jeudi 21 janvier 2016

PHÁP LUẬT : Tiền giả ở Việt Nam


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Buôn bán, tiêu thụ tiền giả là loại tội phạm mà tất cả các quốc gia đều phải đối mặt và cuộc chiến chống nạn tiền giả luôn hết sức khó khăn, phức tạp, bởi các thủ đoạn của bọn tội phạm trong lĩnh vực này rất xảo quyệt và loại tội phạm này thường có tính tổ chức, thậm chí có sự móc nối giữa các tổ chức tội phạm tại nhiều quốc gia. 


Theo nguồn Ngân hàng Nhà nước, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khả năng làm tiền giả của bọn tội phạm cũng ngày càng tinh vi. Thực tế tại nhiều nước, kể cả các nước phát triển, chỉ một thời gian rất ngắn sau khi một mẫu tiền mới được phát hành, bọn tội phạm đã có thể làm giả; lúc đầu, tờ tiền giả có thể còn thô sơ, nhưng dần dần chúng sẽ cải tiến để giống tiền thật hơn. Nhiều loại tiền giả đã đạt đến mức “siêu giả”, ngay cả những người thường xuyên tiếp xúc với tiền cũng bị nhầm lẫn nếu chủ quan.

Tại Việt Nam, tình hình tội phạm buôn bán, tiêu thụ tiền giả cũng diễn ra rất phức tạp, nhất là với các loại tiền cotton mệnh giá từ 20.000đ trở lên. Đối với các đồng tiền polymer, từ đầu năm 2005 cũng đã xuất hiện tiền giả, nhưng làm trên chất liệu giấy thường. Để người tiêu dùng chủ động phát hiện, không thu nhầm tiền giả,


Tiền giả ngày càng được làm tinh xảo nên rất khó bị phát hiện.

Càng gần Tết, nhu cầm mua sắm, giải trí, vui chơi của người dân càng cao nên rất dễ có nguy cơ gặp phải những tờ tiền giả, đặc biệt là những loại có mệnh giá lớn như 50.000, 200.000 và 500.000

Những tờ tiền giả này đều được làm rất tinh xảo, giống y hệt như tiền thật và nhiều trường hợp máy soi tiền giả cũng khó có thể phát hiện được.

Vì vậy mà nhiều người đã phải "ôm hận" khi tá hỏa phát hiện ra trong ví mình đang có những tờ tiền giả mà tiêu không được, để lại cũng không xong.

Tuy nhiên, trên thực tế, dù bằng kỹ thuật tinh vi đến mức nào thì những tờ tiền giả vẫn có những sự khác biệt rõ nét so với những tờ tiền thật, đặc biệt là ở những đặc điểm bảo an, màu sắc, chất liệu...

Và chỉ cần cẩn thận chú ý và quan sát bằng mắt thường, người tiêu dùng vẫn có thể nhận biết tiền giả trong quá trình giao dịch, mua bán hàng ngày, chỉ với những  đặc điểm sau đây.


1. Chất liệu tờ tiền 

Tiền thật: Những tờ tiền thật được làm từ chất liệu polymer nên dai, dùng tay thường không xé được, mỏng và nhẹ. Khi sờ bề mặt tờ tiền thấy có độ nhám, vò tờ tiền thấy không rõ nếp nhăn, gấp, nhanh chóng đàn hồi về trạng thái ban đầu.

Khi vò tờ tiền giả sẽ thấy những nếp nhăn gấp hằn rất rõ. 

Tiền giả: Giòn hơn và dày hơn so với tiền thật, chỉ cần mạnh tay một chút cũng có thể rách được. Tiền giả có bề mặt bóng, trơn, khi vò tờ tiền sẽ thấy những nếp nhăn gấp hằn rất rõ.


2. Hình bóng chìm Bác Hồ 

Tiền thật: Khi đặt tờ tiền trước một nguồn sáng và quan sát sẽ thấy hình bóng chìm chân dung của Bác được làm một cách tinh xảo, sắc nét, nhìn được ở cả hai mặt của tờ tiền.

Hình ảnh Bác hiện lên rõ nét mà có thể nhìn thấy cả sợi tóc bạc và râu của Bác, với ánh mắt đang nhìn về phía mình Viền xung quanh chân dung Bác cũng có màu sáng hơn màu nền xung quanh.

Hình bóng chìm chân dung Bác Hồ trên tờ tiền thật (mệnh giá từ 20.000 - 500.000 đồng).

Tiền giả: Làm tương tự sẽ thấy chân dung Bác không có sự sắc nét, tỉ mỉ, không thể nhìn thấy sợi tóc hay râu của Bác. Khuôn mặt của Bác cười trông cứng, không thật.

Tờ tiền giả đường nét in cũng không được sắc sảo, hơi mờ. Có những loại tiền giả còn không có hình bóng chìm hoặc chỉ là hình mô phỏng thô sơ chân dung của Bác.


3. Các chi tiết in nổi 

Tiền thật: Trên tờ tiền, các chi tiết in nổi như chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, chữ số và mệnh giá tiền, Quốc huy, hình ảnh Bác…khi vuốt tay lên sẽ thấy có độ nhám ráp.

Tiền giả: Khi vuốt tay lên những điểm này thấy trơn láng, bóng, không có độ nhám.


4. Các chi tiết đổi màu (OVI) 

Tiền thật: Khi chao nghiêng tờ tiền, những chi tiết đổi màu OVI sẽ hiệu ứng chuyển từ màu vàng sang màu xanh lá cây.

Cụ thể khi nhìn thẳng vào các chi tiết này sẽ thấy có màu vàng ánh, còn khi nghiêng tờ tiền sẽ thấy yếu tố này chuyển thành màu xanh lá. Mỗi mệnh giá tiền sẽ có vị trí in yếu tố đổi màu khác nhau.

Các chi tiết đổi màu OVI của tờ tiền giả (phía trên)
không có hiệu ứng đổi màu rõ rệt như ở tờ tiền thật (phía dưới).

Tiền giả: Các chi tiết đổi màu OVI không có hiệu ứng đổi màu rõ rệt mà chủ yếu chỉ có một màu, chi tiết được in không sắc nét, màu dại.


5. Chi tiết Iriodin 

Tiền thật: Chi tiết Iriodin là dãy vàng óng in dọc tờ tiền, khi nhìn nghiêng có màu vàng ánh và mệnh giá tiền ẩn ở phía dưới.

Tiền thật (phía dưới) có chi tiết Iriodin, trong khi tiền giả (phía trên) không có.

Tiền giả: Không có chi tiết này, nếu có thì chỉ là dãy vàng màu nhạt gần như là không thấy hoặc là màu ánh vàng trông đậm và giả hơn.


6. Các cửa số lớn và nhỏ 

Tiền thật: Trên cửa sổ lớn có hình dập nổi mệnh giá tiền tinh xảo, sắc nét. Đưa tờ tiền lên hướng vào nguồn ánh sáng đỏ (lửa, đèn sợi đốt) và nhìn qua cửa sổ lớn sẽ thấy hình phát quang là những hoa văn có ánh màu gần giống cầu vồng, còn ở cửa sổ nhỏ sẽ hiện lên hình ẩn (DOE).

Tiền giả: Làm tương tự sẽ không thấy hình phát quang mà chỉ thấy màu trong đục, không có cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn hoặc chỉ là các nét thô, trong cửa sổ nhỏ không có hình ẩn.

Chi tiết ở cửa sổ lớn của tiền thật sắc nét và tinh xảo hơn so với của tờ tiền giả.


7. Mực không màu phát quang 

Tiền thật: Khi được soi dưới đèn cực tím sẽ thấy mực không màu phát quang. Đồng thời chi tiết 2 dãy số seri luôn phải giống nhau, nhìn mắt thường có màu đỏ và đen nhưng khi qua đèn cực tím cũng sẽ đổi màu.

Tiền giả: Làm tương tự không quan sát được những hiện tượng trên.


Những đặc điểm nhận biết tiền giả - tiền thật trên các loại tiền có mệnh giá lớn.


Tiền mệnh giá 500.000 đồng.

 Tiền mệnh giá 100.000 đồng.


Tiền mệnh giá 200.000 đồng.


Kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tiền giả

Từ kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tiền giả, NHNN thấy các thủ đoạn mà bọn tội phạm thường sử dụng khi tiêu thụ tiền giả là:

Về nơi tiêu thụ, bọn tội phạm thường tiêu thụ tiền giả tại những nơi sau:
- Khu vực nông thôn, nhất là các vùng sâu vùng xa, nơi mà khả năng tiếp cận của người dân với các thông tin về tình hình kinh tế -xã hội nói chung và thông tin về tiền giả nói riêng còn hạn chế.
 - Những nơi vắng người hay nơi dễ tẩu thoát khi bị phát hiện.
 - Tại khu vực thành thị, bọn tội phạm cũng không loại trừ lợi dụng khi những người bán hàng đang bận rộn, thiếu cảnh giác hoặc những người già cả, kém mắt… để thực hiện hành vi tiêu thụ tiền giả.

Về thời gian, bọn tội phạm thường thực hiện hành vi tiêu thụ tiền giả là lúc nhập nhoạng sáng, tối hay nơi không đủ ánh sáng để quan sát, kiểm tra tờ tiền. Nếu phát hiện các cơ hội thuận lợi như người bán hàng đang bận rộn, thiếu tập trung… thì thậm chí ngay giữa ban ngày hoặc nơi đông người, bọn tội phạm cũng sẽ lợi dụng để tiêu thụ tiền giả thông qua việc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ.


Tóm tắt

Tóm lại, bọn tội phạm luôn tìm mọi cách để lợi dụng và thậm chí cố tình tạo ra sự sơ hở, mất cảnh giác của mọi người để tiêu thụ tiền giả. Để tránh rủi ro nhận phải tiền giả, mọi người cần:

- Quan tâm tìm hiểu để nắm rõ các đặc điểm cơ bản trên tờ tiền thật do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đồng thời có ý thức (thói quen) kiểm tra tiền cẩn thận khi nhận từ khách hàng để có thể chủ động phát hiện tiền giả (hoặc nghi giả).

- Khi thấy người mua hàng hoặc người tiếp xúc có các dấu hiệu khả nghi như dùng tiền mệnh giá lớn để mua một hàng hoá giá trị rất nhỏ hoặc các hành vi, thái độ không bình thường khi giao dịch mua bán..., nhất là trong các bối cảnh về không gian, thời gian mà bọn tội phạm thường lợi dung để thực hiện hành vi tiêu thụ tiền giả như đã nêu ở trên thì cần cảnh giác kiểm tra cẩn thận tiền do những khách mua hàng trả.

- Một vấn đề nữa mà mọi người cần làm một cách tự giác, đó là khi nhận phải tiền giả hoặc phát hiện những người có hành vi tiêu thụ, buôn bán tiền giả thì kịp thì báo có cơ quan công an hoặc ngân hàng nơi gần nhất. Bọn tội phạm chủ yếu lừa người dân để tiêu thụ tiền giả, do vậy các thông tin mà nhân dân cung cấp kịp thời sẽ giúp cho các cơ quan chức năng đấu tranh có hiệu quả hơn với nạn tiền giả, qua đó bảo vệ lợi ích của nhân dân tốt hơn.


Xét xử tội làm tiền giả

Để xem Công văn 40-NCPL hướng dẫn xét xử tội làm tiền giả, xin mời các bạn truy cập dưới đây :

http://thuvienphapluat.vn/cong-van/Linh-vuc-khac/Cong-van-40-NCPL-huong-dan-xet-xu-toi-lam-tien-gia-42852.aspx


Thanh Niên Online

Ngày 01/06/2016 

Thủ đoạn của đường dây này là trộn tiền giả vào tiền thật rồi mang đi tiêu thụẢNH: PA92 CÔNG AN QUẢNG NAM CUNG CẤP

Đường dây tiêu thụ tiền giả loại mệnh giá 200.000 đồng có nguồn “cung” từ Trung Quốc vừa bị Công an tỉnh Quảng Nam triệt phá, khởi tố 7 bị can. Mời các bạn truy cập dưới đây :

http://thanhnien.vn/thoi-su/pha-duong-day-tieu-thu-tien-gia-lon-co-nguon-cung-tu-trung-quoc-708896.html

Ngày 17/03/2016 

Bốn người tiêu thụ tiền giả - Ảnh: Cơ quan công an cung cấp

Công an TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh tạm giam đối với 2 cặp vợ chồng có hành vi “Lưu hành tiền giả”. Mời các bạn truy cập dưới đây :

http://thanhnien.vn/thoi-su/bat-hai-cap-vo-chong-tieu-thu-tien-gia-tai-yen-tu-681892.html


Ngày 03/03/2016 

Các bị cáo tại tòa - Ảnh: Vị Thanh

Ngày 2.3, TAND tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm tuyên phạt Phạm Văn Quang (37 tuổi) 18 năm tù, Trịnh Thị Mai (31 tuổi, vợ Quang, cùng ngụ Hải Dương) 10 năm tù, cùng về tội lưu hành tiền giả. Mời các bạn truy cập dưới đây :

http://thanhnien.vn/thoi-su/luu-hanh-hon-14-ti-dong-tien-gia-8-bi-cao-lanh-an-673454.html


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire