Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Hội nghị G7
Nhóm G7 hay G-7 (viết tắt tiếng Anh: Group of Seven - viết tắt tiếng Pháp: Groupe des sept) là tập hợp bảy vị bộ trưởng tài chính của bảy nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhóm này thành hình vào năm 1976 khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia gồm: Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Hoa Kỳ. Bảy vị bộ trưởng này nhóm họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về chính sách kinh tế. Công việc cũng được hỗ trợ bởi những kỳ họp thường xuyên của các viên chức khác như thứ trưởng tài chính.
Trong năm 2008 G7 nhóm họp lần đầu vào ngày 11 tháng 4 ở Washington D.C. và lần thứ nhì vào ngày 10 tháng 10 cũng ở Washington D.C. để bàn về cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008. Nhóm này đã tuyên bố sẽ dùng "mọi biện pháp" để ngăn chặn cơn khủng hoảng.
Sau Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức, Tổng thống Trump một lần nữa bị các đồng minh cô lập tại Hội nghị thượng đỉnh G7 do các chính sách gây tranh cãi về thương mại.
"Điều khiến tôi lo lắng nhất là hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ đang gặp phải thách thức, không phải bởi những đối tượng thông thường mà lại bởi chính người đã xây dựng và bảo vệ nó lâu nay", ông Tusk nói.
Phát biểu trước khi G7 khai mạc, Tổng thống Trump từng nói muốn Nga quay trở lại sự kiện này. Tuy nhiên, quan điểm của ông Trump không được chào đón giữa các đồng minh. Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố các thành viên EU tại G7 "nhất trí điều đó không nên xảy ra".
Những tranh cãi và bất đồng giữa Mỹ và phần còn lại của G7 làm dấy lên nghi ngờ khả năng các nước không nhất trí được một tuyên bố chung của hội nghị. Tuy nhiên Tổng thống Trump cho biết ông tin rằng các lãnh đạo G7 vẫn sẽ đạt được tuyên bố chung.
Hội nghị thượng đỉnh G7 có sự tham dự của các nước công nghiệp phát triển gồm Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Italy, Canada và Nhật Bản. Hội nghị G7 năm 2018 được tổ chức tại Quebec, Canada.
G7 năm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đồng minh. Đầu tháng 6, chính quyền Trump bắt đầu áp 10% thuế nhôm và 25% thuế thép nhập khẩu lên các nước đồng minh, chấm dứt hai tháng miễn trừ. Quyết định này khiến Liên minh châu Âu, Canada và Mexico phản đối mạnh mẽ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire