vendredi 31 mai 2019

XÃ HỘI : 'Thanh Hóa' Trao giấy khen “tiên tiến, xuất sắc“ cho trẻ mầm non


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo zing.vn 29/05/2019 - Nhiều phụ huynh khá bất ngờ khi con mình đang ở lứa tuổi mầm non được trao giấy khen tiên tiến, xuất sắc. Họ cho rằng cách khen thưởng này không phù hợp.

Kết thúc năm học 2018-2019, nhiều trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trao giấy khen “Học sinh xuất sắc”, “Học sinh giỏi”, “Học sinh tiên tiến” cho các cháu nhỏ. Một số trường còn phân chia trẻ từ 24-36 tháng tuổi tặng phiếu khen bé ngoan, trẻ từ 3-5 tuổi nhận giấy khen.

Việc này khiến nhiều phụ huynh khá bất ngờ. Không ít cha mẹ đưa giấy khen lên mạng để hỏi ý kiến về cách khen thưởng này có đúng và phù hợp bậc học hay không.

“Khen thưởng để khích lệ các cháu là cần thiết nhưng lứa tuổi mầm non đạt danh hiệu xuất sắc, giỏi, tiên tiến thì không phù hợp. Các cháu ở trường chỉ nên đánh giá chăm ngoan hay không thôi”, một phụ huynh nói.

Nhiều người khác cũng không đồng tình về cách khen thưởng này của một số trường. Họ cho rằng các cháu đang tuổi ăn, tuổi chơi chỉ nên trao phiếu bé khỏe, bé ngoan.

Trường Mầm non Minh Lộc (Hậu Lộc) trao giấy khen "Học sinh tiên tiến" cho trẻ 5-6 tuổi. 
Ảnh: Nguyễn Dương.

Phùng Thị Hạnh, Hiệu trưởng Mầm non Hoằng Thanh (huyện Hoằng Hóa), cho biết trường có áp dụng cách khen thưởng trao giấy khen “Học sinh xuất sắc”, “Học sinh tiên tiến”. Nữ hiệu trưởng nói không có văn bản quy định cụ thể việc này, khiến nhà trường lúng túng.

Năm học vừa qua, sau khi bàn luận nên ghi là học sinh đạt khá, giỏi hay danh hiệu tiên tiến, xuất sắc, cuối cùng, chúng tôi chọn theo 2 mức là học sinh tiên tiến và xuất sắc để ghi tặng trong giấy khen. Tôi cũng băn khoăn như vậy cũng chưa phù hợp lắm vì là bậc mầm non”, bà Hạnh nói.

Nhiều hiệu trưởng trường mầm non ở huyện Hậu Lộc cũng thừa nhận việc tặng giấy khen cho các bé với nội dung đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”, “Học sinh xuất sắc” là không phù hợp.

Tuy nhiên, các trường vẫn tự quyết định theo hình thức này vì không biết khen thế nào. Một số hiệu trưởng cũng cho rằng cần có quy định để các trường mầm non áp dụng thống nhất, đồng bộ.

Sáng 28/5/2019, trao đổi với Zing.vn, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, cho biết sẽ cho kiểm tra lại việc khen thưởng của các trường như trên.

Khen các cháu mầm non như thế là không phù hợp lứa tuổi. Nếu đúng như thế, chúng tôi sẽ căn cứ các quy định để hướng dẫn lại cho trường”, bà Hằng nói.


BÌNH LUẬN

Quá khôi hài ! ! !

Tôi nghĩ việc khen cho các cháu chăm ngoan là rất tốt. Nhưng cách ghi nội dung khen thì có lẽ chưa phù hợp lắm, bởi các cháu đến trường chủ yếu là vui chơi, ăn, nghỉ ngơi thì có gì đó hơi quá và không phù hợp lứa tuổi.

Không riêng gì các trường trên, rất nhiều trường ở cả những khu vực miền núi, thành thị cũng áp dụng hình thức khen và ghi nội dung khen tương tự.

Ở trên thế giới chưa có một nước nào cấp giấy khen cho bé mầm non ở mẫu giáo.


BLOG : Nhộn nhịp 'chợ' mua bán bằng đại học giả

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo TP 31/05/2019 - Cam kết phôi gốc, dấu giáp lai nổi, giống từng chi tiết nhỏ, nhiều nhóm làm bằng cấp giả đang chào mời công khai trên các trang mạng xã hội.

Lợi dụng nhu cầu về bằng cấp của một số người, thời gian gần đây, tình trạng làm bằng tốt nghiệp đại học và các loại giấy tờ giả đang nở rộ. Chỉ cần gõ từ khóa "làm bằng đại học", "làm bằng lái xe", "làm chứng minh thư nhân dân"… có đến hàng triệu kết quả hiện ra.


9 triệu đồng… có ngay bằng

Trên các trang mạng xã hội, nhiều nhóm làm bằng cấp, giấy tờ giả cũng được lập ra. Những "cơ sở" này còn nhắn tin trực tiếp đến nhiều thuê bao điện thoại để quảng cáo.

Trong vai người cần mua bằng tốt nghiệp đại học để xin việc, chúng tôi liên hệ với Đ.V.N., người giới thiệu là chủ một cơ sở làm các loại bằng cấp ở đường Hồ Tùng Mậu (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). N. cho biết có thể cung cấp được tất cả bằng tốt nghiệp của các trường đại học.

Mỗi tấm bằng tốt nghiệp đại học, giá dao động từ 5 đến 6 triệu đồng. Bằng tốt nghiệp cao đẳng có giá thấp hơn khoảng 4 triệu đồng. Tất cả đều có sẵn bản photo công chứng.

Tại một cơ sở khác trên đường Láng, liên hệ với L.H.Đ. được biết người này có thâm niên làm bằng gần chục năm. Mỗi bằng tốt nghiệp đại học được Đ.  hét giá 9 triệu đồng.

nh chụp bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm tốt nghiệp được làm tại một cơ sở của L.H.Đ. 
Ảnh: Tiền Phong.


Theo giải thích của Đ., cơ sở này bán bằng giá cao như vậy là do con dấu "chuẩn", phôi "thật", còn các cơ sở khác chủ yếu sử dụng dấu in.

"Bên anh liên kết được với đường dây tuồn phôi thật từ các trường ra ngoài nên có dấu, phôi chuẩn. Sử dụng bằng bên anh làm, em có thể dùng đi xin việc thoải mái mà không sợ bị phát hiện", Đ. cam kết.

Để chứng minh, người này gửi cho chúng tôi một loạt ảnh chụp bằng tốt nghiệp đại học của một số trường như Đại học Xây dựng, Đại học Lao động, Đại học Công nghiệp, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kinh tế Quốc dân…. đã được người mua sử dụng trót lọt để đi xin việc, đi học ở nước ngoài, hay xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, hàng loạt bằng khen, giấy khen được xếp đống đã được đặt sẵn chuẩn bị giao cho khách.

Theo tiết lộ của Đ., phần lớn người tìm đến cơ sở để mua bằng tốt nghiệp đại học thường hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bảo hộ lao động, cơ khí, điện, dược sĩ. Những người này thường có chút tay nghề nhưng không có bằng cấp. Nhiều cơ sở còn làm các loại giấy tờ khách cần. Có cơ sở còn cam kết làm được hồ sơ chứng nhận tâm thần với mức phí là 15 triệu đồng.


Bằng giả được làm ở nhiều nơi

Để xác minh bằng đại học mà chủ cơ sở trên cam kết chuẩn 100% là thật hay giả, sau khi đặt một tấm bằng tốt nghiệp của Đại học Xây dựng (ĐHXD), phóng viên đã tiến hành xác minh tại trường này.

Nhìn hình ảnh, lãnh đạo Đại học Xây dựng cho biết nếu nhìn sơ qua thường rất khó phát hiện do con dấu được thiết kế rất tinh vi. Tuy nhiên, chỉ cần để ý kỹ viền dấu sẽ thấy có vết nhòe, kiểu chữ cũng không giống với bằng thật. Còn xác minh số hiệu trên bằng thì đã phát hiện bằng giả, do tên không trùng khớp.

Nói về bằng giả, lãnh đạo ĐHXD cho biết mỗi năm, trường cũng nhận được hàng trăm đề nghị xác minh văn bằng, trong đó hệ đào tạo tại chức nhận được nhiều yêu cầu xác minh nhất. Qua đối chiếu, trường cũng phát hiện một số văn bằng giả, mạo danh trường.

Lãnh đạo ĐHXD khẳng định dấu phôi ở các trường được quản lý rất chặt chẽ, không có việc để lọt phôi ra ngoài. Đối với những trường hợp làm bằng tốt nghiệp theo diện này, 100% là giả.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Đại tá Lê Đình Thành, Trưởng công an quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội), cho biết việc làm bằng cấp giả trên thực tế diễn ra khá phức tạp, với mạng lưới hoạt động khắp cả nước. Đầu tháng 5, đơn vị này cũng vừa thu giữ khoảng một tấn phôi bằng, chứng chỉ các loại và khoảng 1.200 con dấu bằng đồng của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước nghi là giả… Cơ sở sản xuất bằng giả này thực hiện tại TP.HCM, phục vụ chủ yếu khách hàng ở khu vực Hà Nội.


BÌNH LUẬN

Hiện nay rất nhiều bằng giả bán tràn lan, theo tôi các cơ quan liên quan cần phải giải quyết xử lý quyết liệt.

Tôi thấy việc sử dụng dụng bằng giả để tìm kiếm cho mình một công việc tuy không đúng nhưng chưa hẳn là sai, thực tế đã quá rõ những kiến thức học ở trường 90% là không hữu dụng, nhưng nhiều người cứ học miệt mài để có cho được bằng giỏi, xuất sắc trong khi những kiến thức thực tế, kỹ năng cần thiết cho công việc thì họ chẳng có.

Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay: "bằng cấp giả".




mardi 28 mai 2019

PHÁP LUẬT : Toàn cảnh gian lận thi cử Sơn La


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo TTO 28/05/2019 - Theo kết luận điều tra của Công an tỉnh Sơn La, trước khi bước vào giai đoạn chấm thi, từ 27 đến 29-6-2018, các bị can trong vụ án gian lận thi cử đã nhận sự 'nhờ vả' của nhiều người khác để nâng điểm cho các thí sinh.



BÌNH LUẬN

Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay: "bằng cấp giả".

Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất.

Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào.

Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.

Nói đi cũng phải nói lại,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến "gian lận" trong thi cử và nhiều khi là "nới tay" bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn, tinh vi hơn.

Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng. Đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc.

Cái vòng luẩn quẩn của tình trạng thi cử thiếu nghiêm túc cứ thế tiếp diễn hàng năm mà không có lối thoát.


Các em này vào trường công an, quân đội ... 
mà đã chạy chọt lo điểm sau này học thành nghề 
ra làm nhiệm vụ thì lại hỏng cho xã hội.








THỜI SỰ : Vụ Vườn Rau Lộc Hưng


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo Google Maps


Vườn rau Lộc Hưng ở đâu?

Vị trí Vườn Rau Lộc Hưng theo bản đồ, nằm trong Phường 6, quận Tân Bình, thành phố Sài Gòn.Vườn Rau Lộc Hưngmột khu vực trồng rau và sinh sống của những người miền Bắc di cư vào miền Nam từ những năm 1954.

Nhìn theo bản đồ, Vườn Rau Lộc Hưng là khu đất vàng, nằm tiếp giáp quận 3, quân 10, quận Phú Nhuận và quận Bình Tân. Đây cũng là Giáo xứ Lộc Hưng với trên một trăm gia đình phần lớn làm nghề trồng rau để sinh sống từ 3 hay 4 thế hệ, tiếp theo là chăn nuôi và sau đó là xây các nhà trọ cho người dân tạm cư đến TPHCM làm việc để có thu nhập thay cho trồng rau và chăn nuôi…


Diễn tiến vụ cưỡng chế khu Vườn Rau Lộc Hưng

Nguyên người dân Vườn rau Lộc Hưng ( VRLH) là những cư dân sinh sống lâu đời tại khu vực Vườn rau Lộc Hưng thuộc Phường 6, Quận Tân Bình từ trước năm 1975 và sau năm 1975, họ cũng tiếp tục sống, sinh con đẻ cái và mưu sinh tại khu vực này.

Do bà con Vườn rau Lộc Hưng có quá trình sử dụng đất ổn định, đóng thuế nông nghiệp cho chính quyền địa phương nhưng các cơ quan chức năng từ Thành phố đến UBND Phường 6 khộng hiểu vì lý do gì đã không chịu cấp Giấy công nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các cư dân này, họ đã kiên trì khiếu nại ra các cấp chính quyền tại TP. HCM.

Vào ngày 04 và 08 tháng 01 năm 2019, trong khi bà con ở Vườn rau Lộc Hưng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán thì UBND Phường 6 huy động một lực lượng có đến hàng trăm, hàng ngàn người võ trang đầy đủ với các xe cơ giới để hủy hoại tài sản, nhà cửa của hơn 100 hộ gia đình, sinh sống tại đây.


Tệ hại hơn nữa, ngay sau khi hủy hoại toàn bộ tài sản của người dân VRLH, họ đã dùng hàng trăm chuyến xe để mang đi toàn bộ tài sản của người dân. Số tài sản bị hủy hoại lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Báo chí trong nước đã im lặng trước việc làm xem thường pháp luật này, chỉ có vài tờ báo can đảm cuối cùng cũng phải lên tiếng. Thế nhưng các báo đài nước ngoài đều đã phản ảnh tình trạng kinh khủng này xảy ra tại ngay khu vực quận Tân Bình.

Ngay sau đó các cư dân đã được hàng chục luật sư (Ls) khắp cả nước quan tâm và đã nhanh chóng trợ giúp pháp lý miễn phí cho họ. Các Ls đã xem xét hồ sơ pháp lý của người dân VRLH và cho hay họ nhận lời giúp đỡ pháp lý vì biết người dân có cơ sở pháp lý đầy đủ để yêu cầu chính quyền phải tôn trọng pháp luật về đât đai hiện hành.

Người dân VRLH đã gửi các Đơn khiếu nại ra Thanh tra Chính phủ và được Ban Tiếp công dân Trung ương tiếp ân cần và đã có ngay Công văn số 318/BTCDTW-TD1 ngày 08/02/2019 yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố HCM phải tiếp và đối thoại với người dân Lộc Hưng. Thế nhưng cho đến nay đã hơn 04 tháng trôi qua Chủ tịch UBNDTP im lặng, một sự im lặng khiến người dân phẫn nộ vì đã không làm việc phải làm, cho dù có đến 2 văn bản của Thanh tra Chính phủ.

Người dân VRLH cũng đã có Đơn tố giác tội phạm gửi đến Công an TP.HCM ngày 23/01/2019 vì việc hủy hoại tài sản của công dân mà UBND Phường 6, Quận Tân Bình đã thực hiện hoàn toàn trái với nội dung Thông báo số 159/TB-UBND-DT ngày 29/12/2018 mà họ đã ban hành. Đó là họ sẽ chỉ thực hiện việc tháo dỡ nhà của những hộ dân xây dựng trái phép từ 1/2018 nhưng thực tế họ đã tàn phá hủy hoại tài sản của người dân đã sinh sống tại đây từ trên 50 năm nay. Đây là điều vi phạm pháp luật nghiêm trọng của sự LẠM QUYỀN, vượt quá quyền hạn khi làm công vụ trong một chính quyền mệnh danh là nhà nước pháp quyền.

Trên thực tế, mặc dầu Công an Thành phố HCM đã có văn bản trả lời là đã chuyển đơn và yêu cầu Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình giải quyết; nhưng đến nay Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình vẫn không giải quyết. Đến Đoàn ĐBQH đại diện cho dân cũng đóng cửa như như để tránh né việc giải quyết khiếu nại chính đáng của người dân.


Căn bản thực tế và pháp lý phía người dân bị cưỡng chế

Đất Vườn rau Lộc Hưng trước 1975

Theo người dân, từ những năm 1954, Hội truyền giáo Thừa sai Paris Sơn Tây đã quản lý một mảnh đất dài 5km ở xã Tân Sơn Hòa, Gia Định, nay là khoảng từ đường Cách Mạng tháng 8 đến Lý Thường Kiệt, Quận Tân Bình, TP HCM. Sau đó giáo dân Bắc di cư vào miền Nam đã được Hội truyền giáo cho mượn một mảnh đất khoảng 60.000m2 để trồng rau có giấy tờ chứng minh (Bản dịch có công chứng từ nguyên bản do Đại úy Moinard ký ngày 17/2/1955 xác nhận chủ đất là của Hội truyền giáo và cho phép người dân trồng trọt)

Sau này Hội thừa sai Paris giao lại đất cho Tòa Giám mục Sài Gòn, còn Tổng Nha viễn thông của Pháp xin mượn 12.000m2 trên khoảng đất 60.000m2 để làm đài ăng-ten. Theo đó người dân vẫn canh tác ở khu vực rộng 48.000m2 còn lại có chứng từ (Khế ước mướn đất của một người dân với Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn vào 1975 ). Đất giao cho giáo dân, có người ký để làm nhà, có người ký để trồng rau vì nhu cầu mỗi người một khác.


Đất Vườn rau Lộc Hưng sau 1975

Sau 30/4/1975, Đài phát tuyến Chí Hòa bị chính quyền Cộng sản Việt Nam thu hồi, và đưa về thuộc sở hữu của Bưu điện thành phố. Người dân vẫn tiếp tục canh tác trên khu đất 48.000m2, vì họ tin nó không thuộc sở hữu của Đài Chí Hòa (tức công sản)

Theo người đại diện của dân Lộc Hưng, thì từ năm 1976 đã có quyết định thu thuế nên người dân Lộc Hưng đã góp rau và các sản phẩm hoa màu sản xuất ra cho chính quyền địa phương. Đến 1982 chính quyền có ra quyết định điều chỉnh mức thuế thu bằng tiền, với giá "6 tháng nắng thu 10 xu/1m2, 6 tháng mưa thu 5 xu/1m2" có chứng từ (Quyết định thu thuế canh tác đất năm 1982)

Biên lai ký ngày 27/6/1983, ghi rõ "Ủy ban nhân dân phường 7 có nhận của: Toàn bộ tổ rau trong phường, 4 tổ rau, số tiền: hai trăm đồng chẵn.". Đây là bằng chứng người dân cho rằng chính quyền từ lâu đã mặc nhiên thừa nhận quá trình sử dụng đất ổn định của người dân.

Đến năm 1999, theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, người dân vườn rau Lộc Hưng nộp đơn yêu cầu UBND phường 6 (đã đổi từ phường 7) quận Tân Bình xác nhận quá trình sử dụng đất theo chỉ thị trên.

Người dân cho biết họ tiếp tục đóng thuế liên tục từ 1976 đến 1999. Cho đến khi ra xin kê khai đất đai thì UBND phường 6 bắt đầu từ chối, ngưng thu thuế dân vườn rau và giải thích rằng "Đất do bà con khai phá canh tác mấy chục năm nay mà ai cũng biết, khẳng định chưa có dự án hay quyết định quy hoạch nào nên bà con cứ về canh tác đi. Phường không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên."

Từ 2002, người dân vườn rau Lộc Hưng đã liên tục gửi đơn khiếu nại, kiến nghị tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ phường, quận, thành phố đến trung ương nhưng không cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm trực tiếp giải quyết.Trong thời gian chờ đợi chính quyền giải quyết đơn từ, để mưu sinh, người dân tiếp tục kiếm kế sinh nhai bằng nghề trồng trọt, vốn là thu nhập chính của họ.

Đến ngày 7/7/2008 cho đến ngày bị cưỡng chế, Trụ sở tiếp công dân của TW Đảng và Nhà nước ra công văn chuyển đơn tố cáo của các hộ dân Lộc Hưng đến UBND TP HCM tiếp nhận, kiểm tra nội dung, chỉ đạo giải quyết và trả lời công dân.

Năm 2006, có tình trạng “trên bảo dưới không nghe” khi ông Nguyễn Văn Đua, Chủ tịch UBND Thành phố đã có cuộc họp với người dân. Tại cuộc họp ông Đua đề nghị UBND phường xác nhận cho chính xác, nghĩa là có ý định xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân. Thế nhưng người dân cho biết từ 2006 đến nay, UBND phường 6 vẫn không thực hiện. Đáng chú ý, sau đó, khoảng 2007, công ty xây dựng Sài Thành đưa ra đề nghị bồi thường tiền cho một số dân ở đây để giải tỏa đất tiến hành các dự án xây dựng. Khoảng vài chục hộ được đề nghị đền bù 3 triệu/m2 với điều kiện ký vào một văn bản. Nhưng người dân ở đây đã làm đơn tố cáo vì nhận thấy điều này là trái luật vì đất vườn rau vẫn chưa được xác nhận quá trình sử dụng đất thì chưa thể bồi thường thu hồi. Sau đó thì công ty Sài Thành rút lui. Sự thể này khiến người dân VRLH bị cưỡng chế hôm nay nghi ngờ rằng việc giải tỏa khu VRLH không biết có phải tất cả được sử dụng vào mục đích xây trường học hay một phần được dùng cho “lợi ích nhóm” đây?


BÌNH LUẬN

Các hộ dân có quá trình canh tác trên khu đất này sẽ được hỗ trợ theo chính sách đất nông nghiệp theo giá đất do UBND TP phê duyệt.

Việc xây dựng không phép của một số hộ dân tại khu vực này trong nhiều năm đã phát sinh nhiều hệ lụy như:

- Lừa đảo mua bán nhà, đất trái phép; 

- Cư trú bất hợp pháp; 

- Tự ý câu mắc điện gây mất an toàn điện; 

- Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm trật tự và vệ sinh môi trường, gây mất mỹ quan đô thị, thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội…

Thực trạng trên không chỉ làm ảnh hưởng đến quy hoạch dự án mà còn làm cho khu vực này ngày càng phức tạp hơn về tình hình an ninh, trật tự..

Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia được quy hoạch xây dựng tại đất vườn rau.


Được biết, khu đất này thuộc Dự án xây dựng trường học công lập đạt chuẩn quốc gia do UBND quận Tân Bình làm chủ đầu tư gồm 3 bậc học với diện tích gần 50.000m2 :
- 20 lớp Mầm non (phục vụ 700 trẻ)
- 30 lớp Tiểu học (phục vụ 1.500 học sinh)
- 45 lớp Trung học cơ sở (phục vụ hơn 2.020 học sinh)
- và công viên rộng khoảng 10.000m².

Hiện nay, dự án đang được các cơ quan chức năng tập trung hoàn tất các thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện.


Vụ Vườn Rau Lộc Hưng giải quyết thế nào cho thỏa đáng?




dimanche 26 mai 2019

KINH DOANH : Huawei vừa trải qua một tuần lễ tồi tệ


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận




Theo sau chữ ký của Tổng thống Donald Trump là một chuỗi bất lợi đến với Huawei: Google ngừng cấp phép Android, các đối tác ngưng cung cấp chip.

Theo zing.vn 26/5/2019 - Huawei vừa trải qua một tuần lễ tồi tệ, khi liên tiếp đối mặt với những cuộc "chia tay" đến từ phía các đối tác lớn. Cứ mỗi ngày trôi qua, các sản phẩm, dịch vụ của Huawei lại có nguy cơ mất đi một phần quan trọng.

Chuỗi khủng hoảng dây chuyền này bắt nguồn từ sự kiện chính phủ của Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh đưa Huawei vào "danh sách đen" hôm 15/5/2019. Tuân theo lệnh cấm này, các công ty ở Mỹ không được phép trao đổi mua bán công nghệ với Huawei.

Thế giới ngay sau đó đã được chứng kiến bài học đau thương mà một công ty công nghệ nhận được khi không tuân thủ luật chơi của Mỹ.

Huawei trải qua một tuần chết chóc với sự rời đi của nhiều đối tác quan trọng. 
Ảnh: Reuters. 

Google tuyên bố "nghỉ chơi", tước giấy phép Android và hơn thế nữa

Hôm 20/5/2019, Reuters đưa tin Google chính thức đình chỉ một số hạng mục hợp tác với Huawei. Các thiết bị mới của Huawei sẽ không được quyền sử dụng Android bản chính thức.

Trong tương lai, các smartphone của Huawei sẽ không còn được hỗ trợ Android nữa. 
Ảnh: The Verge.

Qua đó, những thiết bị mới của Huawei sẽ không còn được hỗ trợ bởi phiên bản Android đầy đủ. Nếu Huawei sử dụng phiên bản Android mã nguồn mở thì cũng bị cấm truy cập vào Google tìm kiếm, Maps, Gmail, YouTube...

Đây là đòn đau điếng đối với gã khổng lồ công nghệ mới nổi của Trung Quốc. Mặc dù thị trường Trung Quốc sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng đối với lệnh cấm truy cập các sản phẩm của Google, nhưng thị trường quốc tế có thể sẽ xa lánh các sản phẩm của Huawei nếu nó bị tước quyền truy cập các ứng dụng quan trọng.


Intel, Qualcomm đồng loạt quay lưng

Cũng trong 20/5/2019, Bloomberg cho biết các công ty sản xuất chip bao gồm Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom cũng ra thông báo nội bộ với nội dung tạm thời không bán linh kiện cho Huawei nữa.

Intel hiện là nhà cung cấp chip lớn nhất cho các máy chủ của Huawei. Qualcomm bán cho công ty Trung Quốc các bộ xử lý và modem trên nhiều mẫu smartphone. Xilinx cung cấp chip lập trình sử dụng trong thiết bị viễn thông, còn Broadcom cung cấp chip chuyển mạch.

Sau cuộc chia tay với nhà cung cấp phần mềm Google, Huawei lại phải đối mặt với sự rời đi của các nhà cung cấp phần cứng khác. Ảnh: Huawei.

Các nguồn tin cho biết Huawei đã chuẩn bị cho một lệnh cấm từ giữa năm 2018, đồng thời đẩy mạnh phát triển và thiết kế chip của riêng mình. Mặc dù Huawei cho biết họ đã mua đủ số chip và các linh kiện quan trọng để duy trì hoạt động ít nhất 3 tháng, tương lai vẫn còn là một ẩn số.

Huawei phụ thuộc rất nhiều vào các linh kiện bán dẫn của Mỹ và chắc chắn sẽ gặp khó khi bị cắt nguồn cung. Lệnh cấm của Mỹ sẽ khiến việc triển khai mạng 5G của Trung Quốc bị chậm lại”, một nhà phân tích nói với Bloomberg.


"Lệnh cấm vận" vươn ra ngoài biên giới Mỹ

Cũng trong 20/5/2019, Nikkei Asian Review đưa tin công ty sản xuất chip Infineon Technologies của Đức ngưng giao các lô hàng đến Huawei. Infineon cung cấp một số linh kiện quan trọng cho Huawei, bao gồm vi điều khiển và mạch tích hợp quản lý năng lượng.

Ngoài ra, các công ty khác ở châu Âu và châu Á cũng có thể đưa ra động thái tương tự nhằm tránh bị Mỹ liệt vào “danh sách đen”. Đây là dấu hiệu cho thấy chính sách cấm vận của chính quyền Donald Trump đã vượt ra khỏi phạm vi nước Mỹ.

Infineon quyết định dừng cung cấp chip cho Huawei. Ảnh: AP.

ST Microelectronics - nhà sản xuất chip có trụ sở tại châu Âu - dự kiến sẽ họp lại để xem xét các đơn đặt hàng của Huawei, theo nguồn tin của Nikkei Asian Review.

Đối tác quan trọng của Huawei tại châu Á là TSMC cũng "đang đánh giá các tác động có thể xảy ra". Một số nhà cung cấp lớn như Toshiba Memory, liên doanh sản xuất màn hình Japan Display Inc cũng thận trọng trước tình hình này.


Nhà mạng Nhật xem xét dừng bán điện thoại Huawei

Hai ngày sau một chuỗi các sự kiện đau thương bắt nguồn từ nước Mỹ, Huawei lại đón nhận tin dữ từ người hàng xóm.

NTT Docomo, nhà mạng lớn nhất tại Nhật Bản, cho biết họ đang xem xét tạm dừng việc bán các sản phẩm mới của Huawei. Đối thủ của họ là KDDI cũng thông báo sẽ trì hoãn vô thời hạn việc ra mắt điện thoại Huawei P30. YMobile, thương hiệu con của SoftBank, cũng công bố động thái tương tự.

Các nhà phân phối ở ngoài biên giới Trung Quốc bắt đầu tỏ ra lo ngại sau động thái của Google. Nếu Huawei chưa thể đảm bảo sẽ cung cấp được cho người dùng các dịch vụ mà họ cần, thì cũng chưa thể đảm bảo được doanh thu cho các đối tác của mình.


Microsoft ngừng bán laptop Huawei, chặn Windows

Cũng trong 22/5/2019, The Verge đưa tin MateBook X Pro đã bị Microsoft gỡ khỏi các trang bán hàng trực tuyến của công ty này. Trên Microsoft Store, người dùng không thể tìm thấy bất kỳ sản phẩm nào của Huawei nữa.

Đến 24/5/2019, Microsoft tuyên bố loại Huawei khỏi danh sách đơn vị cung cấp máy chủ và thiết bị cho dịch vụ đám mây Azure Stack.

Liền sau đó, Microsoft tiến thêm một bước dài trong quá trình "cấm vận" Huawei với việc không nhận mới đơn hàng mua Windows.

ARM đã tung đòn chí mạng đối với ngành sản xuất smartphone của Huawei. 
Ảnh: Android Authority.


Đòn chí mạng đến từ ARM

"ARM là công ty công nghệ Anh thành công nhất mà bạn chưa bao giờ nghe tên" là lời nhận xét của báo The Guardian dành cho công ty "nhỏ nhưng có võ" này.

Nắm giữ trong tay những bản thiết kế chip cũng như các nguyên tắc giao thức của vi xử lý, ARM kiếm tiền bằng cách kinh doanh bản quyền.

Các công ty như Apple, Qualcomm hay Samsung đều dùng quyền thiết kế và sử dụng công nghệ của ARM cấp cho để tạo ra vi xử lý cho riêng mình. Vi xử lý của Apple hiện tại có tên A-Series. Qualcomm có dòng Snapdragon, Samsung ExynosHuawei Kirin. Nhưng những cái tên rất đa dạng này thực chất đều sử dụng chung thiết kế của một hãng duy nhất: ARM.

Điều này có nghĩa là trong tương lai, Huawei sẽ phải tạo ra một loại chip mới có thiết kế và sử dụng các giao thức không vi phạm bản quyền ARM. Bên cạnh đó, các con chip này còn phải nhanh và đảm bảo được hiệu năng để cạnh tranh.

Điều này sẽ tiêu tốn hàng tỷ USD và dường như là bất khả thi ở thời điểm hiện tại. Cho nên, có thể nói động thái của ARM chính là cú "knock-out" đối với Huawei.


Nhà mạng châu Âu bắt đầu xa lánh

Hôm 22/5/2019, hai nhà mạng lớn hàng đầu châu Âu là EEVodafone thông báo sẽ tạm ngưng cấp phép cho điện thoại của Huawei dùng mạng 5G của mình.

Cả hai nhà mạng này đã lên kế hoạch ra mắt mạng 5G đi cùng Huawei Mate 20X 5G, điện thoại thông minh có khả năng kết nối 5G đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, sau những động thái từ phía Mỹ, người phát ngôn của Vodafone cho biết "điện thoại 5G của Huawei vẫn chưa nhận được các chứng nhận cần thiết".

Huawei Mate X20 5G đã bị tạm ngưng cấp phép truy cập 5G ở châu Âu. Ảnh: Huawei.

Mặc dù Huawei chưa bao giờ được phép ra mắt các thiết bị của mình ở Mỹ, nhưng lại rất thành công ở châu Âu. Trong quý đầu tiên của năm 2019, Huawei đã xuất xưởng hơn 59 triệu điện thoại thông minh, khoảng một nửa trong số này sẽ tới châu Âu. Con số này tương đương 1/4 thị trường châu Âu.


Toshiba tạm ngưng hợp tác, Google gỡ tên Huawei khỏi nhiều website quan trọng

23/5, Nikkei Asia Review đưa tin Toshiba đã ngừng cung cấp các thiết bị điện tử cho Huawei để kiểm tra lại các sản phẩm bán cho Huawei có sử dụng linh kiện hay công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ hay không.

Trước đó, Toshiba là nhà cung cấp ổ đĩa cứng, các linh kiện bán dẫn và hệ thống xử lý dữ liệu tốc độ cao LSI cho Huawei.

24/5, chỉ vài ngày sau khi đưa ra quyết định ngừng cấp phép hệ điều hành Android cho Huawei, Google đã xóa các mẫu máy Huawei khỏi trang web giới thiệu smartphone Android.

Cụ thể, Google xóa Huawei Mate 20 Pro khỏi danh sách các thiết bị được cập nhật Android Q bản thử nghiệm, Mate X khỏi danh mục các máy Android có mạng 5G và P30 Pro khỏi những máy có camera tốt nhất.

Bên cạnh đó, các smartphone của Huawei cũng không còn được Google cấp chứng nhận Android Enterprise Recommended - chứng nhận dành cho những thiết bị đáng tin cậy dùng trong doanh nghiệp.

Các sản phẩm mới của Huawei có thể sẽ thiếu đi rất nhiều thứ. Ảnh: Kyodo.


Bị hiệp hội thẻ nhớ SD và liên minh phát triển Wi-Fi gạch tên

Trong tương lai, các sản phẩm của Huawei sẽ không còn được phép sử dụng thẻ nhớ định dạng SD nữa. Công ty này đã bị gạch tên khỏi website của SD Association vào hôm 24/5/2019.

SD Association thành lập ngày 28/1/2000 bởi Panasonic, SanDiskToshiba. Tổ chức này đặt ra tiêu chuẩn riêng cho thẻ nhớ SD và chỉ các công ty thành viên được phép sử dụng chúng trên sản phẩm của mình. Hiện SD Association có hơn 1.000 thành viên.

25/5/2019, Huawei tiếp tục bị liên minh phát triển kết nối Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) tạm thời xóa quyền tham gia. Liên minh Wi-Fi bao gồm các công ty công nghệ lớn như Qualcomm, Broadcom, Intel, Apple... Các thành viên đều góp phần phát triển và đưa ra tiêu chuẩn công nghệ cho kết nối Wi-Fi.

Theo Cnet, Huawei vẫn được sử dụng các công nghệ do liên minh Wi-Fi xây dựng, nhưng không còn quyền tham gia đóng góp. Điều này sẽ khiến Huawei thua thiệt các hãng khác về công nghệ Wi-Fi.



THẾ GIỚI : Cuộc chiến của thế hệ mạng di động 5G Mỹ-Trung


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


5G sẽ là huyết mạch của nền kinh tế mới.


Thế hệ mạng di động 5G

5G (Thế hệ mạng di động thứ 5 hoặc hệ thống không dây thứ 5) là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G, hoạt động ở các băng tần 28, 38, và 60 GHz. Theo các nhà phát minh, mạng 5G sẽ có tốc độ nhanh hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G hiện nay, giúp mở ra nhiều khả năng mới và hấp dẫn. Lúc đó, xe tự lái có thể đưa ra những quyết định quan trọng tùy theo thời gian và hoàn cảnh. Tính năng chat video sẽ có hình ảnh mượt mà và trôi chảy hơn, làm cho chúng ta cảm thấy như đang ở trong cùng một mạng nội bộ. Các cơ quan chức năng trong thành phố có thể theo dõi tình trạng tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễmnhu cầu tại các bãi đậu xe, do đó có thể gửi những thông tin này đến những chiếc xe thông minh của mọi người dân theo thời gian thực.

So sánh tốc độ của mạng 3G, 4G, 5G

Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT), trong đó các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng để trích xuất dữ liệu từ các đối tượng và từ môi trường. Hàng tỷ bộ cảm biến sẽ được tích hợp vào các thiết bị gia dụng, hệ thống an ninh, thiết bị theo dõi sức khỏe, khóa cửa, xe hơi và thiết bị đeo. Tuy nhiên, để cung cấp 5G, các nhà mạng sẽ cần phải tăng cường hạ tầng cơ sở mạng lưới (gọi là trạm gốc). Họ có thể bắt đầu bằng cách khai thác dải phổ hiện còn trống. Sóng tín hiệu với tần số đo MHz sẽ được nâng cao lên thành GHz hay thậm chí nhanh hơn. Tần số giao tiếp của điện thoại hiện nay ở dưới mức 3 GHz nhưng mạng 5G sẽ yêu cầu những băng tần cao hơn. Mạng 5G được tung ra vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và người tiêu dùng.


Vì sao mạng di động 5G trở thành chiến trường giữa Mỹ và Trung Quốc?

Bên cạnh những lợi ích thương mại của mạng di động 5G, thế hệ mạng vô tuyến thứ 5 còn là cuộc cách mạng hóa công nghệ an ninh và quân sự. Vì thế cũng dễ hiểu tại sao mạng di động 5G trở thành tâm điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đây được coi là một những nỗ lực ngăn cản từ phía Mỹ, cùng với đó là những cáo buộc gián điệp cho chính phủ Trung Quốc trước sự trỗi dậy của nước này vươn lên trở thành một cường quốc đi đầu trong công nghệ viễn thông.

Trong tương lai không xa, an ninh mạngchiến tranh mạng có thể sẽ bị thay đổi về cơ bản bởi mạng di động 5G. Hiện tại, nhiều chuyên gia về viễn thông cho rằng 5G dễ bị tấn công hơn các "thế hệ mạng đi trước", Những đánh giá này được đưa ra vào lúc những căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến các vấn đề về thương mại, tầm ảnh hưởng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và nan đề thương quyền công nghệ. Những căng thẳng này xoay quanh "người khổng lồ" viễn thông Trung Quốc - Huawei.

Huawei đang là tâm điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung (Ảnh Nikkei Asian Review)

Trước khi xảy ra vấn đề liên quan đến giám đốc tài chính - bà Mạnh Vãn Chu, công ty Huawei cũng đã đối mặt với nhiều cáo buộc từ chính phủ Mỹ bao gồm: Ăn cắp bí mật thương mại và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng bày tỏ sự quan ngại về các phần tử mạng viễn thông sử dụng thiết bị của Huawei sẽ khiến cho việc chống lại các cuộc tấn công mạng trở nên khó khăn hơn (đặt biệt là các cuộc tấn công này đến từ Trung Quốc). Huawei đã nhiều lần tuyên bố phủ nhận các cáo buộc này nhưng những cuộc tranh cãi này cũng chỉ cho thấy sự quan trọng ngày càng lớn mạnh của thế hệ mạng vô tuyến thứ 5 và cuộc chạy đua vũ trang trên không gian mạng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Đối với hầu hết người sử dụng, mạng 5G sẽ nhanh hơn ít nhất 20 lần so với mạng 4G, điều đó cho phép người dùng có thể tải xuống phim nhanh hơn hoặc phát trực tiếp trên các phương tiện cầm tay cá nhanh được mượt hơn mà thôi. Tuy nhiên, lợi ích mà mạng 5G còn lớn hơn nhiều. Trong khi các mạng vô tuyến và hữu tuyến hiện có kết nối mọi người với nhau thì thế hệ mạng 5G sẽ kết nỗi một mạng lưới rộng lớn hơn như thế rất nhiều với các cảm biến, robot và cả phương tiện tự động thông qua trí tuệ nhân tạo.

Không gian mạng internet hiện nay sẽ cho phép không chỉ con người mà mọi phương tiện có thể kết nối, giao tiếp với nhau bằng cách trao đổi lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian thực và không có sự can thiệp của con người.

Các nhà máy sản xuất tự động hoàn toàn, các ca phẫu thuật xuyên quốc gia hay một robot phục vụ bữa sáng cho bạn, những thứ trước đây chỉ có thể nằm trong trí tưởng tượng thì giờ đây sẽ dễ dàng thực hiện được thông qua thế hệ mạng vô tuyến mới. Trong đó, nhiều chuyên gia quân sự đã đưa cho rằng 5G là nền tảng của công nghệ quốc phòng trong tương lai.

Bạn thử nghĩ xem, một toán biệt kích thâm nhập vào lãnh thổ của đối phương. Họ đang tiến về phía mục tiêu một cách nhanh chóng với đội hình bố trí cách nhau tới hàng trăm mét. Mỗi người lính mang một thiết bị cỡ bằng chiếc đồng hồ đeo tay nhưng nó có thể cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về mục tiêu, kế hoạch tác chiến, liên lạc và tình hình thực tế vị trí tác chiến của các thành viên. Điều đáng nói, đây không phải là các vị trí được định vị GPS thông qua hệ thống vệ tinh, bởi trong nhiều điều kiện tác chiến như trong rừng rậm nhiệt đới, các tín hiệu vệ tinh GPS hoạt động không ổng định. Tất cả là sự kết nối và chia sẻ giữa các thiết bị này với nhau.

Bất ngờ, một thành viên bị phục kích bởi quân địch, người này trúng đạn. Thiết bị thông minh của anh ta sẽ phát đi các tín hiệu thông báo tình trạng của anh ta thông qua các cảm biến gửi thông tin tới các thành viên còn lại, đồng thời điều khiển 1 thiết bị khác được gắn trên đùi người lính sẽ tiêm một mũi adrenaline cho người bị thương và gửi cảnh báo khẩn cấp về bệnh viện dã chiến gần nhất.

Sau khi được thông báo và cập nhật tình hình người lính bị phục kích, toàn đội biệt kích chuyển qua trạng thái và đội hình tác chiến. Một máy bay trực thăng cứu thương sẽ đến sơ tán người lính bị thương trong khi các phương tiện chiến đấu bọc thép được tăng cường và cũng được chia sẻ thông tin dữ liệu bởi các thiết bị đeo tay của nhóm biệt kích.

Hay trong một cuộc giao tranh đường phố với một nhóm khủng bố. Có một sự cố mất điện và những phần tử khủng bố đang trốn trong một tòa nhà. Một kỹ thuật viên chống khủng bố sẽ thâm nhập vào hệ thống âm thanh của tòa nhà và thu thập các sóng âm có độ nhạy cao bằng cách sử dụng micro trên các camera giám sát - các hệ thống này vẫn có thể hoạt động được nhờ mức tiêu thụ điện năng thấp.

Sau khi dữ liệu âm thanh được thu thập, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ phân tích và xác định vị trí của những kẻ khủng bố. Máy bay không người lái được điều động đến hiện trường và tiêu diệt quân khủng bố chỉ bằng súng ngắn.

Đây không phải là phim viễn tưởng mà công nghệ kỹ thuật đã và đang được phát triển, dựa trên những ưu điểm của mạng 5Gtrí thông minh nhân tạo AI kết hợp với hệ thống kết nối internet. Tiến sỹ Clark Shu, chuyên gia về viễn thông và trí tuệ nhân tạo thuộc trường Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc cho biết. Mạng Internet và 5G sẽ giúp mở rộng, đánh giá và phân tích sâu hơn các tình huống trên chiến trường.

Với khả năng truyền tải được nhiều thông tin và dữ liệu hơn, độ trễ của hệ thống cũng thấp hơnđiện năng tiêu thụ cũng thấp hơn so với các thế hệ truyền dữ liệu trước đây, 5G sẽ thay đổi các giao tiếp kỹ thuật số.

Khi 5G được đưa vào vận hành, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa lên đến 10 Gb/giây, nhanh hơn nhiều so với mạng 4G và độ trễ được giảm xuống dưới một phần nghìn giây, hoặc 1% so với 4G. Với các ưu thế như vậy, 5G sẽ cho phép tăng cường các kết nối từ rất xa, kết nối các cảm biến và các thiết bị tự động. Việc này sẽ giúp cho hệ thông điều hành, nhà máy và cơ sở sản xuất đến các phần tử cấu thành hệ thống (giao thông, sản xuất, v.v...) trở nên tự chủ hơn. Đặc biệt, 5G sẽ giúp phát huy Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT - Internet of Things).

Tiến sỹ Chu Triệu (Zhou Zhao) người phát ngôn của Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) cho biết, 5G sẽ là cách thức truyền dữ liệu nhanh nhất trong việc kết nối và trao đổi thông tin trực tiếp giữa các thiết bị với nhau. Thiết bị quân sự sẽ được tích hợp với các thiết bị truyền số liệu để có thể tạo thành mạng lưới thiết bị kết nối được mã hóa trên nền tảng IoT. Thông tin này được đăng tải trên China Defense News năm 2017 dẫn nguồn từ PLA.

Trung Quốc là một cường quốc trong việc nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G. Các công ty viễn thông của nước này sẽ giới thiệu các công nghệ và giải pháp mạng 5G thương mại hóa từ năm 2020. Mặc dù, công nghệ 5G mới chỉ được áp dụng thí điểm tại một số khu vực nhất định bởi giá thành các phần tử thiết lập mạng 5G hiện đang rất đắt cho việc thương mại hóa đại chúng, tiến sỹ Chu cho biết.

Cuối tháng 1, Huawei đã cho ra mắt một bộ vi xử lý mà họ tuyên bố là modem 5G mạng nhất thế giới. Ngay sau đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đệ trình bản cáo trạng 13 trang cáo buộc công ty này và các chi nhanh của nó cùng với giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Chu, sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh theo yêu cầu từ phía Mỹ hồi đầu tháng 12/2018.

Những nghi vấn về công nghệ 5G do Huawei phát triển nói riêng và của các công ty Trung Quốc ngày càng mở rộng hơn. Năm 2012, Ủy ban Tình báo thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo cáo buộc các nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc là mối đe dọa an ninh cho Hoa Kỳ; Bởi mối quan hệ mờ ám giữa các công ty này với chính phủ Trung Quốc. Theo Luật Tình báo quốc gia được thông qua năm 2017 của Trung Quốc, các công ty Trung Quốc phải có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan tình báo của nước này khi có yêu cầu.


Mỹ đã vận động và tác động các đồng minh của mình cấm Huawei tham gia xây dựng thế hệ mạng di động tiếp theo (4G và 5G) của họ. Và các quốc gia như Anh, Australia, New ZealandCanada đã cấm Huawei. Riêng chính phủ Đức đang xem xét việc cấm Huawei trong kế hoạch phát triển mạng 5G của mình.

Người sáng lập nên Huawei, Nhậm Chính Phi từng là một kỹ sư phục vụ cho Quân giải phóng Trung Quốc, vì thế ông là tâm điểm của những nghi ngờ của các nước phương Tây về mối quan hệ của Huawei và chính phủ Trung Quốc. Ban lãnh đạo điều hành của Huawei nói riêng và các công ty Trung Quốc nói chung đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc từ phương Tây, cũng như các cơ quan chức năng của những nước này chưa tìm thấy bất cứ bằng chứng nào liên quan tới các chương trình gián điệp, nhưng sự thống trị của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực viễn thông luôn làm gia tăng các mối lo ngại về an ninh mạng.

Ông Tống Trung Bình (Song Zhongping), một nhà bình luận quân sự tại Hongkong cho biết, chính phủ Trung Quốc đã giao cho các tổ chức nghiên cứu và các công ty Quốc doanh thực hiện phát triển mạng 5G ứng dụng trong quân sự chứ không phải Tập đoàn Huawei. Các cơ sở của Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc, nơi vốn sản xuất radar và các hệ thống điện tử phục vụ quốc phòng, được tập trung giao công việc này.

Hệ thống mạng 5G

Hoa Kỳ cũng đang tập trung vào nghiên cứu và phát triển ứng dụng 5G cho quân sự, trong khi hệ thống mạng 5G được thương mại hóa dân sự đã được thí điểm tại một số thành phố. Trong một cuộc phỏng vấn của C4ISRNET, ông Brent Upson, giám đốc công ty bảo mật và hàng không vũ trụ Mỹ thuộc tập đoàn Lockheed Martin cho biết, giao tiếp giữa các thiết bị khai thác tài nguyên từ internet dưới sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo sẽ là xu hướng mới phát triển của quân sự trong năm 2019.

Tood Wieser, Giám đốc công nghệ của Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt thuộc Không quân Hoa Kỳ cho biết công nghệ 5G sẽ tăng cường khả năng liên lạc vô tuyến và mở rộng khả năng tác chiến của lực lượng đặc biệt không quân Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, mạng 5G thương mại dân sự bị chính phủ Mỹ coi là con mồi béo bở cho các tin tặc và gián điệp của nước ngoài tấn công. Tiến sỹ Clark Shu cho biết thêm, nhược điểm của mạng 5G trên chiến trường là dễ bị tổn hại bởi nhiễu điện từ và bị tấn công, xâm nhập. Sự tăng cường số lượng các cảm biến và các điểm truyền dẫn là sự gia tăng khả năng làm lộ hệ thống và dễ dàng bị tấn công.









samedi 25 mai 2019

THẾ GIỚI : Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang tăng nhiệt


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

"Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể là nhà lãnh đạo không như kỳ vọng ở Mỹ, nhưng chắc chắn ông ấy là điều Trung Quốc xứng đáng nhận được", theo bài viết của New York Times.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang ngày càng tăng nhiệt vì những động thái gần đây của cả hai nước. Không bên nào có dấu hiệu sẽ nhượng bộ trong tương lai gần, mặc dù các doanh nghiệp và những người nông dân đều tỏ ra vô cùng lo lắng trước viễn cảnh thiệt hại vì cuộc chiến.

Trong một bài bình luận có tựa đề "Trung Quốc xứng đáng được đối đầu với ông Trump", được đăng tải trên tờ The New York Times gần đây, cây viết từng đạt 3 giải thưởng Pulitzer Thomas L. Friedman đã bình luận về những vấn đề liên quan tới cuộc thương chiến này.

Sau đây là phần lược dịch bài viết của ông Friedman:



Vì Trung Quốc "xứng đáng"

Một người bạn là doanh nhân Mỹ của tôi, hiện đang công tác tại Trung Quốc, gần đây vừa bình luận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể là nhà lãnh đạo không như kỳ vọng ở Mỹ, nhưng chắc chắn ông ấy là điều Trung Quốc xứng đáng nhận được.

Linh cảm của ông Trump về chuyện Washington cần phải tái cân bằng quan hệ thương mại với Bắc Kinh - trước khi Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn ngưỡng "có thể thỏa hiệp" - là điều đúng đắn. Và phải cần đến một "quả văng" (wrecking ball) trong hình dạng con người như ông Trump thì mới đủ khiến Trung Quốc chú ý.

Và giờ đây khi mọi chuyện đã thành "sự đã rồi", thì cả hai nước cần phải nhận thức được rằng thời điểm hiện tại quan trọng nhường nào.

Kể từ sau khi hai nước Mỹ-Trung mở cửa quan hệ trong thập niên 70 của thế ký 20 đã khôi phục và định hình quan hệ thương mại song phương, song lúc đó việc trao đổi thương mại vẫn còn hạn chế. Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001, nước này đã trở thành một cường quốc thương mại nhờ được hưởng rất nhiều ưu đãi trên danh nghĩa một nền kinh tế đang phát triển.

Cuộc đàm phán thương mại mới của Mỹ-Trung trong thế kỷ 21 sẽ quyết định mối quan hệ giữa hai nước này trong tương lai, trong vai trò đối tác kinh tế, đồng thời cũng là những đối thủ cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực chung - đặc biệt là khi thị trường của hai nước có sự trao đổi qua lại. Bởi vậy, nên đây không phải là một cuộc xung đột thương mại thông thường. Đây là cuộc xung đột rất lớn.

Để mọi chuyện kết thúc tốt, thì ông Trump cần phải ngừng ngay việc châm chọc Trung Quốc trên Twitter (và nói rằng chiến tranh thương mại là điều chẳng khó khăn gì), đồng thời lẳng lặng đạt được thỏa thuận tái cân bằng tốt nhất mà Mỹ có thể đạt được - sự thật là chúng ta không thể sửa chữa tất cả cùng lúc - sau đó tiếp tục bước đi, tránh vô ý sa đà vào một cuộc chiến thuế quan kéo dài mãi mãi.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng cần phải nhận ra rằng Trung Quốc không thể tiếp tục hưởng lợi từ các ưu đãi thương mại như 40 năm qua nữa.

Ông Tập nên lựa chọn bước đi khôn ngoan là hạ bớt tông giọng "không ai ra lệnh được cho Trung Quốc", và tìm kiếm một thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên tốt nhất mà ông có thể đạt được. Đó là bởi Bắc Kinh sẽ khốn đốn nếu Mỹ và các quốc gia khác quyết định chuyển cơ sở sản xuất của mình tới "bất cứ đâu không phải là Trung Quốc".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Wang Zhao.


Giọt nước tràn ly

Điều gì đã dẫn tới cuộc chiến thương mại ngày nay? Kể từ thập niên 70, mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra khá đều đặn và suôn sẻ: Mỹ đã nhập nhiều loại hàng hóa Trung Quốc như đồ chơi trẻ em, giày thể thao, máy móc, pin mặt trời, còn Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ đậu tương, thịt bò và máy bay Boeing.

Và khi cán cân thương mại giữa hai nước trở nên quá mất cân bằng - vì Trung Quốc không chỉ phát triển dựa vào sự chăm chỉ, dựa vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng thông minh hay thông qua việc giáo dục người dân, mà họ còn ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ cho các công ty trong nước, duy trì mức thuế cao, bất chấp các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ăn cắp sở hữu trí tuệ.

Trong khi đó, Bắc Kinh chỉ xoa dịu Mỹ bằng việc mua thêm máy bay Boeing, thịt bò và đậu tương.

Trung Quốc luôn một mực khẳng định rằng họ vẫn là một "quốc gia nghèo đang phát triển", vẫn cần được bảo hộ dù đã trở thành công xưởng lớn nhất của thế giới. Tuy nhiên, các công ty của Mỹ và nước Mỹ - quốc gia được mệnh danh là cường quốc kinh tế số 1 thế giới - thậm chí dã thích nghi với điều này, tạo đà để Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số 2 thế giới.

Cùng nhau, hai quốc gia này đã mở đường cho xu thế toàn cầu hóa lan rộng hơn, và thế giới ngày càng thịnh vượng hơn.

Cho đến một ngày, Trung Quốc tuyên bố một số kế hoạch quá lớn lao, khiến Mỹ không thể tiếp tục làm ngơ.

Đầu tiên, Trung Quốc dưới thời ông Tập đã tuyên bố kế hoạch hiện đại hóa "Made in China 2025", cùng cam kết hỗ trợ cho các công ty nhà nước và tư nhân của Trung Quốc đứng đầu thế giới trong lĩnh vực siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo A.I., các loại vật liệu mới, in 3D, phần mềm nhận diện khuôn mặt, công nghệ robot, ô tô điện, xe tự động, mạng không dây 5G và các loại microchip tiên tiến.

Đây là bước tiến rất tự nhiên nằm trong mục tiêu thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và giảm phụ thuộc vào phương Tây trong lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, những ngành công nghiệp kể trên cạnh tranh trực tiếp với các công ty tốt nhất của Mỹ.

Kết quả là, những chính sách hỗ trợ, bảo hộ, thậm chí là gian lận quy định thương mại, ép buộc chuyển giao công nghệ và ăn cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc kể từ thập niên 70 trở thành mối đe dọa lớn hơn đối với nước Mỹ.

Sẽ thật điên rồ nếu Mỹ và châu Âu cho phép Trung Quốc tiếp tục hoạt động với công thức đã giúp họ thoát nghèo và tăng trưởng thần kỳ để cạnh tranh với các lĩnh vực công nghệ tương lai. Ông Trump đã đúng về điều đó.

Tuy nhiên, ông Trump đã sai khi nghĩ rằng thương mại giống với chiến tranh. Thực tế là, chiến tranh thì có kẻ thắng người thua, nhưng trong thương mại hoàn toàn có thể có trường hợp cả hai bên cùng thắng. Alibaba, UnionPay, BaiduTencent - Google, Amazon, FacebookVisa đều có thể giành thắng lợi cùng lúc - như họ vẫn vậy. Tôi không nghĩ rằng ông Trump hiểu điều đó.

Nhưng tôi cũng không nghĩ rằng ông Tập cũng hiểu như vậy. Chúng ta nên chịu thua Trung Quốc một cách công bằng, nếu như các công ty của họ tốt hơn, giỏi hơn chúng ta, nhưng phía Bắc Kinh cũng phải sẵn sàng chịu thua một cách công bằng như vậy. Nếu không được hoạt động trong thị trường đối tác, liệu Google, Amazon hay Alibaba và Tencent có thể thành công như hiện giờ hay không?

Và Trung Quốc cũng đã tiết kiệm được rất nhiều tiền của đáng lẽ dành cho việc nghiên cứu - để hỗ trợ cho những công ty của họ - khi quân đội nước này sao chép mẫu tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.

Tôi xin nhắc lại: Tuy thương mại là lĩnh vực hai bên có thể cùng thắng lợi, nhưng chiến thắng ấy sẽ là không công bằng khi một bên vừa chăm chỉ nhưng cũng dùng "tiểu xảo". Mỹ có thể làm ngơ khi đó chỉ là đồ chơi và pin mặt trời, nhưng nếu đó là F-35 và công nghệ 5G thì không thể.


Vì sao ông Trump nhắm vào Huawei?

Nhưng không phải tất cả những điều này đều mới và có vấn đề. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên "công dụng kép". Trong thế giới "công dụng kép", "tất cả những điều giúp chúng ta mạnh mẽ và giàu có cũng có thể khiến chúng ta dễ tổn thương", John Arquilla, một trong những chiến lược gia hàng đầu của Trường Cao học Hải quân từng nhận định.

Cụ thể, các thiết bị 5G do tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc sản xuất, với công dụng truyền dữ liệu và lời thoại siêu nhanh, cũng có thể được sử dụng làm thiết bị gián điệp - nếu như các cơ quan tình báo của Trung Quốc yêu cầu điều này theo quyền lợi của họ.

Ảnh minh họa: AP.

Thực tế, Huawei ngày càng thống trị thị trường thế giới về công nghệ 5G, trước đây phần lớn thị phần do Ericsson Nokia nắm giữ. Công ty Qualcomm là nhà cung ứng chip điện tử và phần mềm cho Huawei và một đối thủ cạnh tranh khác.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã loại bỏ sự cạnh tranh đối với tập đoàn Huawei ở thị trường trong nước - cả các công ty nước ngoài và Trung Quốc - nhằm tạo điều kiện cho "con cưng" của mình lớn mạnh một cách nhanh chóng và với giá thành thấp nhất có thể.

Sau đó, Huawei đã sử dụng lợi thế giá cả của mình để qua mặt các công ty viễn thông phương Tây, và sau đó nhờ vị thế thống trị trên thị trường toàn cầu của mình để đặt ra những tiêu chuẩn thế hệ mới cho công nghệ 5G toàn cầu theo công nghệ của riêng họ, chứ không phải là công nghệ của Qualcomm hay Ericsson.

Hơn nữa, trong một thế giới "công dụng kép", bạn nên lo lắng rằng việc sử dụng chatbot của Huawei trong nhà riêng cũng đồng nghĩa với việc giao tiếp với tình báo quân đội Trung Quốc.

Trước đây, khi chúng ta chỉ mua giày thể thao và pin mặt trời từ Trung Quốc, còn họ mua đậu tương và Boeing của chúng ta - thì chúng ta chẳng phải bận tâm đến những khác biệt trong hệ tư tưởng của hai nước - và hành động gian lận của họ.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, khi Huawei cạnh tranh với thế hệ công nghệ 5G mới với Qualcomm, AT&TVerizon - và 5G trong tương lai sẽ trở thành "xương sống" của thương mại điện tử, liên lạc, y tế, giao thông và giáo dục - thì các giá trị sẽ trở thành điều quan trọng, những khác biệt về giá trị cũng quan trọng, niềm tin và luật lệ cũng vậy.

Điều này đặc biệt đúng khi tiêu chuẩn và công nghệ 5G - một khi chúng là do một quốc gia quyết định - thì sẽ rất khó thay đổi về sau.

Và thêm một điều nữa: Khoảng cách giữa hệ giá trị và niềm tin giữa chúng ta và Trung Quốc đang ngày càng xa dần, chứ không hề hẹp lại. Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ và châu Âu đã nhiều lần khoan nhượng trước những hành vi gian lận của Trung Quốc trong thương mại, bởi họ tin rằng Trung Quốc ngày càng thịnh vượng nhờ cải cách thương mại và mở cửa. Cho đến một thập kỷ trước thì họ vẫn tin tưởng điều đó.

Tuy nhiên, trong thập kỷ vừa qua, theo James McGregor, một trong những nhà tư vấn cho doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc, thì thay vì "cải cách và mở cửa", Trung Quốc đã và đang "cải cách và khép cửa".

Thay vì trở nên giàu có hơn và trách nhiệm hơn trên trường quốc tế, thì Trung Quốc đang làm giàu và bành trướng quân sự, quân sự hóa trái phép trên Biển Đông để đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này. Và để kiểm soát người dân hiệu quả hơn, Trung Quốc đã sử dụng các thiết bị công nghệ cao như nhận diện khuôn mặt.

Những vấn đề trên đều nên được thảo luận trong các cuộc đàm phán thương mại. Hiện nay hai nước Mỹ-Trung đang đứng trước hai ngã rẽ, thứ nhất là tìm cách xây dựng niềm tin vào đối phương - để đôi bên và cả thế giới tiếp tục phát triển - và thứ hai là không tin tưởng nhau nữa. Và trong trường hợp thứ hai, thì thế giới toàn cầu hóa sẽ bắt đầu rạn nứt, và cả hai bên đều sẽ nghèo đi vì điều đó.


Cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập vào cuối tháng 6/2019 tới tại thượng đỉnh G-20 được kì vọng sẽ giúp giải quyết các bất đồng giữa hai phía.






vendredi 24 mai 2019

THẾ GIỚI : Thủ tướng Theresa May thông báo từ chức


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Royaume-Uni : la Première ministre Theresa May annonce sa démission

Bà Theresa May nghẹn ngào khi thông báo từ chức thủ tướng Anh. Ảnh ngày 24/05/2019.
REUTERS/Toby Melville

Ngày 24/05/2019, trong một bài diễn văn ngắn, với giọng xúc động, gần như không cầm được nước mắt, thủ tướng Anh Thereasa May thông báo sẽ từ chức chủ tịch đảng Bảo Thủ, tức là từ chức lãnh đạo chính phủ, trong 2 tuần nữa, vào ngày 07/06, sau khi thất bại trong việc thuyết phục Nghị Viện thông qua thỏa thuận ký với Bruxelles về Brexit.

Với giọng nói run rẩy vì xúc động, bà May cho biết bà sẽ từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ vào ngày 7/6/2019. Một cuộc chạy đua để bầu nhà lãnh đạo mới bắt đầu vào tuần lễ sau đó.

Bà May, người đã giành được chức thủ tướng trong giai đoạn khủng hoảng tiếp nối cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016, nay từ chức trong khi chưa thực hiện được cam kết cốt lõi của bà là rút Vương quốc Anh ra khỏi khối EU và hàn gắn những chia rẽ trong nước.

Bà May để lại một đất nước bị chia rẽ sâu sắc trong khi giới tinh hoa chính trị đang bế tắc về cách thức, thời điểm hoặc liệu có nên rời khỏi EU hay không.

Hầu hết các ứng cử viên hàng đầu cho việc kế nhiệm bà May đều muốn có một thỏa thuận rút khỏi EU “rắn” hơn, cho dù EU đã tuyên bố sẽ không đàm phán lại về thỏa thuận mà khối này đã ký kết với Anh vào tháng 11.

Boris Johnson và thủ tướng Anh Thereasa May

Boris Johnson, gương mặt đại diện cho chiến dịch chính thức vận động về Brexit năm 2016, là nhân vật được yêu thích để kế nhiệm bà May và ông đã cảm ơn bà về “sự phục vụ đất nước tuyệt vời” của bà.

Thị trường cá cược cho rằng ông Johnson có xác suất 40% sẽ giành được chức thủ tướng.



samedi 18 mai 2019

KINH DOANH : Tập đoàn AUCHAN rút khỏi Việt Nam


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo Dân trí 18/05/2019 - Sau nhiều năm vào Việt Nam, việc kinh doanh không hiệu quả đã khiến nhà bán lẻ đến từ Pháp - Auchan Retail “ngậm ngùi” rút khỏi Việt Nam. Nhà bán lẻ này đã từng phải nhiều lần thay đổi nhận diện thương hiệu tại Việt Nam. Nhưng việc đổi tên đã không giúp cho Auchan có một tương lai sáng hơn ở Việt Nam… 



Đổi tên không đổi được vận

Sau 5 năm có mặt tại Việt với nhiều tham vọng, tập đoàn bán lẻ Pháp Auchan Retail vừa xác nhận bán 18 cửa hàng tại Việt Nam. Mảng kinh doanh của họ tại Việt Nam đạt doanh thu 45 triệu euro (50,4 triệu USD) năm ngoái và vẫn đang thua lỗ.

Nguyên nhân rút khỏi thị trường Việt Nam được xác định chủ yếu do kết quả kinh doanh của Auchan không đạt kế hoạch, thua lỗ.

Tập đoàn này được biết đến là một nhà bán lẻ lớn nhất thế giới với gần 330.000 nhân viên có mặt trên 17 quốc gia, là nhà phân phối thực phẩm đứng hàng thứ 12 trên thế giới, hàng thứ 4 thế giới trong số các nhà phân phối lẻ có mặt trên nhiều quốc gia nhất với 4000 cửa hàng và với 67 % doanh số thu được đến từ các cửa hàng ngoài nước Pháp.

Năm 2012, “đại gia” này bắt đầu tấn công thị trường Việt Nam với việc chọn CT Group và Mipec làm đối tác chiến lược ở 2 miền Nam Bắc. Năm 2015, Auchan chính thức có mặt tại Việt Nam và tính đến thời điểm này đã mở được 20 đại siêu thị và siêu thị mini tại TP. HCM, Hà Nội và Tây Ninh.

Auchan từng lên kế hoạch đầu tư 500 triệu USD vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Cuối năm ngoái, đại diện Auchan tại Việt Nam còn cho biết họ đặt mục tiêu tăng số lượng cửa hàng tại Việt Nam lên 300 trong vòng bốn năm tới, tập trung ở hai khu vực chính là Hà Nội và TP.HCM.

Mặc dù tham vọng là rất lớn nhưng tính đến nay, số lượng siêu thị được đưa vào hoạt động tại Việt Nam là khá khiêm tốn, ít hơn nhiều so với các đối thủ như BigC hay Vinmart… Nhà bán lẻ này cũng đã phải nhiều lần thay đổi nhận diện thương hiệu tại Việt Nam. Trước đây là S.Mart, sau đó được đổi thành Simply, nay là Auchan.

Tuy nhiên với việc phải ngậm ngùi rút khỏi thị trường sau khi đặt nhiều kỳ vọng thì xem ra đổi tên đã không khiến Auchan đổi được vận.


Quảng bá kém?

Khi kế hoạch bán lại chuỗi siêu thị Auchan ở Việt Nam được truyền thông đưa tin, khá nhiều độc giả cho biết họ chưa biết đến thương hiệu này. Phải chăng khâu quảng bá của Auchan chưa thyết phục?

Một độc giả gửi bình luận: “Mình tìm mua nhiều thứ trên website Auchan, mà cứ nghĩ Auchan không có ở Việt Nam, mãi cho tới khi vô tình đi qua trước siêu thị này mới biết nó có ở Sài Gòn. Phần lớn dân không biết đến siêu thị này thì bán hàng cho ai?”.

Thậm chí nhiều khách hàng cho biết họ không biết Auchan đến từ Pháp mà “nghĩ” nhà bán lẻ này có xuất xứ từ… Trung Quốc. Một số khách hàng khác đã từng đến hệ thống siêu thị Auchan còn cho biết, hàng hoá ở đây chưa được đa dạng và đặc biệt chỗ gửi xe khá hạn chế…

Việc phân tích nguyên nhân đẩy Auchan vào cảnh phải “bán mình” cần sự nhận định sâu sắc hơn từ giới chuyên gia cũng như chính những nhà quản trị của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, với những bình luận từ chính các khách hàng là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua, bởi họ chính là những người trực tiếp tạo nên thành công của một thương hiệu.

Bên cạnh những yếu tố tự thân như khâu quảng bá, sản phẩm hàng hoá thì cũng cần nói tới sự khắc nghiệt trong lĩnh vực bán lẻ. Bức tranh bán lẻ hiện đại theo ông Phạm Đình Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái không màu hồng. "Lỗ" và “lỗ” là từ được vị này nhắc lại rất nhiều lần.

"Tất cả các siêu thị đều lỗ, các cửa hàng tiện ích càng lỗ. Thương mại điện tử cũng lỗ, doanh nghiệp lớn thì lỗ vài nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp nhỏ thì vài trăm tỷ đồng", ông Phạm Đình Đoàn nói và cho biết cuộc đua "đốt tiền" đang diễn ra khốc liệt nhằm tranh giành thị phần.

Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho biết sự quá dồi dào và đa dạng của hàng hoá, cả nội địa và nhập khẩu, tạo ra sự dư tồn của doanh nghiệp buộc họ phải bán chấp nhận lỗ, tạo thành mặt bằng giá thấp cho hầu hết các các siêu thị.

Các doanh nghiệp muốn có lãi phải mua nhiều bán nhiều, mua rẻ bán rẻ. Theo đó, các cửa hàng tiện ích phải có khoảng 300 cửa hàng hay các siêu thị thì phải đạt số lượng từ 20 – 30 mới đạt đến điểm hòa vốn. Do đó, thời điểm gia nhập, phát triển thị trường, hầu hết doanh nghiệp đều gặp khó khăn.

"Trừ rất ít doanh nghiệp có truyền thống lâu đời có lãi, còn doanh nghiệp quy mô nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm thì lỗ rất nhiều, kể cả doanh nghiệp nước ngoài", ông Đoàn nói.





mardi 14 mai 2019

THẾ GIỚI : đường dây kết hôn giả do người Việt cầm đầu


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Texas bắt 50 người trong đường dây kết hôn giả do người Việt cầm đầu

Theo zing.vn 14/05/2019 - Truyền thông Mỹ cho biết luật sư gốc Việt tên Nguyen Le Thien Trang, tham gia đường dây kết hôn giả ở Texas vừa bị phanh phui, là cộng sự một hãng luật và thường lên truyền hình.


Giới chức Mỹ vừa triệt phá đường dây môi giới và dàn xếp kết hôn giả cho người gốc Việt tại bang Texas. Trong danh sách gần 100 đối tượng bị truy tố, nổi bật có luật sư gốc Việt tên "Trang Le Nguyen", hay còn được gọi là "Nguyen Le Thien Trang", 45 tuổi.

Thông báo của Cơ quan Nhập cư và Hải quân Mỹ (ICE) cho biết Trang sống tại khu vực Pearland, Texas. Nữ luật sư gốc Việt bị truy tố các tội danh "gây khó và cản trở quá trình thực thi pháp luật, tác động đến nhân chứng, nạn nhân hoặc người mật báo". Mức án tối đa cho mỗi tội danh này là 10 năm tù.

Luật sư gốc Việt Nguyen Le Thien Trang 
trong một video tư vấn luật nhập cư đăng tải trên mạng xã hội.


Chuyên gia về luật nhập cư

Theo mô tả của trang tin chuyên về luật ở Texas, Trang là giám đốc quản lý tại hãng luật Pham & Nguyen Law Group ở thành phố Houston, bang Texas. Hãng bắt đầu hoạt động từ năm 1996, cơ sở nằm ở phía tây nam của thành phố.

Trang chủ của hãng luật (phamnguyenlaw.com) mô tả hãng nhận xử lý nhiều vấn đề dân sự, "từ tranh chấp thương mại, bồi thường cá nhân, các vấn đề gia đình, phá sản, di chúc, tại ngoại, bất động sản, quỹ tín thác và nhập cư".

Phần thông tin của cô Trang trên trang chủ hãng luật cho biết, nữ luật sư gốc Việt tốt nghiệp Trường Luật Nam Texas. Cô được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Texas vào năm 2011, theo hồ sơ hội luật gia của bang. Tại hãng luật, Trang phụ trách các vấn đề về kinh doanh quốc tế, đầu tư và luật nhập cư tại Mỹ.

"Luật sư sử dụng thành thạo cả tiếng Việt và tiếng Anh", phần giới thiệu trên trang mạng của hãng luật nhấn mạnh.

Trang cũng tham gia tổ chức nội dung và dẫn chương trình thảo luận và tư vấn pháp lý trên một kênh truyền hình tại địa phương dành cho người Mỹ gốc Việt.

Nữ luật sư gốc Việt còn sở hữu và điều hành một công ty xuất nhập khẩu tại Houston với tên đăng ký kinh doanh là Công ty cổ phần Taura. Doanh nghiệp này chuyên nhập khẩu dầu và khí đốt, đồng thời tham gia kinh doanh xuất khẩu. Cô tự giới thiệu mình tham gia tổ chức và vận động quyên góp cho nhiều hoạt động từ thiện.


Cáo trạng của cơ quan công tố ở Houston truy tố đường dây kết hôn giả. 


"Tuyển dụng" công dân Mỹ kết hôn giả

Theo mô tả trong cáo trạng, luật sư Nguyen Le Thien Trang là người chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho ít nhất một trường hợp kết hôn giả. Cô bị cáo buộc gian lận bưu tín vì những hành vi như: sử dụng trạm bưu tín để gửi hồ sơ dàn dựng vụ kết hôn giả và gửi những hồ sơ có chữ ký giả, lời khai gian dối, các địa chỉ, người ở chung và xác nhận việc làm không tồn tại trên thực tế.

Cô cũng bị cáo buộc cản trở một phiên họp Đại bồi thẩm đoàn cấp liên bang vào ngày 26/3/2019. Trang xúi giục một nhân chứng bỏ trốn, không tiếp tục cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra. Nhân chứng được mô tả là một phụ nữ, cũng tham gia vào một trong những vụ kết hôn giả được tổ chức bởi đường dây tại Houston.

Nữ luật sư gốc Việt đã yêu cầu nhân chứng không di chuyển bằng đường hàng không để tránh bị lực lượng chấp pháp liên bang phát hiện. Hành động này khiến Trang bị truy tố thêm tội danh tác động đến nhân chứng. Mỗi tội danh này có thể chịu mức án từ 10-20 năm tù giam.

Trang cũng được mô tả là nhân vật tìm kiếm và "tuyển dụng" công dân Mỹ để kết hôn giả với người ngoại quốc, theo đài truyền hình địa phương KHOU 11.

Nhóm tội phạm chuẩn bị và cung cấp cho những cặp đôi tham gia đường dây những album ảnh cưới giả. Ảnh: Cơ quan Nhập cư và Hải quan Mỹ (ICE).


Đường dây kết hôn giả 6 năm đầy tinh vi

Văn phòng công tố tại quận Nam Texas cho biết 96 đối tượng bị truy tố với 206 tội danh liên quan đến đường dây dàn xếp kết hôn giả. Tính đến ngày 13/5/2019, đã có ít nhất 50 người bị bắt giữ.

Truyền thông địa phương cho biết một nửa số nghi phạm được liệt kê trong hồ sơ truy tố dài 206 trang đều là người gốc Việt. Một nửa còn lại là công dân Mỹ được "tuyển dụng" để kết hôn trên giấy tờ.

Đứng đầu đường dây kết hôn giả là Ashley Yen Nguyen, còn được gọi là "Duyen", 53 tuổi. Đầu não nhóm dàn xếp kết hôn giả nằm tại thành phố Houston, bang Texas. Cảnh sát đã tiến hành khám xét ngôi nhà của Duyen tại Houston và tịch thu nhiều giấy tờ cùng album ảnh cưới giả mạo.

Hồ sơ truy tố vụ án vẫn được bảo mật do chưa bắt giữ toàn bộ các nghi phạm. Cơ quan điều tra cho biết đường dây kết hôn giả này bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2013. Nhóm môi giới thu 50.000-70.000 USD để nam hoặc nữ ngoại quốc kết hôn giả với công dân Mỹ.

Sau khi các bên đã chấp nhận thỏa thuận, nhóm sẽ bao thầu việc chuẩn bị giấy tờ giả đến các cơ quan chuyên trách về nhập cư, bao gồm các hồ sơ thuế và việc làm. Nhóm cũng chuẩn bị và cung cấp cho những cặp đôi này album ảnh cưới giả, đánh lừa mọi người rằng cặp đôi đã tổ chức đám cưới chứ không chỉ ra tòa ký giấy tờ kết hôn.

"Những người này kết hôn kèm với một thỏa thuận tài chính, nhằm mục đích chính là qua mặt những điều luật về nhập cư của Mỹ", thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.