Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật.
Bốn người khách vốn thuộc hạng văn thi sĩ ... vào một quán nhậu. Họ lên lầu cho kín đáo và yên tĩnh. Mới ngồi xuống ghế, đã có một cô khoảng chừng 20 tuổi nhanh nhẹn bước vào hỏi thăm xã giao.
Trong khi chọn món ăn, cô chiêu đãi viên tiến lại gần bốn vị khách và nhoẻn miệng cười tươi rói :
- “Em rót bia cho mấy anh nhé?”
Trước nụ cười tuyệt vời ấy, bốn vị khách nhìn qua nhìn lại tham khảo ý kiến lẫn nhau.
Sau đó, Anh A bắt đầu nói với cô gái:
- “Xin lỗi, em quí danh là gì, ở đâu, anh không nhớ nhỉ?”
Cô cười dịu dàng và trả lời:
- “Hỏi quê…rằng biển xanh dâu / Hỏi tên…rằng mộng ban đầu đã xa”. (xem GIẢI THÍCH)
Anh B nghe thế, vỗ đét đùi:
- “Úi chà ! Giỏi thơ thiệt ! Tuyệt vời. Rót bia đi”.
Cô cười trả lời:
- “Dạ . Cảm ơn quí anh”.
Anh C đon đả (vồn vã):
- “Lấy thêm ly. mời Em cùng ngồi uống cho vui”.
Cô cười trả lời:
- “Dạ”.
Thế là bàn có một bông hồng giữa đám sỏi đá.
Anh D mời tất cả cụng ly :
- “Coi bộ em giỏi thơ văn nhỉ !”.
Cô cười rất duyên :
- “Em cũng học mót chút ít để góp chuyện cho vui mà. Quí anh không thấy phiền chứ? Chắc quí anh giỏi văn thơ lắm thì phải?”
Anh A xoa bụng, ưỡn ngực, cố tình khiêm tốn:
- “Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt”.
Cô cười dịu dàng và trả lời
- “Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”
Cả bàn nhốn nháo hẳn lên, vui như cá gặp nước. Họ là nhà giáo, nhà thơ , nhà văn cả … hớn hở cụng ly chờ đợi cuộc vui.
1. "Gậy ông đập lưng ông"
Cô gái cười, cất giọng oanh vàng :
- “Nếu có một ông khỏa thân, cõng một ông cũng khỏa thân…
Câu tục (ngữ) nào tả được cảnh này?”.
Bốn vị khách không tìm ra câu tục (ngữ) nói về trường hợp hy hữu này !!!!!!!
Anh C thẳng thắn :
- “Chúng tôi thua. Cô giảng đi. Nếu đạt yêu cầu văn học, chúng tôi uống mãi bia Heineken/Tiger đến chiều”.
Cô bình tĩnh giải thích:
- “Quân tử nhất ngôn đấy nhá. Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân…Lúc ấy, tục (ngữ) nói rằng: “Gậy ông đập lưng ông”.
Bốn vị khách có về khâm phục cô gái:
- “Úi trời ! Đúng quá”
2. "Chim sa cá lặn"
Cả bàn cười rộ . Vừa rót thêm bia, cô gái vừa đố tiếp tục :
- “Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục (ngữ) nói sao nào?”
Bốn khuôn mặt của bốn vị khách vẫn cứ tiếp tục nhăn nhíu. Họ lại bí rị… Yêu cầu cô giải đáp.
Cô cười tủm tỉm, đáp:
- “Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh: “Chim sa cá lặn”.
Cả bàn cười vang như pháo tết.
- “Úi trời ! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim hãi quá phải lặn là cái chắc !”
3. "Trứng chọi đá"
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
- “Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục (ngữ) bảo sao nào?”
Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích :
- “Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục (ngữ) phán rằng: “Trứng chọi đá !”
Cả bàn cười vang. Anh D tuy thua nhưng vẫn hăm hở:
- “Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không?"
4. "Đất lành chim đậu"
Cô gái cười và đố tiếp :
- “Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi tiểu, tục (ngữ) bảo sao nào?”
Bốn khuôn mặt sáng lán lại nhăn nhíu thảm thương. Họ tiếp tục bí rị…Đòi cô ta cho đáp án.
Cô gái trả lời ngay:
- “Ông khỏa thân ngồi tiểu, tục (ngữ) gọi là “Đất lành chim đậu”.
Cả bàn cười rộ:
- "Chà! Quả là vui quá hỉ!"
* * * 4 vị khách còn kém về “tục"... ngữ nhiều lắm!
Trình độ còn thua cô gái rất xa. * * *
GIẢI THÍCH
Nhà thơ Bùi Giáng (17/12/1926 - 07/10/1998) có 4 câu thơ bí ẩn nổi tiếng:
Hỏi tên: Rằng biển xanh dâu
Hỏi quê: Rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi tên là một hai ba
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire