Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Tài liệu Panama (tiếng Anh:
Panama Papers) là khối dữ liệu 11,5 triệu trang của công ty Mossack Fonseca, bị rò rỉ ra bên ngoài cho thấy hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức nhiều quốc gia từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015.
Biển hiệu của hãng luật Mossack Fonseca , tâm điểm vụ rò rỉ dữ liệu khổng lồ. Ảnh: Reuters
Tài liệu cho thấy công ty Mossack Fonseca đã lập mạng lưới khổng lồ để hỗ trợ hàng loạt chính trị gia và doanh nhân các nước che giấu tài sản và có thể đã rửa hàng tỷ USD tiền mặt.
Những cái tên nổi bật trong danh sách bị cáo buộc có liên quan đến gia đình và cộng sự của cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, Tổng thống Syria Bashar al-Assad...
Danh sách các chính trị gia trong tài liệu bị rò rỉ của hãng luật Mossack Fonseca. Theo tờ McClatchy, 29 trong số 500 người giàu nhất thế giới theo danh sách của tạp chí Forbes có dính líu tới các hoạt động tài chính phi pháp vừa bị lộ. Đồ họa: Süddeutsche Zeitung
Công ty luật Mossack Fonseca đặt trụ sở ở Panama nhưng hoạt động trên toàn thế giới. Website của Mossack Fonseca cho biết công ty có hệ thống hơn 500 nhân viên làm việc tại 42 quốc gia, bao gồm nhiều "
thiên đường trốn thuế" như Thụy Sĩ, Cyprus, quần đảo British Virgin…
Những người và các cơ quan bị nhận diện bao gồm nhiều nhà chính trị và các tổ chức giàu có và nhiều thế lực của nhiều quốc gia. 11,5 triệu tài liệu được tạo từ những năm 1970, tổng cộng 2,6 terabyte đã được trao cho tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung vào năm 2015 và sau đó đưa đến Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ - International Consortium of Investigative Journalists) đặt tại Washington.
Các giấy tờ đã được phân phối đến và phân tích bởi khoảng 400 các nhà báo tại 107 tổ chức truyền thông tại hơn 80 quốc gia. Các báo cáo tin tức đầu tiên, cùng với 149 tài liệu này, đã được công bố vào ngày 03 tháng 4 năm 2016. Trong các tiết lộ khác đang được dự định, danh sách đầy đủ của các công ty sẽ được phát hành vào đầu tháng 5/2016.
Hai luật sư sáng lập Mossack Fonseca
Qua mặt các nhà điều tra để hỗ trợ mạng lưới cất giấu tài sản và trốn thuế, nhưng hai người sáng lập Mossack Fonseca khẳng định hãng luật không liên quan đến các cáo buộc.
Năm 1986, dưới thời của nhà lãnh đạo quân sự
Manuel Noriega, hai ông
Jurgen Mossack và
Ramon Fonseca sáp nhập hai hãng luật nhỏ của cá nhân thành một hãng luật chung, với mục tiêu tạo dựng một tổ chức của các ngân hàng nước ngoài bí mật cho giới thượng lưu. Trong ba thập kỷ tiếp theo, họ mở rộng đội ngũ nhân viên hơn 500 người, kết nối mạng lưới công ty trên thế giới và lên danh sách khách hàng là những nhân vật nổi tiếng và cả tai tiếng.
Ông
Mossack sinh năm 1948 tại Đức, có cha là thành viên lực lượng Waffen-SS khét tiếng của Phát xít Đức trong Thế chiến II. Theo tài liệu tình báo, gia đình chuyển đến Panama những năm 1960 và tại đây, người cha làm cho Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). Trong khi Mossack là người rất kín đáo,
Ông
Fonseca lại hoàn toàn ngược lại. Sinh ra tại Panama năm 1952, ông Fonseca theo học tại Học viện Kinh tế London và có nhiều năm làm việc cho Liên Hợp Quốc với sứ mệnh mà ông mô tả là "
cứu lấy thế giới".
Jürgen Mossack (trái) và Ramón Fonseca. Ảnh: epublicain-lorrain.fr
Sau đó, ông Fonseca chuyển sang viết tiểu thuyết và trở thành tác giả nổi tiếng vào những năm 1990, hai lần giành giải thưởng văn học cao nhất của Panama. Tuy nhiên, tham vọng lớn hơn của ông là chính trị. Một ngày nọ, khi đang phàn nàn về tình hình chính trị Panama, người cha đã nói với ông rằng: "
Thật không công bằng khi chỉ trích các dũng sĩ đấu bò khi không ở vị trí của họ. Hãy bước lên vũ đài".
Những năm 2000, Fonseca tham gia đảng Panameñista và trở thành cố vấn thân cận của Juan Carlos Varela. Sau khi ông này trở thành tổng thống năm 2014, Fonseca có mặt trong nội các với vai trò cố vấn tổng thống. Fonseca nói với các cộng sự rằng ở cương vị này, mong muốn của ông là làm trong sạch chính phủ. Tuy nhiên, bê bối tham nhũng ở Brazil đã buộc ông phải từ chức năm nay.
Mối liên hệ giữa các bên với công ty luật Mossack Fonseca ở Panama trong các hoạt động tài chính phi pháp bị rò rỉ. Đồ họa: Irishtimes
Công ty Mossack Fonseca được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền riêng tư "chống đạn" cho khách hàng. Các cựu nhân viên cho biết công ty có một đội ngũ nhân viên phụ tá, công việc chính là sắp xếp khách sạn, dịch vụ xe và vui chơi giải trí cho khách hàng giàu có khi họ đến thành phố.
Tuy nhiên, hoạt động của nó đang bị điều tra, sau khi vụ rò rỉ tài liệu phơi bày sự tồn tại của mạng lưới công ty ma và thiên đường trốn thuế cho những người giàu có nhất thế giới. Những tiết lộ này đã khiến thủ tướng của Iceland mất chức và kéo theo các cuộc điều tra gắt gao ở ít nhất hai châu lục.
Người tiết lộ (Lanceur d'alert)
Trong một tuyên bố dài 1.800 từ, nhân vật đã tiết lộ Hồ sơ Panama lấy bí danh “
John Doe” nói rằng chưa từng làm việc cho một cơ quan tình báo hay cơ quan chính phủ và chính sự bất bình đẳng thu nhập đã thôi thúc người này chia sẻ tài liệu mật.
Minh họa của tờ Le Monde vào tháng tư năm 2016 cho thấy một số các nhân vật có liên quan đến Panama Papers.
Vụ bê bối “Tài liệu Panama” đang gây chấn động thế giới xuất phát từ một tin nhắn bí ẩn gửi tới hộp thư tòa soạn báo Đức
Süddeutsche Zeitung hơn một năm trước.
Bastian Obermayer (trái) và Frederik Obermaier, hai phóng viên điều tra của tờ Süddeutsche Zeitung tham gia xử lý thông tin vụ bê bối. Ảnh: New York Times
“
Xin chào, tôi là John Doe. Các anh có quan tâm đến dữ liệu không?”, một “người thổi còi” bí ẩn viết cho
Süddeutsche Zeitung thời điểm đó. “John Doe” là cái tên dùng để chỉ những nhân vật chưa rõ danh tính hoặc muốn ẩn danh trong các vụ kiện ở Mỹ và Canada.
Không phải ngẫu nhiên “John Doe” chọn mặt Süddeutsche Zeitung để gửi vàng. Tờ báo đặt trụ sở ở Munich từng tổ chức nhiều tuyến bài điều tra để lật tẩy các vụ trốn thuế và rửa tiền quy mô lớn. "
Chúng tôi rất quan tâm", nhà báo Bastian Obermayer trả lời. Anh là phóng viên kỳ cựu chuyên điều tra các vụ bê bối tài chính.
Cuộc trò chuyện điện tử qua kênh mã hóa giữa Süddeutsche Zeitung và người tố giác.
Theo báo New York Times, cuộc trao đổi kỳ lạ đó chính là điểm khởi đầu của một địa chấn toàn cầu “Tài liệu Panama”.. Trong nhiều tháng sau đó, “John Doe” đều đặn gửi cho các phóng viên Süddeutsche Zeitung rất nhiều thư điện tử, bản scan của thư viết tay, hình ảnh và dữ liệu khách hàng được moi từ các máy chủ của Mossack Fonseca, một công ty luật ở Panama.
Cuộc điều tra Prometheus
Hai tháng đầu, các phóng viên Süddeutsche Zeitung miệt mài nghiên cứu xem đống tài liệu khổng lồ này có phải là hàng thật không, đồng thời nỗ lực giải mã mạng lưới nhằng nhịt của các giao dịch tài chính bí mật.
"
Công việc đó trở thành một cơn nghiện", phóng viên Frederik Obermaier, đồng nghiệp của Obermayer, cho biết. "
Chúng tôi thường nhắn tin cho nhau vào những giờ điên rồ, ví dụ như lúc 2 hay 4 giờ sáng về những phát hiện mới nhất".
Tuy nhiên, đội điều tra năm người của Süddeutsche Zeitung không thể đủ sức xoay sở với khối dữ liệu khổng lồ. Süddeutsche Zeitung quyết định cầu viện sự hỗ trợ của Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) có trụ sở tại Washington, DC (Mỹ).
Giám đốc ICIJ Gerard Ryle Ảnh: AFP
Trong vòng vài tuần, ICIJ tập hợp được một đội quân gồm 400 phóng viên đến từ hơn 100 tờ báo và hãng thông tấn ở 80 quốc gia, trong đó có báo Guardian và hãng BBC của Anh, nhật báo Le Monde ở Pháp, Sonntagszeitung tại Thụy Sĩ, và tuần san L'Espresso của Ý.
Rất nhiều thành viên của đội quân này từng hợp tác chặt chẽ với nhau trong các cuộc điều tra trước đây về một số “
thiên đường né thuế”, ví dụ như vụ “
Rò rỉ Thụy Sĩ” hồi năm 2015 và “
Rò rỉ Lux” năm 2014. Do đó, sự hợp tác diễn ra hết sức thuận lợi.
Cùng nhau, các nhà báo quốc tế mổ xẻ núi dữ liệu mà Süddeutsche Zeitung nhận được và chuyển tất cả tới một máy chủ an toàn của ICIJ. Họ đặt bí danh
Prometheus cho cuộc tra này. Trong thần thoại Hi Lạp, Prometheus là vị thần khổng lồ từng đánh cắp bí mật của ngọn lửa từ tay các vị thần và trao cho con người.
Phản ứng và điều tra của chính quyền
Pháp, Australia, New Zealand... cho biết sẽ điều tra các tài liệu và khách hàng trong vụ rò rỉ dữ liệu khổng lồ có liên quan đến nhiều chính trị gia và ngôi sao nổi tiếng thế giới.
Nhiều nước sẽ điều tra các nhân vật liên quan tới hãng Mossack Fonseca, tâm điểm của vụ rò rỉ thông tin chấn động thế giới. Ảnh minh họa: ICIJ
Áo
Giám đốc nhà băng Hypo Vorarlberg Michael Grahammer mà có 20 công ty ma được quản lý bởi MossFon đã từ chức. Tuy nhiên ông cho là nhà băng không có phạm luật hay vi phạm các sự trừng phạt nào cả, việc từ chức là do hậu quả và các phát triển từ năm ngoái công thêm thành kiến của phương tiện truyền thông.
Azerbaijan
Về các cáo buộc gia đình tổng thống có công ty vỏ bọc ở Panma, phát ngôn viên của ông ta nói: " Trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, Ilham Aliyev là một doanh nhân thành công. Các doanh nghiệp của ông ta minh bạch và hợp pháp. Nhưng ông ta đã chấm dứt tất cả, khi trở thành tổng thống. Aliyev không có công ty ma nào ở thiên đường thuế. Tất cả các lời cáo buộc đều không có cơ sở. Tất cả các công ty của những thân nhân ông ta đều hợp pháp và minh bạch.
Colombia
Cơ quann quốc gia về Hải quan và Thuế vụ đã phát động một cuộc điều tra về tất cả 850 khách hàng của văn phòng Mossack Fonseca ở Colombia, được thành lập 2009. Trong năm 2014, Colombia đã đưa Panama vào danh sách các thiên đường thuế của họ.
Đức
Bộ trưởng tài chính bang Bayern Markus Söder (CSU) kêu gọi các phương tiện truyền thông, hãy giao các tài liệu cho các cơ quan an ninh và thuế vụ. "
Không thôi tất cả chỉ là suy đoán." Trả lời thông tấn xã DPA (Deutschen Presse-Agentur) ở München, phóng viên Frederik Obermaier của báo Süddeutsche Zeitung nói sẽ không giao tài liệu cho nhà cầm quyền. "
Chúng tôi không phải cánh tay dài của nhà cầm quyền. Chúng tôi chỉ là nhà báo.", "
Cơ quan điều tra tội phạm có đủ phương tiện trong tay để đối phó với những việc phạm pháp. Câu hỏi đặt ra là họ có sử dụng những phương tiện đó không."
Công tố viên Köln từ một năm nay đã bắt đầu điều tra Mossack Fonseca về tội giúp đỡ trốn thuế, sau khi sở quan thuế của bang Nordrhein-Westfalen năm ngoái đã mua một CD với tài liệu mật của Mossack Fonseca với giá gần 1 triệu Euro. Theo báo SZ, các đài truyền hình NDR, WDR, nhiều nhà băng ở Nordrhein-Westfalen đã báo cáo là có nghi ngờ Mossack Fonseca phạm tội rửa tiền. Các nhà băng này cũng dính líu về vụ giúp đỡ trốn thuế nói trên. Commerzbank đã trả tiền phạt 17,1 triệu Euro, còn HSH Nordbank và Hypo-Vereinsbank trả mỗi hãng khoảng 20 triệu Euro.
El Salvador
Công tố viên El Salvador cho biết, cảnh sát đã khám xét một văn phòng Mossack Fonseca ở nước này để tìm bằng chứng về công dân có thể có dính líu tới các vụ trốn thuế.
Hà Lan
Bert Meerstadt đã từ chức thành viên hội đồng quản trị nhà băng ABN Amro vào ngày 7.4, sau khi có tin ông ta 15 năm trước đây đã mở một công ty hộp thư tại BVI.
New Zealand
Cục Doanh thu nội địa (Inland Revenue Department) của New Zealand cho biết rằng họ đang làm việc để có được thông tin chi tiết của người dân trả thuế tại nước này mà dính líu tới những sắp đặt do Mossack Fonseca cung cấp.
Singapore
Phát ngôn viên của Bộ Tài chính và Cơ quan Tiền tệ của Singapore cho biết: “
Nếu có bằng chứng về việc làm sai trái của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào tại Singapore, chúng tôi sẽ không ngần ngại có những hành động cứng rắn”.
Tây Ban Nha
Ngày 15-4, quyền Bộ trưởng Công nghiệp, Năng lượng và Du lịch Tây Ban Nha Jose Manuel Soria đã từ chức sau khi các tài liệu từ Hồ sơ Panama cho thấy ông có liên quan đến một công ty bình phong ở hải ngoại. Ông cũng xin thôi luôn cương vị nghị sĩ quốc hội.
Theo Hồ sơ Panama, ông Soria giữ chức giám đốc của công ty bình phong U.K. Lines ở Quần đảo Bahamas trong 2 tháng vào năm 1992. Ông giữ chức tổng thư ký của công ty này từ năm 1991-1997 trong thời gian ông làm thị trưởng TP Las Palmas (Tây Ban Nha). Cho đến năm 2002, ông Soria và người em trai vẫn đang là thành viên hội đồng quản trị của một công ty bình phong khác tên gọi Mechanical Trading Limited ở đảo Jersey (lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh)
Thái Lan
Một bài viết trên tờ Bangkok Post nói "Cơ quan chống rửa tiền (Anti-Money Laundering Office) (AMLO) đang sưu tầm tin tức về 21 người quốc tịch Thái được tường thuật có trong danh sách những người trên toàn thế giới dùng công ty luật MossFon để rửa tiền và trốn thuế. Báo này tự hỏi, chưa biết rõ bằng cách nào AMLO đạt được số này. Trên thực tế, trong tài liệu Panama bao gồm ít nhất 780 cá nhân và 50 công ty có trụ sở tại Thái Lan. Một số là người ngoại quốc hay công ty mà chủ là người ngoại quốc. Trong số những tên tuổi nổi bật có tổng giám đốc các công ty khổng lồ như Bangkok Land và Phatra Finance).
Thụy Sĩ
Sau những tường thuật về những hoạt động mờ ám của cựu tổng thư ký UEFA và bây giờ hiện là chủ tịch của FIFA, Gianni Infantino, cảnh sát liên bang Thụy Sĩ đã khám xét văn phòng trung ương của Liên minh bóng đá châu Âu ở Nyon. Uefa đã xác nhận vào ngày 6.04.
Úc
Sở Thuế Úc sau đó thông báo rằng họ đang điều tra 800 cá nhân nộp thuế tại Úc, mà là là khách hàng của Mossack Fonesca và cho rằng một số trường hợp có thể thuộc thẩm quyền nhóm làm việc về tội phạm tài chính nghiêm trọng.
Venezuela
Ngày 8 tháng 4, Tổng thống Nicolás Maduro ra lệnh điều tra tất cả các công dân xuất hiện trên tài liệu Panama.
Peru
Ngày 11 tháng 4, các nhà chức trách cơ quan quản lý thuế và cảnh sát Peru (Sunat) đã khám xét văn phòng đại diện của công ty luật Mossack Fonseca tại nước này.
Pháp
Bộ Tài chính Pháp cho biết sẽ tìm các trang tài liệu rò rỉ của công ty luật ở Panama. Theo nhà chức trách Pháp, những người có tên trong danh sách bê bối tài chính của Tài liệu Panama sẽ bị điều tra các khoản thuế. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng Tài liệu Panama sẽ là tin tốt lành vì nó giúp các chính phủ tăng được khoản tiền thu thuế, vốn bị mất bởi các "thiên đường trốn thuế". Theo Lemonde.fr, 4 ngân hàng của Pháp có tên trong danh sách bê bối tài chính của Panama Papers :
Crédit Agricole, Société Générale, BNP và
Crédit Mutuel.
Ukraine
Tại Ukraine, các nghị sĩ kêu gọi điều tra Tổng thống Petro Poroshenko vì những cáo buộc tài chính thiếu minh bạch mà Tài liệu Panama đưa ra. Những người phản đối cho biết ông Poroshenko liên quan tới các hoạt động tài chính thiếu minh bạch trong năm 2014 trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo. Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ Ukraine chưa đưa ra bình luận về cáo buộc nhằm vào mình.
Nga
Phản ứng trước những tài liệu đang làm thế giới xôn xao, Điện Kremlin cho biết những tài liệu bị rò rỉ “không có gì mới và cụ thể”. Trong Tài liệu Panama, bạn bè của nhà Tổng thống Nga Vladimir Putin bị cáo buộc liên quan tới các hoạt động thiếu minh bạch lên tới 2 tỷ USD thông qua các công ty ma ở nước ngoài.
Anh
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh David Cameron cũng lên tiếng về cáo buộc nhằm vào người cha quá cố của người đứng đầu chính phủ Anh. Theo đó, phía Anh cho rằng các hoạt động tài chính liên quan tới công ty nước ngoài của bố ông Cameron là vấn đề riêng tư.
Quan thuế Vương quốc Anh, HM Revenue and Customs, cho biết rằng họ đã tiếp cận ICIJ đẻ có thể truy cập các tài liệu trong hồ sơ Panama và nói rằng họ sẽ "
kiểm tra chặt chẽ dữ liệu này và sẽ hành động nhanh chóng và thích hợp".
Cơ quan kiểm sát tài chính Anh đã cho các nhà băng ở nước này một thời hạn tới ngày 15.4, để trình bày quan hệ của họ với công ty Mossack Fonseca. DChir riêng nhà băng HSBC đã thành lập 2300 công ty hộp thư.
Pakistan
Từ Pakistan, nhà chức trách nước này bác bỏ những cáo buộc liên quan tới gia đình Thủ tướng Nawaz Sharif.
Vụ rò rỉ tài liệu từ công ty luật Mossack Fonseca đang gây chấn động dư luận. Ảnh minh họa: DW
Australia
Trong khi đó, Văn phòng Thuế Australia (ATO) cho hay họ đang điều tra hơn 800 khách hàng địa phương của công ty luật Mossack Fonseca, Reuters đưa tin.
"
Hiện nay chúng tôi đã xác định được hơn 800 người nộp thuế và đã liên hệ với hơn 120 người có liên quan tới một công ty nước ngoài đặt tại Hong Kong”, tuyên bố của ATO cho hay. Tuy nhiên, ATO không nêu rõ tên công ty này.
Phó ủy viên Michael Cranston của ATO cho biết, cơ quan đã làm việc với Cảnh sát liên bang Australia, Ủy ban tội phạm Australia và cơ quan chống rửa tiền AUSTRAC để tiếp tục kiểm tra chéo các thông tin từ tài liệu về hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức trên thế giới xuất hiện trong tài liệu rò rỉ từ Mossack Fonseca.
New Zealand
Cùng ngày, cơ quan thuế của New Zealand cũng cho biết họ đang "làm việc chặt chẽ" với các đối tác thuế để có thông tin chi tiết về những người đóng thuế New Zealand có thể liên quan tới công ty Mossack Fonseca.
John Nash, nhà quản lý chiến lược về doanh thu quốc tế thuộc cơ quan thuế New Zealand, cho hay, một chương trình đã được triển khai nhằm tập trung điều tra những người tham gia thỏa thuận với các công ty nước ngoài và không đáp ứng các nghĩa vụ thuế.
Panama
Chính phủ Panama tuyên bố họ sẽ "
không khoan nhượng" các giao dịch mờ ám và tuyên bố sẽ hợp tác mạnh mẽ với bất kỳ cuộc điều tra pháp lý nào liên quan đến Mossack Fonseca. Ngày 6.4, tổng thống Juan Carlos Varela cho biết, sẽ lập một ủy ban chuyên môn bao gồm các chuyên viên trong và ngoài nước để xem xẻt những hoạt động tài chính này và đề nghị các biện pháp, để cho các hệ thống tài chính và luật lệ được rõ ràng hơn. Panama là một nước nghiêm túc, mà tôn trọng luật quốc tế và làm việc chung với cộng đồng quốc tế."
Tối 12-4, cảnh sát và các công tố viên Panama đã tiến hành khám xét trụ sở và các chi nhánh của Công ty luật Mossack Fonseca trên khắp đất nước. Phía công tố viên cho biết đang nỗ lực tìm kiếm các bằng chứng và tài liệu cho thấy công ty đã thực hiện “
những hành vi bất hợp pháp” liên quan đến việc hỗ trợ nhiều khách hàng giàu có trên thế giới “
rửa tiền” và trốn thuế.
Iceland
Trong khi đó, Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đang đứng trước nguy cơ mất chức khi ông này là một trong 140 chính trị gia có tên trong tài liệu bị rò rỉ từ hãng luật Mossack Fonseca về hành vi "
che giấu tài sản". Theo Independent, Quốc hội Iceland có thể sẽ yêu cầu tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng Gunnlaugsson thời gian tới. Tuy nhiên, ông tuyên bố quyết không từ chức.
Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson tuyên bố không từ chức dù bị cáo buộc trốn thuế trong Tài liệu Panama. Ảnh: Guardian
Các dữ liệu từ Mossack Fonseca cho thấy Gunnlaugsson và vợ của ông, bà Anna Sigurlaug Palsdottir, mua công ty nước ngoài Wintris vào năm 2007 để đầu tư hàng triệu USD, theo Guardian. Khi trở thành thành viên Quốc hội Iceland năm 2009, ông Gunnlaugsson không công khai lợi nhuận từ công ty này. 8 tháng sau, ông này đã bán 50% cổ phần của công ty Wintris cho vợ với giá 1 USD.
Hồ sơ từ tòa án cho thấy công ty Wintris được đầu tư trái phiếu từ 3 ngân hàng Iceland đã sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Việt Nam
Từ 18h ngày 9/5 theo giờ GMT, người dân trên khắp thế giới có thể truy cập trang
Offshoreleaks.icij.org để xem dữ liệu về hơn 200.000 tài khoản ngân hàng do các cá nhân, tổ chức lập ở nước ngoài, BBC đưa tin.
Truy cứ kho dữ liệu này thì Việt Nam có khoảng
189 cá nhân, 19 công ty offshore và 23 công ty trung gian trong danh sách "Tài liệu Panama."
Trong 189 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì phân nửa là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc.
Tài liệu này cũng công khai danh tính 23 cá nhân, tổ chức trung gian; 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài và 185 địa chỉ ở Việt Nam (chủ yếu là tại Hà Nội và TP HCM).
Danh sách Hồ sơ Panama công bố sáng nay ghi tên các cá nhân theo tiếng Anh, tuy nhiên xét theo mối liên hệ với tên của cơ quan/doanh nghiệp hoặc địa chỉ nơi làm việc, người ta dễ dàng nhận thấy nhiều cái tên khá quen thuộc trong giới doanh nhân, Trong đó có thể kể đến trong danh sách này gồm doanh nhân Nguyễn Cảnh Sơn của Eurowindow; doanh nhân Đoàn Văn An, người đang vướng lao lý trong vụ án tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam....
Bình luận
Việc xuất hiện tên trong "Hồ sơ Panama" hay việc có công ty offshore không đồng nghĩa với việc phạm pháp. Nhiều công ty và cá nhân có hoạt động thương mại ở nước ngoài có lập các công ty, tài khoản offshore này để thuận lợi cho việc giao dịch.
Tuy vậy, những người chỉ trích thì cho rằng việc có công ty offshore có thể tạo điều kiện dễ dàng cho việc trốn thuế hay rửa tiền có từ hối lộ, tham nhũng hay các hành vi sai trái khác.
Mossack Fonseca là một công ty luật của Panama, chuyên cung cấp dịch vụ cho các công ty, được thành lập vào năm 1977 bởi Jürgen Mossack và Ramón Fonseca. Công ty này đã đại diện cho hơn 300.000 công ty, đăng ký chủ yếu ở Vương quốc Anh hoặc được quản lý tại nước này. Công ty này làm việc với các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, như
Deutsche Bank, HSBC, Société Générale, Credit Suisse, UBS và Commerzbank, trong một số trường hợp để giúp khách hàng của các ngân hàng thiết lập các cấu trúc phức tạp mà gây khó khăn cho những người thu thuế và các nhà điều tra để theo dõi dòng chảy tiền từ một nơi này sang một nơi khác.
Theo New York Times,
nhiều cái tên khác cũng tham gia cuộc cạnh tranh miếng bánh béo bở này, cả những công ty lớn và nổi bật hơn Mossack Fonseca. Theo giới chuyên gia, trên thực tế, Mossack Fonseca chỉ là một trong vô số công ty trên khắp thế giới đóng vai trò là nơi ẩn giấu hàng nghìn tỷ USD và bòn rút 200 tỷ USD doanh thu thuế mỗi năm. Các tài khoản ở nước ngoài tăng nhanh chóng trong vài thập kỷ qua và chúng được tận dụng cho mục đích rửa tiền, trốn thuế hoặc khủng bố tài chính.