dimanche 17 septembre 2017

THẾ GIỚI : Lễ hội bia Oktoberfest tại thành phố Munich,


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận



Theo zing & Reuters - Lễ hội bia truyền thống Oktoberfest khai mạc hôm 16/9 tại thành phố Munich, Đức. Lễ hội bia lớn nhất thế giới năm nay kéo dài 18 ngày dự kiến thu hút 6,5 triệu lượt khách tham dự.

Ảnh: google maps


Người dân xứ Bavaria trong trang phục truyền thống đổ xô tới khu trại tổ chức lễ hội bia Oktoberfest khi lễ hội chính thức mở màn. Lễ hội bia Oktoberfest khai mạc hôm 16/9 tại Theresienwiese, thành phố Munich, Đức. Đây là lần thứ 184 lễ hội được tổ chức. Ảnh: Reuters.



Đám đông háo hức chờ đợi những cốc bia đầu tiên được bán ra. Lễ hội bia Oktoberfest lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 12/10/1810 nhân dịp lễ cưới của Hoàng thái tử Ludwig (sau trở thành vua Ludwig) và công chúa Theresa. Trong hơn 200 năm lịch sử, lễ hội chỉ bị hủy bỏ 24 lần chủ yếu vì lý do dịch bệnh và chiến tranh. Ảnh: Reuters.



Thị trưởng thành phố Munich Dieter Reiter (phải) và Thống đốc bang Bavaria Horst Seehofer (trái) trong ngày khai mạc lễ hội bia. Theo truyền thống, các lều trong lễ hội mở cửa từ lúc 9h sáng ngày khai mạc, tuy vậy bia chỉ được bán bắt đầu từ 12h sau khi thị trưởng thành phố Munich khui thùng bia đầu tiên. Ảnh: Reuters.



Người Đức trong trang phục truyền thống tham gia Oktoberfest. Tại Oktoberfest, các nhà sản xuất bia Đức mang tới loại bia đặc biệt với thành phần mạch nha và hoa bia (Humulus lupulus) nhiều hơn, vì vậy nồng độ cồn trong bia sẽ cao hơn so với các loại bia khác. Ảnh: Reuters.



Một nữ phục vụ với những cốc bia khổng lồ chuẩn bị được mang tới các khách hàng. Mỗi năm có khoảng 6 triệu lượt du khách đến tham dự lễ hội bia Oktoberfest. Bất chấp mối lo khủng bố đang hoành hành tại châu Âu, chính quyền thành phố Munich kỳ vọng sẽ có khoảng 6,5 triệu lượt du khách tới thăm thành phố và dự lễ hội bia trong năm nay. Ảnh: Reuters.



Cùng với số lượng khổng lồ du khách tham dự, ước tính hàng triệu lít bia sẽ được tiêu thụ tại Oktoberfest. Lượng bia tiêu thụ kỷ lục được ghi nhận năm 2013 với 7,7 triệu lít bia được bán ra. Năm 2016, du khách tham gia lễ hội đã uống hết 6,6 triệu lít bia. Ảnh: Reuters.



Đồ ăn được ưa chuộng tại lễ hội bia Oktoberfest là các món nướng truyền thống như gà nướng, sườn nướng, thịt lợn nướng. Ảnh: Reuters.



Bên cạnh bia và đồ ăn, du khách tham dự Oktoberfest có thể giải trí bằng những trò chơi mạo hiểm ngay trong khu trại tổ chức lễ hội. Ảnh: Reuters.



Du khách tham dự lễ hội đang cổ vũ một người vừa hoàn thành cốc bia thứ 5 liên tiếp. Theo truyền thống, lễ hội Oktoberfest sẽ kéo dài 16 ngày và kết thúc vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Tuy nhiên, nếu ngày bế mạc trùng với ngày 1/10 hoặc 2/10, lễ hội sẽ kéo dài tới ngày 3/10 (ngày Quốc khánh Đức). Lễ hội Oktoberfest năm nay sẽ kéo dài 18 ngày và kết thúc vào 12h trưa ngày 3/10 với một tràng đại bác chào mừng Quốc khánh Đức. Ảnh: Reuters.



vendredi 15 septembre 2017

THẾ GIỚI : Tàu điện ngầm London tê liệt do khủng bố


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận




Chiếc xô được cho là nguồn phát sinh của vụ nổ - Ảnh: The Gaurdian

Tàu điện ngầm Parsons Green của London tê liệt do khủng bố sáng 15/9/2017, một thùng chứa màu trắng (Thiết bị nổ tự tạo) bất ngờ phát nổ trên đoàn tàu hướng về phía đông London, khiến 22 hành khách bị thương nghiêm trọng. Đây là vụ khủng bố mới nhất ở Anh.

Theo phóng viên Metro tại hiện trường, nhiều người bị bỏng mặt khi một thùng chứa màu trắng phát nổ phía sau của đoàn tàu. Phóng viên này cho biết các chấn thương là "rất nghiêm trọng" và thậm chí có những người bị "cháy cả da đầu". Cảnh sát cho hay vật nổ được phát hiện mới chỉ nổ một phần và còn có thể tiếp tục hoạt động.

Các nhân chứng ban đầu gọi đây là một "sự cố an ninh". "Hỗn loạn kinh hoàng. Mọi người trèo lên nhau trên cầu thang để cố thoát ra ngoài. Người lớn đè lên trẻ em. Thật khủng khiếp", một nhân chứng kể lại.

Một nhân chứng khác cho biết nghe thấy tiếng nổ lớn và nhìn thấy nhiều người bị thương ở mặt, cánh tay, chân: "Mọi người rất hoảng loạn, những người ở phía trên chạy thục mạng khi nghe tin có nổ ở dưới ga tàu". Nhiều người chia sẻ chưa bao giờ trải qua những giây phút sợ hãi như vậy trong đời.

Thủ tướng Anh Theresa May tổ chức họp với ủy ban phản ứng khẩn cấp sau vụ việc.  Thị trưởng London Sadiq Khan tuyên bố thành phố "lên án kịch liệt những kẻ ghê tởm có ý định dùng những hành động khủng bố để hãm hại chúng ta và đe dọa cách sống của chúng ta".  Ông cũng kêu gọi người London "bình tĩnh và kiên cường".

Trợ lý Cảnh sát trưởng Anh Mark Rowley cho biết có thể vụ nổ được gây ra bởi một thiết bị nổ tự tạo. Ông cũng thông báo rằng cảnh sát sẽ triển khai thêm nhiều đơn vị ở khắp London. Rowley từ chối trả lời khi được hỏi liệu đã có nghi phạm nào bị bắt.

Cảnh sát bố ráp hiện trường vụ nổ ở tàu điện ngầm London Cảnh sát London lập tức có mặt tại hiện trường một vụ nổ ở tàu điện ngầm của thành phố trong sáng 15/9. Nguyên nhân của vụ việc đang được điều tra làm rõ.



mercredi 13 septembre 2017

MÔI TRƯỜNG : Bão Doksuri hướng vào khu vực Bắc Trung Bộ


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận




Theo zing 15/09/2017 : Bão số 10 càn quét Hà Tĩnh - Quảng Bình

Trưa 15/9, tâm bão số 10 đi sâu vào đất liền Hà Tĩnh - Quảng Bình và bắt đầu giảm cấp. Bão gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, nhiều nơi mất điện lưới.


 Khoảng 11h25, tháp Đài Truyền hình thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cao 100m bị đổ sập hoàn toàn.

Mưa to, sóng lớn, gió quật đổ cây tại nhiều tỉnh miền Trung Sáng 15/9, tâm bão số 10 trực tiếp ảnh hưởng Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế gây mưa lớn, gió mạnh. Nhiều nhà cửa ven biển bị hư hại, tàu thuyền của ngư dân phải tìm nơi ẩn nấp.

- Cấp độ: 13h, cấp 10-11 (90-115 km/h), giật cấp 13-15. Bão giảm 1 cấp so với thời điểm đổ bộ.

- Vị trí hiện tại: Tâm bão ngay trên các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Hướng di chuyển của bão: tây tây bắc, tốc độ 20-25 km/h.

- Thiệt hại: TP Đồng Hới (Quảng Bình) mất điện nhiều nơi do cột điện gãy đổ. Thừa Thiên - Huế đã có 500 nhà tốc mái, hàng trăm cây gãy đổ. Xe cộ bị cấm lưu thông trên quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nhiều tàu thuyền chìm.

Tại Hà Tĩnh, một nam thanh niên 30 tuổi ở huyện Nghi Xuân trượt chân, ngã tử vong khi đi kiểm tra nhà hàng ven biển của gia đình trước khi bão 10 đổ bộ. Trước đó, một người ở Huế bị nước cuốn thiệt mạng vào chiều 14/9.


Gió bão cấp 10-11 làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, gây thiệt hại rất nặng, sóng biển cao 9-11,5 m làm biển động rất mạnh, đắm tàu biển. Gió bão cấp 12 trở lên có sức phá hoại cực kỳ lớn, sóng biển cao trên 14 m có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.


*********************************************************************************

Hình ảnh của bão số 10 qua vệ tinh.

Có thể mạnh tới cấp 13, bão Doksuri đang nhắm vào các tỉnh Bắc Trung Bộ trong khi vùng ảnh hưởng bão cấp 8 trải dài từ Nam Định tới Thừa Thiên - Huế.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, sáng 13/9/2017, bão số 10 (tên quốc tế Doksuri) di chuyển khá nhanh. Lúc 10h, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 530 km về phía đông đông nam với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 9 (75 đến 90 km/h), giật cấp 12.

Ngày và đêm nay, bão di chuyển 15-20 km/h theo hướng tây chếch bắc và tiếp tục mạnh thêm. Sáng 14/9, bão Doksuri nằm trên vùng phía đông quần đảo Hoàng Sa, đạt cấp 11 (100-115 km/h), giật cấp 14.


Bão mạnh nhất trong nhiều năm

Ảnh hưởng của bão, vùng biển khu vực bắc và giữa Biển Đông có khả năng mưa rào và dông mạnh, kèm bão mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11. Trong khoảng 2-3 ngày tới, bão đi theo hướng tây chếch bắc, với vận tốc 20 km/h.

Theo cơ quan khí tượng, điều đáng lo ngại là cơn bão ngày càng mạnh thêm khi vào gần bờ. Sáng 15/9, khi cách bờ biển các tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh khoảng 240 km, bão có thể mạnh tới cấp 13, giật cấp 15.

Phát biểu tại cuộc họp khẩn ứng phó bão số 10, ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, cho hay, đây là cơn bão rất mạnh, cường độ bão cấp 13, sức gió giật cấp 15, bán kính bão rộng 150-200 km.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết bão có thể đổ bộ vào Bắc Trung Bộ. Ảnh: NCHMF.

Sáng 13/9/2017, các đài dự báo trên thế giới điều nhận định bão đổ bộ vào đất liền Việt Nam. Tối 15 sáng 16/9/2017, bão ảnh hưởng trực tiếp vào bờ và duy trì ở cấp 12 (115-135 km/h), giật cấp 15. Khu vực ảnh hưởng cấp 12 từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, vùng ảnh hưởng cấp 8 trải dài từ Nam Định đến Thừa Thiên - Huế.

Bão dự kiến gây mưa lớn tập trung từ trưa 15 đến chiều 16/9 ở đồng bằng Bắc Bộ đến Thừa Thiên - Huế. Nghệ An đến Quảng Bình mưa trên 300 mm, các vùng khác 50-100 mm.

"Đây là cơn bão nguy hiểm và mạnh nhất từ vài ba năm trở lại đây, cấp độ thiên tai là cấp 4, cấp cao nhất từ trước đến nay", ông Cường cho biết.

Các đài khí tượng quốc tế nhận định, cơn bão sẽ ngày càng mạnh thêm, đặc biệt là sau khi quét qua quần đảo Hoàng Sa. Theo Đài khí tượng Hải quân Mỹ, ngày 14, 15/12, bão mạnh cấp 11-12 xộc thẳng tới cửa vịnh Bắc Bộ và đổ bộ vào vùng biển Nghệ An - Hà Tĩnh.  Ảnh: NRLMRY. 


Cấm biển từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa

Trong khi đó, đại diện Bộ Tư lệnh biên phòng cho hay, từ chiều 12/9, cơ quan này đã có công điện gửi tới các đơn vị biên phòng thông báo ngư dân, kiểm đếm tàu thuyền.

Theo ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, cơn bão cường độ mạnh, phạm vi lớn kèm theo mưa lớn. Điều đáng lo là bão di chuyển vào vùng đang có nhiều tàu thuyền hoạt động. Khu vực đổ bộ là miền núi dốc...

Hồ thủy điện Sơn La còn hơn 1 mét nước so với mực nước cho phép, hồ Hòa Bình chỉ còn nửa mét so với mực nước cho phép. "Chúng ta phải chuẩn bị cho việc vận hành liên hồ chứa, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung", ông Hoài nói.

Chỉ đạo cuộc họp, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường yêu cầu công tác dự báo yêu cầu cơ quan khí tượng bám thật chặt, cập nhật thường xuyên. Công tác chỉ đạo ứng phó yêu cầu khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, kiên quyết kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm.

Ông Cường yêu cầu từ 14/9, yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa cấm biển; neo đậu phương tiện, tàu vãng lai...

Bên cạnh đó, cần tiếp tục xả 2 cửa đáy ở hồ Sơn La, hồ Hòa Bình xả 3 cửa đáy, phát điện tối đa tất cả tổ hợp cả ngày và đêm. Các hồ thủy lợi cần được kiểm tra toàn bộ, những hồ yếu ở miền Trung, Tây Nguyên gia cố kịp thời, không để xảy ra sự cố.



lundi 11 septembre 2017

MÔI TRƯỜNG : Thủ đô Havana (Cuba) chìm trong biển nước sau siêu bão IIRMA


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Tình trạng ngập lụt tại thủ đô Havana của Cuba sẽ kéo dài trong vài ngày tới sau khi siêu bão Irma càn quét miền Bắc đảo quốc này, để lại hậu quả nghiêm trọng.


Siêu bão Irma càn quét miền Bắc của Cuba, khiến nhiều khu vực bị ngập lụt nghiêm trọng. Ảnh chụp thủ đô Havana của Cuba vào ngày 10/9. Ảnh: AFP.



Nằm sát biển với những khu phố cổ hàng trăm năm tuổi, Havana đang trải qua trận lũ lụt tồi tệ, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn người. Ảnh: Reuters



Nhà chức trách đang nỗ lực sửa chữa và khôi phục đường dây điện, dọn dẹp đường phố và cảnh báo người dân Havana nên ở trong nhà vì tình trạng ngập lụt vẫn tiếp diễn đến ngày 12/9. Ảnh: Reuters



"Người dân nên ý thức rằng lũ lụt sẽ tiếp diễn trong ít nhất 36 giờ tới. Mực nước tại Havana đã lấn sâu vào đất liền ở mức 600 m tại một số khu vực", Đại tá Luis Angel Macareno cho biết. Trong ảnh, người dân tại thủ đô của Cuba tìm cách lội qua nước để về nhà. Ảnh: Reuters



Trước đó, những đợt sóng lớn liên tiếp đánh vào Malecon, con đường đê sát biển ở Havana. Ảnh: Reuters



Cuba được biết đến là quốc gia luôn chuẩn bị kỹ càng trước mọi cơn bão. Trước khi Irma đổ bộ, hàng nghìn binh lính của đảo quốc này tham gia quá trình sơ tán và hỗ trợ người dân, đưa họ đến nơi an toàn như các tòa nhà của chính phủ, trường học và thậm chí cả hang động. Ảnh: Reuters



Hơn 5.000 du khách cũng được sơ tán khẩn cấp khỏi các khách sạn và khu nghỉ dưỡng trước khi cơn bão ập đến. Đại diện Bộ Quốc phòng Cuba cho biết chính quyền đang thống kê thiệt hạt do bão Irma gây ra. Ảnh: Reuters



Ít nhất 24 người ở Caribe đã thiệt mạng. Số người chết dự kiến sẽ tăng khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ảnh chụp một con phố trung tâm tại Havana. Ảnh: Reute



Sóng biển không ngừng "tấn công" những khu phố cổ ở Havana. Irma là cơn bão mạnh nhất quét qua Cuba trong những năm gần đây. Trước đó, bão Ivan vào năm 2004 từng khiến 2 triệu người phải sơ tán và để lại nhiều hậu quả thảm khốc. Ảnh: AFP.



Thuyền tự chế trở thành phương tiện đi lại của nhiều người trong những ngày này. Các công ty cung cấp điện và mạng Internet tại Cuba đã cắt dịch vụ tại nhiều khu vực nhằm tránh xảy ra trục trặc và cháy nổ, ảnh hưởng tới sự an toàn của người dân.  Ảnh: AFP.



Irma là một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trên Đại Tây Dương. Nó đã đổ bộ vào bang Florida của Mỹ trong ngày 10/9, gây ra tình trạng ngập lụt và mất điện trên diện rộng. Trong ảnh, căn bếp của một gia đình ở Havana ngập trong nước. Ảnh: Reuters




dimanche 10 septembre 2017

MÔI TRƯỜNG : Bão IRMA đang quần đảo Florida Mỹ


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận




Siêu bão Irma đã đổ bộ đất liền Mỹ với sức gió hơn 200 km/giờ và đẩy hơn 1 triệu người dân bang Florida vào cảnh mất điện. Ít nhất 3 người đã thiệt mạng ở Florida vì bão Irma.


Dự kiến đường đi và sức gió của bão Irma trong 36 giờ tới. Bão sẽ suy yếu dần khi vào sâu trong đất liền. Đồ họa: CNN



Mắt bão Irma đã tới Florida Keys, quần đảo san hô thấp ở phía đông nam nước Mỹ mang theo những đợt gió giật 209 km/h. Trung tâm Dự báo bão Quốc gia Mỹ cho biết các thành phố ven biển phía nam đã ghi nhận những cột sóng cao đến 4,6 m. 



Tại Florida, siêu bão mạnh nhất Đại Tây Dương tàn phá một loạt thành phố thuộc khu vực Gulf Coast và trút cơn cuồng nộ cực đại vào khu vực đông dân cư Miami, thành phố lớn nhất của bang Florida nằm cách tâm bão 160 km về phía đông. Trong ảnh, một loạt cây cọ bị bẻ quật trong gió bão ở Miami. Ảnh: AP.



Trung tâm Miami ngập lụt trong cơn bão lịch sử của Đại Tây Dương, sóng trắng xoá trên các con phố ngập nước mênh mông. Ảnh: New York Times.



CNN cho biết hơn 1 triệu người đang chịu cảnh mất điện tại Florida. David Halstead, cựu giám đốc cơ quan ứng phó khẩn cấp của Florida, nói rằng tình trạng mất liên lạc của bang này giữa bão không khác gì các nhà du hành vũ trụ bay vào "vùng tối của mặt trăng". "Các bạn đang ở vùng tối của mặt trăng. Các bạn có nhớ khi tàu Apollo bay quanh mặt trăng và mất liên lạc? Không ai có thể giúp họ cho đến khi họ bay đến được phía kia của mặt trăng. Chuyện tương tự cũng xảy ra với công tác cứu hộ. Chúng ta không biết chuyện gì đang xảy ra. Chúng ta mất liên lạc với một số trường hợp", ông nói.



Các tòa chung cư chao đảo trong gió, ba chiếc cần trục bị gió lật đổ. Đối phó với cơn bão Irma, giới chức đã yêu cầu hơn 650.000 người rời khỏi nhà và tới trú ở nơi an toàn. Hầu hết người dân đều quyết định sơ tán thay vì đối mặt với sự tàn phá của Irma. Ảnh: Getty.



Sau khi ập vào đảo Florida Keys, bão Irma đã làm ít nhất 3 người thiệt mạng. Trong số người chết có một nữ cảnh sát của hạt Hardee đang lái xe về nhà sau ca trực đêm thì bị va chạm với một xe khác.  Ảnh: AFP.



"Florida Keys đang bị vùi dập", Thống đốc bang Florida Rick Scott nói với ABC News. Ảnh: AFP.



Giới chức Florida cảnh báo mọi người không ra đường và tránh xa các khu vực có cửa kính trong nhà. Ảnh: AFP.



Bão Irma đã suy yếu xuống cấp 2 với sức gió khoảng 117 km/h. Mắt bão đang ở ngay tại Naples. Dù đã hạ cấp nhưng giới chức và các nhà dự báo thời tiết cảnh báo cơn bão vẫn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: AP.  



"Cầu nguyện, hãy cầu nguyện cho tất cả mọi người dân ở Florida", Thống đốc Rick Scott nói trên chương trình "Fox News Sunday". Theo AP, khoảng 116.000 người trên toàn bang đang lánh nạn ở các trung tâm trú ẩn khẩn cấp. Ngày 10/9, một phụ nữ ở Miami đã tự sinh con ở nhà do đội y tế khẩn cấp không thể tiếp cận được khu vực của cô ngay lúc đó. Người mẹ và đứa trẻ vừa chào đời được đưa tới bệnh viện sau đó. Ảnh: AP.

.



DU LỊCH : Khu Mã Lạng ở trung tâm Sài Gòn


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Dù nằm ngay trung tâm thành phố Sài Gòn nhưng Mả Lạng nổi tiếng một thời bởi tệ nạn hút chích và mua bán công khai ma túy. Ngay người dân trong hẻm còn sợ. Sau nhiều đợt trấn áp của cơ quan chức năng, Mả Lạng giờ yên bình và người dân trong hẻm cũng yên tâm hơn.


Mả Lạng - “vùng đất dữ” một thời

Hàng trăm căn nhà rộng 5-6 m2 ọp ẹp, thiếu ánh sáng mặt trời tại "khu đất vàng" quận 1 là nơi tá túc của bao gia đình hàng chục năm nay.

Cùng với Cầu Muối, Tôn Đản, nhắc đến những “điểm nóng” tệ nạn của Sài Gòn ngày trước không thể không nói đến khu Mả Lạng. Dù nằm ngay trung tâm nhưng Mả Lạng một thời gây nhức nhối bởi tệ nạn hút chích và mua bán công khai ma túy. Sau nhiều đợt trán áp của cơ quan chức năng, giờ đây Mả Lạng đã yên bình hơn và người dân trong hẻm cũng yên tâm hơn về sự 'lành' hóa này.


Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh giới hạn bởi các tuyến đường Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh - Trần Đình Xu thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Người dân thành phố thường gọi đây là khu Mã Lạng.


Khu này ban đầu là một nghĩa địa rộng lớn của công giáo, nhiều ngôi mộ không người chăm nom nên người dân gọi là Mả Loạn, sau đó đọc chệch thành Mả Lạng rồi chết tên đến ngày nay.

Ông Mai Văn Dương (58 tuổi, người dân quen gọi là ông Tí Trầu) sinh ra và lớn lên ở khu Mả Lạng cho biết từ trước 1975, khu vực chỉ có vài hộ cất nhà gỗ ở trên mả nhưng nhà nào cũng rộng thênh thang.

Tuổi thơ của ông Dương là những ngày lớn lên trong khu nghĩa địa không điện không nước sinh hoạt, nhiều đêm nóng quá ông mang tấm ván ra bắc ngang hai ngôi mả để nằm hóng gió mà chẳng sợ sệt gì. Ngày đó hẻm thông ra hai đường chính là đường Phát Diệm (nay là đường Trần Đình Xu) và đường Võ Tánh (nay là đường Nguyễn Trãi).

Thời chuyên án Năm Cam của Bộ Công an, tình hình ma túy tại đây đặc biệt phức tạp, dân quân trực gác liên tục ở ngay đầu mỗi con hẻm, đủ cho thấy mức độ nổi tiếng của nó. Nổi đình đám nhất về tệ nạn buôn bán ma túy là các con hẻm 245 Nguyễn Trãi, 168 Nguyễn Cư Trinh…


Những con hẻm sâu hun hút, lại ngoằn ngèo nhiều lối ra, nên khi có người lạ mặt xuất hiện, các đối tượng bán ma túy đều dễ dàng nhận biết. Có khi chỉ cần đề cao cảnh giác, cũng có khi họ cho “người lạ mặt” ăn một trận đòn đủ no.

Khu Mả Lạng thì khỏi nói luôn, tao có quen thân với 4 ông trong đó. Cũng toàn là người có tiền án, tiền sự cả. Hồi xưa, dân trong đó bán ma túy nên họ sợ gì đâu, ai lạ mặt vào là họ đánh bán sống bỏ chết luôn”, chú Hổ (56 tuổi, người quen với những câu chuyện về Mả Lạng) kể.

Giờ đây Mả Lạng đã yên bình hơn, những căn liều dựng tạm bợ được thay thế bằng những căn nhà kiên cố. Những đợt trấn áp liên tục của cơ quan chức năng trong suốt nhiều năm qua đã giúp cho tình hình ở Mả Lạng "hiền lành" hơn.

Số người buôn ma túy phần bị bắt, phần bị nghiện ngập, sida nên chết dần chết mòn. Tệ nạn giảm hẳn sau nhiều năm truy quét của công an khiến người dân yên tâm và an bình hơn. Còn việc để triệt tiêu hẳn tệ nạn "cái chết trắng" ở Mả Lạng thì còn phải tiếp tục trông cậy vào các cơ quan chức năng.




Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng 

Từ năm 2000 TP HCM đã có chủ trương giải tỏa quy hoạch chỉnh trang khu Mã Lạng. Dự án này được giao cho Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn thực hiện. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, dự án này đã không thể thực hiện. 

Đến năm 2007, TP HCM đã có chủ trương giao cho Tập đoàn Bitexco đầu tư để biến khu vực này thành một khu phức hợp hiện đại.

Tuy nhiên, khi TP HCM giao dự án này cho Tập đoàn Bitexco thì phạm vi của dự án đã mở rộng, lấy hết cả khu tứ giác này với diện tích lên đến 8,2ha chứ không chỉ có khu Mã Lạng. Như vậy, toàn bộ 1.600 hộ dân (theo số liệu của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 1) trong khu tứ giác này sẽ bị giải tỏa di dời nhường chỗ cho khu phức hợp.

Đến thời điểm hiện nay đã 10 năm trôi qua kể từ khi khu tứ giác này được giao cho Tập đoàn Bitexco và 17 năm kể từ khi có chủ trương chỉnh trang khu Mã Lạng mọi việc mới chỉ dừng lại ở các bước chuẩn bị cho việc thực hiện dự án.


Quận 1 đang thừa lệnh UBND thành phố, tập trung cùng nhà đầu tư rà soát để giải tỏa đền bù. Dự kiến đến tháng 9 năm 2018 sẽ bắt đầu chi trả tiền bồi thường cho người dân.

Được biết, quy hoạch sử dụng đất dự án gồm các hạng mục như: Khu thương mại dịch vụ 4,57ha; Quy hoạch mới Bệnh viện Sài Gòn 1ha; Khu nhà tái định cư 0,77ha...





samedi 9 septembre 2017

MÔI TRƯỜNG : Tương lai nhân loại sẽ phải đối đầu với những thiên tai


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo tin tổng hợp Internet - Việc những thiên tai trở nên ngày càng dữ dội phải chăng là do hậu quả của biến đổi khí hậu? Đó là câu hỏi vẫn được nêu lên mỗi khi thiên tai này lại ập xuống một vùng nào đó trên hành tinh của chúng ta. (Ảnh: AP và Reuters)



Trong thế kỷ 20, số cơn bão gia tăng

Theo giáo sư Franck Roux, Đại học Paul-Sabatier ở Toulouse, ở vùng Bắc Đại Tây Dương, từ khoảng 20 năm, người ta ghi nhận là các cơn bão xảy ra với một tần suất ngày càng cao, nhưng trước đó, trong thời kỳ từ 1970 đến 1995, tần suất các cơn bão lại thấp hơn.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng hoạt động bão trong vùng này diễn ra theo các chu kỳ hàng chục năm. Họ nhìn nhận rằng hiện chưa thể nói được là trong thế kỷ 20, số cơn bão gia tăng là do tính biến đổi tự nhiên của thời tiết hay là do hậu quả của biến đổi khí hậu.



Vào những ngày cuối tháng 8, siêu bão Harvey, được xếp vào cấp 4 trên thang báo bão 5 cấp của Mỹ, đã ảnh hưởng đến 1/4 dân số bang Texas, phía nam nước Mỹ, tức khoảng 6,8 triệu người ở 18 hạt. Theo thống kê, Harvey đã trút lượng nước hàng chục tỷ m3 xuống bang Texas, gây ngập úng nặng tại thành phố Houston. Siêu bão Harvey, với sức gió hơn 210 km/h, là cơn bão mạnh nhất Mỹ phải hứng chịu trong 12 năm qua. Trong ảnh, trung tâm thành phố Houston giữa mênh mông biển nước vào ngày 31/8.


Trong thế kỷ 21 cường độ của các cơn bão ngày càng mạnh hơn

Trong khi đó, các mô phỏng tin học về khí hậu cho thấy là trong thế kỷ 21 này, cường độ của các cơn bão ngày càng mạnh hơn, tuy rằng ở cấp độ toàn cầu thì có thể là tần suất của chúng sẽ giảm bớt.

Nói chung, về mặt khoa học, hiện giờ các nhà nghiên cứu chưa thể xác định một cách chính thức quan hệ nhân quả giữa cường độ ngày càng mạnh của các cơn bão với hiện tượng biến đổi khí hậu, nhưng họ biết chắc là có mối quan hệ đó, như lời nhà khí hậu học Jean Jouzel, cựu phó chủ tịch nhóm GIEC, Nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu.


Vừa trải qua bão Harvey, nước Mỹ lại sắp hứng chịu siêu bão Irma khủng khiếp với sức gió dự báo lên tới 295 km/h. Bão Irma, được cho là có khả năng tàn phá mạnh hơn cả bão Harvey, đang tiến vào bang Florida, Mỹ. Hiện tại, Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ đang tiến hành theo dõi diễn biến của siêu bão Irma. Trong ảnh, quang cảnh sau khi bão Irma đổ bộ vào đảo Saint Martin trên vùng biển Caribe hôm 7/9. 


Nhiệt độ tăng cao của nước biển Đại Tây Dương đã góp phần lớn vào việc tạo ra bão

Theo báo cáo mới nhất của nhóm GIEC, người ta ghi nhận là từ nữa thế kỷ qua, tại vùng Bắc Đại Tây Dương, cường độ của các cơn bão đã tăng 20%. Con số các cơn bão không nhiều hơn, nhưng cường độ của chúng mạnh hơn. Một điều chắc chắc là chính nhiệt độ tăng cao của nước biển Đại Tây Dương đã góp phần lớn vào việc tạo ra bão.

Theo giải thích của nhà khí hậu học Jean Jouzel, đại dương chính là nơi chủ yếu “tiếp thu” các tác động của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ toàn cầu tăng cao dẫn đến việc tăng nhiệt độ của đại dương ở khoảng cách sâu 700 mét và đó chính là những điều kiện lý tưởng để hình thành bão nhiệt đới.

Như trường hợp của cuồng phong Irma, cường độ của các cơn bão xuất phát từ nước biển có nhiệt độ vượt quá 25-26 °C ở khoảng cách sâu 100 mét. Nhưng Irma lại có cường độ trên mức trung bình và nó đã được xếp vào loại bão cấp 5, tức là cấp mạnh nhất, ngay cả trước khi đổ bộ vào hai đảo Saint-Martin và Saint-Barthélémy, chuyện chưa từng xảy ra. Và điều này, theo các nhà khí hậu học, chính là do những bất thường về nhiệt độ của nước biển.

Mùa bão ở vùng Bắc Đại Tây Dương diễn ra từ tháng 6 đến 11, với đỉnh điểm thường là từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9. Trong trường hợp của Irma, người ta nhận thấy là nhiệt độ mặt nước biển của Đại Tây Dương khu vực nhiệt đới trong những tuần qua đặc biệt cao, tức là cao hơn 1 hoặc 2°C so với mức bình thường.


Trên Đại Tây Dương hiện tại, ngoài siêu bão Irma, còn có hai cơn bão nhiệt đới nữa mới hình thành tên là Jose và Katia. Trong chiều 6/9, Jose và Katia đã mạnh lên thành siêu bão. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, có ba cơn siêu bão cùng hoành hành trên Đại Tây Dương. 

Theo tính toán của giáo sư khí tượng của đại học Colorado, Mỹ, ông Phil Klotzbach, sức mạnh của ba cơn bão Irma, Jose và Katia đã đạt mức kỷ lục vào hôm 8/9. Chỉ trong vòng ba ngày, sức mạnh của ba cơn bão này đã tương đương với sức mạnh của tất cả các cơn bão xảy ra trong khoảng một nửa mùa bão diễn ra hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11 trên Đại Tây Dương. Mỗi mùa bão thường có 12 cơn bão và chỉ có ba siêu bão mạnh từ cấp ba trở lên.


Theo lời nhà khí hậu học Valérie Messon-Delmotte, một thành viên của GIEC, “ các cơn bão có cường độ mạnh hơn chính là một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu”. Bà Messon-Delmotte giải thích: “ Nhiệt độ của nước và độ ẩm càng cao, thì bão càng dữ dội hơn, mà hai yếu tố đó tăng cao chính là do hậu quả của hiệu ứng lồng kính. Nhiệt độ Trái đất cứ tăng thêm 1°C thì độ ẩm trên đại dương lại tăng thêm 7%.

Còn ông Anders Levermann của Viện Potsdam về Nghiên cứu Tác động Khí hậu, thì tóm tắt vấn đề như sau: “ Biến đổi khí hậu không gây ra bão, nhưng nó khiến cho tác động của bão mạnh hơn”.


Mực nước biển dâng cao

Một trong những tác động của biến đổi khí hậu đó là làm cho mực nước của các đại dương dâng cao, do băng tan chảy ở hai cực. Độ dâng cao của mực nước biển thì cao thấp tùy từng nơi, nhưng mức dâng cao trung bình trong thế kỷ 20 là 20 cm. Các nhà khoa học dự đoán là mức dâng cao của mực nước biển có thể lên tới gần 1 mét vào năm 2100.

Thế mà cơn bão như Irma cũng tạo ra những đợt sóng rất cao và cùng với hiện tượng mực nước biển dâng cao, tác hại của bão đối với dân chúng và nhà cửa những vùng ven biển càng nặng nề hơn.

Báo cáo thứ 5 của nhóm GIEC cũng dự báo rất có thể là sức gió tối đa của các cơn bão và lượng mưa do bão gây ra cũng sẽ tăng cao trong những năm tới, cao nhất là các những vùng ven biển ở Trung Mỹ và Bắc Mỹ.


Di chuyển của bão cũng thay đổi

Theo Cục Khí tượng Pháp, các công trình nghiên cứu cho thấy là vĩ độ nơi mà các cơn bão đạt cường độ tối đa đã di chuyển về phía hai cực của hai bán cầu trong 35 năm trở lại đây. Hiện tượng này có thể là do sự mở rộng của “vành đai nhiệt đới”, tức là những vùng nằm ở hai bên đường xích đạo, nơi có khí hậu nóng và ẩm.

Thành ra, như ghi nhận của ông James Kossin, Cơ quan Khí hậu và Đại dương Mỹ ( NOAA ), những vùng đã quen hơn và chuẩn bị tốt hơn với các cơn bão thì nay lại bị bão ít hơn, trong khi những vùng chuẩn bị kém hơn thì nay lại bị bão nhiều hơn.




Trong khi đó, tại Mexico, trận động đất mạnh 8,2 độ richter làm rung chuyển bờ biển phía nam nước này lúc 23h49 ngày 7/9, khiến hơn 60 người đã thiệt mạng. Tổng thống Mexico gọi đây là trận động đất "lớn nhất thế kỷ". Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính cường độ động đất ở mức nhẹ hơn là 8,1 độ, ngang với thảm họa xảy ra vào năm 1985 ở thủ đô Mexico City làm hơn 10.000 người chết.


Giới chức Mexico cho hay trận động đất mạnh đến mức có tới 50 triệu người trong tổng số 120 triệu dân trên cả nước có thể cảm nhận được. Thủ đô Mexico City ở cách tâm chấn động đất gần 800 km cũng bị ảnh hưởng. Chính quyền cảnh báo một cơn địa chấn khác có thể xảy ra trong vòng 24 giờ tới. 
"Quá nhiều đổ nát. Quá nhiều người chết", một cảnh sát làm công tác cứu hộ ở thành phố Juchitan nói với AFP. Lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người còn sống sót.


Tính đến ngày 7/9, hơn 76 đám cháy rừng lớn đã xảy ra ở 9 bang phía tây nước Mỹ, bao gồm 21 vụ ở Montana và 18 vụ ở Oregon, theo trung tâm đối phó với hỏa hoạn liên bang. Từ đầu năm đến nay, các vụ cháy rừng đã thiêu rụi hơn 32.000 km2 rừng trên khắp nước Mỹ. Trong ảnh, lính cứu hỏa bang California đang cố gắng ngăn đám cháy lan rộng tại hẻm La Tuna, thuộc dãy núi Verdugo, phía tây nam bang California. 


Thị trưởng thành phố Los Angeles, ông Eric Garcetti, ban bố tình trạng khẩn cấp tối 2/9 và gọi đây là "vụ cháy lớn nhất trong lịch sử Los Angeles về diện tích". Tính đến nay, đám cháy đã lan rộng khoảng 2.000 hecta, thiêu rụi 5 ngôi nhà và khiến ít nhất 300 người phải đi sơ tán.


Bình Luận

Cho dù, như đã nói ở trên, về mặt khoa học, hiện chưa thể xác lập một cách chính thức mối quan hệ nhân quả giữa cường độ ngày càng tăng của các cơn bão với biến đổi khí hậu.

Nhưng các cơn bão như Harvey ở Texas và Irma ở vùng Antilles và Caribê, cho thấy rất có thể là trong tương lai nhân loại sẽ phải đối đầu với những thiên tai ( bão tố, đợt nóng, mưa lũ, hạn hán, cháy rừng, ngập nước vùng ven biển… ) ngày càng nặng nề hơn.

Nếu cả thế giới không tích cực thi hành những biện pháp để giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng lồng kính.