Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận
Tại đường An Dương Vương (P.9, Q.5) người đi bộ phải đi dưới lòng đường
vì tình trạng đậu xe tràn lan - Ảnh: An Huy
Ghi nhận của Thanh Niên vào sáng 25.3, trong số những con đường thống kê trên, hiện đang bị người dân chiếm dụng làm chỗ đậu xe, buôn bán rất lộn xộn, gây mất an toàn giao thông. Dù thời gian qua, cơ quan chức năng đã tiến hành nhiều đợt cao điểm kiểm tra, xử phạt nhưng tình trạng trên vẫn không giảm.
Người đi bộ không còn cách nào khác để lựa chọn lối đi - Ảnh: Phạm Hữu
Một số đường trên địa bàn quận 5 như: Lê Hồng Phong , Nguyễn Trãi, An Dương Vương…, người dân vô tư tận dụng vỉa hè làm bãi đậu xe máy, bán quán nước, hàng ăn và buôn bán hàng thời trang. Một số đoạn, cả lòng đường cũng được trưng dụng làm nơi dựng xe bán trái cây rất lộn xộn.
Người đi bộ trên những con đường này buộc phải sử dụng lòng đường để đi lại, dễ gây nguy hiểm cho bản thân.
Tình trạng lấn chiếm cũng xảy ra nhan nhản một số tuyến đường trung tâm quận 1 như Nguyễn Cư Trinh (đoạn từ Nguyễn Trãi – Trần Hưng Đạo), một số đoạn xuất hiện cảnh ô tô đậu từ 2 – 3 hàng trên đường. Trong khi đó vỉa hè trở thành điểm giữ xe của các quán cà phê và cơ sở kinh doanh.
Đường Phan Chu Trinh (P.Bến Thành) dọc bên hông chợ Bến Thành, vỉa hè thành điểm giữ xe máy, lòng đường sát vỉa hè là điểm giữ xe ô tô. Do đó, nhiều khách du lịch phải luồn lách di chuyển trên vỉa hè, thậm chí đi thẳng xuống lòng đường rất khó khăn và nguy hiểm.
Nhiều lớp xe ô tô đậu chiếm hết 2/3 đường Nguyễn Cư Trinh (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1)
Ảnh: An Huy
Bên cạnh đó tình trạng buôn bán lấn chiếm cũng không kém
(ảnh chụp tại đường An Bình, P.7, Q.5) - Ảnh: Phạm Hữu
Tình trạng bán hàng rong trước Đại học Sài Gòn vẫn tồn tại nhiều năm qua - Ảnh: Phạm Hữu
Góc ngã tư Huỳnh Mẫn Đạt - Ảnh: An Huy
Một cơ sở kinh doanh cây cảnh lấn chiếm luôn cả vỉa hè - Ảnh: An Huy
Trước Công ty Phương Trang (đường Lê Hồng Phong, P.4, Q,5) xe máy đậu
tràn xuống lòng đường - Ảnh: Phạm Hữu
Vỉa hè đường Phan Chu Trinh (P.Bến Thành, Q.1) sử dùng làm nơi đậu xe máy
ken cứng không còn lối đi cho người đi bộ - Ảnh: Phạm Hữu
Theo ghi nhận ở nhiều nơi, đa số xe máy thậm chí tràn xuống lòng đường để đậu
Ảnh: Phạm Hữu
Bán hàng rong tràn xuống đường An Dương Vương - Ảnh: An Huy
Một điểm bán hàng được bày biện sát mét đường, không còn vỉa hè cho người đi bộ
Ảnh: Phạm Hữu
Sài Gòn có 3.244 tuyến đường không còn vỉa hè cho dân đi
Ngày 24.3, liên quan đến thực trạng quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP, lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM cho biết toàn TP hiện có 4.869 tuyến đường có bề rộng từ 5 m trở lên với tổng chiều dài 3.044m.
Nhiều tuyến đường ở Sài Gòn không còn vỉa hè cho người dân đi
Ngoài ra, UBND các quận huyện quản lý 4.037 tuyến đường bề rộng từ 5 m trở lên với tổng chiều dài hơn 2.746 km (chiếm hơn 64%). Trong đó, có 2.412 tuyến đường không có vỉa hè với tổng chiều dài hơn 1.803 km (chiếm 65,67%). Như vậy, toàn TP.HCM có tổng cộng 3.244 tuyến đường không có vỉa hè.
Theo Sở GTVT TP.HCM, TP đang có 1.238 tuyến đường có bề rộng lòng đường từ 7,5m trở lên với chiều dài 1.716 km (chiếm 42,41%). Như vậy, căn cứ Quyết định số 74 của UBND TP ban hành ngày 23.10.2009 thì có 42,41% tuyến đường có thể xem xét cho phép đậu xe dưới lòng đường.
Từ số liệu trên cho thấy có hơn ½ số tuyến đường không có vỉa hè nên dẫn đến tình trạng dừng đậu xe dưới lòng đường trên những tuyến đường này. Trong những tuyến đường còn lại (có vỉa hè) thì chỉ có 27,46% chiều dài phần vỉa hè có thể cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông.
Trên địa bàn Q.1 hiện có 18 tuyến đường, Q.3 có 7 tuyến đường cho phép đỗ xe dưới lòng đường có thu phí. Mức thu phí thấp nhất 5.000 đồng/lượt và không giới hạn thời gian đậu, dẫn đến tình trạng thiếu chỗ đậu xe vãng lai thực hiện mua bán, giao dịch tại khu vực trung tâm. Hình thức thu phí thủ công, nhân sự kiêm nhiệm dẫn đến bộ máy công kềnh, có tình trạng thu không đủ bù chi.
BÌNH LUẬN
Đường đi không có, những người buôn bán lấn chiếm vỉa hè, người đi bộ không đường đi. Các nhân viên trật tự lòng lề đường đến nhắc nhở không nghe, họ đành cưỡng bức dẹp thì người đi bộ thấy vậy quay clip tung lên mạng nói trong khi trước đó than không có đường đi. Vậy làm sao vừa lòng dân chúng đây. Hãy xem nước Mỹ và Châu Âu, ngo ngoe lấn đường buôn bán là thu sạch hàng và xử phạt.
Đã thống kê được 3.224 vỉa hè bị lấn chiếm, không còn chổ cho người đi bộ rồi tiếp theo thì sao. Có biện pháp giải quyết triệt để hay không hay thống kê để cho người dân biết là từ nay không nên đi bộ.
Sở Giao Thông Vận Tải có biết toàn bộ những người muốn lấn chiếm vỉa hẻ đễ buôn bán đều phải được bảo kê hết không, không bảo kê của các băng nhóm thì phải có bảo kê của chính quyền sở tại chứ.
Nếu cán bộ trật tự đô thị phường, công an phường làm nghiêm túc thì các cửa hàng sẽ không lấn chiếm lề đường để buôn bán tràn lan, phải qui trách nhiệm cho chủ tịch phường và trưởng công an phường.
Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm bãi đậu xe, buôn bán, kinh doanh hiện tràn ngập khắp Sài Gòn. Người dân không tìm được một lối đi nào an toàn trên vỉa hè. Việc này không chỉ xuất hiện ở khu trung tâm, mà tại cửa ngõ thành phố cũng bị chiếm dụng. Ngay cả ở quận 1 hay ở phố Tây, việc lấn chiếm lòng lề đường còn xảy ra thì huống gì những nơi khác.
Theo tôi nghĩ là do quy hoạch thôi. Dẹp kiểu nào khi kinh doanh theo kiểu bám đường như nước ta. Trừ phi cách 100m có một bãi đỗ xe công cộng. Đó là cách diễn đạt dân dã song rất thích hợp với những người dân chiếm dụng làm chỗ đậu xe, buôn bán rất lộn xộn, gây mất an toàn giao thông
"Đường đã nhỏ, kẹt xe thì ngày càng tăng mà còn bị lấn chiếm lòng lề đường. Nếu tình trạng này thời gian tới không được giải quyết dứt điểm, e rằng kẹt xe sẽ càng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng người đi bộ."
"Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ"
Đó là cách diễn đạt dân dã song rất thích hợp với những người dân chiếm dụng làm chỗ đậu xe, buôn bán rất lộn xộn và coi thường với cảnh báo về nguy hiểm an toàn giao thông.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire