mercredi 15 juillet 2020

PHÁP LUẬT : Các quan chức VN phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Nhiều bị can trong các vụ án lớn nhanh chân bỏ trốn trước khi bị khởi tố, đến nay phần lớn đã bị đưa ra xét xử nhưng một số vẫn chưa truy bắt được.

Trước cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, nhiều trường hợp như Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng, Phan Văn Anh Vũ... đã bỏ trốn khi CQĐT quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.


Truy nã cựu nữ Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa

Ngày 12/7/2020, sau khi không xác định được bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương ở đâu để thực hiện lệnh bắt tạm giam, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra lệnh truy nã bị can.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, đến nay, bị can bỏ trốn, thời hạn điều tra vụ án đã hết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can.

Khi nào bắt được bị can Hồ Thị Kim Thoa sẽ tiến hành phục hồi điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Vũ Huy Hoàng, bà Hồ Thị Kim Thoa.

Bà Thoa trước đó bị khởi tố cùng cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Phan Chí Dũng về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan đến khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (Q1 - TPHCM).

Bị can Hồ Thị Kim Thoa đang bỏ trốn. Ảnh: TTXVN.

Trao đổi với PV vào ngày 14/7/2020, một đại diện Bộ Công an cho biết, hiện nay, cơ quan CSĐT Bộ Công đã có lệnh truy nã và sẽ thực hiện các biện pháp để có thể sớm xác định, truy bắt bị can về xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Về việc Bộ Công an đã thông báo với phía Interpol để tiến hành truy nã quốc tế bà Thoa chưa? Vị đại diện Bộ cho hay, việc này sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục liên quan.


Cựu Cục trưởng Dương Chí Dũng bỏ trốn 4 tháng và bị bắt tại Campuchia

Tháng 5/2012, cơ quan điều tra khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, thời điểm đó là Cục trưởng Cục Hàng hải về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Vinashin.

Lệnh truy nã đặc biệt và quốc tế Dương Chí Dũng sau đó được Bộ Công an phát đi.

Ngày 17/5/2012, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an (C48) đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án. Đồng thời ra quyết định khởi tố bị can về tội "cố ý làm trái...", bắt tạm giam đối với Dương Chí Dũng.

Bị cáo Dương Chí Dũng tại tòa.

Tuy nhiên, khi cơ quan công an đến nơi làm việc, nơi cư trú của Dương Chí Dũng để tống đạt quyết định thì không thấy bị can. Chiều cùng ngày, cơ quan điều tra xác định bị can đã bỏ trốn.

Ngày 18/5/2012, C48 ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc đối với bị can Dương Chí Dũng.

Theo dự định, Dương Chí Dũng sẽ trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch khu vực cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, sau đó sang Mỹ. Do không được nhập cảnh vào Mỹ, ngày 27/5/2012, Dũng buộc phải quay lại Campuchia.

Ngày 4/9/2012, Dũng bị cơ quan chức năng Campuchia và Việt Nam bắt giữ, sau 4 tháng lẩn trốn.

5 tháng sau (ngày 22/2/2013), người em trai Dương Tự Trọng bị bắt khi đang giữ chức Phó cục trưởng Cục cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội, Bộ Công an.

Ngày 16/12/2013, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc tử hình về tội "tham ô", 18 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp hình phạt là "tử hình".


5 năm truy bắt Giang Kim Đạt

Trước khi vụ án tiêu cực tại Vinashin bị khởi tố, Giang Kim Đạt (nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Tập đoàn Vinashin - Vinashinlines) đã nhanh chân trốn ra nước ngoài.

Bị cáo Giang Kim Đạt tại tòa.

Ngày 23/8/2010, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ra quyết định khởi tố, truy nã bị can với Đạt và ngày 8/11/2010 gửi thông báo truy nã đến Interpol.

Ngày 7/7/2015, Đạt bị bắt ở Campuchia và dẫn giải về Việt Nam. Sau đó, Giang Kim Đạt đã bị tòa án tuyên mức án tử hình về tội Tham ô tài sản.


Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau gần 1 năm bị truy nã

Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Ngày 16/9/2016, Cơ quan CSĐT ra ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Bộ Công an đã truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh. Bị can Trịnh Xuân Thanh được xác định bỏ trốn ngày 16/9/2016.

Đến chiều 31/7/2017, Bộ Công an đã phát đi thông báo chính thức cho biết, Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.

Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật. Sau đó, tại 2 vụ án được đưa ra xét xử, Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên mức án chung thân.


Phan Văn Anh Vũ và gần 1 tháng bỏ trốn

Tối 22/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã công bố Quyết định khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ.

Khi xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú và không biết bị can đang ở đâu, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra Quyết định truy nã ký ngày 21/12/2017.

Theo đó, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố do có hành vi "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước".

Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố do có hành vi "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước"

Cuối tháng 12/2017, Phan Văn Anh Vũ được xác định, vi phạm Luật Di trú của Singapre và bị trục xuất. Bộ Nội vụ Singapore cho hay, người mang quốc tịch Việt Nam Phan Van Anh Vu bị tạm giữ ngày 28/12/2017.

Những ngày đầu tháng 1/2018, Vũ đã bị trao trả về Việt Nam. Ngay sau đó, các phiên tòa đã được mở để xét xử Vũ cùng các đồng phạm ở Bộ Công an, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng...

Đến nay, với nhiều bản án đã được tuyên, Phan Văn Anh Vũ phải chịu tổng hình phạt chung là 30 năm tù (mức án cao nhất cho tù có thời hạn) và hàng nghìn tỷ đồng.


Truy nã quốc tế Vũ Đình Duy

Tháng 5/2018, sau khi xác định bị can Vũ Đình Duy, cựu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTEX) bỏ trốn, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã số 67/ANĐT-P4: Truy nã đối với Vũ Đình Duy.

Bị can Vũ Đình Duy.

Theo đó, Vũ Đình Duy bị khởi tố về tội danh bị khởi tố: "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ". Tuy nhiên, Vũ Đình Duy đã bỏ trốn vào ngày 22/10/2016.

Cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt đồng thời đề nghị Tổ chức Interpol truy nã quốc tế.




BÌNH LUẬN

Công tác phòng - chống tham nhũng của năm qua cho thấy, việc tự kiểm tra để phát hiện tham nhũng của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế; việc phát hiện tham nhũng chủ yếu qua dư luận xã hội, đơn thư tố cáo, báo chí phản ánh, hoặc khi cơ quan chức năng thực hiện thanh tra mới phát hiện sai phạm.

Công tác tranh tra, điều tra đối với một số vụ việc hiệu quả chưa cao; việc xử lý hành vi tham nhũng trong một số trường hợp còn chậm, gây dư luận không tốt.

Tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn diễn ra ở một số đơn vị, địa phương. Tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính ngân sách, vốn và tài sản nhà nước, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, ngân hàng trong thời gian tới cũng là những lĩnh vực có nguy cơ cao.














Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire