Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật.
- Sáng ngày 30/9/2021, các nhà lập pháp tại Thượng viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận, qua đó giúp chính phủ nước này phải đóng cửa vì hết ngân sách hoạt động.
- Các nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ ngày 7/10/2021 nhất trí nâng trần nợ quốc gia, vào thời điểm chỉ 2 tuần trước khi nước này có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
Mỹ lại đứng trước nguy cơ "vỡ nợ"
Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo Mỹ có thể vỡ nợ trong tháng 10/221 khi Bộ Tài chính cạn kiệt dự trữ tiền mặt và nợ công chạm ngưỡng trần 28.400 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen đang lo ngại về nguy cơ hết tiền của Chính phủ nước này nếu trần nợ quốc gia không sớm được nâng - Ảnh: Reuters.
Trong bài bình luận trên tờ Wall Street Journal, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Janet Yellen cho rằng, cuộc khủng hoảng tạo ra vì vỡ trần nợ công cộng với thiệt hại từ đại dịch Covid-19, sẽ khiến thị trường rung chuyển và đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trở lại.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ không đưa ra thời điểm dự báo có thể vỡ nợ nhưng mô tả thiệt hại kinh tế sẽ đổ xuống người tiêu dùng thông qua chi phí đi vay tăng cao và giá tài sản giảm. Trước đó, bà Yellen cảnh báo Mỹ có thể vỡ nợ trong tháng 10/2021 khi Bộ Tài chính cạn kiệt dự trữ tiền mặt và nợ công chạm ngưỡng trần 28.400 tỷ USD.
Bà Yellen lập luận, nợ công là để chi trả cho các nghĩa vụ chi tiêu trong quá khứ và việc chờ đợi nâng trần nợ công quá lâu cũng có thể gây thiệt hại. Bà dẫn chứng cuộc khủng hoảng nợ công năm 2011 đã đẩy chính phủ liên bang đến bờ vực vỡ nợ, dẫn tới bị hạ xếp hạng tín nhiệm.
Phe Cộng hòa đang từ chối ủng hộ nâng trần công, tuy nhiên, lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện, Jim Clyburn ngày 19/9/2021 cho rằng, phe Dân chủ có thể buộc phải thông qua tăng trần nợ công mà không có sự ủng hộ từ đảng Cộng hòa.
Ngân sách hiện nay sẽ hết hạn vào ngày 30/9/2021. Tuy nhiên, các quy định pháp lý vẫn sẽ hỗ trợ hoạt động của chính phủ cho đến cuối năm nay.
Nếu được thông qua, kế hoạch của đảng Dân chủ sẽ là đình chỉ việc áp dụng mức trần nợ công cho tới tháng 12/2022, sau kỳ bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ, cũng như duy trì hoạt động của chính phủ Mỹ cho đến cuối năm.
Trong khi đó, các nghị sĩ sẽ tiếp tục tranh luận về 2 dự luật chi tiêu lớn, gồm :
- một gói dành cho cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD trong 8 năm và
- một gói dành cho chương trình xã hội trị giá 3.500 tỷ USD trong 10 năm.
Tuy nhiên, số phận của kế hoạch này chưa rõ ràng khi đảng Cộng hòa tuyên bố không ủng hộ việc nâng trần nợ công.
Hiện đảng Dân chủ chiếm đa số trong Hạ viện Mỹ, nhưng lại chiếm ít ghế hơn tại Thượng viện. Điều này có nghĩa là đảng Dân chủ vẫn cần sự ủng hộ của một số thượng nghị sĩ Cộng hòa để thông qua kế hoạch trên.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đều khẳng định, các kế hoạch mà đảng Dân chủ công bố ngày 20/9/2021 có thể giúp chính phủ tránh rơi vào tình trạng đóng cửa không cần thiết, đồng thời coi đây là các quy định pháp lý cần phải được thông qua.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố mới đây, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell nhắc lại không ủng hộ quan điểm của đảng Dân chủ. Trước đó, chính quyền ông Joe Biden cảnh báo, Mỹ sẽ phải đối mặt với một "thảm họa kinh tế" nếu quốc hội không đạt được thỏa thuận về tăng mức trần nợ công.
Chính phủ Mỹ lại đứng trước nguy cơ "đóng cửa"
Văn phòng quản lý ngân sách ngày 7/9/2021 kêu gọi quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu ngắn hạn do quỹ hiện tại sẽ hết vào cuối tháng 9/2021.
Quyền Chủ tịch Văn phòng quản lý ngân sách của Nhà Trắng, bà Shalanda Young đã gửi đề xuất chi tiêu “khẩn cấp” tới quốc hội, kêu gọi gia hạn quỹ chính phủ trong thời gian ngắn để chính phủ không phải đóng cửa một phần từ ngày 1/10/2021 tới.
Theo đạo luật đã được thông qua trước đây, quỹ chính phủ sẽ hết vào cuối tháng 9/2021. Điều này có nghĩa các nghị sĩ sẽ cần thông qua giải pháp tiếp nối ngắn hạn (CR) để tạm thời gia hạn quỹ này thêm một thời gian nữa trước khi tài khóa 2022 bắt đầu.
Trong đề xuất chi tiêu gửi quốc hội, bà Young viết: “Chúng tôi cũng kêu gọi quốc hội bổ sung thêm ngân sách vào quỹ chính phủ để giúp giải quyết hai vấn đề khẩn cấp khác là ứng phó với các trận thiên tai gần đây cũng như thực hiện các cam kết của chúng ta đối với người tị nạn Afghanistan và các đối tác”.
Cụ thể, Nhà Trắng đề nghị
- dành 14 tỷ USD để hỗ trợ khắc phục hậu quả từ các trận thiên tai xảy ra trước trận bão Ida,
- đồng thời dành riêng 10 tỷ USD để hỗ trợ giải quyết hậu quả trận siêu bão này.
- Ngoài ra, còn 6,4 tỷ USD dành cho việc tái định cư hàng chục nghìn người Afghanistan sang Mỹ tị nạn.
Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh các nghị sĩ Đảng Dân chủ đang thảo luận về dự luật ngân sách khoảng 3.500 tỷ USD dự kiến trình quốc hội trong tháng này.
Gói ngân sách này sẽ cải tổ mạng lưới an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển các chương trình chống biến đổi khí hậu mới, tăng thuế doanh nghiệp và một số ưu tiên khác của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Gói giải pháp thứ ba trị giá 1.000 tỷ USD dành cho cơ sở hạ tầng, được cả đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ, đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 8/2021 nhưng vẫn chưa được Thượng viện phê chuẩn và chưa được ký ban hành thành luật.
BÌNH LUẬN
Điều đáng nói là cuộc tranh cãi về trần nợ trong Quốc hội Mỹ diễn ra vào một thời điểm không mấy thuận lợi đối với kinh tế Mỹ. Biến chủng Delta của Covid-19 đang khiến sự phục hồi kinh tế Mỹ chậm lại, thể hiện rõ qua sự giảm tốc mạnh của thị trường việc làm nước này trong tháng 8/2021 vừa qua. Ngoài ra, lạm phát vẫn đang ở mức cao do các công ty chật vật ứng phó với các nút thắt trong chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu nhân công khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
Nói cách khác, ngay một cuộc khủng hoảng trần nợ - chứ đừng nói gì đến một vụ vỡ nợ thực sự - là điều không nên có đối với kinh tế Mỹ vào thời điểm này.
Biển hiệu "Ngừng" trước Nhà Trắng khi Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần do dự luật chi tiêu của Chính phủ không được Quốc hội phê chuẩn, ngày 27/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu ngân sách không được thông qua đúng kỳ hạn, hàng trăm ngàn nhân viên liên bang sẽ không được trả lương và chính phủ phải làm việc không công cho đến khi quốc hội thông qua một biện pháp tài trợ mới.
Nếu không tăng trần nợ công hoặc đạt thỏa thuận tạm hoãn giới hạn mức trần nợ công, chính phủ Mỹ có thể đối diện với một vụ vỡ nợ lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử và dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế. Việc cạn kiệt ngân sách khiến chính phủ không thể thanh toán các hóa đơn và trì hoãn các khoản thanh toán của liên bang, bao gồm gói an sinh xã hội và các khoản thanh toán tín dụng thuế trẻ em hàng tháng. Điều này thể ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn.
THAM KHẢO
Janet Yellen
https://vi.wikipedia.org/wiki/Janet_Yellen
Chuck Schumer
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuck_Schumer
Nancy Pelosi
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nancy_Pelosi
Mitch McConnell
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mitch_McConnell
Chính phủ Mỹ lại đứng trước nguy cơ… hết tiền
https://vneconomy.vn/chinh-phu-my-lai-dung-truoc-nguy-co-het-tien.htm
Đảng Cộng hoà đẩy chính phủ Mỹ vào nguy cơ đóng cửa
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/dang-cong-hoa-day-chinh-phu-my-vao-nguy-co-dong-cua-20210928133925317.htm
Mỹ có thể thoát nguy cơ đóng cửa chính phủ nhưng vẫn đối diện vỡ nợ
https://tuoitre.vn/my-co-the-thoat-nguy-co-dong-cua-chinh-phu-nhung-van-doi-dien-vo-no-20210930104927269.htm
Thượng viện Mỹ đạt thỏa thuận tránh nguy cơ chính phủ phải đóng cửa
https://baotintuc.vn/the-gioi/thuong-vien-my-dat-thoa-thuan-tranh-nguy-co-chinh-phu-phai-dong-cua-20210930111057437.htm
Phe Cộng hoà nhượng bộ, trần nợ Mỹ tạm thời được nâng
https://vneconomy.vn/phe-cong-hoa-nhuong-bo-tran-no-my-tam-thoi-duoc-nang.htm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire