công ty Defis sở hữu chuỗi cửa hàng "Đồ lưu niệm Paris" - than thở đầy cay đắng: "Chúng tôi lụn bại vì thị trường chợ đen này nhiều lắm. Năm 2012 chúng tôi có 4 nhân viên làm việc tại cửa hàng ở trạm xe điện ngầm Bir-Hakeim thì nay chỉ còn có 2".

Theo ông, cả trăm người bán hàng rong như thế không hề nghèo khó mà lại có thu nhập mỗi ngày đến 1.000 euro, và số lượng họ càng ngày càng tăng lên đông đúc trong vòng 6 năm nay.

"Trước kia, nhiều người nói với tôi là do luật chưa đủ mạnh, rồi mức phạt chưa đủ răn đe. Nhưng đạo luật mới từ năm 2011 chỉ rõ hành động bán hàng rong như thế là phạm pháp và cho phép tịch thu và tiêu hủy tang vật", ông từng tin tưởng vào luật pháp.

Vậy mà ông nhận thấy từ khi có luật mới thì hiện tượng bán rong hàng lậu vẫn ngày càng bành trướng. Cảnh sát thì đôi khi mở chiến dịch truy quét quy mô nhắm vào những tay cung cấp hàng lậu người Trung Quốc và những tay trung gian phân phối người châu Phi.

"Nhưng họ làm chỉ tới đó mà thôi rồi đâu cũng vào đấy", ông Bailly lại nói ngao ngán.

Ông chủ Công ty Defis khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng có bàn tay mafia đứng sau lực lượng buôn bán lậu này song bị cảnh sát bác bỏ.



THẾ GIỚI : Chủ tịch UB Đối ngoại Hạ viện Mỹ lên án TQ, ủng hộ VN về Biển Đông


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Dân biểu Eliot L. Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ


Theo VOA 27/07/2019 - Dân biểu Eliot L. Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, hôm 26/7 ra tuyên bố về việc Trung Quốc “can thiệp vào vùng biển do Việt Nam kiểm soát”, trong đó ông “lên án Trung Quốc” và bày tỏ ủng hộ Việt Nam.

Mở đầu tuyên bố của mình, ông Engel cho rằng sự hung hăng của Trung Quốc gần đây ở Biển Đông là “một minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai xem thường luật pháp quốc tế”.

Vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ khẳng định là chiểu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các hành động của Trung Quốc “cấu thành sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)”.

Bên cạnh đó, ông Engel cũng lưu ý rằng điều quan trọng không kém là hành vi của Trung Quốc “đe dọa lợi ích của các công ty Hoa Kỳ hoạt động trong khu vực”.

Tin tức của các báo đài khác nhau trong tuần qua cho biết các tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc hoạt động ở Bãi Tư Chính thuộc vùng EEZ của Việt Nam. Về phần mình, Việt Nam nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút các tàu đó ra, song Trung Quốc bỏ ngoài tai lời yêu cầu này.

Trước diễn biến như vậy, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel bình luận trong tuyên bố của mình rằng động thái quấy rối hiện nay của Trung Quốc là “mối đe dọa đối với Việt Nam”, đồng thời cũng là bằng chứng cho thấy Trung Quốc “sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng”.

Ông Engel nhấn mạnh thêm rằng những sự cố như thế này chứng tỏ Trung Quốc “ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế”.

Vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đưa ra thông điệp rõ ràng trong phần cuối tuyên bố: “Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác trong khu vực của chúng ta để lên án sự hung hăng này”. Vị dân biểu Mỹ đưa ra lời kêu gọi Trung Quốc “rút ngay lập tức tất cả các tàu khỏi lãnh hải của các nước láng giềng và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này”.

Ông Engel cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế “phải tiếp tục duy trì trật tự dựa trên các quy định, và duy trì luật pháp quốc tế”.


BÌNH LUẬN

Trung Quốc đang đe dọa an ninh và hòa bình tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua hành vi cưỡng ép đối với các nước láng giềng Đông Nam Á

Vụ nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 ngang nhiên vi phạm đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa của VN.

Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982

Như đã nhiều lần khẳng định, VN kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã được xác lập trong Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Với mục tiêu trên, VN đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là minh chứng cho việc một nước công khai đi ngược lại luật pháp quốc tế. Từ vụ bãi Tư Chính, Trung Quốc ngày càng cô lập trong vấn đề Biển Đông



Yêu cầu TQ chấm dứt các hành vi vi phạm vùng biển VN


Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982




HOA KỲ : Tòa tối cao mở đường cho chính quyền Trump dùng tiền quốc phòng xây tường biên giới


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Một hàng rào biên giới giữa Mexico và Mỹ

Theo VOA 27/07/2019 (CNN, Washington Post) - Tòa án Tối cao Mỹ hôm thứ Sáu 26/7/2019 bỏ phiếu với tỷ lệ 5-4 và mở đường cho chính quyền của Tổng thống Trump sử dụng 2,5 tỷ đô la từ Bộ Quốc phòng để xây dựng các đoạn của bức tường dọc biên giới tây nam nước Mỹ.

Phán quyết của Tòa Tối cao là một chiến thắng quan trọng đối với ông Trump. Nhiều khả năng ông sẽ sử dụng việc xây tường làm một mục quan trọng để diễn thuyết trên đường vận động tái tranh cử. Tổng thống bày tỏ vui mừng về quyết định này trong một bài đăng trên Twitter tối 26/7/2019.

Ông Trump viết: "Tòa Tối cao Hoa Kỳ bác lệnh cấm của tòa cấp dưới, cho phép tiến hành xây Bức tường biên giới phía nam. CHIẾN THẮNG lớn cho An ninh Biên giới và Pháp quyền!"

Quyết định này thay thế cho một quyết định của tòa cấp dưới đã ngăn chặn việc điều chuyển tiền trong khi các kháng cáo diễn ra.

2,5 tỷ đô la đã được chuyển từ các chương trình khác nhau, bao gồm các hoạt động về nhân sựtuyển quân, chương trình Minuteman IIItên lửa hành trình phóng trên không, nâng cấp máy bay E-3 quỹ huấn luyện lực lượng an ninh Afghanistan.

Lầu Năm Góc cho biết họ có thể điều chuyển số tiền đó do tiết kiệm được các chi phí trong khuôn khổ tiến trình có tên là "lập trình lại". Số tiền đã được chuyển vào một tài khoản chống ma túy của Bộ Quốc phòng được phép dùng để chi cho việc xây các hàng rào biên giới.

"Chúng tôi hài lòng về quyết định của Tòa án Tối cao", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Trung tá Rebecca Rebarich nói với CNN.


BÌNH LUẬN

Bức tường, chia rẽ Mỹ Mexico, là một trong những lời hứa lớn nhất của ông Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Ý tưởng này bị phe Dân chủ phản đối quyết liệt.

Quyết định của Tòa án Tối cao có nghĩa là số tiền 2,5 tỷ đô la này sẽ được sử dụng cho các dự án xây tường ở California, ArizonaNew Mexico.

Tòa án ở California đã lập luận rằng Quốc hội chưa thông qua một cách cụ thể về khoản tiền để xây dựng bức tường.

Hôm thứ Sáu 26/7/2019, Hoa KỳGuatemala đã ký một thỏa thuận, theo đó những người di cư từ HondurasEl Salvador đi qua Guatemala sẽ bị yêu cầu dừng lại và xin tị nạn ở đó trước, thay vì tiếp tục và cố gắng vào Hoa Kỳ.


Điều gì đang xảy ra ở biên giới bây giờ?

Theo nhà chức trách Mỹ, số vụ bắt giữ biên giới đã giảm 28% trong tháng 6.

Sự sụt giảm này theo sau lượng bắt giữ kỷ lục giữa các trạm biên giới vào tháng 5/2019 - mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Tình trạng di cư sụt giảm vào mùa hè, nhưng tháng sáu này cho thấy ​​sự sụt giảm mạnh hơn so với các năm trước.

Chính quyền Trump tuyên bố mức giảm này là do các chính sách mới với Mexico nhằm hạn chế di cư.

Dự án Người di cư Mất tích của Liên Hợp Quốc báo cáo rằng đã có 170 người di cư chết hoặc mất tích ở biên giới Mỹ-Mexico trong năm 2019 - bao gồm 13 trẻ em.



mercredi 24 juillet 2019

MÔI TRƯỜNG : Đồng bằng sông Cửu Long đối diện khô hạn, ngập mặn


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo tổng hợp internetXâm nhập mặn vào sâu nội đồng đang là vấn đề nghiêm trọng đối với đồng bằng sông Cửu Long. Những năm qua, nhiễm mặn đã tác động xấu tới nguồn nước sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất. Vậy, giải pháp ứng phó là gì?

Xâm nhập mặn vào sâu nội đồng gây khó khăn cho sản xuất.

Ngay từ đầu năm nay 2019, tình hình nhiễm mặn tại đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, trong những ngày từ 19 đến 22/2/2019, triều cường kết hợp với gió chướng đã đẩy mặn vào các vùng cửa sông, xâm nhập mặn tăng nhanh. Đây là điều bất thường bởi thời điểm đó hàng năm không có hiện tượng nước mặn từ biển theo các dòng sông vào nội đồng. Thời điểm đó, độ mặn đo được là 4‰, nước mặn theo cửa sông các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh vào sâu hơn 40 km, ảnh hưởng các vùng lúa và vườn cây trái.

Tiếp đó, theo Tổng cục Thủy lợi, do lượng nước về thượng nguồn sụt giảm và trùng với kỳ triều cường cho nên từ ngày 28/4 đến ngày 6/5, xâm nhập mặn gia tăng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Như vậy, năm nay tuy chưa phải là cao điểm triều cường, nước  nhiễm mặn, nhưng nhiều nơi tại đồng bằng sông Cửu Long đã phải đối diện với nạn ngập mặn. Nhìn chung, theo cơ quan chức năng, năm 2019, hệ thống sông, rạch tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khả năng xuất hiện các thời đoạn có dòng chảy thấp, mặn gia tăng sớm.

Vì vậy, các địa phương trong vùng đã lên kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn.

- Tại Hậu Giang, chính quyền còn vận động người dân tích trữ nước ngọt để đảm bảo đủ nước sinh hoạt khi hạn, mặn.

- Còn lãnh đạo tỉnh Bến Tre xác định không để người dân sản xuất ở những vùng có nguy cơ thiếu nước, có khả năng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn và ngoài vùng quy hoạch, để tránh thiệt hại cho bà con.

- Tại Kiên Giang, hệ thống cống ngăn mặn được duy tu, sẵn sàng hoạt động. Các xã được chỉ đạo triển khai đắp đập thời vụ ngăn mặn cục bộ; vận động nhân dân chủ động đắp đập tạm, bờ bao cục bộ để ngăn mặn, trữ ngọt. Khuyến cáo người dân tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại từ ao, hồ; thực hiện các biện pháp trữ nước trong mương vườn để phục vụ sản xuất, chăn nuôi.

- Còn tại Trà Vinh, tỉnh chủ động tuyên truyền sâu rộng tới người dân ở những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn, đôn đốc các địa phương tích cực nạo vét hệ thống thủy lợi nội đồng.

- Tại Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long cũng tiếp tục kế hoạch chống hạn mặn đã triển khai từ năm trước, để không bị bất ngờ trước tình hình có thể diễn biến bất lợi.

- Riêng tại tỉnh Tiền Giang, để chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ và tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân về diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết. Tăng cường kiểm tra, duy tu, nâng cấp các công trình ngăn mặn, dẫn và trữ nước ngọt. Đặc biệt, đối với các huyện phía Đông của tỉnh phải chủ động lập kế hoạch phòng chống hạn, xâm nhập mặn, cháy rừng...

Cống ngăn mặn tại Kiên Giang.

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến đồng bằng sông Cửu Long. Khô hạn, nước biển dâng, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng… đã làm khu vực này bị tổn thương nghiêm trọng. Điều đó đòi hỏi các địa phương trong vùng cần chủ động áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của thiên tai.

Thực tế cho thấy, trong vòng gần 10 năm trở lại đây, lũ ở đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện không theo chu kỳ, thậm chí có những năm lượng nước về rất thấp. Thay vào đó là tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền cả trăm cây số, đã gây thiệt hại hàng trăm nghìn ha lúa và hoa màu, khiến cho hàng triệu người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long lâm vào cảnh thiếu nước ngọt.

Theo các nhà khoa học, khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là hai vùng trũng bao gồm tứ giác Long XuyênĐồng Tháp Mười, tuy nhiên, hai vùng này không còn nước tích trữ để bổ sung cho sông Tiền, sông Hậu đẩy mặn ra biển. Vì vậy, thiệt hại do hạn, mặn gây ra cho vùng ven biển khu vực này là rất lớn.

Đáng chú ý, trước tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cần có kế hoạch chuyển đổi phương pháp sản xuất với vật nuôi, cây trồng, thích ứng với tình hình khô hạn, thiếu nước ngọt và nội đồng bị nhiễm mặn. Thời gian qua, các tỉnh như Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang… đã đưa vào những mô hình chăn nuôi, trồng trọt thích ứng cao với khô, mặn. Đó là mô hình trồng thanh long, chanh không hạt, dưa lưới; mô hình trồng cây xả, mãng cầu; mô hình trồng dứa,  mía, dừa… là các cây trồng tiêu biểu cho vùng giáp mặn, vùng phèn mặn. Hay như mô hình nuôi vịt nước mặn; dê, thỏ cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Tính đến thời điểm này, cả 13 địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long đều đã bị nhiễm mặn, trong đó đã có 11/13 tỉnh/thành độ mặn cao. Để ứng phó với tình hình, cùng với sự chủ động, nỗ lực của từng địa phương thì cũng rất cần sự liên kết liên vùng để có những giải pháp chung. Theo giới khoa học nông nghiệp, địa chất thì để đối phó với khô hạn, nhiễm mặn, vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thực thiện nhiều giải pháp, trong đó phải kể đến :

- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp cho khu vực, quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch tổng thể gồm phát triển công nghiệp, du lịch và nông nghiệp.

- Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường nước mặn, nước lợ.

- Kiện toàn hệ thống đê, thành lập các khu vực bảo vệ trước lũ, xâm nhập mặn, tạo ra các vùng đất an toàn đối với lũ và xâm nhập mặn, đồng thời chủ động kiểm soát nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn.

- Xây dựng đập ngầm, xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt...


Đồng bằng sông Cửu Long đối diện hạn hán kỷ lục, tệ hơn năm 2016
https://www.voatiengviet.com/a/dbscl-doi-dien-han-han-ky-luc-te-hon-2016/5011840.html






samedi 20 juillet 2019

THẾ GIỚI : Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm vùng biển Việt Nam


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Tổ chức Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đều thấy Trung Quốc bắt nạt các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines Malaysia, đòi cả Biển Đông là chủ quyền không thể tranh cải mà LHQ vẩn im lặng.

(CAO) Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.


Bình luận về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/07/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin, những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tếthềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên” – bà Hằng khẳng định.

Cũng theo bà Hằng, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc l Ảnh nhỏ: Hình ảnh được phó giáo sư Ryan Martinson đăng tải trên Twitter cho thấy hải trình của tàu Hải Dương địa chất 8 từ ngày 3/7 tới 19/7/2019, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam- Ảnh chụp màn hình HK01

Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam cũng tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Như đã khẳng định tại phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 16/7/2019, bà Hằng lần nữa nhắc lại lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.


BÌNH LUẬN

Tôn trọng chủ quyền và quyền tự do hàng hải là nền tảng cho tầm nhìn trong chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương được chia sẻ bởi Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hành vi vi phạm của Trung Quốc đối với các nước láng giềng Đông Nam Á là phản tác dụng, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực.

Những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Trong thời gian qua, Trung Quốc có một loạt các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác trên Biển Đông.

  • Với Malaysia, theo SCMP, tàu Hải dương 35111 đã lởn vởn như muốn thăm dò xung quanh bãi cạn Luconia Breakers, một cụm rạn san hô ở cuối phía nam biển Đông, suốt từ ngày 10 đến 27/5/2019, nơi có một lô dầu khí được Malaysia cấp phép cho công ty dầu khí Sarawak Shell.

    Tàu Haijing 35111 của cảnh sát biển Trung Quốc

    Khi Malaysia gửi hai tàu chở dầu và khí đốt đến khu vực này, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã vây tròn chúng một cách khiêu khích, có lúc chỉ cách gần 80 mét. Mãi đến cuối tháng 5, Trung Quốc mới chịu rút tàu.
  • Với Philippines, dư luận nước này rất giận dữ trước việc tàu Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển gần Philippines và có hành vi xua đuổi ngư dân suốt thời gian đầu năm. Gần đây, căng thẳng Bắc Kinh - Manila được đẩy cao khi tàu Trung Quốc đâm chìm tàu ngư dân Philippines hồi 9/6/2019 gần Bãi Cỏ Rong, rất may là các ngư dân gặp nạn được thuyền Việt Nam cứu thoát.

    Thuyền của ngư dân Trung Quốc tiếp cận tàu cá Philippines trên Biển Đông. Ảnh: Reuters.

    Điểm sôi có vẻ đã xuất hiện khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 17/7/2019 phát biểu trên truyền hình quốc gia: "Tôi đang kêu gọi Mỹ. Tôi đang cầu khẩn hiệp ước Mỹ - Philippines. Tôi muốn Mỹ triển khai toàn bộ Hạm đội 7 để đối đầu Trung Quốc. Tôi đang yêu cầu họ. Tôi sẽ tham gia cùng họ, tôi sẽ ngồi cùng với đô đốc Mỹ trên tàu chiến". Có thể thấy sau thời gian dài gắng thực hiện chính sách ngoại giao vuốt ve Bắc Kinh, quay lưng với Mỹ thì Manila đã phải xoay trục.
  • Với Việt Nam, Sự xuất hiện của tàu Hải Dương Địa Chất 8 gần Bãi Tư Chính khơi ra phản ứng quyết liệt từ Việt Nam kể từ khi tin tức loan đi hồi tuần trước cho biết các tàu của lực lượng hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc đã đối đầu ở khu vực này trong suốt một tuần gần một lô dầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gợi nhớ đến một vụ đối đầu căng thẳng khác vào năm 2014 liên quan đến một giàn khoan của Trung Quốc gây nên biểu tình bạo động ở Việt Nam.

Tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc



Tàu Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên Biển Đông
https://vnexpress.net/the-gioi/tau-philippines-bi-tau-trung-quoc-dam-chim-tren-bien-dong-3937626.html

Chuyên gia: VN ‘sẽ thắng’ nếu ‘kiện’ TQ ra tòa quốc tế (VOA)
https://www.youtube.com/watch?list=PL0Xd6_vQV82KIHRSGqjRSS5gmXwimw4vq&time_continue=1&v=EnoW5AJOaOk

Vụ Bãi Tư Chính: Công ty Nga và Nhật ‘gây phức tạp’ cho Trung Quốc
https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A5-b%C3%A3i-t%C6%B0-ch%C3%ADnh-c%C3%B4ng-ty-nga-v%C3%A0-nh%E1%BA%ADt-g%C3%A2y-ph%E1%BB%A9c-t%E1%BA%A1p-cho-trung-qu%E1%BB%91c/5013479.html





THẾ GIỚI : Iran bắt tàu chở dầu của Anh tại eo biển Hormuz


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Lính Iran đeo mặt nạ đổ bộ xuống tàu treo cờ Anh ở eo biển Hormuz
https://news.zing.vn/video-linh-iran-deo-mat-na-do-bo-xuong-tau-treo-co-anh-o-eo-bien-hormuz-post969169.html

Theo TTO 20/7/2019 - Tình hình Trung Đông lại có diễn biến mới leo thang căng thẳng khi ngày 19/72019 Iran công bố đã bắt tàu chở dầu của Anh Stena Impero khi tàu này đi qua eo biển Hormuz.


Theo Đài NPR (Mỹ), thoạt đầu hải quân của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã bắt 2 tàu chở dầu đều của Anh di chuyển qua eo biển Hormuz ngày 19/7/2019 :
  • Tàu Stena Impero cắm cờ Anh
  • Tàu Mesdar cắm cờ Liberia.
Tuy nhiên sau đó hải quân Iran xác nhận với truyền thông nhà nước Iran đã thả cho tàu Mesdar tiếp tục di chuyển, chỉ giữ lại tàu Stena Impero. Hãng tin AP sau đó cũng xác nhận việc tàu Mesdar được thả.

Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Công ty Norbulk Shipping UK, đơn vị chủ quản của tàu Mesdar, xác nhận hải quân Iran đã thả tàu Mesdar.


Trong khi đó Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt lại xác nhận thông tin tàu Mesdar bị bắt. Các dữ liệu theo dõi hành trình cho thấy con tàu lớn chở dầu này đột ngột chuyển hướng ở eo biển Hormuz, tiến về bờ biển Iran.

"Tôi hết sức lo ngại về việc bắt giữ hai tàu biển của nhà chức trách Iran tại eo biển Hormuz", ông Hunt nói trong tuyên bố phát đi khi đang trên đường tới dự một cuộc họp an ninh. "Những vụ bắt giữ này là không thể chấp nhận", ông nói.


Về sự việc, ông Trump chỉ trích Iran "chỉ toàn rắc rối" và nhắc lại Mỹ có quan hệ đồng minh rất thân thiết với Anh.

Các đơn vị chủ quản của tàu Stena Impero, gồm công ty Stena Bulk của Thụy Điển và chi nhánh Northern Marine Management tại Anh, phát thông cáo cho biết tàu của họ "đã bị một nhóm nhỏ máy bay và một trực thăng chưa xác định tiếp cận trong khi đang di chuyển qua eo biển Hormuz và vẫn đang ở trong vùng biển quốc tế".

Các công ty chủ quản này cho biết "hiện tại chúng tôi vẫn chưa thể liên lạc với tàu, nó đang di chuyển theo hướng bắc, tiến về Iran".

Trên tàu Stena Impero23 thủy thủ và hiện không có ai bị thương. "Chúng tôi vẫn đang liên lạc rất sát với các cơ quan chính phủ Anh", hai đơn vị chủ quản cho biết.

Hãng tin Fars của Iran phát thông cáo của quân đội Anh cho biết tàu Stena Impero bị bắt vì "đã không tuân thủ luật hàng hải quốc tế khi đi qua eo biển Hormuz".

Quân đội Iran cũng nói con tàu cắm cờ Anh này đã bị dẫn giải về vùng biển của Iran.


BÌNH LUẬN


Eo biển Hormuz, tuyến đường vận tải biển huyết mạch nơi 1/5 lượng dầu mỏ thế giới đi qua.

Căng thẳng giữa Iranphương Tây đã leo thang sau các vụ va chạm liên tục tại khu vực xung quanh eo biển trong những tháng qua. 6 tàu chở dầu bị tấn công hồi tháng 5 và tháng 6 tại vịnh Oman. Mỹ cáo buộc Iran đứng sau nhưng Tehran phủ nhận.

Trung tướng Robert P. Ashley, Jr.

Trung tướng Robert P. Ashley Jr., giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, hôm 19/7/2019 nói rằng Iran đang tìm cách đáp trả tương xứng cho vụ tàu Iran bị Anh bắt giữ tại Gibraltar.

"Họ đang tìm những thứ mà về bản chất là tương xứng", ông Ashley nói tại Diễn đàn An ninh Aspen mới đây ở Colorado, Mỹ. "Họ không muốn đi đến chiến tranh nhưng cùng lúc họ muốn thể hiện sức mạnh".

Chỉ vài ngày sau vụ Gibraltar, 3 tàu của Iran đã cố chặn một tàu chở dầu do Anh sở hữu khi tàu này đang di chuyển qua eo biển Hormuz, nhưng lực lượng Iran đã rút lui sau khi đối đầu với một tàu hải quân Anh.

Tướng Kenneth McKenzie

Tướng Kenneth McKenzie, Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ, hôm 18/7/2019 cho biết đang thảo luận với các nước khác về quyền tự do hàng hải ở vùng Vịnh và sẽ “tích cực” nỗ lực để tìm ra một giải pháp cho phép việc qua lại tự do, theo Reuters.

Hoa Kỳ đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở Trung Đông trước mối đe dọa từ Iran và đang kêu gọi các nước đồng minh bảo vệ các vùng biển chiến lược ngoài khơi IranYemen, sau khi xảy ra các vụ tấn công vào tàu chở dầu ở vùng Vịnh trong những tháng qua.

Anh quốc ngày 22/7/2019 kêu gọi mở một sứ mạng hải quân do Châu Âu dẫn đầu để đảm bảo cho các chuyến vận tải hàng hóa đi qua eo biển Hormuz được an toàn. Lời kêu gọi được đưa ra vài ngày sau khi Iran bắt giữ tàu dầu mang cờ hiệu Anh trong một hành động mà London tố cáo là hành động “hải tặc nhà nước” trong thủy lộ chiến lược.



vendredi 19 juillet 2019

HOA KỲ : Tỷ phú ấu dâm Mỹ Jeffrey Epstein


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Tỷ phú Jeffrey Epstein, chuyên gia tài chính, bị cáo buộc tổ chức mại dâm trẻ vị thành niên.
(Ảnh: wlrn.org)

Jeffrey Edward Epstein (sinh ra Ngày 20 tháng 1 năm 1953) là một tỷ phú Mỹ đã kiếm được nhiều tiền từ tài chính bằng cách làm việc tại Bear Stearns và sau đó với công ty riêng của mình, J. Epstein & Co.

Năm 2008, Epstein nhận tội gạ gẫm và trả tiền cho hàng chục thiếu nữ, một số mới chỉ ở độ tuổi 14-15 để đổi lấy những cuộc massage khỏa thân và các hành vi tình dục khác. Tuy nhiên, thay vì bản án chung thân, Epstein chỉ phải ngồi tù 13 tháng và trả tiền bồi thường cho các nạn nhân theo thỏa thuận với các công tố viên liên bang ở Florida.

Nhiều người trên Little St. James được Epstein thuê về làm việc nói rằng họ từng ký các thỏa thuận không tiết lộ thông tin nên từ chối phỏng vấn. Hiếm hoi có người tiết lộ Epstein có tới 4 chiếc tàu, 1 chiếc phà lớn để vận chuyển 200 công nhân từ đảo St. Thomas cách đó 1,6 km tới đảo của mình để làm việc mỗi ngày.


Little St. James gọi là "đảo ấu dâm" hay "hòn đảo tội lỗi"

Little St. James bị người dân địa phương gọi là "đảo ấu dâm" hay "hòn đảo tội lỗi".

Jeffrey Epstein mua lại hòn đảo nằm ngoài khu vực Caribbe của Mỹ cách đây hơn 20 năm. Ông đổ vào đây hàng núi tiền để dọn sạch thảm thực vật bản địa, trồng những cây cọ cao vút xung quanh các khu nhà sang chảnh và cắm 2 lá cờ Mỹ khồng lồ ở 2 đầu hòn đảo.

Đảo Little St. James nhìn từ trên cao.

Khi phóng viên hỏi về Jeffrey Epstein tại hòn đảo mà ông ta mua đứt cách đây 2 thập kỷ, nhiều người từ chối trả lời. Những ai tiếp nhận phỏng vấn đều chia sẻ câu chuyện một cách khá rụt rè.

"Mọi người gọi nó là đảo ấu dâm. Nó là góc tối của chúng tôi", Kevin Goodrich, một người dân địa phương nói về Little St. James.


Tỷ phú "ấu dâm" Jeffrey Epstein thân thiết với nhiều nhân vật danh tiếng

Jeffrey Epstein - tỷ phú Mỹ bị bắt vì tội buôn bán nô lệ tình dục - có mối quan hệ thân thiết với cựu Tổng thống Bill Clinton và đương kim chủ nhân Nhà Trắng Donald Trump.

Bill Clinton, Jeffrey Epstein và chiếc máy bay riêng "vui vẻ" mang biệt danh Lolita Express

Theo Fox News, ngày 8/7/2018 người phát ngôn của ông Bill Clinton đã phải lên tiếng thanh minh về mối quan hệ của cựu tổng thống Mỹ với Jeff Epstein, nhà tài phiệt vừa bị bắt giữ vì tội buôn bán nô lệ tình dục vị thành niên.

Các công tố viên New York cho biết gã tỷ phú bệnh hoạn "săn" những "con mồi" rất trẻ, chỉ 14-15 tuổi. Sau khi Epstein bị bắt, báo chí Mỹ lập tức phanh phui mối quan hệ trong quá khứ của hắn với cựu Tổng thống Bill Clinton, đương kim Tổng thống Donald Trump và nhiều người nổi tiếng khác.

Người phát ngôn của ông Clinton khẳng định cựu tổng thống Mỹ "không hề biết gì" về những "tội ác khủng khiếp" của Jeffrey Epstein. "Năm 2002 và 2003, Tổng thống Clinton đi 4 chuyến trên máy bay của Jeffrey Epstein, một tới châu Âu, một tới châu Á và 2 tới châu Phi, bao gồm những địa điểm liên quan đến hoạt động của Quỹ Clinton", người phát ngôn này nói.

"Tổng thống Clinton không gặp gỡ Epstein trong suốt 10 năm qua và chưa bao giờ đến trang trại của Epstein ở New Mexico hay dinh thự của ông ta tại Florida", người phát ngôn nhấn mạnh.


Bộ trưởng Lao động Mỹ đối mặt áp lực từ chức 

Tháng 10/2002, Bill Clinton ca ngợi cho Jeffrey Epstein trên tạp chí New York Magazine: "Jeffrey vừa là một nhà tài chính thành đạt, vừa là nhà từ thiện tận tâm. Ông có hiểu biết sâu sắc về thị trường toàn cầu cũng như kiến thức chuyên sâu về khoa học thế kỷ 21".

"Tôi đặc biệt đánh giá cao sự hiểu biết và tính hào phóng của ông ấy trong chuyến đi tới châu Phi gần đây với mục đích dân chủ hóa, nâng cao năng lực của người nghèo và chống bệnh HIV/AIDS", ông Clinton nói khi đó.

Trong khi đó, Nhà Trắng chưa đưa ra tuyên bố gì về mối quan hệ giữa ông Trump và Epstein. Trước đó, báo chí Mỹ đồng loạt dẫn lời ông Trump mô tả Epstein hồi năm 2002: "Tôi biết Jeff từ 15 năm qua. Đó là một người rất vui vẻ. Người ta còn nói rằng anh ấy yêu thích phụ nữ đẹp chẳng kém gì tôi. Nhiều cô gái của anh ấy còn rất trẻ".

Jeffrey Epstein (trái) đã rất thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty

Nhiều tờ báo Mỹ cũng đăng bức ảnh tổng thống Mỹ cùng vợ Melania chụp chung với Epstein và Ghislaine Maxwell - bạn gái của hắn - tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông Trump ở Palm Beach, Florida hồi năm 2000. Epstein từng bị cáo buộc tấn công tình dục trẻ vị thành niên tại Mar-a-Lago.

Trong hình chụp ngày 12 tháng Hai, 2000, từ bên trái là tỷ phú Donald Trump với người mẫu Melania Knauss mà lúc đó là bạn gái chứ chưa là vợ ông Trump, và tỷ phú Jeffrey Epstein với bà bạn gái người Anh Ghislaine Maxwell. Hình được chụp tại trung tâm nghỉ mát Mar-a-Lago của ông Trump tại Palm Beach, Florida. (Davidoff Studios/Getty Images)

Ngoài ông Clinton và ông Trump, Bộ trưởng Lao động Mỹ Alexander Acosta đang đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội vì đã ký thông qua thỏa thuận miễn tố tội xâm hại tình dục trẻ vị thành niên của Epstein hồi năm 2008 ở Florida.

Bộ trưởng Lao động Mỹ Alex Acosta. Ảnh: Reuters.  

Theo đó, Epstein thừa nhận tội danh đề nghị mua dâm, lĩnh án tù 13 tháng và bị đưa vào danh sách tội phạm tình dục. Tuy nhiên, thỏa thuận này cho phép Epstein ra khỏi cơ sở giam giữ 6 ngày trong tuần để đến nơi làm việc.

Khi ký thỏa thuận này, ông Acosta là công tố viên ở Nam Florida. Hồi tháng 2, một thẩm phán ở Florida ra phán quyết khẳng định văn phòng công tố của ông Acosta đã vi phạm pháp luật khi ký thỏa thuận này.

Theo Business Insider, nhiều nghị sĩ Dân chủ, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Thượng nghị sĩ Tim Kaine, đã lên tiếng yêu cầu ông Acosta từ chức. Bà Pelosi mô tả thỏa thuận ông Acosta ký là "phi đạo đức" và xâm phạm quyền lợi của các nạn nhân từng bị Epstein tấn công. Bà cũng khẳng định ông Trump biết rõ mọi hành vi của ông Acosta trước khi bổ nhiệm ông vào vị trí lãnh đạo Bộ Lao động.

Hạ nghị sĩ Dân chủ Ted Lieu viết trên Twitter: "Khi còn là công tố viên, Bộ trưởng Lao động Acosta trao cho kẻ xâm hại tình dục trẻ em Jeffrey Epstein một thỏa thuận ngọt ngào. Giờ có thể Epstein đã tấn công thêm nhiều nạn nhân khác. Tại sao Acosta vẫn giữ chức bộ trưởng?".


Mù mờ con số tài sản 

Truyền thông Mỹ cho biết ngoài ông Trump và ông Clinton, Epstein còn quen biết nhiều nhân vật quyền lực và nổi tiếng khác như Hoàng tử Anh Andrew, cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch.

Hàng loạt ngôi sao giải trí đình đám như Alec Baldwin, Ralph Fiennes, Dustin HoffmanElizabeth Hurley cũng đã từng đến nhà và ăn tối với Epstein. Hồi tháng 12/2010, hơn một năm sau khi Epstein ra tù, hắn đã tiếp đón hàng loạt ngôi sao ở dinh thự tại New York.

Báo Washington Post khẳng định: "Chúng ta cần biết sự thật về Jeff Epstein và những người bạn quyền lực của hắn". New York Times đặt câu hỏi: "Ai đã bảo vệ Jeff Epstein?". Bloomberg nhận định: "Vụ bắt giữ Epstein là mối lo ngại đối với ông Trump".

Một phiên xét xử Epstein gần đây


Tài sản của Epstein cũng là một câu hỏi lớn ?

Khi đưa tin về hắn, báo chí Mỹ luôn giật tít "tỷ phú". Tuy nhiên tạp chí Forbes từng khẳng định hắn không phải là tỷ phú USD và sở hữu tài sản kém xa mức 1 tỷ USD. Dinh thự của hắn ở New York có giá khoảng 77 triệu USD.


Theo NBC News, Epstein khởi nghiệp trong ngành tài chính tại Ngân hàng đầu tư Bear Stearns. Sau đó, hắn lập công ty riêng có tên J. Epstein & Co. trước khi đổi thành Financial Trust. Hắn giữ bí mật danh sách khách hàng và tài sản cá nhân. Theo Vanity Fair, Epstein từng khoe tất cả khách hàng của hắn đều có tài sản trên 1 tỷ USD.

Khách hàng nổi tiếng duy nhất của Epstein là Les Wexner, CEO của Tập đoàn L Brands danh tiếng. Mới đây, người ngôn viên của L Brands tuyên bố CEO của tập đoàn đã cắt đứt mối quan hệ với Epstein hơn 10 năm trước.


Tỷ phú ấu dâm Mỹ không được tại ngoại

Theo vnexpress.net - NYPost 19/07/2019 - "Bị cáo Epstein được cho là có ham muốn thực hiện hành vi tình dục quá mức với các cô gái trẻ hoặc khi có sự hiện diện của họ", thẩm phán Richard Berman của tòa New York ngày 18/7/2019 giải thích về quyết định không cho phép tỷ phú Jeffrey Epstein được tại ngoại.

Theo thẩm phán Berman, việc Epstein gạ gẫm các cô gái hay phụ nữ trẻ mát-xa tới 4 lần một ngày là hành vi "dường như không thể kiểm soát được" và ông lo ngại rằng nếu để Epstein tại ngoại sẽ tạo ra nguy cơ có "nạn nhân mới" do xu hướng tình dục của ông này "chưa suy giảm hay được chế áp thành công".

Epstein bị truy tố tại tòa New York hồi đầu tháng vì tội tổ chức đường dây mại dâm và lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên tại ít nhất hai bang. Ông ta bị bắt hôm 6/7/2019 ở sân bay Teteboro, New Jersey, lúc vừa ngồi máy bay riêng từ Paris về. Các luật sư bào chữa cho Epstein trước đó cho rằng thân chủ của họ nên được tại ngoại trong khi chờ xét xử.

Phiên tòa xét xử Epstein ở New York (15/7/019). Họa sĩ :Christine Cornell

Trong phán quyết ngày 18/7/2018, Berman còn cho hay ông đã đọc một báo cáo, trong đó trích lời một số luật sư bào chữa cho các nạn nhân, tố cáo Epstein từng quan hệ tình dục với những phụ nữ trẻ trong thời gian thụ án 12 tháng tại nhà tù Florida năm 2008.

Khi nghe thẩm phán Berman công bố quyết định từ chối cho bảo lãnh, Epstein đặt hai tay trên bàn và không bộc lộ cảm xúc nào. Các luật sư bào chữa cho Epstein cũng từ chối bình luận.

Các luật sư của Epstein từng cho rằng thân chủ của họ bị các công tố viên Mỹ đối xử khắc nghiệt hơn chỉ vì ông sở hữu khối tài sản lớn. Họ đề nghị thẩm phán cho ông này được tại ngoại với điều kiện nộp lại hộ chiếu và lấy các tài sản trị giá hơn 500 triệu USD để bảo lãnh.

Công tố viên liên bang đề nghị tòa không cho tỷ phú Mỹ 66 tuổi được phép tại ngoại vì ông ta giàu có, có nhiều mối quan hệ quốc tế và có khả năng chạy trốn cao. Epstein đối mặt bản án cao nhất lên đến 45 năm tù nếu bị kết tội.


Nhận xét

Những "người bạn" quyền lực của Jeffrey Epstein chính là lý do khiến chính trường Mỹ chấn động khi hắn bị bắt. Hiển nhiên, một tên cáo già từng hoạt động ấu dâm suốt hàng chục năm như vậy đã giăng nhiều "liên kết" để đảm bảo an toàn cho hắn. Và nếu hắn không được an toàn thì các "liên kết" ấy đủ để kéo đổ rất nhiều trong số những người bạn quyền lực ấy.


Tỷ phú 'ấu dâm' Mỹ Jeffrey Epstein chết trong nhà giam, nghi tự tử 
https://baomoi.com/ty-phu-au-dam-my-jeffrey-epstein-chet-trong-nha-giam-nghi-tu-tu/c/31791808.epi

Tỷ phú Jeffrey Epstein được phát hiện chết trong phòng giam vào lúc 7h30 ngày 10/8/2019 tại New York. Một số nguồn tin nói rằng ông tự tử.