jeudi 20 août 2020

SỨC KHOẺ : Bệnh 'Bạch cầu giảm'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bài viết này mang tính chất tham khảo, không thể thay thế tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.


Giảm bạch cầu có thể là do di truyền các bệnh tự miễn dịch, hoặc do suy giảm hệ miễn dịch, một số bệnh hoặc do sử dụng một số loại thuốc điều trị gây ra các tác dụng.


Nguyên nhân gây giảm bạch cầu là gì?

Có một số yếu tố gây giảm bạch cầu bằng cách ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương. Trong khi một số yếu tố khác lại gây giảm bạch cầu bằng cách tiêu diệt, phá hủy các tế bào máu trắng. Ngoài ra, giảm bạch cầu còn có thể là do một số phương pháp điều trị hoặc sử dụng thuốc men.

Các nguyên nhân gây giảm bạch cầu là:

- Do nhiễm virus: Các virus cấp tính như cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể làm giảm bạch cầu tạm thời. Trong thời gian ngắn, nhiễm virus có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất tế bào bạch cầu trong tủy xương.

- Do các yếu tố về tế bào máu và xương như thiếu máu bất sản, lá lách hoạt động quá mức hoặc hội chứng myelodysplastic,... có thể làm giảm bạch cầu.

- Do ung thư và các bệnh bạch cầu có thể làm tổn thương tủy xương, dẫn đến giảm bạch cầu.

- Do mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, lao.

- Do rối loạn tự miễn dịch: khi cơ thể không nhận ra được các tế bào riêng của mình và bắt đầu tấn công chúng. Các bệnh gây rối loạn tình trạng tự miễn dịch như lupus hoặc lupus ban đỏ hệ thống (SLE), Crohn, viêm khớp dạng thấp.

- Do rối loạn sinh sinh sản (hay còn gọi là rối loạn bẩm sinh) như hội chứng Kostmann, hội chứng myelokathexis.

- Do suy dinh dưỡng: thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể làm giảm bạch cầu như thiếu vitamin B12, folate, đồng, kẽm...

- Do điều trị ung thư làm ức chế quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương dẫn đến giảm bạch cầu như hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương.

- Do sử dụng một số loại thuốc như: điều trị bệnh đa xơ cứng, động kinh, chống trầm cảm, chống loạn thần, ức chế miễn dịch, kháng sinh, cai nghiện,...

- Ngoài ra, ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng, khi cơ thể đang chống lại quá trình nhiễm trùng thì có thể làm bạch cầu. Tình trạng này được gọi là pseudo leukopenia.

Bạch cầu giảm được phát hiện qua xét nghiệm máu


Phát hiện giảm bạch cầu bằng cách nào?

Giảm bạch cầu có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra toàn bộ máu. Các chỉ số xét nghiệm bạch cầu bao gồm:

- WBC - Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu: giá trị trung bình khoảng 4.300 - 10.800 tế bào/mm3. WBC giảm trong các trường hợp như thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi (HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol,..

- LYM - Bạch cầu Lympho (là các tế bào có khả năng miễn dịch bao gồm lympho Tlympho B): giá trị trung bình khoảng từ 20 - 50%. Giảm bạch cầu Lympho trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét,...

- NEUT - Bạch cầu trung tính (giúp chống nhiễm nấm vi khuẩn): giá trị trung bình trong khoảng từ 60 - 66%. Giảm bạch cầu trung tính trong trường hợp nhiễm thiếu máu bất sản, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm độc kim loại nặng...

- MON - Bạch cầu mono (có vai trò chống vi khuẩn, virus, nấm và hàn gắn mô bị tổn thương do viêm): giá trị trung bình khoảng từ 4 - 8%. Giảm bạch cầu mono trong trường hợp thiếu máu bất sản hoặc sử dụng corticosteroid.

- EOS - Bạch cầu ái toan (có tác dụng chống ký sinh trùng): giá trị trung bình khoảng từ 0,1 - 7%. Giảm bạch cầu ái toan là do sử dụng corticosteroid.

- BASO - Bạch cầu ái kiềm (có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng): giá trị trung bình khoảng từ 0,1 - 2,5%. Giảm bạch cầu ái kiềm có thể là do tổn thương tủy xương, stress, hoặc quá mẫn....


Triệu chứng của giảm bạch cầu

Giảm bạch cầu không có triệu chứng cụ thể, tuy nhiên, khi bị giảm bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể sẽ yếu hơn và dễ bị lây nhiễm, nhiễm trùng hơn. Các triệu chứng khi bị nhiễm trùng là:

- Sốt

- Ra mồ hôi

- Thấy ớn lạnh.


Điều trị giảm bạch cầu

Trường hợp thiếu bạch cầu nhẹ có thể không cần điều trị mà chỉ cần chú ý nghỉ ngơi và bồi bổ dinh dưỡng. Trường hợp giảm bạch cầu nặng hơn thì dựa vào nguyên nhân để điều trị:

- Bằng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn.

- Bằng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

- Thay đổi thuốc nếu bị giảm bạch cầu là do thuốc gây ra.

- Điều trị nhiễm khuẩn tiềm ẩn.

- Cấy ghép tế bào gốc.

- Kích thích tế bào tủy xương sản xuất nhiều tế bào máu trắng hơn

Xét nghiệm bạch cầu là cách để phát hiện tình trạng giảm bạch cầu để có thể khám tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire