Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Dân trí - Ngày 15/5/2020, nguồn tin từ UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, ông Lữ Quang Ngời Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký quyết định phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL với quy mô 400 tỷ đồng.
Vĩnh Long chuẩn bị 400 tỷ đồng xây Bảo tàng nông nghiệp vùng ĐBSCL
Theo đề án được phê duyệt, khuôn viên Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL được chia thành 4 khu chính gồm: Khu phục vụ cho trưng bày và hành chánh; khu tái hiện làng quê Nam bộ xưa; khu tổ chức sự kiện và khu các công trình phụ trợ.
Ông Lữ Quang Ngời Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long
Mục tiêu của đề án là tạo dựng một thiết chế văn hóa quan trọng xứng tầm với vai trò và vị thế của ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phát huy được những giá trị của di sản văn hóa nông nghiệp ở ĐBSCL; phục vụ cho nhu cầu du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học, thụ hưởng văn hóa của công chúng và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hiện nay ở ĐBSCL; Tôn vinh sự cần cù, sáng tạo của người nông dân Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đã có vai trò to lớn đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo tồn các di sản văn hóa nông nghiệp (vật thể và phi vật thể) ở ĐBSCL, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với quê hương, đất nước. Đồng thời, đề án thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch của địa phương.
Dự kiến đề án sẽ được hoàn thiện đề án, khai thác và sử dụng vào năm 2027.
BÌNH LUẬN
Thông tin "Đề án xây bảo tàng nông nghiệp kinh phí 400 tỷ đồng ở Vĩnh Long" gây tranh cãi với nhiều ý kiến kịch liệt phản đối việc xây bảo tàng thời điểm này và cho rằng nó gây lãng phí và thiếu thiết thực.
Trong khi cả Đồng bằng sông Cửu Long đang gồng mình chống hạn mặn thì bỏ 400 tỷ đồng ra xây bảo tàng lúc này có phải quá lãng phí tiền vào những công trình chưa thật sự cần thiết không? Nông dân cần là có nguồn nước ngọt để sản xuất để cho nông sản ổn định hơn
Cái miền Tây cần bây giờ là chống hạn. Làm việc gì có lợi cho dân thì nhân dân luôn ủng hộ, hồ trữ nước ngọt, kênh mương, đê đập,cầu đường... Nói thế không phải bảo tàng không cần thiết nhưng chỉ khi cuộc sống bớt khó khăn thì nhân dân mới đến với bảo tàng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire