lundi 18 juin 2018

SỨC KHOẺ : Lợi ích và tác hại của Nghệ


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Nghệ là một không chỉ làm gia vị mà còn có nhiều tác dụng khác trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng quá nhiều nghệ hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây ra tác một số tác dụng phụ.


Nghệ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như protein, chất xơ, niacin, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, natri, kali, canxi, đồng, sắt, magiê và kẽm.


Nguồn gốc của cây nghệ 

Nghệ (Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), có củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ, và cần nhiệt độ từ 20 độ C đến 30 độ C (68 độ F và 86 độ F) và một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển mạnh. Cây được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ, và được nhân giống từ một phần trong số củ đó vào mùa sau.

Cánh đồng nghệ ở một ngôi làng Ấn Độ.

Khi không được sử dụng ngay, củ được luộc trong khoảng từ 30 đến 45 phút và sau đó đem sấy khô trong lò nóng. Sau đó chúng được nghiền ra thành một loại bột có màu vàng cam sậm mà thường được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực Tamil và kể cả các loại cà ri, hoặc để nhuộm màu, tạo màu cho các loại gia vị mù tạc. Thành phần hoạt động của nó là chất curcumin với hương vị hơi cay nóng, hơi đắng, có mùi mù tạc, và ‘mang hương vị của đất’ một cách khác biệt. Curcumin là tâm điểm thu hút vì tính năng chữa bệnh tiềm tàng với một số các chứng bệnh, bao gồm ung thư, Alzheimer, tiểu đường, dị ứng, viêm khớp, và các loại bệnh mãn tính khác. Ấn Độ là nước sản xuất nghệ chính, với những tên gọi theo vùng tùy vào ngôn ngữ và quốc gia.

Vì nghệ là một hợp chất thực vật tự nhiên, nên nó không mang tính độc quyền để được cấp bằng sáng chế riêng.


Lợi ích từ củ nghệ

Curcumin, một trong những thành phần chính của nghệ, có tác dụng chống viêm. Trong khi đó, tất cả các bệnh về cơ bản đều bắt đầu với viêm, từ viêm nướu trong miệng đến bệnh tim, do đó, bổ sung một thìa cà phê nghệ một ngày có thể là một điều tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lý do tại sao nghệ xứng đáng chiếm một chỗ trên giá gia vị của bạn.


1. Củ nghệ có thể giúp cải thiện trí nhớ

Nghiên cứu được thực hiện ở các quần thể người châu Á đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều cà ri có sự cải thiện về nhận thức (thông qua các xét nghiệm đo lường trí nhớ, sự chú ý…) hơn so với những người không ăn nhiều gia vị này. Các nhà khoa học đã ghi nhận lợi ích này đối với nghệ, và đó là lý do nghệ là một phần quan trọng trong chế độ ăn của người châu Á.

Các nghiên cứu gần đây càng nhấn mạnh thêm điều này. Ví dụ, một nghiên cứu hồi tháng 3/2018 được thực hiện ở những người từ 51 đến 84 tuổi cho thấy rằng, những người dùng một chất bổ sung curcumin 90 milligram hai lần một ngày trong 18 tháng đã tăng cường trí nhớ so với những người dùng giả dược. Mặc dù, vẫn cần nhiều nghiên cứu nữa để xác nhận điều này, nhưng các nhà khoa học tin rằng tác dụng chống viêm của chất curcumin có thể bảo vệ não khỏi các bệnh liên quan đến trí nhớ như bệnh Alzheimer.


2. Nghệ có thể ngăn ngừa bệnh tim

Y học hiện đại cũng đã chứng minh nghệ giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, chứng phì đại tim, hồi phục chức năng tim và giảm việc hình thành sẹo.

Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pharmacology của Mỹ cũng cho thấy, không những nghệ giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch mà chiết xuất curcumin từ nghệ còn giúp giảm 65% nguy cơ đau tim ở những người mới trải qua phẫu thuật tim. Trong quá trình phẫu thuật kéo dài làm thiếu lưu lượng máu, cơ tim có thể bị hư hỏng do thiếu nguồn cung cấp máu, chiết xuất curcumin từ nghệ đã được đưa vào sử dụng cho những bệnh nhân này để hỗ trợ chống viêm, làm giảm các cơn đau và co thắt ở tim.

3. Củ nghệ giúp chống lại một số bệnh ung thư

Một đánh giá năm 2015 được công bố trên tạp chí Molecules kết luận rằng chất curcumin có khả năng chống lại một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết nghiên cứu về vấn đề này được tiến hành trong các nghiên cứu in vitro, đã chứng minh curcumin giúp ngăn chặn hoặc làm chậm hoạt động của một số tế bào ung thư.


4. Củ nghệ giúp giảm đau xương khớp

Viêm xương khớp là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng khuyết tật ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 30,8 triệu người Mỹ. Một đánh giá nghiên cứu năm 2016 của các nhà khoa học cho thấy, uống curcumin trong 4 tuần có thể giúp giảm đau xương khớp có thể so sánh với việc dùng NSAID hoặc glucosamine.


5. Nghệ là một gia vị lành mạnh

Thức ăn chế biến có nghệ sẽ thêm phầm hấp dẫn, tạo cảm giác ngon miệng…  bởi màu sắc vàng óng của nghệ.

Nghệ được trồng khắp Ấn Độ và các vùng khác của châu  Á; là thành phần chính trong bột cà ri, chế biến món ăn, và làm sinh tố, sữa nghệ…

Dawn Jackson Blatner, một chuyên viên dinh dưỡng và là tác giả của The Superfood Swap cho biết: Bất cứ khi nào bạn cần các loại thực phẩm có màu sắc rực rỡ, bạn sẽ nghĩ đến những hợp chất có trong thực vật, nó lành mạnh và an toàn, trong đó có màu vàng sáng trong củ nghệ…


Tác hại khi dùng nghệ không đúng cách

Mặc dù nghệ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây ra tác một số tác dụng phụ nhất định.

Mặc dù không có quy định cụ thể về việc nên dùng bao nhiêu nghệ mỗi ngày vì loại thực phẩm này không được coi là chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng theo các chuyên gia sức khỏe thì một người lớn khỏe mạnh có thể bổ sung 300-500mg nghệ mỗi ngày.

Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều nghệ nếu bạn bị bệnh sỏi mật hoặc các bệnh sỏi khác. Nếu bạn đang dùng aspirin, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng nghệ vì nó là một tác nhân gây ảnh hưởng đến lượng tiểu cầu (ngăn chặn hình thành cục máu đông). Những người mới trải qua phẫu thuật cũng nên tránh dùng nghệ.

Dưới đây là một số tác dụng phụ của nghệ mà bạn cần tham khảo:

Đau bụng

Do có tính cay, dùng nghệ trong một thời gian dài có thể gây ra đau bụng. Để tránh tác dụng phụ này, bạn nên dùng bột nghệ để có thể dễ dàng tan trong ruột, các chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non nhiều hơn và giảm khó chịu cho dạ dày .


Kích thích tử cung

Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại cho em bé.


Khó hấp thụ

Bổ sung nghệ theo đường uống thường khó hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong nghệ. Tuy nhiên, điều này có thể được khắc phục bằng cách bổ sung vitamin tổng hợp có chứa piperine - một thành phần hoạt chất giúp thúc đẩy sự hấp thụ nghệ. Nhờ vậy, bạn có thể nhận được tất cả những lợi ích sức khỏe của nghệ.


Gây chảy máu

Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nó có thể dẫn đến chảy máu. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi dùng nghệ. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc tránh dùng nghệ.


Tiêu chảy và buồn nôn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi , buồn nôn do nó có tính cay và kích thích dạ dày. Vì vậy, hãy giảm liều hoặc tránh dùng nghệ nếu bạn bị tiêu chảy và buồn nôn.

Một số lưu ý khi dùng nghệ:

- Không dùng tinh bột nghệ với thuốc tây cùng lúc để đề phòng trường hợp ảnh hưởng đến máu.

- Nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột nghệ vì tinh bột nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, vì vậy chỉ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh chứ không thể chữa rong kinh.

- Những người bị bệnh về dạ dày, đường ruột nên uống tinh bột nghệ đen (tinh bột nghệ đen mật ong nước lọc) trước bữa ăn.

- Không nên xem nghệ là thần dược vì nó chỉ có tác dụng khi sử dụng vừa phải. Chất curcumin mặc đù được biết đến với khả năng giảm viêm, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng quá nhiều cùng có thể gây ra tác dụng phụ là buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, gây ra thiếu sắt ở bệnh nhân mẫn cảm.

- Tiêu thụ curcumin liều cao còn kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone - một chất có tính kháng viêm cao. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều nghệ, khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire