mardi 13 novembre 2018

PHÁP LUẬT : Truy tố đường dây đánh bạc nghìn tỷ

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Tổ chức và vận hành đường dây đánh bạc nghìn tỷ có sự bảo kê của ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa, Nguyễn Văn DươngPhan Sào Nam thu lời bất chính cùng với 91 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ. 


Vụ án đường dây đánh bạc

Tính đến ngày 17 tháng 3 năm 2018, Cơ quan an ninh điều tra tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 84 bị can, trong đó tạm giam 31 bị can để điều tra vụ án sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền. 

Trong số những người bị Công an tỉnh Phú Thọ tạm giam có cả cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm Công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa, trung tướng Phan Văn Vĩnh - nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.



Đường dây đánh bạc quy mô lớn này hoạt động từ ngày 18 tháng 4 năm 2015 thông qua website rikvip.com, rikvip.vn; từ tháng 8 năm 2016 đổi tên thành Tip.club. Nguyễn Văn Dương, sinh năm 1975, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC), và Phan Sào Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty VTC Online, là 2 người cầm đầu, Hoàng Thành Trung (sinh năm 1978, Phó Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt) có vai trò thực hành, tướng Nguyễn Thanh Hóa "bảo kê". Qua đó Phan Sào Nam là người cung cấp phần mềm, bản quyền cổng game điện tử cho ông Dương. Dương có vai trò điều hành 2 cổng game điện tử có tên là Rikvip Tip.club

Chỉ một thời gian ngắn, đường dây này đã phát triển ra tới 13 tỉnh, thành trên cả nước với 25 đại lý. Máy chủ điều hành được đặt tại Hà Nội. Ngoài ra còn có một máy chủ đặt tại nước ngoài để những con bạc ở nước ngoài cũng có thể tham gia. Đến nay cơ quan chức năng đã thu được khoảng 1.300 tỉ đồng và số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài khoảng 3,6 triệu USD. 

Theo thỏa thuận, ông Phan Sào Nam sẽ được ăn chia 60% lợi nhuận từ đường dây đánh bạc, còn Dương hưởng 40% lợi nhuận. Trong một hợp đồng tướng Hóa ký với Dương, để công ty của Dương được hoạt động, ông Nguyễn Thanh Hóa sẽ được chia khoảng 20% lợi nhuận từ số tiền Dương được hưởng. Theo ước tính, nhóm bị can Nguyễn Văn Dương đã hưởng lợi bất chính từ đường dây đánh bạc này khoảng 1.600 tỉ đồng; nhóm Phan Sào Nam và Hoàng Thành Trung hưởng khoảng 1.850 tỉ đồng.


Phan Văn Vĩnh là ai?



Phan Văn Vĩnh (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955) là cựu Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, chính trị gia Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (Việt Nam) (Tổng cục II), Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương Việt Nam.

Tháng 4 năm 2018, ông bị bắt tạm giam 4 tháng vì liên quan tới đường dây đánh bạc trên Internet.

Ngày 6 tháng 4 năm 2018, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố theo điều 356 Bộ luật hình sự với tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và bắt tạm giam 4 tháng đối với Phan Văn Vĩnh để điều tra hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Ông Vĩnh đã ký và trình một số văn bản cho Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC do Nguyễn Văn Dương (bị can cầm đầu trong đường dây đánh bạc) là chủ tịch HĐQT được hoạt động dưới danh nghĩa đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an. Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: "Điều này vô cùng nguy hiểm, ở chỗ, trước đây chúng ta chỉ hình dung tội phạm nằm ngoài lực lượng, bây giờ tội phạm lại nằm trong lực lượng, nằm ngay trong lực lượng chấp pháp, trong lực lượng phòng chống tội phạm. Nghĩa là nó đã đạt đến mức độ 'mafia' rất cao".


Nguyễn Thanh Hóa là ai?



Nguyễn Thanh Hóa (sinh ngày 10 tháng 3 năm 1958 tại tỉnh Bình Định) từng là một sĩ quan cao cấp của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, mang quân hàm Thiếu tướng. Ông nguyên là cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50, Bộ Công an từ khi Cục này được thành lập vào năm 2009 cho đến khi bị đình chỉ chức vụ vào cuối năm 2017.

Ngày 11 tháng 3 năm 2018, Nguyễn Thanh Hóa bị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang kí quyết định tước Danh hiệu Công an nhân dân.

Sau đó, chiều 11 tháng 3 năm 2018, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can với ông về tội "Tổ chức đánh bạc" và bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về hành vi đồng phạm tổ chức đánh bạc.


Nguyễn Văn Dương là ai?

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch VTC Online) thành lập công ty TNHH Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao - CNC nhằm tổ chức đánh bạc qua mạng quy mô hàng nghìn tỷ đồng. 

Những ngày qua, vụ án đánh bạc qua mạng Internet với quy mô hàng nghìn tỉ đồng bị triệt phá khiến dư luận xôn xao.

Vụ án đặc biệt không chỉ bởi quy mô, giá trị mà nó còn khiến dư luận “choáng váng” bởi sự liên quan của ông Nguyễn Thanh Hóa cùng nhiều cán bộ trong lực lượng công an.

Ngay sau khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Dương (SN 1975, trú tại Hà Nội). Ông Dương được xác định là một trong những bị can cầm đầu đường dây đánh bạc.

Theo tạp chí Nhà Đầu Tư, vào năm 2011, ông Nguyễn Văn Dương thành lập công ty TNHH Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao - CNC với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

Thời gian mới thành lập, ông Nguyễn Văn Dương định hướng công ty chủ yếu hoạt đông trên các lĩnh vực: An ninh Công nghệ cao, Thương mại điện tử và các sản phẩm trực tuyến.

Sau 4 năm hình thành và phát triển thành lập, công ty có được sự phát triển vượt bậc. Đến năm 2014, CNC là Công ty hàng đầu và độc quyền trong một số lĩnh vực chủ chốt .

Cũng trong năm 2014, báo điện tử VOV cho biết, CNC là đơn vị duy nhất được phép khai thác và phối hợp bảo hộ bản quyền hai chương trình là "Gặp nhau cuối năm" và "Gala Cười 2014" trên Internet. Khán giả muốn xem chương trình phải nạp phí 3.000 đồng/lượt xem. Điều đó khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ.

Liên quan đến những "lùm xùm" về vấn đề bản quyền trên, ông Nguyễn Văn Dương trao đổi với phóng viên báo VOV và cho biết, chương trình Táo quân 2014 sẽ được công ty bảo hộ độc quyền và đưa lên mạng vào ngày mùng 1 Tết.

Đồng thời, trong buổi phỏng vấn, ông cũng tạo ấn tượng với dư luận bằng những lập luận đanh thép và tuyệt đối tuân thủ pháp luật: “Mọi hành vi vi phạm bản quyền đối với hai chương trình này sẽ bị xử lý đúng chương trình phối hợp bản quyền giữa VTV và Tổng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm và theo đúng các trình tự pháp luật”.

Sự phát triển đó đã giúp Công ty Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho sản phẩm hệ thống thanh toán PAY365 vào năm 2017 - Vietnamnet đưa tin.


Theo giấy phép được cấp, công ty CNC được cung cấp 3 nhóm dịch vụ gồm dịch vụ cổng thanh toán điện tử; dịch vụ ví điện tử; dịch vụ thu hộ, chi hộ trong thời hạn 10 năm.

Tại sự kiện này, ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch Hội đồng khẳng định rằng với hệ thống các đối tác thuộc nhiều lĩnh vực, người sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán của CNC sẽ được hưởng dịch vụ thanh toán tiện lợi với mọi nhu cầu ăn uống, mua sắm, du lịch, giải trí hay đi lại. Phương thức thanh toán này sẽ thay thế cho cách chi trả tiền mặt truyền thống vốn nhiều rủi ro, bất cập.

Tuy nhiên, đó là bề nổi, còn phần chìm, khi có được CNC, ông Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam đã tổ chức đánh bạc qua mạng với quy mô lên đến hàng nghìn tỉ đồng


Nổi bật trong hơn 90 bị cáo tham dự phiên tòa ngày 12/11/2018 là một nữ bị cáo xinh đẹp. Từ phục trang, thần thái, cách trang điểm của bị cáo, đều thu hút ánh nhìn. "Bóng hồng" xinh đẹp này là bị cáo Lưu Thị Hồng (SN 1976, ở Trung Hòa, Cầu Giấy, TP.Hà Nội) — Tổng giám đốc Công ty Công nghệ cao (CNC). Đây là công ty mà "ông trùm" Nguyễn Văn Dương (SN 1975) làm Chủ tịch Hội đồng thành viên.

CNC được thành lập ngày 30/9/2011. Theo đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 17/03/2016, vốn điều lệ cả CNC là 20 tỷ đồng. Trong đó, giá trị vốn góp của Nguyễn Văn Dương là 19 tỷ đồng, chiếm 95%. 5% vốn còn lại (1 tỷ đồng) đứng tên bà Lưu Thị Hồng. Số vốn này của bà Hồng được chuyển nhượng từ cổ đông sáng lập của CNC là Vũ Kim Hà.


Phan Sào Nam là ai?

Ông Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch của VTC Online) từng được đánh giá là một người trẻ, năng động, nhiệt huyết và rất tài năng, thông thạo 2 ngoại ngữ Anh và Hàn.

Chiều 11/3/2018, Bộ Công an chính thức thông tin về việc Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) thuộc Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) về hành vi tổ chức đánh bạc.

Từ cuối 2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án hình sự “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành”.


Báo Thanh Niên đưa tin: Quá trình điều tra đã phát hiện đường dây đánh bạc thông qua mạng internet có quy mô cực lớn, có sự tham gia của hàng ngàn người trong và ngoài nước. Đường dây đánh bạc này được điều hành bởi là Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch của VTC Online) và Nguyễn Văn Dương.

Ông Phan Sào Nam (SN 1979) từng được đánh giá là một người trẻ, năng động, nhiệt huyết và rất tài năng, thông thạo 2 ngoại ngữ Anh và Hàn.

Ông Phan Sào Nam đã tốt nghiệp Cử nhân quản trị kinh doanh của Trường đại học Kinh tế TP.HCM và Thạc sỹ quản trị kinh doanh công nghệ của Trường đại học Thông tin liên lạc Hàn Quốc.

Sau khi hoàn thành chương trình học, ông Phan Sào Nam về Việt Nam và đầu quân cho VASC.

Đến năm 2006, khi lãnh đạo VTC quyết định đầu tư vào nội dung số, ông Phan Sào Nam được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc VTC Intecom. Sau 2 năm, ông Phan Sào Nam cùng các đồng nghiệp đã lập nên VTC Online. Cũng trong thời điểm đó, ông Nam giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị.

Trong một lần trả lời báo giới, ông Phan Sào Nam cho biết mình đã góp phần giúp VTC Online sớm trở thành một trong những công ty phát triển bậc nhất về công nghệ số tại thời điểm đó. Trong 3 năm đầu phát triển, công ty đã đạt lợi nhuận 300%.

Đến năm 2012, Công ty Quản lý quỹ Duxton có trụ sở tại Singapore đã đầu tư vào VTC Online 10 triệu đô la Mỹ. Đây cũng là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của VTC Online. Chính vì thế, ông Phan Sào Nam cũng như VTC Online có tham vọng sẽ đạt được mức lợi nhuận 500 tỷ đồng vào năm 2015.

Tuy nhiên, chỉ sau gần 3 năm, giá trị khoản đầu tư này đã sụt giảm tới 80%, tương đương với gần 8 triệu USD. Nguyên nhân chính bắt nguồn tự việc doanh thu của VTC Online liên tục giảm từ năm 2012.

Cụ thể, tính đến năm 2014, doanh thu thuần của VTC Online đã giảm 41% so với cùng kỳ và phát sinh một khoản lợi nhuận thu nhập ròng âm 7,8%.

Đến đầu năm 2017, một số trò chơi điện tử được phát hành bởi VTC Online bị “tuýt còi” bởi các trò chơi này ngoài yếu tố giải trí còn khơi gợi sự đam mê “thắng thua” với sự “may rủi” mà hầu hết các nhà cung cấp đều đã thiết lập các quy trình người chơi không có cơ hội thắng cuộc.

Liên quan đến tình hình của VTC Online hiện nay, báo Nhadautu.vn thông tin: Đợt tháng 1/2018 vừa qua, VTC Online đã có một số sự thay đổi. Người đại diện pháp luật hiện nay của VTC Online có tên là Trần Huy Phương và giám đốc là Phan S.

Ngoài VTC Online, ông Nam còn là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV truyền thông đa phương tiện VTC HCM, công ty được thành lập từ tháng 9/ 2011. Hiện nay, VTC HCM đã ngừng hoạt động.


Tạm giữ số tài sản khủng của 2 ông “trùm” Dương và Nam đánh bạc nghìn tỷ

Theo dantri.com.vn ngày 13/11/2018 - Cơ quan chức năng đã tạm giữ nhiều đồ vật và số lượng tiền  mặt lớn của hai ông “trùm” đường dây đánh bạc nghìn tỷ là Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC) và Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch HĐQT VTC online).

Chiều nay (13/11), tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án “đánh bạc nghìn tỷ”, đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ tiếp tục công bố cáo trạng của vụ án, trong đó có nội dung tổng hợp vật chứng, tài liệu, tài sản đã thu giữ, phong tỏa, kê biên, xử lý trong vụ án.


Theo đó, đối với bị cáo Nguyễn Văn Dương, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án và nhiều tài sản có giá trị như:
- 4 ô tô, trong đó: 1 xe nhãn hiệu Mecedes Benz S500 màu đen; 1 ô tô Audi A8 màu đen; 1 ô tô nhãn hiệu Toyota Landcruiser; 1 ô tô nhãn hiệu Lexus LX570. Trong đó có 2 xe gồm: 1 xe nhãn hiệu Mecedes Benz S500 màu đen và 1 ô tô nhãn hiệu Lexus LX570 để lại Cơ quan An ninh điều tra tiếp tục làm rõ về nguồn gốc, chủ sở hữu xe để xử lý sau.


Cơ quan chức năng còn tạm giữ nhiều tiền mặt của bị cáo Dương, cụ thể:
- hơn 70 tỷ đồng,
- hơn 1,3 nghìn USD
- và 32.000 Rup.

Ngoài ra, còn phong tỏa 3 tài khoản của Dương với số tiền hơn 3,2 tỷ đồng; tài khoản của Công ty CNC hơn 2 tỷ đồng; tài khoản của Công ty Long Hải gần 3 tỷ đồng; 2 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 150 tỷ đồng.


Đối với bị cáo Phan Sào Nam, cơ quan chức năng tạm giữ như:
- một số điện thoại;
- 5 xe ô tô, trong đó: 4 xe nhãn hiệu FORD MUSTANG, biển kiểm soát: 51F - 174.62; 1 xe ô tô nhãn hiệu KIA SEDONA, biển kiểm soát: 51G - 445.36; 1 xe ôtô nhãn hiệu KIA RONDO biển kiểm soát: 51F - 564.22; 01 xe ô tô nhãn hiệu AUDI Q5 biển kiểm soát: 51G - 482.78; kèm theo 4 xe này có giấy tờ đăng ký, chứng nhận bảo hiểm, kiểm định xe; Còn 1 xe ô tô nhãn hiệu LANDROVER màu đen; BKS 51F1-99339 không có giấy tờ, xe này đang giao cho Ban Quản lý tòa nhà The Lancaster số 22, Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh.


Cơ quan chức năng:
- còn tạm giữ 19 tờ tiền nước ngoài mệnh giá mỗi tờ đều có số 100; gần 800 tỷ đồng do Phan Sào Nam tự nguyện nộp;
phong tỏa 5 tài khoản, tổng số tiền là hơn 76 tỷ đồng (của các Cty Bitpro, Fintech, Ân tượng Hạ Long, Vịnh xanh Hạ Long, NYX); Phong tỏa nhà P2, P3 (mua của Công ty TNHH MTV Sàn giao dịch bất động sản Sài Gòn ANPHA - tài sản đứng tên Hoàng Thành Trung, nhưng do Phan sào Nam thanh toán);
- Phong tỏa nhà 11 căn nhà tại khu dân cư Villa park, gồm: A6, A7, P11, P15, M7, D2, E2, E3, H16, L6 và L7 (mua của Công ty TNHH MTV Sàn giao dịch bất động sản Sài Gòn ANPHA - tài sản đứng tên Phí Quang Hưng, nhưng do Phan Sào Nam thanh toán);
- Kê biên: nhà M9, M10 đường 1A, khu phố 2, phường Phú Hữu, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.



Trong vụ án trên, bị cáo Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch HĐQT VTC online), Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và đồng phạm đã lợi dụng công nghệ cao, tổ chức 25 “đại lý cấp 1”, gần 6.000 “đại lý cấp 2” với gần 43 triệu tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến bằng hình thức game bài RikVip/Tip.Club, thu lời bất chính trên 9.800 tỷ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bị cáo buộc “bảo kê” cho đường dây đánh bạc nói trên do Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam cầm đầu.



Cáo trạng cho biết, bị cáo Phan Văn VĩnhNguyễn Thanh Hóa bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điểm a khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi năm 2017.

Bị cáo Nguyễn Văn DươngPhan Sào Nam bị truy tố về tội "Tổ chức đánh bạc" và "Rửa tiền”. 88 bị cáo còn lại trong vụ án bị truy tố về các tội:
- Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản;
- Tổ chức đánh bạc;
- Đánh bạc;
- Mua bán trái phép hóa đơn;
- Rửa tiền.

Hoàng Thành Trung là ai?

Theo cáo trạng, Hoàng Thành Trung, Phó giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt là người chủ động đề nghị và cung cấp phần mềm tổ chức đánh bạc trực tuyến trên internet cho Phan Sào Nam để Nam tìm đối tác phát hành.

Sau đó, chính Hoàng Thành Trung đảm nhiệm tuyển đội ngũ kỹ thuật viên giỏi của Công ty VTC intercom sang Công ty Nam Việt để cùng nhau viết phần mềm đánh bạc Rikvip/Tip.Club; 23Zdo, Zon/Pen.

Ngoài ra, Hoàng Thành Trung còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển, quản lý hệ thống "chân rết" 25 đại lý cấp 1 và 5.877 đại lý cấp 2 của đường dây đánh bạc trực tuyến nghìn tỷ. Khi đường dây đánh bạc bị lộ sáng, Hoàng Thành Trung đã nhanh chân bỏ trốn..

Cơ quan tố tụng tỉnh Phú Thọ cho biết, do đối tượng Trung đang bỏ trốn nên CQĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh truy nã quốc tế, đồng thời đề nghị Ban thư ký Interpol ban hành lệnh truy nã quốc tế với ba đối tượng này, khi nào bắt được sẽ phục hồi điều tra, xử lý sau.


BÌNH LUẬN

Đọc bài báo trên và suy ngẫm cứ tưởng đã ngoài trí tưởng tưởng của mọi người. Những người quyền lực đã leo đến đỉnh cao tại sao có thể trượt ngã vì lạm dụng quyền dẫn đến kết quả là tự chôn vùi sự nghiệp của mình.


Theo cá nhân tôi, kẻ có quyền lực dễ coi mình là bất khả xâm phạm. Đối với họ, luật lệ ít khi có giá trị và họ có xu hướng hành động vượt ngoài khuôn khổ pháp luật thông thường. Khi trên đỉnh cao, họ càng dễ chủ quan, coi thường pháp luật. Đôi khi cả những người thực thi luật pháp nể nang và nương tay với người có quyền lực. Như thế, họ càng dễ lạm dụng quyền lực.

Thành công trong chính trị trước đây chưa chắc đã bảo đảm tương lai chính trị hiện tại. Điều hành một lĩnh vực kinh doanh giỏi không có nghĩa là cái gì anh cũng làm giỏi hết. Không có ai làm đúng mãi, sẽ có một lúc nào, vì quên trên chiến thắng mà họ mắc những sai lầm do ảo tưởng che mắt.

Vì thế, vị trí đỉnh cao là để phụng sự nhân dân. Đó là một trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả chứ không phải đặc quyền để tranh thủ kiếm chác và lạm dụng.


Một chính trị gia lẫy lừng khi sẩy chân đã nói: "Nhà tù lạnh lắm". Từ đỉnh cao quyền lực đến xà lim lạnh ngắt, thực ra chỉ vài bước chân.



Ngoài mức án với 2 cựu tướng công an và 90 bị cáo, Viện KSND Phú Thọ cũng đề nghị 3 nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone phải nộp lại hơn 100 tỉ đồng hưởng lợi từ đường dây đánh bạc.



Theo cáo trạng, các nhà mạng đã hưởng tổng cộng 1.232 tỉ đồng, trong đó Viettel hưởng 913 tỉ, VinaPhone 147 tỉ, MobiFone 171 tỉ.

Về số tiền thu lời bất chính của 3 nhà mạng, cáo trạng xác định hiện còn lại hơn 372 tỉ đồng phải truy thu, trong đó Viettel còn phải nộp lại 274 tỉ đồng; VNPT phải nộp lại hơn 60 tỉ đồng và MobiFone hơn 38 tỉ đồng.

Tuy nhiên sau khi tính toán lại, tại phiên tòa, VKS cho rằng các nhà mạng Viettel còn phải nộp lại hơn 106 tỉ; VNPT hơn 13 tỉ và MobiFone hơn hơn 15 tỉ.

Đối với các công ty trung gian thanh toán kết nối với CNC, không có công ty trung gian thanh toán nào thực hiện đúng quy định. Do vậy doanh thu của các công ty hưởng lợi từ đường dây đánh bạc phải tịch thu sung công quỹ sau trừ đi các khoản đã nộp ngân sách nhà nước.

Đối với 33 ngân hàng phát hành thẻ ATM hưởng lợi từ dịch vụ đánh bạc trực tuyến bằng hình thức game bài Rikvip/Tip.club cũng cần phải truy nộp ngân sách nhà nước. Riêng Vietcombank tách ra giải quyết giai đoạn 2 vì chưa đủ dữ liệu tính toán truy thu của đơn vị này.






Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire