jeudi 28 mai 2020

THẾ GIỚI : 11 người Việt bị bắt tại Bỉ trong vụ 39 người chết trong container ở Anh


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Hình minh họa. Những người nghi là nạn nhân vụ xe đưa lậu người vào Anh hôm 23/10/2019, và chiếc xe container chứa 39 nạn nhân ( Courtesy of FB, Reuters)

Cảnh sát ở Pháp Bỉ đã bắt giữ 26 người bị nghi buôn bán người liên quan vụ 39 người Việt Nam chết trong một chiếc xe tải đông lạnh ở Anh năm ngoái.

Theo tin U.S.News loan hôm 27/5/2020 cho biết, một loạt các cuộc đột kích vào sáng sớm thứ ba 26/5 đã diễn ra đồng thời ở BỉPháp.

Một cuộc điều tra đã được đưa ra, trong vụ truy tìm thủ phạm buôn người vào Anh làm chết 39 nạn nhân người Việt ở Essex, phía Đông London hồi tháng 10/2019.

16 vụ khám xét đã diễn ra tại thủ đô Brussels vào thứ Ba 26/5/2020, cảnh sát Bỉ đã bắt giữ 11 người Việt Nam2 người Morocco. 5 người trong số này đã bị truy tố tội buôn người, với tình tiết nghiêm trọng, tội hoạt động băng đảng và làm giấy tờ giả. 5 người di dân lậu cũng được tìm thấy trong các cuộc bố ráp ở Bỉ.

Công tố Bỉ trong thông cáo báo chí cho biết, đây là những người bị tình nghi dùng đường dây vận chuyển người có thể lên tới hơn vài chục một ngày trong mấy tháng liền.

Cũng trong ngày 26/5/2020, nhà chức trách Pháp cho biết họ bắt giữ 13 người trong vụ án liên quan nhưng không nêu quốc tịch của các nghi phạm. Phòng công tố Paris nói 13 người này bị nghi tham gia tổ chức tội phạm chuyên cung cấp nơi ở và giúp vận chuyển di dân lậu từ Đông Nam Á.

Tin cho biết, chiến dịch bố ráp này được thực hiện bởi lực lượng phối hợp, được thành lập bởi Cơ quan hình sự Eurojust của Liên Âu, bao gồm Bỉ, Pháp, Anh và Ireland. Các nghi can buôn người sẽ đối mặt hình phạt tối đa là 15 năm tù và tiền phạt 162.000 USD mỗi nạn nhân.

Nghi phạm chính vụ 39 người chết ở Anh vừa bị bắt tại Đức. Ảnh: AFP.

39 nạn nhân người Việt nhập cư lậu vào Anh bỏ mạng trên một chiếc xe container đông lạnh và được cảnh sát Essex, Anh phát hiện hôm 23/10/2019. Các nạn nhân gồm 31 nam và 8 nữ, bao gồm cả 3 người vị thành niên, tuổi từ 15 đến 44. Cảnh sát cho biết các di dân lậu này chết do tình trạng thiếu oxygen và nhiệt độ cao trong không gian hẹp.


THAM KHẢO

(FR) Affaire du camion-charnier en Angleterre : 26 arrestations en France et en Belgique
http://www.leparisien.fr/faits-divers/affaire-du-camion-charnier-en-angleterre-coup-de-filet-en-france-et-en-belgique-27-05-2020-8324625.php

Cảnh sát phát hiện 39 thi thể trong xe tải đông lạnh ở Anh Quốc (24/10/2019)
https://thanhlong52.blogspot.com/2019/10/anh-quoc-canh-sat-phat-hien-39-thi.html

Vụ 39 người chết ở Anh: Phát hiện rùng mình khi bắt nghi phạm chính ở Đức (30/05/2020)
https://laodong.vn/the-gioi/vu-39-nguoi-chet-o-anh-phat-hien-rung-minh-khi-bat-nghi-pham-chinh-o-duc-809028.ldo








dimanche 24 mai 2020

SỨC KHOẺ : Những chất độc từ thức ăn thực vật


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

(Theo khoahoc.tv) - Dùng rau, củ, quả, và tận dụng các bộ phận phụ để nấu ăn vốn rất quen thuộc với các bà nội trợ của chúng ta.

Top 13 chất độc có trong thực vật quen thuộc hàng ngày:
  1. Lá và quả cà chua xanh
  2. Hạt, lá cây củ đậu
  3. Gừng mọc mầm và bị dập, thối
  4. Khoai lang có các đốm nâu đen
  5. Hạt táo
  6. Quả của cây măng tây
  7. Cành và mầm khoai tây
  8. Măng tre, trúc
  9. Củ sắn (mì)
  10. Lá và hoa của cây cà tím
  11. Đậu phộng (lạc)
  12. Hạt điều
  13. Củ cải trắng
Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý, nguồn thức ăn thực vật này cũng có thể chứa một số độc chất có hại cho sức khỏe, cần loại bỏ khi chế biến ra các món ăn.


1. Lá và quả cà chua xanh


Trong lá và quả cà chua xanh có chứa một lượng nhỏ solanin tomatin. Các chất độc này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… Và nếu ăn quá nhiều, khoảng 450 gram, có thể gây tử vong. Do đó, nên ăn, chế biến cà chua đã chín đỏ đều, và không dùng hoa lá.


2. Hạt, lá cây củ đậu

Theo GS, TS Đỗ Tất Lợi, củ đậu, tên khoa học là Pachyrhizus erosus, thuộc họ Cánh bướm Fabacede. Cây củ đậu được trồng ở nhiều nơi để lấy củ làm thực phẩm.

Tuy nhiên, trong hoa và hạt có chứa chất độc rotenon, không ăn được, mà chỉ dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ghẻ, lở ngoài da. Nếu ăn phải hạt, lá củ đậu có chứa thành phần rotenon, sau 5 - 40 phút có thể biểu hiện ngộ độc. Triệu chứng diễn biến nhanh và nặng có thể tử vong từ 2 – 5 giờ.


3. Gừng mọc mầm và bị dập, thối

Cây gừng tên khoa học là Zingiber officinale Rose. Gừng từ lâu được sử dụng làm gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn, và là một phương thuốc tự nhiên cổ truyền.

Gừng mọc mầm và bị dập, thối

Tuy nhiên, tùy vào cách sử dụng của con người mà gừng trở thành thần dược hay một loại độc dược.

Nhiều bà nội trợ thường cắt bỏ mầm gừng hoặc các chỗ bị dập thốitiếp tục sử dụng. Điều này khá nguy hiểm vì gừng tươi bị dập, thối và gừng đã mọc mầm trong quá trình chế biến có thể sản sinh các độc chất có lưu huỳnh gây tổn thương gan, dạ dày, ruột, khiến trước mắt làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng, và về lâu dài làm tổn thương tế bào gan, biến đổi cấu trúc tế bào hệ tiêu hóa có thể dẫn đến như ung thư gan, ung thư thực quản…


4. Khoai lang có các đốm nâu đen

Khoai lang để lâu không được bảo quản đúng cách sẽ xảy ra hiện tượng bị đốm đen vỏ ngoài, hoặc mốc meo, phân hủy, do bị nhiễm khuẩn vằn đen.

Khoai lang có các đốm nâu đen

Bệnh khuẩn vằn đen khiến củ khoai mất các chất dinh dưỡng, và sản sinh một số chất độc, như các cetone cồn gây độc đối với gan, khoai trở nên nhạt và đắng.

Biểu hiện nhiễm độc thường xuất hiện sau nửa ngày gồm: mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy... Nặng hơn có thể là sốt cao, nhức đầu, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Đặc biệt, các độc tố này kháng nhiệt, không bị tiêu hủy khi đun nấu. Do đó, cần loại bỏ ngay các củ khoai bị bệnh khuẩn vằn đen, tuyệt đối không chỉ gọt bỏ những đốm đen và sử dụng phần còn lại.


5. Hạt táo

Trong hạt táo có chứa các chất độc cyanid, như chất amygdalin, các chất có thể giải phóng gốc xyanua (CN) khi tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa của đường ruột.

Bình thường, lớp vỏ hạt táo rắn chắc, chỉ khi bị bị nhai nát hạt táo mới gây độc. Một người lớn bình thường phải nếu nhai nát khoảng 200 hạt táo mới đủ liều mới đủ liều xyanua gây tử vong.


6. Quả của cây măng tây

Nếu bạn đã từng trồng măng tây, bạn sẽ để ý thấy rằng những cây cái cho ra những quả mọng màu đỏ trông rất hấp dẫn.

Trong những quả mọng này có chứa các sapogenin, có thể gây độc khiến con người và động vật bị nôn mửa và tiêu chảy.


7. Cành và mầm khoai tây

Cành và mầm khoai tây

Trong khoai tây, solanin tập trung phần lớn ở cành và các mầm, do vậy bạn cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận này trước khi chế biến chúng. Các củ khoai tây màu xanh cũng chứa nhiều solanin.

Người nhiễm độc solanin khiến miệng đắng chát, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… 


8. Măng tre, trúc

Xyanua là chất gây độc trong măng. Khảo sát trên 3 loại măng bán trên thị trường: măng trắng (lát măng tươi), măng trắng ngâm nước (đã ra nước chua) và măng vàng (măng đã luộc) đều có hàm lượng xyanua khá cao.

Xyanua trong măng có thể rửa trôi với nước. Do đó, khi chế biến măng, cần rửa kỹ, ngâm măng nhiều giờ và luộc qua hai lần để tránh bị ngộ độc.


9. Củ sắn (mì)

Củ sắn (mì)

Cũng như măng, trong sắn cũng có chất độc xyanua. Khi chế biến, cần loại bỏ bằng cách lột vỏ, ngâm nước nhiều giờ trước khi luộc, khi luộc mở nắp vung để chất xyanua bay hơi đi.


10. Lá và hoa của cây cà tím

Cà tím, cà dê, là một thành viên khác của các cây họ Cà. Nhiều người cho rằng ăn cà tím sống mới bị ngộ độc, nhưng thật ra chất độc cũng tác hại khi đã chế biến cà tím ra món ăn.

Chất độc hiện diện trong lá và hoa cà tímsolanin, gây ra những rối loạn đường tiêu hóa.


11. Đậu phộng (lạc)

Đậu phộng (lạc)

Đậu phộng, lạc, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nhưng nếu bảo quản không tốt, để đậu phộng bị mốc với nấm vàng Aspergillus flavus. Nấm mốc này sẽ sản sinh ra chất độc aflatoxin, gây ngộ độc cấp với các triệu chứng: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy...và nhiễm độc lâu dài sẽ gây viêm gan mạn tínhung thư gan.


12. Hạt điều

Hạt điều thô có chứa một ít độc tố urushiol, nếu ăn với số lượng lớn có thể gây tử vong. Do đó, chỉ mua và sử dụng hạt điều đã qua chế biến.


13. Củ cải trắng

Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, cần gọt bỏ sạch vỏphần hư hỏng trên củ để tránh độc. Chất độc có thể bị nhiệt phân, nếu được nấu chín, nướng, đút lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.






samedi 23 mai 2020

VĂN HOÁ : Vĩnh Long chuẩn bị xây Bảo tàng nông nghiệp vùng ĐBSCL trị giá 400 tỷ đồng


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Dân trí - Ngày 15/5/2020, nguồn tin từ UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, ông Lữ Quang Ngời Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký quyết định phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL với quy mô 400 tỷ đồng.

Vĩnh Long chuẩn bị 400 tỷ đồng xây Bảo tàng nông nghiệp vùng ĐBSCL

Khu đất dự kiến xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL rộng 11,4 ha tọa lạc tại ấp Rạch Trúc, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm. Tổng nguồn vốn thực hiện đề án là 400 tỷ đồng từ các nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa.

Theo đề án được phê duyệt, khuôn viên Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL được chia thành 4 khu chính gồm: Khu phục vụ cho trưng bày và hành chánh; khu tái hiện làng quê Nam bộ xưa; khu tổ chức sự kiện và khu các công trình phụ trợ.

Ông Lữ Quang Ngời Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long

Mục tiêu của đề án là tạo dựng một thiết chế văn hóa quan trọng xứng tầm với vai trò và vị thế của ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phát huy được những giá trị của di sản văn hóa nông nghiệp ở ĐBSCL; phục vụ cho nhu cầu du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học, thụ hưởng văn hóa của công chúng và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hiện nay ở ĐBSCL; Tôn vinh sự cần cù, sáng tạo của người nông dân Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đã có vai trò to lớn đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo tồn các di sản văn hóa nông nghiệp (vật thể và phi vật thể) ở ĐBSCL, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với quê hương, đất nước. Đồng thời, đề án thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch của địa phương.

Dự kiến đề án sẽ được hoàn thiện đề án, khai thác và sử dụng vào năm 2027.


BÌNH LUẬN

Thông tin "Đề án xây bảo tàng nông nghiệp kinh phí 400 tỷ đồng ở Vĩnh Long" gây tranh cãi với nhiều ý kiến kịch liệt phản đối việc xây bảo tàng thời điểm này và cho rằng nó gây lãng phíthiếu thiết thực.

Trong khi cả Đồng bằng sông Cửu Long đang gồng mình chống hạn mặn thì bỏ 400 tỷ đồng ra xây bảo tàng lúc này có phải quá lãng phí tiền vào những công trình chưa thật sự cần thiết không? Nông dân cần là có nguồn nước ngọt để sản xuất để cho nông sản ổn định hơn

Cái miền Tây cần bây giờ là chống hạn. Làm việc gì có lợi cho dân thì nhân dân luôn ủng hộ, hồ trữ nước ngọt, kênh mương, đê đập,cầu đường... Nói thế không phải bảo tàng không cần thiết nhưng chỉ khi cuộc sống bớt khó khăn thì nhân dân mới đến với bảo tàng.

Theo tôi càng phải thật cân nhắc bởi 400 tỉ đồng11,4 ha đất là một tài sản rất lớn. Nhất là tại thời điểm hiện nay khi cả nước đang gồng mình khắc phục hậu quả đại dịch Covid19, ĐBSCL đang oằn mình chống hạn hán ngập mặn.





(FR) 10ème génération de processeurs de bureau d'Intel baptisée Comet Lake-S


Cliquez ici pour revenir sur la page d'accueil.

Toujours gravés en 14 nm et basés sur l'architecture Skylake, les nouveaux processeurs de bureau d'Intel (au nombre de 32) arrivent peu à peu chez les testeurs et sites spécialisés. L'occasion d'un tour d'horizon de leur premières impressions, avec une attention toute particulière aux trois principales références de cette nouvelle lignée : les Core i5-10600K, i7-10700K et i9-10900K. Trois CPUs conçus pour faire de l’œil aux joueurs et aux créatifs.

Toujours basés sur la gravure en 14 nm, les nouveaux processeurs de bureau d’Intel s’en sortent avec les honneurs… // Source : Intel

Intel officialisait début mai sa 10ème génération de processeurs de bureau. Baptisée Comet Lake-S, cette dernière reste basée sur l'architecture Skylake, déclinée à toutes les sauces depuis 2015, mais aussi sur une gravure en 14 nm, dépassée technologiquement face au 7 nm employé depuis plus d’un an par AMD.

Une approche risquée qu’Intel met en oeuvre faute de pouvoir s’appuyer massivement sur sa nouvelle gravure en 10 nm, et qui force les ingénieurs du groupe à redoubler d’astuce et intelligence pour extirper la moindre de goutte de puissance de calcul d’un duo Skylake / 14 nm en bout de course. Le résultat, lui, est contrasté, mais reste positif si l’on s’en tient aux premiers tests publiés cette semaine outre-Atlantique.


INTEL MAINTIENT SON AVANCE EN GAMING, AMD SA MAÎTRISE EN APPLICATIF

Comme le souligne la chaîne YouTube Hardware Canucks, mais aussi le site spécialisé AnandTech dans ses conclusions, Intel se retrouve peu dans la même situation qu’AMD il y a quelques années. Contraint de devoir conjuguer avec une architecture ancienne, la firme est forcée de hausser les fréquences (jusqu’à 5,3 GHz sur le Core i9-10900K !) et de multiplier les cœurs pour maintenir un niveau de performances en hausse par rapport à la précédente génération de processeurs de bureau. Le tour de passe passe fonctionne, mais pas partout et pas dans toutes les situations.

Sorry Intel...Its Too Late i9-10900K & i5-10600K Review & Benchmarks

Le verdict en termes de performances est ainsi plutôt unanime d’un test à l’autre : Intel maintient sans surprise son avance en jeu, tandis qu’AMD reste devant dans la plupart des cas en calcul et productivité. Logique, les rouges peuvent compter sur des cœurs et threads plus nombreux que chez Intel à prix équivalent. Intel capitalise de son côté sur les performances en single core, qui lui confèrent un avantage précieux pour le gaming… la majorité des jeux n’étant pas optimisés pour tirer parti de nombreux cœurs, contrairement à des logiciels comme Adobe Premiere Pro, DaVinci ou encore Blender.

Dans certains cas, Intel tire néanmoins son épingle du jeu grâce à l’accélération matérielle permise en sous main par son iGPU. Une astuce qui permet au Core i9-10900K (10 cores / 20 threads), notamment, de s’imposer face au Ryzen 9 3900X d’AMD (12 cores / 24 threads) sous Adobe Premiere Pro. (Transformation des métrages bruts en productions avec le logiciel de montage vidéo de référence).

En jeu, et comme nous l’avons déjà dit, la messe est dite. Intel conserve son avance sur AMD avec des performances supérieures sur l’ensemble ou presque des titres testés. Mieux, d’après la chaîne Linus Tech Tips, même un Core i5-10600K (6 cores / 12 threads) arrive à battre un Ryzen 9 3900X en 1080p sous Shadow of the Tomb Raider, Doom Eternal ou encore Red Dead Redemption 2. La puce milieu de gamme d’Intel parvient par ailleurs à devancer d’une courte avance son grand frère le 10900K sur les deux derniers titres, ce qui en fait un processeur très attrayant… nous y reviendrons un peu plus bas.


CONSOMMATION ÉNERGÉTIQUE EN HAUSSE, POTENTIEL D’OVERCKLOCKING EN BAISSE

Si Intel hausse le nombre de cores sur ces nouveaux processeurs de bureau et que le groupe en profite accessoirement pour activer l’hyperthreading sur ses Core i5-10600K et i7-10700K, ces ajouts ont d’importantes conséquences en termes de consommation… surtout sur le Core i9-10900K dont les fréquences sont particulièrement hautes par défaut.

Is the Intel 10900k too little, too late?

En conséquence, le potentiel d’overclocking en prend un sérieux coup, ce que regrette le YouTuber américain JayzTwoCents (vidéo ci-dessus). Intel a vraiment poussé son architecture Skylake à ses limites, sans laisser une marge de manœuvre importante à l’utilisateur final. Ou en tout cas au commun des mortels, puisqu’un groupe d’overclockeurs a récemment réussi à faire passer le cap des 7,7  GHz a un Core i9-10900K. Un nouveau record et une performance bien sûr impossible à reproduire chez soi.


En dépit de cette consommation en hausse, Intel a néanmoins réussi à maintenir les températures de son nouveau Core i9 a un niveau raisonnable, comme l’indique Linus Tech Tips. Pour ce faire, les ingénieurs du groupe ont astucieusement réduit l’épaisseur du processeur tout en augmentant celle de son IHS (Integrated heat spreader, cette coque de métal soudée au dessus de la puce). Une solution futée et efficace selon le vidéaste, même si un système de refroidissement solide reste bien entendu inévitable.


LE CORE I7-10700K ? UN CORE I9-9900K MAQUILLÉ…

Si nous avons beaucoup parlé du Core i9-10900K, c’est parce que le Core i7-10700K s’illustre surtout comme une version dépoussiérée du Core i9-9900K de génération précédente. Le processeur embarque le même nombre de cœurs et de threads (8c / 16t) pour des fréquences comprises entre entre 3,8 et 5,1 GHz. C’est un peu plus que l’ancien Core i9.

D’après AnandTech, qui a mis la main sur la puce contrairement à plusieurs autre sites, « il offre des performances et une consommation similaires au 9900K, sauf que Turbo Boost Max 3.0 lui donne un peu plus de fréquence ». Le principal attrait de ce Core i7-10700K touche à la question de son prix, proportionnent plus faible que celui de l’ancien fleuron d’Intel puisque maintenu bien en dessous de la barre des 400 dollars. Intel reste néanmoins plus cher qu’AMD avec la majorité de ses nouveaux processeurs. Le groupe cherche visiblement à conserver une orientation « Premium » face à son rival, même si cette approche ne trompe probablement plus grand monde en 2020.


CORE I5-10600K : LE MEILLEUR PROCESSEUR GAMING DU MARCHÉ ?

En termes de performances en jeu, le Core i5-10600K réussit dans les premiers tests à s’imposer face à la concurrence d’AMD et même face au Core i9-10900K dans certains cas. La puce profite aussi d’une consommation raisonnable et pourrait être l’option privilégiée par de nombreux joueurs ayant un budget limité à moins de 300 euros pour un nouveau CPU.

Core i5 10600k VS Ryzen 5 3600x

Un bon cheval qui coûte quoi qu’il en soit plus cher qu’un Ryzen 5 3600 (6 cores / 12 threads lui aussi), qui supporte de son côté le standard PCIe 4.0. Intel se limite pour sa part au support du PCIe 3.0 sur sa 10ème génération de processeurs, qui doit par ailleurs être utilisée sur un nouveau socket : LGA 1200 et ce au grand dam de HotHardware. Un changement qui implique l’achat d’une nouvelle carte mère et qui pourrait dissuader certains consommateurs d’opter pour cette nouvelle génération, puissante, mais imparfaite. Dans les faits, seule l’arrivée du 10 nm sur PC de bureau permettra à Intel de reprendre une avance complète et probante sur AMD, qui arme pour sa part sa quatrième génération de processeurs Ryzen, attendue cet hiver et basée sur l’architecture Zen 3.


(Source frandroid.com)
















mercredi 20 mai 2020

BLOG : Trương Trọng Thi 'cha đẻ của máy tính cá nhân'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Chiếc máy tính cá nhân Micral N do André Trương Trọng Thi sang chế

André Trương Trọng Thi (1936-2005) là một kỹ sư Pháp gốc Việt. Ông được xem là "cha đẻ của máy tính cá nhân" vì đã tạo ra Micral, máy tính cá nhân không phải công cụ và được thương mại hóa đầu tiên.


Tiểu sử

Trương Trọng Thi sinh năm 1936 tại Chợ Lớn (Sài Gòn). Năm 14 tuổi, ông sang Pháp học, rồi trở thành kỹ sư ở Trường Vô tuyến điện Pháp (tên cũ là École Française de Radioélectricité EFR, nay là École des technologies de l'information et du management EFRE). Sau một thời gian làm cho Schlumberger, ông thành lập công ty riêng là R2E (viết tắt của Réalisation d'Études Électroniques).

Năm 1973, ông chế tạo ra Micral mà nhiều người coi là máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Một bản mẫu của nó hiện được trưng bày trong Viện bảo tàng máy tính Boston (Mỹ). Chiếc máy này ra đời hơn một năm trước máy Altair của công ty Mỹ MITS Electronics, công ty này cũng cho mình là cha đẻ của PC.

Trong một chuyến sang Mỹ, ông được biết công ty Intel đã phát triển một bộ xử lý có kích thước nhỏ. Khi quay về Pháp ông đã cho ra đời máy tính Micral với bộ vi xử lý Intel 8008, đây không chỉ là một máy tính tay đơn thuần mà là một chiếc máy tính cá nhân hoàn chỉnh có bộ nhớ 256 bytes, bàn phím và màn hình. Micral tiếp tục được phát triển đến năm 1978, năm đó R2E bị tập đoàn Bull mua lại. Tập đoàn này sau đó đã thương mại hóa các phiên bản khác nhau của Micral để phục vụ cho các cơ quan hành chính Pháp và các trạm thu lộ phí. Tuy nhiên, Bull lại không thực hiện ý tưởng của Trương Trọng Thi là phát triển chiếc máy này thành công cụ sử dụng rộng rãi trong mọi gia đình.

Năm 1995, ông thành lập APCT, một công ty chuyên về các phần mềm bảo mật.

Trương Trọng Thi được trao tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh

Ông được trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh vào năm 1999.

Công lao của Trương Trọng Thi trong ngành máy tính còn được ghi nhận ở những ý tưởng tiên phong về loại máy vi tính tương thích, về xử lý và lưu trữ dữ liệu, về lưu trữ dữ liệu trên đĩa quang học.

Trương Trọng Thi mất ngày 04/04/2005 tại Paris sau hơn hai năm rưỡi nằm viện.




samedi 16 mai 2020

SỨC KHOẺ : Vì sao 'vắc xin' phòng được bệnh?


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Chuẩn bị vaccine cúm để chủng ngừa


1. Vaccine là gì?

Vaccine (hay còn gọi là vắc-xin / vacxin ) là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.


Vacxin chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus (được gọi là kháng nguyên). Điều này chứng tỏ các kháng nguyên không thể tạo ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, nhưng chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus trong tương lai.


2. Công dụng của Vaccine

Vacxin giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vacxin là vật lạ sẽ tiêu diệtghi nhớ chúng, từ đó tạo được trí nhớ miễn dịch. Về sau khi tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.


Nhờ có vacxin hàng triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh hay di chứng do bệnh dịch gây ra.

Khi chương trình tiêm chủng thực hiện tốt đa số mọi người đều được chủng ngừa một căn bệnh đó, đôi khi bệnh đó có thể biến mất hoàn toàn khỏi cộng đồng và chương trình tiêm chủng vacxin đó có thể dừng lại. Ví dụ bệnh đậu mùa. Tuy nhiên một số bệnh như bệnh sởi nếu dừng chương trình tiêm chủng, tỉ lệ tiêm chủng giảm xuống bệnh sẽ bùng phát rất nhanh.


3. Phân loại Vaccine

Trước đây vacxin được chia thành 3 loại: vacxin giải độc tố, vacxin chết, vacxin sống giảm độc lực. Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ sinh học chúng ta có thêm 2 loại: vacxin chiết táchvacxin tái tổ hợp.

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa


Vacxin giải độc tố

Được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Khi hệ miễn dịch tiếp nhận vacxin giải độc tố, chúng học cách chống lại độc tố tự nhiên. Hệ miễn dịch sản xuất ra các kháng thể trung hòa độc tố. Ví dụ: vacxin bạch hầu, vacxin uốn ván…


Vacxin bất hoạt (chết)

Được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh đã chết. Các vacxin này an toàn và ổn định hơn vacxin sống, các vi sinh vật gây bệnh đã chết không thể đột biến trở lại. Các kháng nguyên chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch.

Tuy nhiên vacxin chết đáp ứng miễn dịch yếu hơn vacxin sống nên được tiêm thành nhiều liều hoặc tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch. Điều này có thể hạn chế cho những người dân sống ở vùng không có điều kiện về chăm sóc y tế thường xuyên, không thể tiêm nhắc lại đúng lịch.

Ví dụ: vacxin ho gà, vacxin thương hàn, vacxin tả, vacxin Salk (phòng bại liệt), vacxin viêm não Nhật Bản…


Vacxin sống giảm độc lực

Được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống với vi sinh vật gây bệnh đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh. Do vacxin sống, giảm độc lực gần giống như đáp ứng với nhiễm trùng tự nhiên nên chúng tạo ra đáp ứng miễn dịch và sinh kháng thể mạnh, thường gây ra miễn dịch lâu dài chỉ với 1 hoặc 2 liều.

Ví dụ: vacxin BCG sống, vacxin thương hàn, vacxin Sabin (phòng bại liệt), vacxin sởi…

Khi sử dụng cần phải hết sức đặc biệt quan tâm đến tính an toàn của vacxin sống, phải đảm bảo không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ, và vi sinh vật phải có tính di truyền ổn định không trở lại độc lực ban đầu.


Vacxin tách chiết

Kháng nguyên được tách chiết từ vi sinh vật.

Ví dụ: kháng nguyên polysaccharid của cầu khuẩn màng não, polysaccharid của phế cầu…


Vacxin tái tổ hợp

Bằng công nghệ sinh học hiện đại, gen mã hóa cho kháng nguyên vi sinh vật cần có để làm vacxin được tách và tái tổ hợp vào E. coli hoặc một dòng tế bào thích hợp.

Ví dụ: vacxin tả, vacxin thương hàn…

Các nhà khoa học đang nghiên cứu vacxin tái tổ hợp cả trên vi khuẩn và virus cho HIV, dại và sởi.


4. Những vấn đề cần lưu ý

Chích ngừa

Đối tượng tiêm vaccine

Những người có nguy cơ cao nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Trẻ em nên được tiêm chủng rộng rãi, đối với người lớn chỉ tiêm chủng cho những nhóm người có nguy cơ cao.

Tiêm chủng phải đạt trên 80% đối tượng chưa có miễn dịch mới có khả năng ngăn ngừa dịch. Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ em nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.


Đối tượng tuyệt đối không được tiêm chủng vacxin

- Những người đang bị sốt cao

- Có biểu hiện dị ứng

- Vacxin sống giảm độc lực không được tiêm cho người bị thiếu hụt miễn dịch hoặc người đang dùng thuốc đàn áp miễn dịch, những người mắc bệnh ác tính và phụ nữ có thai


Thời gian tiêm chủng

- Tiêm chủng trước mùa dịch, đủ để cơ thể có thời gian hình thành miễn dịch

- Những vacxin tạo miễn dịch cơ bản phải tiêm chủng nhiều lần, cần có khoảng cách hợp lý giữa các lần tiêm chủng phù hợp với từng loại vacxin

- Thời gian tiêm chủng nhắc lại tùy thuộc vào thời gian duy trì được hình thành miễn dịch còn đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vacxin.


Liều lượng

Tùy thuộc vào từng loại vacxin và đường đưa vào cơ thể. Liều quá thấp sẽ không đủ khả năng để kích thích đáp ứng miễn dịch. Liều quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu.


Đường tiêm

- Chủng: con đường cổ điển, hiện nay ít dùng.

- Tiêm: tùy thuộc vào từng loại vacxin có thể tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp.

- Uống: kích thích miễn dịch tại đường ruột hơn tiêm.


Tác dụng không mong muốn

- Một số vacxin có thể gây tác dụng phụ nhẹ, tạm thời như sốt, đau nhức, sưng tấy tại nơi tiêm. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô khuẩn có thể gây nhiễm trùng.

- Co giật, shock phản vệ có gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp.


Tiêu chuẩn của vacxin

- An toàn: vô trùng, thuần khiết, không độc.

- Hiệu lực: gây miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại lâu.


Bảo quản vacxin

Vacxin được bảo quản tốt ngay từ lúc sản xuất cho tới khi được tiêm vào cơ thể con người. Thường quy bảo quản các vacxin không giống nhau, nhưng đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh.

Nhiệt độánh sáng phá hủy tất cả các loại vacxin, nhất là những vacxin sống. đông lạnh phá hủy nhanh các vacxin giải độc tố.


Nguồnhttps://www.vinmec.com/vi/co-the-nguoi/vaccine-33/














BLOG : Louis Vuitton, một huyền thoại.


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Tọa lạc tại khu đất vàng trên đại lộ nổi tiếng thế giới Champs-Elysées, cửa hàng Louis Vuitton là điểm hẹn của mọi du khách khi tới Paris, dù mua hàng, thăm thú toà nhà hay chỉ để chụp ảnh. Sản phẩm của nhà thiết kế thường được bán với giá cao nhưng luôn được khách hàng mơ ước sở hữu ít nhất một sản phẩm vì chất lượng hay vì phong cách riêng.


Louis Vuitton là một công ty và nhãn hiệu thời trang xa xỉ của Pháp, có trụ sở tại Paris. Đây là một ban của công ty cổ phần Pháp LVMH Louis Vuitton Moët Hennessy S.A. Công ty được đặt tên theo tên người sáng lập ra hãng là Louis Vuitton, người đã thiết kế và sản xuất hành lý như một Malletier trong nửa sau của thế kỷ 19.


Sản phẩm

Công ty Louis Vuitton sản xuất các mặt hàng da thuộc, thời trang, prêt-à-porter, trang sức. Nhiều sản phẩm của công ty sử dụng nhãn hiệu với chất liệu màu nâu Damier Monogram Canvas, cả hai được sử dụng lần đầu cuối thế kỷ 19. Tất cả các sản phẩm của công ty sử dụng các chữ viết tắt LV.

Túi Louis Vuitton tại Hồng Kông

Công ty này có hệ thống các cửa hiệu khắp thế giới, cho phép nó kiểm soát được chất lượng và giá cả sản phẩm của mình, tránh hàng giả, hàng nhái lọt vào các kênh phân phối của mình. Mỉa mai thay, Louis Vuitton đã trở thành thương hiệu thời trang bị làm giả nhiều nhất trong lịch sử thời trang, với chỉ hơn 1% có logo Vuitton là không bị làm giả.


Tiểu sử

Louis Vuitton (1821 - 1892)

Louis Vuitton (4/8/1821 – 27/2/1892) nhà sáng lập công ty cùng tên, sinh tại Jura, Pháp (giờ thuộc Lavans-sur-Valouse). Vào năm 1835, ông đi bộ từ Jura đến Paris. Suốt chuyến hành trình dài hơn 400 km, ông làm đủ mọi nghề nhỏ nhặt từ người thợ đóng hòm cho đến người quản gia xuất chúng để chi trả chi phí. Suốt quá trình trải nghiệm, ông tích lũy được những kiến thức chuyên ngành, hiểu rõ điều gì tạo nên chiếc túi xách du lịch chất lượng tốt. Chính từ đó ông bắt đầu tự thiết kế túi xách cho mình, tạo lập nên nền tảng của thương hiệu LV.

Louis Vuitton Monogram Canvas Croisette Bag M41581

Cuối thế kỷ 19, Louis Vuitton là cửa hàng bán lẻ rương và túi xách, hành lý. Bước vào thế kỷ 20, công ty mở rộng địa điểm và đạt được thành công về doanh thu. Vào giữa thập kỷ, LV tiến vào thị trường thế giới, gắn liền với chữ ký Monogram Canvas (ví và túi xách tay). Sự liên kết này đã dẫn đến sự thành lập LVMH và trở thành một bước ngoặt lịch sử. Từ đó, LV dần đạt được hình ảnh về một nhãn hiệu sang trọng ngày nay.

Túi Royal, dưới dạng vali làm bằng da dầy, luôn đồng hành với các nhà thám hiểm. Louis Vuitton

Những nhân vật xuất chúng nhận được hàng đặt độc quyền của LV bao gồm nhà thám hiểm Pierre Savorgnan de Brazza, người đã đặt hàng yêu cầu kết hợp bộ giường tủ của công ty, và nhạc trưởng người Mỹ Leopold Stokowski.


1854 đến 1892

Chiếc rương LV

Louis Vuitton Malletier được thành lập bởi Louis Vuitton (LV) tại Paris vào năm 1854. Năm 1858, LV ra mắt chiếc rương đáy bằng với chất liệu vải bạt (nhẹ và kín gió). Nhanh chóng thành công và thu được uy tín, rất nhiều nhà sản xuất túi xách đã bắt chước phong cách thiết kế của LV.

Quảng cáo năm 1898.

Năm 1867, LV tham gia vào triển lãm thời trang thế giới tại Paris. Năm 1876, LV thay đổi thiết kế sang viền màu be và nâu để chống lại những hàng nhái thiết kế của ông. Năm 1885, LV mở cửa hàng đầu tiên tại đường Oxford, London của Anh. Ngay sau đó, trước những thiết kế giả mạo hàng loạt diễn ra, mô hình Damier Canvas được Louis thành lập, với khẩu hiệu "thương hiệu L.Vuitton" 1892: Louis Vuitton qua đời, quyền lãnh đạo công ty được chuyển cho con trai ông Georges Ferréol Vuitton.


1893 đến 1936
.
Sau khi cha qua đời, Georges Ferréol Vuitton (13/07/1857 – 26/10/1936) bắt đầu chiến dịch đưa công ty ra thị trường toàn cầu, tổ chức triển lãm các sản phẩm của LV tại Hội chợ Thế giới Chicago vào năm 1893. Năm 1896, công ty quảng bá và lấy bằng sáng chế quốc tế cho huyền thoại Monogram Canvas. Đó được coi là một nỗ lực thành công trong việc ngăn chặn sản phẩm nhái thương hiệu. Cùng năm đó, Georges dừng chân tại Mỹ trong tour hành trình tới New York, PhiladelphiaChicago để quảng bá sản phẩm. Năm 1901, LV tung ra sản phẩm Steamer bag – một mẫu túi xách cầm tay được thiết kế để bên trong túi xách du lịch của Vuitton.

LV tung ra sản phẩm Steamer bag

 Túi Keepall

Năm 1930, tòa nhà của Louis Vuitton chính thức mở cửa tại Champs-Elysées (Paris) – là cửa hiệu bán sản phẩm du lịch lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các cửa hiệu khác cũng được khai trương tại New York, Bombay, Washington, D.C., London, Alexandria, Buenos Aires khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) bắt đầu. Sau đó, túi Keepall được ra mắt. Trong năm 1932, LV tung ra túi Noé – loại túi ban đầu được làm để phục vụ nhu cầu vận chuyển của người buôn rượu. Rất nhanh sau đó, túi Speedy đã được LV giới thiệu (cả hai sản phẩm này đều được sản xuất đến ngày nay). Năm 1936, Georges Vuitton qua đời, để lại quyền quản lý cho con trai ông - Gaston-Louis Vuitton.

Túi Noé 1932


1930 đến 2000

Trong giai đoạn này, diện mạo của chất liệu da đã được tận dụng từ chiếc ví cầm tay cho đến những chiếc túi xách. Với mục tiêu đa dạng sản phẩm, LV tân trang dòng chữ Monogram Canvas vào năm 1963. Người ta cho rằng trong những năm 60, hàng giả đã trở lại và trở thành một vấn nạn hoành hành tới tận thế kỷ 21. 

Túi xách Papillon 

Năm 1966, sản phẩm Papillon được tung ra thị trường (loại túi xách hình trụ phổ biến tới tận ngày nay). 

Năm 1977, LV sở hữu 2 cửa hàng với doanh thu lên tới khoảng 10 triệu USD

Năm 1978, của hiệu đầu tiên tại Nhật (Tokyo Osaka). 

Túi xách Epi

Năm 1983, Louis Vuitton mở rộng sự có mặt của mình tại châu Á bằng sự ra mắt cửa hiệu tại Đài Bắc, Đài LoanSeoul, Hàn Quốc vào 1984. Một năm sau 1985 dòng da Epi được tung ra thị trường.

Năm 1987 chứng kiến sự ra đời của LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, SA, lần lượt dẫn đầu thương hiệu Sâm panh (Moët)  và Brandy (Hennessy), sáp nhập với Louis Vuitton tạo nên dòng thương hiệu hàng cao cấp. Theo báo cáo, lợi nhuận năm 1988 tăng tới 49% so với 1987. Tính đến 1989, Louis Vuitton vận hành 130 cửa hiệu trên toàn thế giới. 

Yves Carcelle trở thành chủ tịch của Louis Vuitton (LV)

Bước vào những năm 90, Yves Carcelle trở thành chủ tịch của LV. Năm 1992, thương hiệu LV đặt chân đến Trung Quốc tại khách sạn Palace, Bắc Kinh. Năm 1996, lễ kỷ niệm 100 năm dòng Monogram Cavas được tổ chức tại 7 nước trên thế giới.

Marc Jacobs giám đốc nghệ thuật của LV

Sau khi giới thiệu bộ sưu tập bút năm 1997, Marc Jacobs được mời làm Giám đốc nghệ thuật của LV (1998). Tháng 3 năm sau, ông đưa ra dòng sản phẩm thời trang nam nữ prêt-à-porter... Cùng năm đó, Monogram VernisLouis Vuitton City Guide được tung ra. Sự kiện cuối cùng của thế kỷ 20 là sự ra đời của dòng sản phẩm monogram (1999), mở cửa hàng đầu tiên tại châu Phi (2000) cuối cùng là phiên đấu giá tại Liên hoan Phim Quốc tế tại Venezia, Ý.


2001 đến nay

Túi Louis số lượng có hạn với mẫu chữ graffiti lồng vào nhau.

Năm 2001: Stephen Sprouse, cộng tác cùng Marc Jacobs cho ra dòng sản phẩm túi Louis số lượng có hạn với mẫu chữ graffiti lồng vào nhau. Jacobs cũng tung ra bộ vòng tay - bộ sưu tập trang sức đầu tiên của LV trong cùng năm đó.

Năm 2002: tòa nhà LV tại Tokyo chính thức khai trương.

Năm 2003: cửa hiệu tại Moskva (Nga) và New Delhi (Ấn Độ) mở cửa.

Năm 2004: Louis Vuitton kỷ niệm sinh nhật lần thứ 150 trên khắp thế giới. Trong năm này, LV tuyên dương các cửa hiệu tại New York, Sao PauloJohannesburg, mở cửa hàng đầu tiêu tại Thượng Hải.

đồng hồ Speedy

Năm 2005: Cửa hàng Champs-Élysées của Louis Vuitton mở trở lại (từng nổi danh là cửa hàng LV lớn nhất thế giới) và tung ra bộ sưu tập đồng hồ Speedy.

Năm 2006: LV khánh thành Espace Louis Vuitton và xuất bản sách "Louis Vuitton Icons"
Tại Việt Nam, Louis Vuitton đã có hai cửa hàng đại lý tại Hà Nội (1997) và Sài Gòn (2007)

















lundi 11 mai 2020

THỜI SỰ : Người Khmer ở Việt Nam


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Người Khmer tại Việt Nam

Người Khmer ở Việt Nam (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới, Khơ-me Việt) là bộ phận dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Danh từ này có thời gọi là người Việt gốc Miên. Người Khmer là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Khmer là từ được viết theo phiên âm tiếng Pháp. Tiếng Việt phiên âm thành Khơ-me trong khi các thư tịch cũ của người Việt dùng danh từ Cao Miên hay Cao Man. Trước năm 1975 còn có các tên gọi khác như Cul, Cur,...

Lễ Sen Dolta - lễ báo hiếu của người Khmer

Chỉ thị số 117-CT/TƯ ngày 29/09/1981 của Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Chỉ thị số 122-CT ngày 12/05/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam về "Công tác đối với đồng bào Khơ-me" quy định thống nhất dùng tên gọi dân tộc Khơ-me, người Khơ-me, không được dùng những tên gọi không chính xác hoặc có hàm ý miệt thị như người Miên, người Thổ, người Việt gốc Miên, người Khờ-me, người Man, người Mọi v.v...[4].

Người Khmer Krom nói tiếng Khmer, một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á.

Bản đồ phân vùng cư trú của các dân tộc (sắc tộc) tại Nam Kỳ thuộc Pháp (Cochinchine Française) và Cao Miên (Cambodge) năm 1904. Người Khmer (Việt Nam) từ trước thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20 tập trung (ngoài vùng Mỏ vịt Svai Teep-Say Rieng, cuối thế kỷ 19 Pháp cắt trả Cao Miên) chủ yếu tại 4 vùng là: vùng Bảy Núi (An Giang) - Rạch Giá (Kiên Giang), vùng Sóc Trăng, vùng Trà Vinh, và vùng phía bắc Tây Ninh.

Ở Việt Nam thì người Khmer sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre được gọi là Khmer Crộm. (Crộm là phiên âm tiếng Việt của tiếng Khmer, có nghĩa là Dưới)

Ngôi chùa Khmer hơn 140 năm tuổi ở An Giang

Dân số 

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.260.600 người, có mặt tại nhiều tỉnh ở Nam Bộ.

Đám cưới người Khmer, Trà Vinh

Sau đây là danh sách các tỉnh có nhiều người Khmer nhất:

- Sóc Trăng (397.014 người).

- Trà Vinh (317.203 người)

- Kiên Giang (210.899 người)

- An Giang (90.271 người),

 - Bạc Liêu (70.667 người),

- Cà Mau (29.845 người),

- Thành phố Hồ Chí Minh (24.268 người),

- Vĩnh Long (21.820 người),

- Cần Thơ (21.414 người),

- Hậu Giang (21.169 người),

- Bình Phước (15.578 người),

- Bình Dương (15.435 người).


Chính trị

Cuối năm 1960 ở Nam Vang người Khmer Krom thành lập Mặt trận Giải phóng Kampuchea Krom (tiếng Pháp: Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK), chủ trương tấn công Việt Nam Cộng hòa đòi lại đất Nam Kỳ. Chau Dera làm chủ tịch, với hai yêu sách chính:
- bình đẳng giữa người Khmer và người Kinh
- công nhận người Khmer Krom là công dân Campuchia.

Ngày 27/08/1963 Norodom Sihanouk tuyên bố đoạn giao với Việt Nam Cộng hòa nhằm gây áp lực tranh đấu cho người Khmer Krom. Chính quyền Nam Vang còn giúp cơ sở vật chất và ngoại giao cho FLKK. Cuối năm 1963 lực lượng này sáp nhập với Mặt trận Giải phóng ChampaMặt trận Giải phóng Kampuchea phía Bắc (Front de Libération du Kampuchea Nord FLKN) thành khối FULRO, mở rộng địa bàn hoạt động từ đồng bằng sông Cửu Long lên Cao nguyên Trung phần và đến tận Phú Yên.

Sau năm 1975 vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa người Việt và người Khmer bị cuốn vào Chiến tranh Việt Nam-Campuchia giữa các lãnh tụ ở Hà NộiPhnôm Pênh và tiếng nói người Khmer Krom lu mờ. Tuy nhiên sang thế kỷ 21 người Khmer Krom lại phát động phong trào đòi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tự do sắc tộc và công nhận địa vị tiên khởi của người Khmer Krom ở đồng bằng sông Cửu Long.




samedi 9 mai 2020

KINH TẾ : Covid-19 - Kinh tế Anh có thể rơi xuống mức thấp nhất trong 300 năm


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

(Theo TGVN 08/05/2020) - Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 0705/2020 cảnh báo, nền kinh tế "xứ sở sương mù" có thể rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 300 năm qua do các biện pháp phong tỏa nhằm khống chế sự lây lan của dịch Covid-19.

Sản lượng kinh tế Anh có thể giảm 14% - mức sụt giảm hằng năm lớn nhất kể từ đầu những năm 1700. (Nguồn: Twitter)

Trong một tuyên bố, BoE cho rằng, nền kinh tế Anh đang trên đà suy giảm 25% trong quý II/2020 và tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới hơn 9%. Bất chấp các gói kích thích kinh tế và tài chính lớn, trong cả năm 2020, sản lượng kinh tế Anh có thể giảm 14% - mức sụt giảm hằng năm lớn nhất kể từ đầu những năm 1700 khi nước này phải gánh chịu hậu quả của thảm họa tự nhiên và chiến tranh.

Tuy nhiên, khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng, kinh tế Anh có thể bật tăng mạnh trở lại trong năm 2021, với mức tăng trưởng có thể lên tới 15%.

Cũng theo BoE, lạm phát trong vài tháng tới có thể rơi xuống mức dưới 1%, bằng 1/2 mục tiêu của BoE, song các chỉ dấu kinh tế gần đây dù ở mức thấp song vẫn cho thấy nhu cầu ổn định.

Do tình hình kinh tế hiện nay, BoE đã giữ nguyên mức lãi suất cơ bản thấp kỷ lục ở mức 0,1% và ngừng hoạt động mua trái phiếu, chủ yếu là nợ chính phủ, trị giá 645 tỷ Bảng (797 tỷ USD), trong bối cảnh các gói kích thích kinh tế đưa ra trong tháng 3 tiếp tục diễn ra.

Thống đốc BoE Andrew Bailey khẳng định, ngân hàng này sẽ nỗ lực ổn định tài chính và tiền tệ vì triển vọng lâu dài cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân. Sau khi BoE đưa ra động thái trên, tỷ giá đồng bảng Anh so với USD đã tăng. Hiện 1 USD đổi được 0,809 Bảng Anh.


Pháp

Cũng do tác động của dịch Covid-19, sản lượng công nghiệp của Pháp trong tháng 3 đã giảm 16,2%. Theo Viện Thống kê Pháp Insee, toàn bộ các lĩnh vực công nghiệp của Pháp đều giảm sau khi tăng 0,8% trong tháng 2. Hoạt động xây dựng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sụt giảm tới 40,1%, sau khi tăng nhẹ ở mức 1,1% trong tháng 2. Trong quý I/2020, sản lượng công nghiệp của Pháp thấp hơn 5,6% so với cùng kỳ năm 2019.


Đức

Trong khi đó, sản lượng công nghiệp của Đức trong tháng 3 vừa qua cũng giảm 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo cơ quan thống kê Destatis, do đại dịch Covid-19, sản lượng công nghiệp - thước đo chính của nền kinh tế đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1991.

Ngành sản xuất ô tô của Đức, với 800.000 lao động, là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm tới 31,1% sản lượng trong tháng 3 vừa qua. Do các nhà máy đóng cửa, sản lượng ô tô trong tháng 4 còn giảm tới 97%.










mercredi 6 mai 2020

BLOG : Lịch sử của 'thành phố Sài Gòn'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Chợ Bến Thành quận 1 – biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi là Sài Gòn) là một trong hai thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội.

Chân dung Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại dinh Ông xã Kiến An, Chợ Mới, An Giang

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor theo tiếng Khmer của người dân bản địa. Tên gọi này có nghĩa là "thành trong rừng". Vì sự sụp đổ của đế chế Khmer, vùng Nam Bộ trở thành đất vô chủ, về sau đã sáp nhập vào Đại Việt nhờ công cuộc khai phá miền Nam của chúa Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh (1650–1700) cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố.

Dinh Độc Lập, công trình lịch sử tiêu biểu của Thành phố Sài Gòn.

Khi Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887–1901 (về sau, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam, một chế độ do thực dân Pháp thành lập trong thời kỳ tái chiếm Việt Nam, và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những đô thị quan trọng nhất của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, quân Mỹ rút lui hoàn toàn và lãnh thổ Việt Nam được thống nhất.


Quy hoạch Sài Gòn vào thời kỳ thuộc Pháp

Tranh vẽ của Pháp về cuộc bao vây thành Gia Định năm 1859 bởi các lực lượng Pháp-Tây Ban Nha.

Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn nhằm phục vụ mục đích khai thác thuộc địa và làm nơi cư trú cho quan chức Pháp. Đồ án thiết kế được Phó Đô đốc PhápPage (về sau là Charner) cử trung tá công binh PhápPaul Florent Lucien Coffyn (1810 – 1871), nguyên Lãnh sự Pháp ở Hoa Kỳ, thiết kế. 

Florent Lucien Coffyn (1810 – 1871)

Theo bản đồ của Coffyn được công bố vào ngày 13/5/1862, quy hoạch ban đầu của Sài Gòn bao gồm cả tỉnh Chợ Lớn với khoảng 500.000 dân, tức khoảng 20.000 dân/km². Nhưng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, Soái phủ Pháp ở Nam Kỳ (Gouverneur Amiral de la Cochinchine) lúc đó là Chuẩn đô đốc Pierre Rose quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Ngày 03/10/1865, Pierre Rose ra lệnh quy hoạch lại Sài Gòn chỉ còn là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Toàn bộ quy hoạch chỉ còn rộng khoảng 3 km².

Bản đồ Sài Gòn năm 1896, rộng khoảng 7km².

Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn quyền, được Pháp thiết kế và huy động nhân công xây dựng. Sau 2 năm người Pháp xây dựng và cải tạo, khu quy hoạch rộng khoảng 3 km² nói trên đã hoàn toàn thay đổi.

Đất Nam Kỳ vào đầu thời nhà Nguyễn, cho đến trước năm 1841.

Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục,... Nam Kỳ Lục tỉnh (Basse-Cochinchine) là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định. Vào năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa.

Tổng thống thứ tư của Pháp (1807 - 1891)

Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban thành phố gồm 1 ủy viên và 12 hội viên; đứng đầu là viên Thị trưởng người Pháp tên là Charles Marie Louis Turc (1867–1871). Cho tới nửa đầu thập niên 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định. Ngày 15/03/1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Đứng đầu là viên Thị trưởng người Pháp, đầu tiên là G. Vinson (1874 –1876). Đến năm 1879 thì Pháp cho lập thêm Hội đồng thành phố Sài Gòn (hay đúng ra là Ủy hội thành phố – Commission municipale).


Về danh hiệu 'Sài Gòn - Hòn ngọc viễn Đông' thời Pháp

Xưởng thuốc phiện (Manufacture d'Opium) ở Sài Gòn thời thuộc Pháp. Khu xưởng này cung ứng từ ⅓ đến ½ ngân sách toàn Đông Dương.

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương, được thực dân Pháp mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông (la perle de l'Extrême-Orient) hoặc một Paris nhỏ ở Viễn Đông (le petit Paris de l'Extrême-Orient) trong số các thuộc địa của Pháp. Trước đó, thực dân Anh đã chiếm Ấn Độ và gọi nước này là "hòn ngọc trên vương miện của Nữ hoàng Anh", vì vậy Pháp đặt ra danh xưng này cho Sài Gòn để tỏ ý muốn cạnh tranh việc xâm chiếm thuộc địa với đối thủ Anh.

Chợ Bến Thành, Sài Gòn thời thuộc địa với những cột Morris đặc trưng của Pháp.

Tuy được Pháp gọi là "Hòn ngọc Viễn Đông", nhưng thực ra thời ấy Sài Gòn rất nhỏ, chỉ cần đi xa 20 km là có thể săn thú rừng. Theo quy hoạch của Pháp, Sài Gòn khi đó chỉ rộng khoảng 3 km²; gần bằng một nửa Quận 1 hiện nay (rộng khoảng 8 km²), bao bọc bởi sông Sài Gòn – Nguyễn Thái Học – Nguyễn Thị Minh Khai – rạch Bến Nghé. Chính quyền thuộc địa Pháp tập trung tất cả những gì sang trọng, giàu có nhất mà họ có được ở diện tích 3 km² này, phần còn lại của Sài Gòn thì vẫn còn rất hoang sơ, đầm lầy ngổn ngang.

Khu vực cầu Ông Lãnh và con rạch nhỏ chảy ra rạch Bến Nghé (nay là đường Nguyễn Thái Học, Quận 1) thời kỳ đầu thế kỷ 20 còn rất hoang sơ.

Theo Sơn Nam trong “Bến Nghé xưa” thì khi Chợ Bến Thành hoàn thành năm 1914,

trước mặt còn là ao vũng sình lầy. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp (…), còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn. Giữa Sài Gòn và ở phần đất cao còn nhiều chòm tre, cây da, mồ mả to xen vào những đám rẫy trồng rau cải và bông hoa, những xóm nhà ổ chuột; bầy bò dê đi lang thang ăn cỏ”.

Khu Hòa Hưng (Quận 10 hiện nay) cho đến ngã tư Bảy Hiền hiện nay có vô số nghĩa trang, mồ mả. Khu Nguyễn Thiện Thuật, Lý Thái Tổ, Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3 hiện nay) toàn nhà lá nền đất xây dựng tạm bợ không theo quy hoạch nào. Khu Quận 4, Quận 7, khu Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho,… sát cạnh chợ Bến Thành đa số là nhà tranh vách lá tạm bợ.


Đô thành Sài Gòn

Từ năm 1946, Sài Gòn đã là thủ đô của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ rồi năm 1949 là thủ đô của Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn nhất tại miền Nam Việt Nam đã được chọn làm thủ đô với tên gọi chính thức "Đô thành Sài Gòn" (lưu ý, cách viết thông dụng thời đó là "Saigon").

Sau năm 1955, tên đường phố Sài Gòn vốn trước kia toàn là tên Pháp nay đồng loạt đổi tên tiếng Việt (trừ một số ngoại lệ). Việc này do Phòng Họa đồ thuộc Ty Kỹ thuật do Ngô Văn Phát điều hành; ông sắp xếp và chọn lựa tên các danh nhân dựa trên tầm vóc lịch sử và quy tụ gần nhau những nhân vật cùng thời kỳ có liên quan với nhau, như đường Cô GiangCô Bắc thì phải gần đường Nguyễn Thái Học; đường Lê Lai thì nhỏ, gần Đại lộ Lê Lợi lớn hơn. Những ý tưởng như Công lý, Tự do, Cộng hòa cũng được dùng đặt tên, tạo cho thành phố những đặc trưng mới.

Lễ phát huân chương cho quan lại Việt Nam thời Pháp thuộc.

Khi Chiến tranh Đông Dương (1946 - 1954) lan rộng thì di dân từ nông thôn lên thành thị tăng nhanh. Vào thời điểm 1948, vùng Sài Gòn dân số đã lên đến 1,179 triệu người, đến năm 1949 thì dân số khu vực đã tăng lên 1.200.000, và sang năm 1954 với hàng trăm nghìn người di cư mới (phần đông là người Công giáo, còn gọi là dân Bắc Kỳ Công giáo) từ phía bắc vĩ tuyến 17 thì dân số Sài Gòn leo cao, đạt 2.000.000. Dân di cư tập trung tại các khu vực như Xóm Mới – Gò Vấp, Bình An – Quận 8, và rải rác tại các quận khác. Với Nghị định số 110-NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia lại thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.

Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gòn trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại miền Nam Việt Nam, là thành phố lớn nhất của kinh tế Việt Nam Cộng hòa. Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, việc Quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với thành phố. Nhiều cao ốc, công trình quân sự mọc lên. Lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây được du nhập từ binh lính và sách báo Mỹ.

Khu ổ chuột cạnh một con kênh ô nhiễm ở Sài Gòn năm 1956. Những khu ổ chuột như thế này lan rộng khắp Sài Gòn trong thập niên 1960 do người tị nạn cuộc Chiến tranh Việt Nam đổ về thành phố.

Trung tâm thành phố có một số công trình, khu phố được xây dựng to đẹp và sang trọng, tuy nhiên, các công trình này chủ yếu do Pháp xây dựng từ thập niên 1940, các khu nhà mới rất ít được xây dựng kể từ sau năm 1950, trong khi đó dân cư nông thôn đổ về thành thị tìm việc và tránh chiến sự khiến một số khu vực ở Sài Gòn dần trở thành những khu ổ chuột khổng lồ. Khảo sát cho thấy khoảng 40% dân số khu vực Sài Gòn khi đó (tức khoảng 1,2 triệu người) phải sống tại khu ổ chuột với những điều kiện về y tế, vệ sinh rất kém.

Tháng 4/1973, thi hành Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973, Quân Lực Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi Việt Nam

Tới năm 1973 thì hậu quả của việc phụ thuộc quá mức vào viện trợ đã xảy đến: nền kinh tế miền Nam (trong đó có Sài Gòn) lâm vào khủng hoảng do Mỹ giảm viện trợ kinh tế. Nạn lạm phát trở nên nghiêm trọng: tỷ lệ lạm phát tăng lên 44,5%, và năm 1974 đã vượt quá 200%. Hệ lụy và hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng xấu tới Sài Gòn. Với việc Mỹ giảm viện trợ trong khi nền sản xuất nội tại thì yếu kém, nền kinh tế tiêu dùng dựa vào viện trợ của Việt Nam Cộng hòa đã không thể phát triển ổn định, bền vững.

Việc rút đi của hơn nửa triệu quân Mỹ đã để lại một khoảng trống khổng lồ trong nền kinh tế: hàng tỷ đôla hàng năm trước đây được lính viễn chinh Mỹ tung vào xã hội qua các dịch vụ mua sắm ở thành phố, nay không còn nữa. Một khối lượng lớn người lao động làm việc trong các “sở Mỹ” (các văn phòng, trụ sở quân sự của Mỹ) cũng không còn việc làm. Số lượng công nhân làm ở các cơ sở của Mỹ năm 1971 là 100.000 người, đến tháng 12 năm 1972 chỉ còn lại 10.000 người, tạo ra thất nghiệp hàng loạt". Theo phúc trình của VECCO xuất bản tháng 1/1975 thì: Sài Gòn năm 1974 có 3 triệu dân thì có đến 600.000 người thất nghiệp.


Vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam sau năm 1975

Sau năm 1975, vấn đề người Hoa tại Sài Gòn trở nên trầm trọng. Người Hoa treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn. Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng ở miền Nam, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối,tín dụng. Đến cuối năm 1974, người Hoa kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện...và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.

Cuối năm 1976, chính quyền mới đóng cửa tất cả trường học và tòa báo của người Hoa. Năm 1978, các tư doanh bị quốc hữu hóa. Trong bối cảnh quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh chuyển biến xấu, tâm lý bài Hoa lan rộng khắp miền Bắc Việt Nam. Chính quyền Hà Nội thúc ép nhiều gia đình gốc Hoa hồi hương về Quảng Tây.

Một phần của khu phố người Hoa (Ảnh ST

Vấn đề Hoa kiều được Chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản. Các chiến dịch Cải tạo tư sản miền Nam nhằm xóa bỏ giai cấp tư sản và thực hiện công hữu hóa theo nguyên lý của chủ nghĩa xã hội được tiến hành. Nhà nước đã quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất, xí nghiệp công quản của tầng lớp tư sản lớn bỏ lại, chủ yếu là của người Hoa.

Các doanh nghiệp vừa như nhà in, xưởng thủ công, cửa hàng, cửa hiệu quy mô nhỏ buộc phải kê khai tài sản, vốn liếng trưng thu, trưng mua, tịch thu chuyển thành hợp tác xã. Nhiều chủ doanh nghiệp bị buộc tịch biên không được làm kinh doanh phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp hoặc đi kinh tế mới.

Số người vượt biên diễn ra cao điểm vào các năm 1978 - 1979 (thời kỳ diễn ra chiến tranh biên giới Tây Namchiến tranh biên giới Việt - Trung) trong đó chiếm một tỷ lệ đa số là người Hoa, họ vượt biên vì lo sợ chiến tranh nổ ra giữa Việt NamTrung Quốc. Vào năm 1982, số lượng người Hoa chiếm tới 2/3 trong số những người vượt biên từ Việt Nam bằng đường biển. Ngoài ra, có khoảng 250.000 người gốc Hoa vượt biên sang Trung Quốc bằng đường bộ tại biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979. Vào năm 1980, số người vượt biên sang Trung Quốc đạt 260.000 người. Sau giai đoạn này, số Hoa kiều tại Việt Nam đã giảm một nửa (từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000 vào năm 1989), người Hoa đã không còn là thế lực kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và Việt Nam đã trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á thành công trong việc đồng hóa người Hoa.


Học tập cải tạo tại Việt Nam sau 1975

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhiều thường dân ở thành phố hoặc binh lính, sĩ quan, viên chức Việt Nam Cộng hòa và những người cộng tác với Mỹ đã ra nước ngoài định cư. Cũng trong thời gian này, ước tính 700.000 người khác được vận động đi kinh tế mới.  miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng ở Sài Gòn443.360 người ra trình diện, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.306 người trong các đảng phái có hoạt động chống Cộng.

Công việc triệu tập các đối tượng để đưa đi học tập cải tạo bắt đầu từ tháng 05/1975.
- Đối với hạ sĩ quan (cấp chuẩn úy trở xuống), sau trình diện thì phải theo học một khóa chính trị ngắn rồi được cấp giấy chứng nhận để cho về.
- Đối với các cấp chỉ huy (sĩ quan quân đội từ cấp úy đến cấp tướng) thì có lệnh trình diện bắt đầu từ ngày 13-16/06/1975. Chiếu theo đó thì sĩ quan sẽ đi học tập cải tạo lâu hơn (tùy theo trường hợp : nhiều tháng, nhiều năm,  ... ).
- Ngoài ra có các đối tượng khác có thể cũng đi học tập cải tạo : cảnh sát, tư pháp, hành chính và những người có hoạt động chống Cộng như nhà văn, nhà báo ....


Thành phố Hồ Chí Minh

Từ 30 tháng 4 năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam quản lý miền Nam. Đô thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi và Phú Hòa kế cận dưới thời Việt Nam Cộng hòa được hợp nhất thành 1 đơn vị hành chính gọi là thành phố Sài Gòn – Gia Định.

Thành phố Sài Gòn ngày nay (TPHCM)

Đầu năm 1976, Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân thành phố bắt đầu hoạt động. Ngày 02/07/1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.


( Trích dẫn từ Wikipedia)

Bộ ảnh phục chế Sài Gòn 100 năm trước

Bộ ảnh Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính Léon Ropion, quan chức công trình công cộng người Pháp, được phục chế màu bởi nhóm Saigon Viewers.

Bộ ảnh phục chế màu Sài Gòn thập niên 1920 được chú ý sau khi fanpage Saigon Viewers đăng tải hôm 15/05/2020. Cư dân mạng thích thú khí nhìn thấy những địa điểm biểu tượng của Sài Gòn từ trên cao, ngập trong màu xanh cây cối.

Đó là các bức ảnh chụp nhà thờ Đức Bà, dinh Norodom, chợ Bến Thành và ga Sài Gòn cũ, tòa Đô chính Sài Gòn, khách sạn Majestic hay kênh Tàu Hủ... cách đây 100 năm.

Trương Chí Minh (28 tuổi) - trưởng nhóm Saigon Viewers - nói với Tuổi Trẻ Online: "Chúng tôi tìm thấy bộ ảnh gốc trên Flickr, lúc đầu định đăng tải luôn nhưng em Nguyễn Quang Bảo (20 tuổi), thành viên của nhóm, nói rằng nên phục chế thành ảnh màu. Chính Bảo là người trực tiếp phục chế".

Các bức không ảnh đen trắng được cho là thuộc về Léon Ropion, một quan chức công trình công cộng người Pháp tại Sài Gòn trong thế kỷ 20. Thông tin về tác giả này khá ít. Riêng bức ảnh chụp quang cảnh nhà thờ Đức Bà chưa thực sự rõ tác giả.

Trang Saigon Viewers được lập ra từ tháng 2 năm nay để giới thiệu với công chúng về các chủ đề skyline (quang cảnh tổng thế đô thị), đô thị, kinh tế, văn hóa, du lịch của Sài Gòn xưa và nay.

Một số bức không ảnh Sài Gòn thập niên 1920 được nhóm Saigon Viewers phục chế:


Nhà thờ Đức Bà



Nhà thờ Đức Bà - công trình biểu tượng hàng đầu của Sài Gòn xưa và nay. Khi xem bức ảnh, khán giả tán thưởng cách quy hoạch thành phố và màu xanh phủ khắp khu vực trung tâm của Sài Gòn. Người phục chế Nguyễn Quang Bảo sinh năm 2000 nên không thể biết chính xác màu sắc đô thị Sài Gòn thập niên 1920

Các bức ảnh được phục chế với màu xanh lá cổ điển để giúp người xem hình dung rõ hơn về Sài Gòn cách đây 100 năm


 Tòa Đô chính Sài Gòn
(trước đó là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý, nay là trụ sở UBND TP.HCM)

Nguyễn Quang Bảo phục chế ảnh bằng phần mềm AI. Công việc chính là xử lý màu và nét để ảnh đẹp mắt hơn. Trong ảnh là tòa Đô chính Sài Gòn, trước đó là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý, nay là trụ sở UBND TP.HCM

Ngày nay đây cũng là một trong những công trình lớn, tọa lạc đầu phố đi bộ Nguyễn Huệ, quen thuộc với nhiều người dân và du khách Sài Gòn


Dinh Độc Lập (Dinh Norodom)

Dinh Norodom, ngày nay là dinh Thống Nhất, là bức ảnh được cá nhân anh Trương Chí Minh yêu thích nhất. Dinh được đổi tên thành dinh Độc Lập vào năm 1955, hoàn thành xây lại vào năm 1966

Điều khán giả yêu thích ở bộ ảnh, bên cạnh màu sắc sống động là những tán cây dày đặc trên đường phố và trong các công trình. Nhiều người nảy sinh sự so sánh khá tiêu cực giữa mảng xanh của Sài Gòn xưa và Sài Gòn nay


Chợ Bến Thành và ga Sài Gòn cũ

Về tranh cãi này, nhóm Saigon Viewers cho biết quan điểm của họ là "yêu nước, lạc quan, tích cực hướng đến tương lai, đóng góp sức trẻ để xây dựng hình ảnh thành phố tươi đẹp trong mắt đồng bào gần xa và bạn bè quốc tế"

"Nếu bạn không thể xây dựng được một thành phố thì hãy xây lấy một trái tim hồng" - nhóm khuyến khích công chúng góp sức xây dựng Sài Gòn tươi đẹp. Trong ảnh là chợ Bến Thành và ga Sài Gòn cũ


 Khách sạn Majestic hay kênh Tàu Hủ...

Trong ảnh là kênh Tàu Hủ ở khu vực Chợ Lớn. Trang Saigon Viewers có nhiều bộ ảnh chụp Sài Gòn ngày nay nhưng bộ ảnh Sài Gòn xưa này gây chú ý nhiều nhất

Trương Chí Minh giải thích: “Tôi nghĩ đơn giản vì những hình ảnh đăng thường ngày cũng đã quen thuộc với tôi, với bạn và mọi người. Khi đăng ảnh phục chế Sài Gòn cách đây 100 năm, mọi người ngạc nhiên nên lượng tương tác cao hơn”


Trong thời gian tới, nhóm ấp ủ dự án chụp lại những bức không ảnh Sài Gòn từ góc chụp y hệt như một cách tri ân bộ ảnh này. Nếu làm được, bộ ảnh mới sẽ giúp cung cấp cái nhìn rõ ràng về Sài Gòn ngày xưa - Sài Gòn hôm nay

Trong 100 năm từ 1920-2020, thành phố có nhiều đổi thay lịch sử nhưng vẫn luôn có vị trí đặc biệt trong trái tim hàng triệu người dân Việt Nam, những người yêu thương và gắn bó với nơi này - Ảnh: SAIGON VIEWERS/FLICKR