Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Ngập úng ở đường Ni Sư Huỳnh Liên, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
(Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được thực hiện tại một khu vực dân cư thường xuyên bị ngập nước ven sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km. Đây là khu vực không có đê bao và hầu như không có hệ thống cống thoát nước, dẫn tới nhiều bùn bẩn tích tụ. Khu vực này cũng có nhiều người dân sinh sống và họ làm những căn nhà tạm bất hợp pháp.
Các đơn vị sẽ xây dựng một kênh bằng bêtông dài khoảng 8,1 km cùng với hệ thống cống thoát nước, từ đó tạo ra một khu vực rộng khoảng 61 ha. Hạng mục này dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Sau đó, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp nhận khu đất trên với diện tích tương ứng tổng số vốn đầu tư và xây dựng các tòa nhà chung cư 20 tầng. Dự kiến đến năm 2022, 24.000 căn hộ sẽ được hoàn thành.
Để thực hiện dự án này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ nhận tạm ứng từ phía Nhật Bản một khoản tiền dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng như đê bao, đường xá, cống thoát nước và thực hiện chính sách di dân.
Tuy nhiên, Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết, họ không tài trợ các khoản vay lãi suất thấp vào đầu năm 2017 cho dự án nêu trên và cũng không biết các công ty mà Nikkei liệt kê.
Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá là quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh. Khu vực bùn lầy dọc các con sông tại những thành phố lớn nếu được cải tạo sẽ đem lại những giá trị cao. Dự án được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là khá hiệu quả.
Không chỉ triển khai tại Việt Nam, mô hình dự án trên cũng được triển khai tại các nước Đông Nam Á như Myanmar, Campuchia. Dự án triển khai tại Việt Nam lần này sẽ là kinh nghiệm tham khảo để Nhật Bản triển khai tại các quốc gia khác./.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire