lundi 23 mai 2016

DU LỊCH : Chùa Ngọc Hoàng (chùa Phước Hải)


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Chùa Ngọc Hoàng


Ngôi chùa Tổng thống Mỹ Barack Obama dự định ghé thăm ở Sài Gòn

 có rất nhiều người đến hằng ngày


Chùa Ngọc Hoàng (hay còn gọi là chùa Phước Hải) nằm trên đường Mai Thị Lựu (quận 1) là nơi là Tổng thống Mỹ Barack Obama dự định ghé thăm khi đến TP.HCM.

Theo các tài liệu để lại, chùa Phước Hải do sư tổ Lưu Minh (người Trung Quốc) sang xây dựng vào năm 1892, đến năm 1900 thì hoàn thành và làm lễ khánh thành vào năm 1906. Theo thời gian chùa Phước Hải bị xuống cấp nên phải tiến hành trùng tu nhiều lần vào các năm 1943, 1958, 1985, 1986 và mới nhất là vào năm 2006.

Thời gian đầu, chùa có nhiều tên gọi khác nhau, người Pháp gọi là chùa Đa Kao, người Hoa gọi là Ngọc Hoàng điện, người Việt gọi là chùa Ngọc Hoàng, đến năm 1982 thì đổi tên thành chùa Phước Hải.

Ngày 15/10/1994, chùa Ngọc Hoàng được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Theo nhiều người dân, đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng, được nhiều người tìm đến để lễ bái. Theo ghi nhận sáng 23/05/2016, nhiều người đang tổ chức dọn dẹp chùa để đón ông Obama vào ngày 24/05/2016.

Nhiều người dân và du khách cũng đang xôn xao về chuyến thăm chùa Ngọc Hoàng của người đàn ông quyền lực nhất thế giới này.

Chùa Ngọc Hoàng (hay còn gọi Phước Hải) nằm trên đường Mai Thị Lựu (quận 1),
 cách đường Điện Biên Phủ khoảng 100m. Đường Mai Thị Lựu không 


Nhiều người dân thường xuyên đến chùa để cầu bình an, hạnh phúc

Sáng 23/05/2016, nhiều người dân và du khách nước ngoài ghé thăm chùa 
và thắp nhang tại điện Thần Tài  


Các chi tiết hoa văn ở mái chùa được làm tỉ mỉ, nhiều họa tiết nhỏ, cầu kỳ

Mặc dù đã 124 tuổi nhưng chùa Ngọc Hoàng vẫn vững chắc do thường xuyên được tu sửa

Chùa có 1 hồ để người dân mang rùa đến phóng sanh. Tuy nhiên hiện nay lượng rùa đã quá nhiều nên chùa dán thông báo mong phật tử hãy phóng sanh ở sông, ao, hồ thay vì mang vào chùa

Một bức chạm gỗ Quan âm trong điện Thần Tài

Bức chạm Thần thổ địa

Khuôn viên chùa rợp bóng mát

Bức chạm gỗ Hoạt vô thường

Điện Quan âm nằm ở lầu 1 phía bên trái của chùa


Chùa Ngọc Hoàng đón Tổng thống Mỹ Obama vào khoảng 17h ngày 24/05/2016

Tổng thống Mỹ Barack Obama chọn ngôi chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng ở TP.HCM là nơi dừng chân đầu tiên sau khi xuống máy bay.

Tổng thống Obama rời Chùa Ngọc Hoàng (Chùa Phước Hải)

Trong khi ngoài đường dân chúng Sài Gòn đang rộn rịp chờ đón tổng thống Mỹ Barack Obama thì tình hình chuẩn bị nghênh đón tại chùa Ngọc Hoàng cũng khẩn trương không kém.

Chùa Ngọc Hoàng đã sẵn sàng chuẩn bị các khâu để chờ đón tổng thống Mỹ Obama
ẢNH: PHẠM MINH THUẬN

Ngay từ 12 giờ trưa, chùa Ngọc Hoàng đã sẵn sàng chuẩn bị các khâu để chờ đón tổng thống Mỹ Obama. Trong sân chùa rất vắng, có lẽ an ninh bên ngoài đã thắt chặt để người lạ không đi vào được chùa.

Ông Phạm Minh Thuận, Tổng giám đốc công ty phát hành sách FAHASA, người may mắn chụp được các bức hình này, cho biết, ông và mọi người trong nhà đã tập hợp nhau ở nhà ba mẹ, nằm sát chùa Ngọc Hoàng, háo hức chờ đợi giây phút được chứng kiến ông Obama tới chùa.

Theo ông Thuận quan sát từ trên cao cho biết, mật vụ Mỹ đã tới chùa Ngọc Hoàng từ 13 giờ chiều, kiểm tra kĩ lưỡng, soi từng gốc cây, kiểm tra dưới từng băng ghế đá trong chùa.

Tới 15 giờ chiều, đĩa trái cây đã đưng bưng ra giữa sân chùa Ngọc Hoàng, có thể là chuẩn bị sẵn cho ông Obama lát tới sẽ thắp nhang ngay tại đây.

Chùa Ngọc Hoàng đã sẵn sàng đón Tổng thống Obama
ẢNH: PHẠM MINH THUẬN

Hiện tại mật vụ Mỹ vẫn tiếp tục tập trung trong sân chùa rất đông.

15 giờ 30 sư cụ trụ trì chùa Ngọc Hoàng đã ra sân chùa làm việc với các trợ lý về chương trình. Chắc đã tới giờ G do thấy các mật vụ đã vào vị trí, chó nghiệp vụ cũng đã được dắt tới.

Khoảng 17 giờ, Tổng thống Obama bước vào Chùa Ngọc Hoàng.


Đoàn xe của Tổng thống Obama đậu trên đường Mai Thị Lựu, quận 1, TP.HCM, 

trước Chùa Ngọc Hoàng


Khoảng 17 giờ, Tổng thống Obama bước vào Chùa Ngọc Hoàng
ẢNH: PHẠM MINH THUẬN




Tìm hiểu thêm về chùa Ngọc Hoàng

Lịch sử

Tượng Ngọc Hoàng thượng đế bằng gỗ

Ngôi chùa vốn là một điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Theo học giả Vương Hồng Sển, thì Lưu Minh là người "ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền tạo lập chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín"...

Năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là "Phước Hải Tự".


Kiến trúc và thờ phụng

Tượng các thiên tướng bằng gỗ

Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ, làm theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chùa xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án... bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi.

Khuôn viên chùa rộng khoảng 2.300 m2. Phía trước có ngôi miếu nhỏ đặt tượng Hộ pháp. Cổng tam quan nổi bật với những đường nét uốn lượn hình sóng nước của hai con rồng theo tư thế "tranh châu".

Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như: Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Tổ (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), Nữ Oa Thánh Mẫu, 12 bà mụ, 13 đức thầy, v.v...
Ngoài ra, chùa còn thờ thần Thành hoàng...Nhìn chung, các pho tượng thờ trong điện thờ đều là những tác phẩm điêu khắc gỗ đẹp.

Hàng ngày khách trong và ngoài nước đến chiêm bái chùa rất đông. Lễ hội lớn nhất là Vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Ngày 15 tháng 10 năm 1994, chùa Ngọc Hoàng được công nhận là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.


Vài ngôi chùa lịch sử quốc gia ở Sài Gòn

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), thuộc phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, theo kiến trúc Phật giáo Việt Nam

Chùa Giác Lâm ở quận Tân Bình





Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire