Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Bài viết này mang tính chất tham khảo, không thể thay thế tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
Hồng cầu (ảnh minh họa)
Chỉ số hồng cầu thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu được tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9 x 1012 tế bào/l. Giá trị chuẩn của chỉ số RBC ở trẻ sơ sinh là 3.8 M/μl, với nữ giới là 3.9 - 5.6 M/μl, còn với nam giới là 4.5 - 6.5 M/μl.
Số lượng hồng cầu biểu thị tình trạng máu trong cơ thể bạn có đang bị thiếu hay không, qua đó có thể phản ánh một số bệnh lý khác tồn tại trong cơ thể.
Hồng cầu thấp có nguy hiểm không?
– Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi nặng
– Làm gia tăng các bệnh tim mạch, rồi loạn nhịp tim, tim đập nhanh hơn so với người khỏe mạnh bình thường.
– Khiến tim phải làm việc vất vả hơn vì phải bơm máu nhiều hơn do phải bù đắp sự thiếu oxy trong máu.
Hồng cầu thấp khiến người bệnh thiếu máu, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, … (ảnh minh họa)
– Thường xuyên cảm thấy khó chịu, gắt gỏng, bực tức trong người
– Người bệnh mệt mỏi hơn bình thường, hoặc so với khi tập thể dục
– Đau, nhức đầu
– Hay bị khó tập trung suy nghĩ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giảm hồng cầu đó là:
– Thói quen ăn uống không đầy đủ, ăn uống thất thường (đặc biệt phổ biến ở các bạn trẻ tuổi hiện nay).
– Do bị mất máu từ từ: đối với nữ thường do hiện tượng kinh nguyệt, hoặc các bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, loét dạ dày.
– Bệnh nhân vừa mới trải qua cuộc phẫu thuật loại bỏ một phần của ruột hoặc dạ dày.
– Do yếu tố di truyền trong gia đình.
– Chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng
– Thiếu máu do thiếu dưỡng chất sẽ dùng các loại thuốc bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12, và một số vitamin hay khoáng chất khác.
– Thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid .
– Thuốc điều trị các bệnh mắc kèm khác như thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc tẩy giun,…
– Sử dụng Erythropoietin – thuốc kích thích tạo máu ở tủy xương.
Tuy nhiên để biết được chính xác sự suy giảm hồng cầu và biện pháp điều trị nào phù hợp để làm tăng chỉ số hồng cầu trong cơ thể, bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Dựa trên căn cứ xét nghiệm máu, đánh giá tình trạng và mức độ giảm hồng cầu, bác sĩ mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị tốt nhất.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh hồng cầu thấp
– Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, sẽ giúp cho quá trình tạo máu của người bệnh được tăng cường, giúp người bệnh giảm các triệu chứng mệt mỏi do hồng cầu giảm gây nên.
– Tập thể dục thường xuyên, bạn nên chọn những bài tập thể dục vừa phù hợp với sức khỏe của mình. Tránh các bài tập quá nặng. Việc tập thể dục sẽ khiến quá trình chuyển hóa và tạo máu của cơ thể dễ dàng hơn, giúp cải thiện tình trạng tốt hơn.
– Người bị hồng cầu thấp nên chú ý vấn đề ăn uống, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho quá trình tạo máu như; các loại rau có màu xanh đậm, cá, thịt, trứng, sữa,…
Bệnh hồng cầu thấp, sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Do đó, nếu mắc phải chứng bệnh này, bạn cần đi khám ngay để được xác định, chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất để làm tăng lượng hồng cầu đi nuôi cơ thể.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire