mardi 18 août 2020

SỨC KHOẺ : Chức năng của 'máu'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bài viết này mang tính chất tham khảo, không thể thay thế tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.

Hồng cầu (đỏ), tiểu cầu (vàng) và bạch cầu (xanh dương) dưới kính hiển vi điện tử quét.


Máu là gì? 

Máu là một dịch lỏng màu đỏ chảy trong hệ thống tuần hoàn. Thể tích máu ở người trưởng thành là 5-6 lít ở nam giới và 4,5-5,5 lít ở nữ giới, chiếm trọng lượng 6-8% cơ thể. Máu gồm các tế bào máu (blood cells) như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và một dịch có màu vàng chanh là huyết tương (plasma)

Tuỷ xương là một mô xốp hoặc nhớt nằm ở bên trong xương của bạn. Có 2 loại tuỷ xương:
Tuỷ đỏ: hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu - Tuỷ vàng: giúp lưu trữ chất béo

Nguồn gốc của các tế bào máu là các tế bào gốc khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời và có trong tủy xương. Tuỷ đỏ tham gia vào quá trình tạo máu. Các tế bào gốc tạo máu có trong tuỷ đỏ có thể phát triển thành nhiều loại tế bào màu khác nhau, bao gồm:

- Hồng cầu: đây là những tế bào giúp mang máu giàu oxy đến mọi tế bào khác của cơ thể. Tế bào hồng cầu già có thể bị phá huỷ ở tuỷ đỏ nhưng việc này thường diễn ra ở gan lách.

- Tiểu cầu: hỗ trợ quá trình đông máu, dự phòng tình trạng chảu máu quá mức.

- Bạch cầu: có rất nhiều tế bào bạch cầu khác nhau. Tất cả đều giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng.


Cấu tạo các thành phần trong máu

Máu gồm có các tế bào máu và huyết tương (phần chất lỏng của máu). 
Đây là chất dịch chuyên chở tế bào máu, những mảnh cực nhỏ trôi nổi lơ lửng trong huyết tương.


1. Hồng cầu

Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt, đường kính trung bình khoảng 7,5µm. Cấu trúc lõm này giúp hồng cầu di chuyển linh hoạt trong các mạch máu. Thành phần quan trọng nhất trong hồng cầu là Hemoglobin. Quá trình sản sinh hồng cầu chịu sự điều hòa của Erythropoietin, một hormone được sinh ra từ thận.


Số lượng hồng cầu có thể thay đổi trong một số trường hợp sinh lý. Ở trẻ sơ sinh, số lượng hồng cầu cao trong vòng một hai tuần đầu, sau đó có hiện tượng vỡ hồng cầu gây vàng da sinh lý. Ngoài ra, số lượng hồng cầu có thể tăng ở những người lao động nặng, sống ở vùng cao.


2. Bạch cầu

Bạch cầu có chức năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu ở khắp cơ thể. Xét nghiệm công thức máu cho biết tình trạng, số lượng bạch cầu trong cơ thể, từ đó phát hiện những bất thường ở bạch cầu.

Bạch cầu là thành phần không thể thiếu trong máu của mỗi người. Với chức năng bảo vệ cơ thể bằng khả năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ (như vi khuẩn, vi rút,...) gây bệnh trong máu ở khắp cơ thể. Bởi vậy mà có nhiều hơn một loại bạch cầu trong máu của con người. Tuổi thọ của các bạch cầu sẽ kéo dài từ 1 tuần đến vài tháng tùy theo chức năng nhiệm vụ của nó.



Có loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào nghĩa là ăn các vật thể lạ, loại bạch cầu khác lại có nhiệm vụ nhớ để lần sau có vật lạ xâm nhập thì sẽ bị phát hiện nhanh chóng, để loại bạch cầu khác tiêu diệt. Cũng có loại bạch cầu tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh. Bạch cầu không chỉ ở trong máu mà một số lượng lớn các bạch cầu còn được sản sinh tại tủy xương, cư trú tại các mô của cơ thể để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.

Có thể phân loại bạch cầu thành các loại theo chức năng và nhiệm vụ của nó trong máu. Người ta phân loại bạch cầu thành: bạch cầu hạtbạch cầu không hạt.

- Bạch cầu hạt lại được chia thành bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base.

- Bạch cầu không hạt thì gồm 2 loại là bạch cầu monobạch cầu lympho.


3. Tiểu cầu


Tiểu cầu là những mảnh tế bào không có nhân, hình đĩa, đường kính khoảng 2-4µm, có màng bao bọc. Tiểu cầu là một cấu trúc rất hoạt động và đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu.

Số lượng tiểu cầu bình thường trong máu ngoại vi dao động từ 150-300 G/l, trong đó:
- Nam : 263,0± 61 G/l,
- Nữ: 274,0± 63,0 G/l.


4. Huyết tương



Huyết tương là phần dung dịch màu vàng, thành phần gồm nước, đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men,...


Công dụng của Máu

Máu có nhiều chức năng quan trọng mang tính sống còn đối với cơ thể.

- Máu vận chuyển các phân tử : các phân tử glucose, acid amin, acid béo, các chất điện giảinước được hấp thu từ ống tiêu hóa sẽ được máu vận chuyển cung cấp cho các mô khác.

Ống tiêu hóa (đường tiêu hóa, đường ruột) là hệ thống nội tạng ở người và các động vật khác làm chức năng nhận thức ăn, tiêu hóa nó để chiết xuất và hấp thụ năng lượng và chất dinh dưỡng, và thải bỏ lượng chất thải còn lại dưới dạng phân. 

Máu lấy oxy từ phổi mang đến các , đồng thời lấy carbon monocid, sản phẩm của hô hấp tế bào đưa đến phổi để thải ra ngoài. Máu vận chuyển hormone và các chất dẫn truyền từ nên sản xuất đến cơ quan đích.

- Máu vận chuyển nhiệt: quá trình chuyển hóa trong cơ thể sản xuất ra một lượng nhiệt lớn, máu vận chuyển nhiệt từ các bộ phận sâu trong cơ thể đến dađường hô hấp để khách tán nhiệt ra ngoài.


- Máu giúp duy trì sự ổn định của pH và áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào: dịch ngoại bào trong cơ thể luôn được duy trì ổn địch trong khoảng từ 7.35 đến 7,45 nhờ trong máu có các hệ thống đệm.

- Các protein của huyết tương do không qua được thành mao mạch, tạo ra một áp suất thẩm thấu gọi là áp suất keo. Áp suất keo ảnh hưởng lớn đến áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào do đóng vai trò quan trọng trong sự vận động của nước giữa máu và dịch kẽ.

- Máu có chức năng bảo vệ cơ thể do một số tế bào máu có khả năng thực bào, giúp tiêu hóa và khử độc các chất lạ, chất lạ và vi khuẩn. Một số tế bào máu có khả năng sinh kháng thể để trung hòa chất độc từ tác nhân lạ, trong khi một số tế bào khác và protein huyết tương có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu giúp bảo vệ cơ thể.


Phân loại Máu

Hai hệ thống nhóm máu phổ biến và quan trọng nhất là hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rh.

1. Hệ thống nhóm máu ABO


Được tìm ra lần đầu tiên vào năm 1901 bởi Karl Landsteiner, ông phát hiện ra sự có mặt của các kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu và các kháng thể tương ứng anti A và anti B trong huyết tương. Dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A và B người ta phân ra 4 nhóm máu chính:

- Nhóm O : không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu

- Nhóm A: có kháng nguyên A trên hồng cầu

Nhóm B: có kháng nguyên B trên hồng cầu

- Nhóm AB: có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên hồng cầu.

Ở người Việt Nam, nhóm máu O chiếm ưu thể với khoảng 45% dân số, tiếp theo là nhóm máu B chiếm 28,3%, nhóm máu A chiếm 21,2% và nhóm máu AB chiếm 5,5%.


2. Hệ thống nhóm máu Rh

Hệ nhóm máu Rh là nhóm máu đóng vai trò quan trọng thứ hai sau hệ nhóm máu ABO ở người. Nhóm máu Rh có những đặc điểm rất khác biệt so với hệ nhóm máu ABO nên cần có những lưu ý nhất định trong truyền máu cũng như trong sản khoa, nhất là khi Kết quả xét nghiệm là Rh âm


Được tìm ra vào năm 1940 bởi Lansteiner và các cộng sự. Ngoài hệ thống nhóm máu ABO, nhóm máu còn được phân loại theo nhóm Rh hay còn gọi là yếu tố rhesus . Hệ thống nhóm máu Rh ở người bao gồm gần 50 loại kháng nguyên trên bề mặt của tế bào hồng cầu, trong đó 5 loại kháng nguyên quan trọng là D, C, c, E, e.

Kháng nguyên loại D được xem là quan trọng nhất trong máu hệ nhóm máu Rh vì nó có tính sinh miễn dịch cao nhất. Tại Việt Nam, người mang nhóm máu Rh âm chiếm tỷ lệ rất thấp, thường sẽ nằm trong khoảng 0.04%- 0.07%.

Ở người Việt Nam, tỉ lệ Rh+99,92% do đó những tai biến do không hòa hợp của nhóm máu Rh là rất hiếm gặp.


Những vấn đề cần lưu ý

Các vấn đề thường gặp:

- Một số rối loạn lâm sàng về máu có thể kể đến như: bệnh thiếu máu, bệnh đa hồng cầu, bệnh Leukemia, bệnh giảm bạch cầu, Hemophilia, bệnh giảm tiểu cầu, hội chứng thiếu yếu tố đông máu do thiếu hụt vitamin K, chứng huyết khối, chứng đông máu rải rác trong huyết quản,…

- Bệnh thiếu máu là một bệnh gặp khá phổ biến. Thiếu máu được định nghĩa là sự giảm khả năng vận chuyển oxy máu do giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng Hemoglobin trong hồng cầu hoặc giảm cả hai. Do khả năng vận chuyển oxy của máu giảm, người bệnh dễ bị mệt mỏi, thở nhanh, khó tập trung vào công việc, đặc biệt là công việc trí óc. Những nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt, mất máu cấp (do các bệnh như trĩ, rong kinh, chảy máu đường tiêu hóa,…), do suy tủy, do hội chứng nguyên hồng cầu khổng lồ (thiếu máu ác tính),…

- Trong chế độ ăn hàng ngày, cần bổ sung  các thức ăn giàu sắt, acid amin, vitamin B12, acid folic để hạn chế nguy cơ xảy ra thiếu máu.













Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire