samedi 8 septembre 2018

QUỐC TẾ : Quan hệ Châu Phi - Trung Quốc


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Bản đồ chỉ những con đường mậu dịch khoảng thế kỷ 1 SCN
 tập trung vào Con đường tơ lụa


Quan hệ châu Phi - Trung Quốc nói về những kết nối về lịch sử, chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội và văn hóa giữa Trung Quốc và châu Phi.

Thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi tăng 700% trong thập niên 1990, và Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Bắt đầu từ thế kỷ 21, Trung Quốc đã xây dựng mối quan hệ kinh tế ngày càng mạnh mẽ với châu Phi. Ước tính có khoảng một triệu công dân Trung Quốc đang sinh sống ở châu Phi. Ngược lại, khoảng 200.000 người châu Phi đang làm việc tại Trung Quốc. Diễn đàn về hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) được thành lập vào tháng 10 năm 2000 là một diễn đàn chính thức để tăng cường mối quan hệ.

Bản đồ cho thấy vị trí của Châu Phi và Trung Quốc

Một vài nước phương Tây, chẳng hạn như Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, đã nêu lên những lo ngại về vai trò chính trị, kinh tế và quân sự mà Trung Quốc đang đóng ở lục địa châu Phi.


Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm tới một loạt các nước châu Phi để mở rộng tầm ảnh hưởng vốn đã rộng mở của Bắc Kinh tại lục địa đen.


Ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi đã gia tăng liên tục trong vài thập kỷ qua khi Bắc Kinh coi lục địa lớn thứ hai thế giới này là nơi có những cơ hội làm ăn kinh  tếgia tăng vị thế địa chính trị của mình.

Và chuyến thăm Senegal, Rwanda, Nam PhiMauritius, đợt công cán nước ngoài đầu tiên trong năm 2018 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chắc chắn nhằm mục tiêu xây dựng và củng cố vị thế của Bắc Kinh ở châu Phi, theo SCMP. Tân Hoa Xã nói đây là chuyến thăm thứ tư tới châu Phi của ông Tập kể từ năm 2013, khi ông nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc.

Châu Phi có vai trò rõ ràng trong sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập, với mục tiêu làm sống lại Con đường tơ lụa khi xưa, nối Trung Quốc với châu Phi và châu Âu qua một hệ thống cầu đường và bến cảng, phục vụ các hoạt động thương mại liên vùng.

Tại châu Phi, có bốn lĩnh vực chính mà Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện của mình, SCMP nói.


1. Hạ tầng

Chiến lược Vành đai và Con đường trị giá nhiều tỷ đô la của Bắc Kinh được cụ thể hóa bằng một hệ thống hạ tầng bao gồm đường sắt, bến cảng, đường bộ đường ống, nối Trung Quốc với  nhiều nơi trên thế giới, trong đó có châu Phi.

Sự hiện diện của Trung Quốc trong các công trình hạ tầng ở Lục địa đen đã bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, tức là ngay sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập. Công trình đầu tiên có vốn Trung Quốc tại châu Phi là hệ thống đường sắt nối Tanzania và Zambia.

Ngoại trưởng Vương Nghị năm ngoái nói Trung Quốc đã tài trợ vốn, tính đến năm 2017, cho hơn 6.200 km đường sắt và hơn 5.000 km đường bộ ở châu Phi. Trong số này có dự án đường sắt Addis Ababa-Djibouti trị giá 4 tỷ USD dài 750km nối Ethiopia , nơi có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Phi, tới Djibouti bên bờ biển Ðỏ.

Một dự án đường sắt khác đang được tiến hành là hệ thống dài 472km trị giá 3,2 tỷ USD nối thành phố cảng Mombasa với thủ đô Nairobi ở Kenya.

Khi hoàn tất vào năm 2025, dự án hạ tầng lớn nhất Kenya kể từ khi giành được độc lập sẽ mở rộng tới Nam Sudan, Rwanda, Burundi, Ethiopia CHDC Congo.

Danh sách dự án hạ tầng châu Phi có vốn Trung Quốc còn bao gồm “siêu hải cảng” ở Bagamoyo, Tanzania, cảng biển ở Lamu, Kenya, cao tốc sáu làn ở Uganda  và đường ống dẫn dầu/khí ở Tanzania.


2. Quân sự

Bắc Kinh nói họ muốn  củng cố hợp tác quân sự với các quốc gia châu Phi để bảo vệ lợi ích kinh tế to lớn của Trung Quốc tại đây, cũng như đảm bảo an toàn cho hơn một triệu người Trung Quốc đang làm việc tại Lục địa đen.

Trong nỗ lực củng cố ảnh hưởng của mình tại châu Phi, Trung Quốc đã thành lập căn cứ quân sự ngoài lãnh thổ đầu tiên của họ, đặt tại Djibouti. Theo giới chức Trung Quốc, mục đích của căn cứ này là để cung cấp hậu cần  cho các hoạt động chống hải tặc trên vùng biển Somalia.

Cùng lúc đó, Trung Quốc tăng cường tham gia các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại những điểm nóng nội chiến như Nam Sudan, Mali, Congo và Liberia, hay vùng Darfur ở phía tây Sudan.

Hơn 2.000 quân gìn giữ hòa bình Trung Quốc hiện có mặt tại châu Phi, theo trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc  Trần Hiểu Ðông. Các tàu chiến nước này cũng đã thực hiện hộ tống hơn 6.000 tàu thương mại của cả Trung Quốc lẫn quốc tế trong vùng vịnh Aden và ngoài khơi Somalia.


3. Tài nguyên thiên nhiên

Ðã có những thời điểm, Trung Quốc phải dựa vào châu Phi để có nguồn tài nguyên thiên nhiên ổn định, bao gồm dầu mỏ, đồng, kẽm, quặng sắt, để đảm bảo sản xuất tại chính quốc.

Ngày ngày, kinh tế Trung Quốc tiếp nhận dầu mỏ từ Angola và Nigeria, vàng từ Ghana, crôm từ Nam Phi, đồng từ Zambia và bauxite và các khoáng chất quý hiếm khác từ Guinea.

Trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc, do bị nhiều nước kêu ca về chuyện có những hoạt động gây hại môi trường, đối xử không tốt với lao động địa phương nên đã điều chỉnh chiến lược: Họ hoặc liên kết, hoặc mua lại các công ty khai khoáng địa phương, thâm nhập ngành công nghiệp khai khoáng châu Phi mua lại gần 20% cổ phần của Ivanhoe Mines (Canada), công ty sở hữu ba đại dự án khai thác đồng, kẽm và bạch kim ở phía nam châu Phi.


4. Viện trợ và cho vay

Trung Quốc đã nổi lên là một trong những nhà viện trợ lớn nhất châu Phi trong những năm gần đây, tập trung vào các dự án cơ sở công cộng, đào tạo nhân lực, triển khai các dịch vụ y tế và giảm nhẹ gánh nặng nợ nần của Lục địa đen. Nhưng các nhà quan sát lo rằng Trung Quốc đang sử dụng các chương trình viện trợ mở rộng quyền lực của họ tại châu Phi.


Trung Quốc mua nhà châu Phi

Nhiều quan chức Trung Quốc ở đại lục đã chi khoản tiền không nhỏ để mua nhà ở các quốc gia châu Phi.

Một số lượng lớn các quan chức Trung Quốc đã đưa người thân hay tài sản của họ ra nước ngoài, nhưng họ vẫn làm việc cho chính phủ. Chính sách đầu tư của Hong Kong là một cánh cửa giúp họ chuyển tài sản ra khỏi biên giới”, Giáo sư về luật ở trường Đại học Hong Kong là Guobin Zhu cho hay.

Lợi dụng chính sách thu hút vốn đầu tư, mỗi quan chức ở đại lục đã tẩu tán hơn 1 triệu USD, bao gồm cả việc mua nhà  ở các quốc gia châu Phi xa xôi như Gambia Guinea-Bissau. Trên thực tế, họ thậm chí chưa bao giờ có ý định tới thăm hay sinh sống ở các vùng đất đó.

Ở Hong Kong, các cơ quan tài chính thường lôi kéo các khách hàng là những người giàu có ở đại lục. Với mỗi khoản đầu tư trị giá 10 triệu HKD (tương đương 1,29 triệu USD), các khách hàng chỉ phải trả khoản phí khoảng 200.000 HKD (tức 25.800 USD).


Được lập ra từ hơn một thập kỉ trước nhằm kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS), Chương trình thu hút vốn đầu tư của chính quyền Hong Kong ghi nhận sự đầu tư ồ ạt của người dân Trung Quốc đại lục.

Trước tình hình đó, cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc yêu cầu các quan chức mới được thăng chức công khai tài sản và các căn hộ ở nước ngoài. Chưa kể, nhằm ngăn chặn các cán bộ tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài, khoảng 2.000 trưởng thôn ở tỉnh Quảng Châu đã phải giao nộp hộ chiếu của họ. Thông tin này do tờ South China Morning Post đưa tin.

Tuy nhiên việc Trung Quốc mua nhà ở châu Phi với mục đích lách luật hay là biện pháp mở rộng ảnh hưởng mới ở châu Phi? Được biết, trước đó, vào tháng 9/2013 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nêu rõ quan hệ hợp tác Trung Quốc-châu Phi dựa trên nền tảng là các lợi ích chung, tính hiệu quả cao và một cách tiếp cận thực tế.

Ông cũng đồng thời nhắc lại đánh giá của một quan chức ngoại giao hàng đầu của một nước châu Phi cho rằng hiện Trung Quốc đang có nhiều lợi thế để phát triển quan hệ với châu Phi.

1. Thứ nhất, Trung Quốc không có lịch sử đô hộ thực dân ở châu Phi và chưa bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của châu lục này.

2. Thứ hai, thông qua hỗ trợ và đầu tư, Trung Quốc đã chứng minh là người bạn chân thành và vô tư của châu Phi. Hơn nữa, Bắc Kinh đã tích cực hơn trong các hoạt động gìn giữ hòa bình ở châu lục này.

3. Theo Ngoại trưởng Vương Nghị, bình luận này phản ánh đúng tâm lý của người dân châu Phi và ba lợi thế này trên thực tế có thể tổng kết thành sự chân thành và tin cậy lẫn nhau trong quan hệ Trung Quốc-châu Phi.

Được biết, quốc gia 1,3 tỷ dân đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ) và vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nên việc nước này “khát dầu khí và các nguyên liệu thô đầu vào” là điều hoàn toàn dễ hiểu.


Trung Quốc buộc phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp, trong đó châu Phi là một trọng điểm (châu Phi hiện cung cấp 1/3 lượng dầu Trung Quốc tiêu thụ).

Với 1 tỷ dân, lục địa châu Phi là một thị trường rộng lớn, mới mẻ cho nền kinh tế Trung Quốc chuyên hướng về xuất khẩu. Thực tế trong chục năm qua, hàng hóa Trung Quốc như đồ điện tử, linh kiện thay thế, hàng tiêu dùng, đồ may mặc… với nhiều ưu điểm như rẻ và mẫu mã đẹp, đa dạng đã tràn ngập các thị trường châu Phi.

Đưa công nhân sang châu Phi làm việc, Trung Quốc đã phần nào giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp trong nước, tăng thêm nguồn thu cho nước này. Hiện có khoảng gần 1 triệu người Trung Quốc sinh sống, làm việc ở châu Phigần 1.000 công ty Trung Quốc đang làm ăn ở châu lục này.

Chủ động quan hệ tốt với hầu hết các nước châu Phi đã giúp Trung Quốc giành được sự ủng hộ của họ tại Liên Hợp Quốc và các diễn đàn quốc tế, nâng cao vị thế Trung Quốc trong 1 thế giới đa cực hậu Chiến tranh Lạnh. Giao hảo với châu Phi còn rất có ích cho Trung Quốc trong việc cô lập Đài Loan về mặt ngoại giao và thực hành chính sách “một nước Trung Hoa”.

“Chơi” với châu Phi, Trung Quốc còn có thêm 1 cơ hội vô cùng lớn là quảng bá ngôn ngữ và văn hóa của mình đến châu lục lớn thứ 2 thế giới về diện tích.






Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire