vendredi 30 juillet 2021

VĂN HOÁ : Thất bại ở đời chính là " Cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người "

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 


Mỗi người sống trên đời đều mong muốn được yêu thương và trân trọng nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi được sống đúng với con người thật của mình.



Sống trên đời, nếu dành hết tâm trí mình để quan sát thái độ người khác, từ đó nương theo mà hành xử, chiều lòng họ, thử hỏi cuộc đời bạn có còn ý nghĩa gì? Khi ấy, phải chăng là bạn đang sống hộ người khác, phải chăng là muốn trao vận mệnh của mình cho kẻ khác?

Kỳ thực, mỗi cá nhân sinh ra đều có vận mệnh khác nhau, đều là những cá tính tự ngã khác nhau, có lòng tự tôn và nguyên tắc sống riêng biệt. Nếu chỉ biết chạy theo làm đẹp lòng người khác, chẳng phải bạn đã đánh mất đi giá trị, phẩm chất của mình rồi sao?

Bởi vậy, người xưa nói: "Vạn sự bất cầu nhân" (ý nói những chuyện trên đời này đừng nên mong cầu vào người khác). Khi cố lấy lòng người khác, chẳng phải là bạn cũng đang muốn được họ chiếu cố đến mình đó sao? Thực tế đã chỉ ra rằng điều này là hoàn toàn viển vông.

Cuộc đời và vận mệnh phải do chính mình nắm giữ và an bài. Sống tự tin, khẳng khái, hướng thiện, bao dung, rồi bạn sẽ có được tất cả những gì đáng có, rồi bạn sẽ chẳng phải nhờ vả, cậy cục, núp bóng ai. Đạo lý chỉ đơn giản như vậy.

Cố gắng lấy lòng người khác còn có một nguyên nhân nữa: Sợ bị tẩy chay, thù ghét nên cố làm bạn với tất cả. Công bằng mà nói, bạn không thể mong ở đời không có kẻ thù ghét mình, gây khó dễ cho mình. Cha mẹ, bạn bè, người thân có thể yêu thương bạn vô tư, chẳng toan tính. Nhưng đồng nghiệp, đối thủ đôi khi vẫn có thể căm hận bạn dù bạn chẳng làm gì sai.



Cuộc sống muôn vẻ, muôn màu là vậy. Có người ưu ái bạn thì cũng có kẻ gièm pha bạn. Có người tôn trọng bạn lại cũng có kẻ coi bạn bằng nửa con mắt mà thôi. Bởi thế, dẫu cố gắng đến đâu, nhọc lòng thế nào bạn cũng chẳng thể làm vừa lòng tất cả, chẳng thể đảm bảo rằng mình không còn bị ai thù ghét.

Nếu có ai đó thù ghét, cay độc, mỉa mai, chế giễu mình, bạn hãy luôn nhớ rằng: Trong miệng người khác, bạn không phải là con người bằng xương bằng thịt. Đã là như vậy, tại sao bạn còn phải thấy thống khổ, còn phải thấy mất mặt vì những lời đàm tiếu xung quanh? "Cây ngay không sợ chết đứng", người quân tử thường để ngoài tai lời ong, tiếng ve của kẻ tiểu nhân.

Chỉ cần giữ được phong thái cao, mọi sự tình bên ngoài đều không thể làm bạn khó xử. Cổ nhân nói ấy là cái: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" (nghĩa là lấy cái bất biến của tâm mình mà ứng xử với sự biến hoá của cuộc đời).

Vả chăng, nếu nghĩ thật sâu, có thể nhận ra rằng, bạn là tốt hay xấu hoàn toàn không thể dựa vào một lời nói bâng quơ của ai đó. Người ta nói bạn xấu, chắc gì bạn đã xấu. Còn khi họ khen bạn thật tốt, ai có thể khẳng định bạn hoàn mỹ đến thế đây?

Cặp mắt thịt của con người chỉ nhìn thấy thân thể bề ngoài, đôi khi đánh giá tốt xấu, đúng sai cũng chỉ là "trông mặt mà bắt hình dong". Chẳng ai có thể nhìn thấu nội tâm và vẻ đẹp thẳm sâu bên trong của bạn. Có phải như vậy không?

Cuối cùng, bạn hãy luôn ghi nhớ:

Làm người không cầu rằng ai cũng thích mình, chỉ cần bạn luôn chất phác, bao dung, lương thiện. Làm việc không cần phải giải thích để tất cả hiểu, chỉ cần bạn tận tâm nỗ lực là đủ rồi! Vậy mới hay:

Nhân sinh vạn thuở mải ganh đua

Quay cuồng một kiếp cố được thua

Trăm năm ánh chớp qua như mộng

Mới hay thế sự thảy trò đùa.


Nguồn :

https://www.dkn.tv/van-hoa/that-bai-o-doi-chinh-la-co-gang-lam-vua-long-tat-ca-moi-nguoi.html

https://songdep.com.vn/359-that-bai-o-doi-chinh-la-co-gang-lam-vua-long-tat-ca-moi-nguoi-d3240.html










vendredi 16 juillet 2021

(FR) COVID-19 : Campagne de vaccination de la communauté française (Ho Chi Minh-Ville)

 

Cliquez ici pour consulter la documentation la plus récente



L’Ambassade de France à Hanoï et le Consulat général à Hô Chi Minh-Ville organisent une campagne de vaccination au profit de la communauté française et des agents du réseau diplomatique français au Vietnam, avec l’autorisation des autorités vietnamiennes.

Le vaccin mis à disposition par les autorités françaises est le vaccin à ARN messager Moderna (deux injections) homologué en France et dans l’Union Européenne et approuvé par le Vietnam.

Vous trouverez le site (*) ci-dessous toutes les informations nécessaires sur cette campagne de vaccination, et en particulier les liens et modalités de prise de rendez-vous dans les deux centres de vaccination ouverts, à Hanoï et à Hô Chi Minh-Ville. Veuillez suivre attentivement et régulièrement cette page, qui sera actualisée en tant que de besoin, et vous méfier des rumeurs et informations non vérifiées qui circulent en ce moment.


(*) COVID-19 : Campagne de vaccination de la communauté française (Ho Chi Minh-Ville)

https://ho-chi-minh-ville.consulfrance.org/COVID-19-Campagne-de-vaccination-de-la-communaute-francaise-Ho-Chi-Minh-Ville









mardi 13 juillet 2021

Truyện cười : Bài thơ về " VỢ "

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 


Hai bài thơ dưới đây là có ý vui. Tất cả mọi người điều hiểu ý nghĩa của người phụ nữ trong cuộc sống gia đinh. Họ gắn liền với hình ảnh người vợ, người mẹ tảo tần mưa nắng, chịu khó săn sóc cho gia đình của mình.





Sau đây là bài thơ thứ nhất, mời các bạn tham khảo : 

 

Vợ là quả ớt chín cây,

Đỏ tươi ngoài vỏ nhưng cay trong lòng.


Vợ là một đóa hoa hồng,

Vợ là "sư tử Hà Đông" trong nhà.


Vợ là nắng gió mưa sa,

Vợ là giông tố phong ba bão bùng.


Nhiều người nhờ Vợ nên ông,

Nhiều anh vì Vợ mất không cơ đồ.


Vợ là suối những nguồn thơ,

Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy.


Vợ là một chút men say,

Là nước hoa bưởi thơm ngây ngất lòng.


Vợ là một áng mây hồng,

Vợ là hoa hậu để chồng đắm say.


Vợ là khối óc bàn tay

Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta.


Vợ là nụ, Vợ là hoa

Vợ là chồi biếc , Vợ là mùa xuân.


Vợ là tín dụng nhân dân,

Vợ là kế toán giải ngân trong nhà.


Vợ là biển rộng bao la,

Vợ là hương lúa đậm đà tình quê.


Vợ là gió mát trưa hè,

Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông.


Vợ là chỗ dựa của chồng,

Nhiều anh dám bảo Vợ không là gì ?


Khoan khoan hãy nghĩ lại đi,

Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu.


Nghìn năm con tạo xoay vần,

Đàn ông sợ Vợ muôn phần khôn ngoan.


Đàn ông nịnh Vợ thì sang,

Đàn ông chê Vợ tan hoang cửa nhà.


Mấy lời nhắn nhủ gần xa,

Làm chồng phải biết Vợ là trời cho !




Tiếp theo là bài thơ thứ hai, mời các bạn tham khảo : 



Có câu " nhất Vợ nhì Trời ",

Ngẫm ra từng chữ, từng lời chẳng sai.


Trong nhà em thật là oai,

Một lời em phán bằng hai lệnh trời.


Em giận, năn nỉ hết hơi,

Phân bua cho lắm, rốt rồi… anh thua.


Ông trời mưa nắng hai mùa,

Còn em mưa-nắng nắng-mưa… bất thường.


Em " chăm " quản lý tiền lương,

Hóa đơn: Điện, nước… em " nhường " cho anh.


Thương em vất vả điều hành,

Thủ thành, thủ quỹ, lại giành… thủ kho.


Biết điều anh phải ráng lo,

Bằng không em chẳng chịu cho chung mùng.


Lệnh em nếu hổng phục tùng,

Thế nào cũng có " bão bùng " nổi lên.


Chuyện nhà toàn việc không tên,

Thương em, anh nghĩ chẳng nên nề hà.


Vợ ơi, Vợ hỡi, Vợ à !

Quyền uy như thế, đúng là… nhất em.






















vendredi 9 juillet 2021

Truyện cười : " Tuyển dụng nhân viên "

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



« LOL » (tiếng Anh : Laughing Out Loudtiếng Pháp : Mort De Rire MDR
có nghĩa là "cười to" hoặc "cười lớn".


Công ty nước ngoài đăng báo tuyển nhân sự, có 3 người Việt Nam, LàoThái Lan đến dự tuyển. Sau khi qua các phần thi về chuyên môn cả ba đều đạt cả… Đến lúc bàn về vấn đề tế nhị nhất là chuyện lương bổng.



Ông trưởng phòng tuyển dụng hỏi anh người Lào trước :

" Anh đề nghị mức lương của mình là bao nhiêu ? "


Lào

Nghĩ mình thân phận bọt bèo, bằng cấp loại giỏi nhưng nhà nghèo lại đang cần việc làm để mưu sinh, anh người Lào đề nghị mức lương mà anh cho rằng chắc chắn 2 người kia sẽ không thể chấp nhận được. Anh người Lào trả lời : 

" Em chỉ xin 500 USD mỗi tháng thôi. "


Thái Lan

Đến lượt anh người Thái Lan. Nghĩ mình dù sao cũng đi du học ở Mỹ về, bằng cấp treo kín người khỏi phải mặc quần áo, tiếng Anh nói như Tây…Vì vậy, mức lương phải tương ứng với khả năng một chút, phải gấp đôi anh người Lào. Anh người Thái Lan trả lời : 

" Tôi đề nghị cho tôi hưởng mức lương 1.000 USD mỗi tháng. "


Việt Nam

Đến lượt anh người Việt Nam vào phòng. Ông trưởng phòng tuyển dụng hỏi về mức lương của anh Việt Nam và anh không ngần ngại trả lời : 

" Bác cứ cho em 1.500 USD một tháng đi. "

 



Ông trưởng phòng tuyển dụng ngạc nhiên :

" Anh chỉ có vài năm kinh nghiệm làm việc, bằng cấp không có,
 Tiếng Anh thì “phọt phẹt”, anh nghĩ sao mà lại đòi mức lương cao nhất trong 3 người ?
"


Anh người Việt Nam không ngần ngại trả lời : 

" Dạ, em tính thế này:
Nếu được hưởng mức lương 1.500 USD mỗi tháng,
em chỉ lấy 500 thôi, 500 gửi bác trưởng phòng “uống nước”,
còn 500 em sẽ thuê anh bạn người Lào làm. "


Dân gian thường lưu lại những câu chuyện về sự khôn vặt, láu cá, ứng biến linh hoạt, mà đôi khi bị lầm tưởng là sáng tạo.
















dimanche 4 juillet 2021

CHÍNH TRỊ : Làn sóng nghi ngờ " Viện Khổng Tử - Trung Quốc " trên khắp thế giới


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



Tượng Khổng Tử. Ảnh: Pixabay.


Tại Mỹ, nhu cầu học ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc vẫn rất lớn. Tuy nhiên, người Mỹ cảnh giác với các Viện Khổng Tử do chính quyền Trung Quốc tài trợ. Mỹ đã có các luật để đối phó với cái họ gọi là mối đe dọa an ninh từ các viện này.


Học viện Khổng Tử 

Học viện Khổng Tử (tiếng Anh: Confucius Institute - tiếng Pháp: Institut Confucius) là hệ thống học viện công phi lợi nhuận, liên kết với bộ giáo dục Trung Quốc, thành lập với mục đích truyền bá tiếng Hoa và văn hoá Trung Hoa, giảng dạy tiếng Hoa làm cho mọi người trên toàn thế giới có cái nhìn khác về Trung Quốc, đồng thời cũng nhằm mục đích truyền bá tư tưởng cũng như văn hoá Nho giáo ra thế giới.

Các học viện Khổng Tử bị cho là không trung lập trong việc diễn giải những vấn đề nhạy cảm (như tình trạng các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, vấn đề nhân quyền, cũng như cách hành xử của nhà cầm quyền đối với những người bất đồng chính kiến), cho nên sự hiện diện của nó tại một số nước đã gây nhiều tranh cãi.


Sức mạnh " mềm " của Khổng Tử

Trung Quốc bắt đầu mở Viện Khổng Tử trên khắp thế giới từ năm 2004 trong một nỗ lực được cho là nhằm mở rộng sức mạnh mềm thông qua hoạt động giới thiệu văn hóangôn ngữ. Các cơ sở này được đặt tên theo nhà tư tưởng cổ đại của Trung Quốc, cổ xúy cho các nguyên tắc do Khổng Tử đề xướng, về sự trung thực, ngay thẳng,đạo đức. Các viện này là một sản phẩm của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.



Viện Khổng Tử hiện có 500 cơ sở hoạt động trên 160 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, nhiều cơ sở ở các nước như Mỹ, Canada, AustraliaThụy Điển đã phải đóng cửa vì những nghi ngờ xung quanh vai trò của chúng trong việc gia tăng lợi ích của Bắc Kinh và trở thành công cụ tuyên truyền cho Trung Quốc.



Lưu Diên Đông năm 2016


Tổng hành dinh của Viện Khổng Tử là Hán Biện, trụ sở đặt tại có Bắc Kinh và được thành lập vào năm 2004. Người sáng lập là cựu Phó Thủ tướng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc - Lưu Diên Đông, khi bà này đứng đầu Ban Công tác Mặt trận Thống nhất. Cơ quan Hán Biện này hướng tới việc thiết lập các thể chế công phi lợi nhuận nhằm quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài.

Hiện có 541 viện và gần 2.000 lớp học Khổng Tử hoạt động ở 162 nước thuộc các cấp tiểu học, trung học, và đại học. Hán Biện cung cấp giáo viên, sách giáo khoa, và nguồn quỹ để vận hành, còn các viện dựa vào nguồn tài chính tương ứng từ các cơ sở nơi đặt các viện này.

Từ năm 2008 - 2016, Hán Biện báo cáo đã chi hơn 2 tỷ USD cho các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Bắt đầu vào năm 2017, Hán Biện không còn thông báo về việc chi tiêu cho chương trình này nữa.


Mỹ e ngại các Viện Khổng Tử như thế nào?

Tại Mỹ, hoạt động của các Viện Khổng Tử đã bị giám sát kỹ càng hơn trong các năm gần đây, bắt đầu từ một bản báo cáo vào năm 2014 của Hiệp hội Các Giáo sư Đại học Mỹ (AAUP). Báo cáo hối thúc các trường đại học hoặc là đàm phán lại để bảo đảm tự do học thuật hoặc là đóng cửa các viện này. Một báo cáo khác của Hiệp hội Các Học giả Quốc gia Mỹ vào năm 2017 tiết lộ về cái mà họ gọi là cách thức của chính quyền Trung Quốc xâm nhập vào các trường đại học Mỹ để nâng cao hình ảnh Trung Quốc.



Hoạt động tại một Viện Khổng Tử ở Mỹ (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Vào năm 2019, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray đã xác thực trước Quốc hội Mỹ rằng các Viện Khổng Tử “mang lại một nền tảng để chính quyền Trung Quốc truyền bá các tuyên truyền của mình, khuyến khích kiểm duyệt và hạn chế tự do học thuật”. Lời chỉ trích này đã dẫn tới việc đóng cửa 27% số Viện Khổng Tử ở Mỹ kể từ năm 2017. Hiện còn tổng cộng 75 Viện Khổng Tử tại các trường đại học Mỹ và khoảng 500 lớp Khổng Tử ở các trường học.

Các cáo buộc trên rất đa dạng, bao gồm từ can thiệp vào việc tuyển giáo viên, xác định chương trình học, tổ chức biểu tình, và lựa chọn nội dung văn bản được cho là bóp méo lịch sử.



Viện Khổng Tử vận hành trong một số đại học ở Nhật Bản (Ảnh minh họa: Nikkei).

Giới phê bình cũng cáo buộc các Viện Khổng Tử gây áp lực lên các trường đại học khiến họ thôi tổ chức các hội thảo về Đài Loan và hủy các chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma. Các viện này còn bị tố đã theo dõi và đe dọa các lưu học sinh Trung Quốc ở nước ngoài nếu họ đi chệch đường lối của Bắc Kinh.

Trong các năm qua, các mối quan ngại như trên đã dẫn tới việc đóng cửa các Viện Khổng Tử ở không chỉ Mỹ mà còn Australia, Nhật Bản, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển. Các viện được phép hoạt động tiếp thì phải chịu các hạn chế và giám sát chặt chẽ hơn. 



BÌNH LUẬN

Các đại biểu quốc hội Thụy Điển bày tỏ sự lo lắng, là học viện này sẽ bị lợi dụng làm nơi tuyên truyền cho đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo New York Times, Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa kỳ (AAUP) đã hối thúc các trường đại học Tây phương cắt đứt quan hệ với Học viện Khổng Tử và ra một thông cáo chỉ trích :"Học viện Khổng Tử hoạt động như một công cụ của nhà nước Trung Quốc và được phép không tôn trọng tự học thuật", và "hầu hết các thỏa thuận về việc thành lập Học viện Khổng Tử bao gồm những điều khoản không được tiết lộ và những sự nhượng bộ không thể chấp nhận đối với các mục tiêu chính trị và cách làm việc của chính phủ Trung Quốc."



Bình luận gia Ngô Nhân Dụng


Ông Ngô Nhân Dụng, một nhà bình luận nổi tiếng trong giới truyền thông Việt Nam ở hải ngoại cho rằng "Viện Khổng Tử chính nó không nguy hiểm, nhưng sẽ tác hại cho nước Việt Nam nếu chúng được sử dụng cho mục đích tuyên truyền cho chế độ cộng sản Trung Quốc."



Giáo sư Trần Ngọc Thêm


Sau khi Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ mở phiên điều trần và nêu lên các quan ngại về các 'mối đe dọa' và 'ảnh hưởng' của Trung Quốc thông qua các dự án, trường viện, đặc biệt như Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ, Giáo sư Trần Ngọc Thêm Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nói với BBC hôm 05/12/2014 từ Sài Gòn, là Việt Nam cần 'thận trọng, cảnh giác' với các 'ý đồ, mục đích' trong chiến lược kết hợp 'sức mạnh cứng' với 'sức mạnh mềm' của Trung Quốc qua các dự án như 'Học viện Khổng Tử'.



Giáo sư kinh tế Hạ Nghiệp Lương DR


Một giáo sư kinh tế học Trung Quốcnhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Trung Quốc, ông Hạ Nghiệp Lương, người bị sa thải khỏi Đại học Bắc Kinh, cảnh báo rằng "nhiều trao đổi học thuật của Trung Quốc chứa đựng các rủi ro bị che giấu, chẳng hạn các học giả thỉnh giảng lại có thể là các nhân viên tình báo được cử đi."

Chính phủ Ấn Độ đã từ chối, không cho lập những viện Khổng Tử, cho đó là âm mưu của Trung Quốc để phát triển quyền lực mềm, dùng văn hóa để lan tràn ảnh hưởng.



THAM KHẢO

Học viện Khổng Tử
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87n_Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD

Lưu Diên Đông
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u_Di%C3%AAn_%C4%90%C3%B4ng

Đỗ Quý Toàn thường được biết tới với bút hiệu Ngô Nhân Dụng
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Qu%C3%BD_To%C3%A0n

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật siết chặt Viện Khổng Tử Trung Quốc
https://dantri.com.vn/the-gioi/thuong-vien-my-thong-qua-du-luat-siet-chat-vien-khong-tu-trung-quoc-20210306071533647.htm

Nhật Bản giám sát hàng loạt Viện Khổng Tử của Trung Quốc
https://dantri.com.vn/the-gioi/nhat-ban-giam-sat-hang-loat-vien-khong-tu-cua-trung-quoc-20210606093703102.htm

Đức "nói không" với Viện Khổng Tử Trung Quốc
https://dantri.com.vn/the-gioi/duc-noi-khong-voi-vien-khong-tu-trung-quoc-20210704090046990.htm

Sách lược của Mỹ đối phó với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc
https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/sach-luoc-cua-my-doi-pho-voi-cac-vien-khong-tu-cua-trung-quoc-838365.vov

Đại học Bắc Kinh giải thích về vụ sa thải giáo sư Hạ Nghiệp Lương
https://www.rfi.fr/vi/tong-hop/20131020-dai-hoc-bac-kinh-giai-thich



06/08/2021 : Châu Âu gióng hồi chuông báo tử các Viện Khổng Tử của Trung Quốc ?
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210806-ch%C3%A2u-%C3%A2u-b%C3%A1o-t%E1%BB%AD-c%C3%A1c-vi%E1%BB%87n-kh%E1%BB%95ng-t%E1%BB%AD-trung-qu%E1%BB%91c











samedi 3 juillet 2021

KINH TẾ : Các công ty có lời sẽ phải đóng thuế !

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 



VOA - Hồi tháng 4/2021, Viện Nghiên cứu Thuế và Chính sách Kinh tế (Institute on Taxation and Economic Policy) cho dân Mỹ biết có 55 công ty thuộc hàng lớn nhất nước Mỹ không phải đóng đồng thuế nào cho chính phủ liên bang cho tài khóa 2020. 26 công ty trong số này giỏi hơn nữa, họ không đóng xu thuế nào trong 3 năm liền; mặc dù vẫn kiếm lời tổng cộng $77 tỷ USD. Không những không phải đóng thuế, nhiều công ty còn được chính phủ trả lại tiền thuế “đóng dư” trong các năm trước.

- Công ty Duke Energy đứng đầu sổ, trong 3 năm khai lời gần $8 tỷ, nhưng được bồi hoàn hơn 15% trên con số đó. 

- Công ty FedEx lời gần $7 tỷ, được trả lại gần 13%

- Công ty giày thể thao Nike ai cũng biết tiếng, khai lời hơn $4 tỷ, được công quỹ trả lại thuế lớn bằng 18%.

Các công ty càng lớn càng thuê được những chuyên viên thuế vụ để tìm ra những điều khoản trong luật cho phép họ không phải đóng thuế.

Một phương pháp thông dụng nhất là các đại công ty hoạt động trên toàn cầu thay đổi địa chỉ. Họ đi ra khỏi nước Mỹ, qua những nước đánh thuế nhẹ hơn. Họ có thể chuyển “tài sản” qua những nước đó mà vẫn đặt trụ sở chính ở Mỹ. Có những tài sản “vô hình” muốn đem đi đâu cũng được. Tài sản lớn nhất của Nike là nhãn hiệu, nhờ quảng cáo lôi cuốn sở thích của người mua giày. Nếu “nhãn hiêu Nike” thuộc quyền sở hữu của một công ty conÁi Nhĩ Lan (Irlande - Ireland), thì mỗi năm công ty mẹ sẽ trả bản quyền cho công ty con, để tiền lời được đánh thuế 12.5% thay vì 21%Mỹ.

Công ty mẹ trả công ty con bao nhiêu tùy ý họ; trả rất nhiều thì sẽ giảm mức lờiMỹ, để tiền thuế xuống dưới số không!

Những công ty làm chủ các “tài sản tinh thần” từ các bản quyền, bằng sáng chế các món thuốc mới, đến các nhu liệu vi tính (software)...., cũng chuyển nhượng như vậy. Theo viện nghiên cứu Tax Justice Network, chính phủ các nước mỗi năm bị mất đến $436 tỷ USD tiền thuế vì các thủ thuật này. Các đại công ty có thể tránh đóng thuế tại chỗ. Thí dụ, họ bán hứa phiếu (options) cho các nhà quản trị với giá thấp hơn giá thị trường. Các hứa phiếu này cho phép các vị quản đốc trong tương lai được mua cổ phần của công ty với giá cố định dù giá trị của công ty tăng lên. Nhưng công ty sẽ khai lỗ, vì bán các hứa phiếu đó dưới giá thị trường.

Ireland là nước có nhiều trụ sở của các công ty kỹ thuật caoMỹ nhờ suất thuế đánh trên lợi nhuận rất thấp. Vì vậy đó cũng là quốc gia phản đối mạnh mẽ khi 130 quốc gia trên thế giới đồng ý sẽ cùng đánh một suất thuế tối thiểu trên các công ty liên quốc – sau một buổi họp trên mạng ngày 01/07/2021. Tổng Sản Lượng Nội Địa của 130 quốc gia này chiếm 90% kinh tế thế giới.



Bộ trưởng tài chánh Mỹ Janet Yellen en 2021.


Đây là một thắng lợi của bà Janet Yellen, bộ trưởng tài chánh Mỹ. Bà đã đề xướng “suất thuế tối thiểu” này từ tháng 4/2021. Hội nghị các bộ trưởng G7, 7 nước kinh tế lớn, đã đồng ý nguyên tắc từ tháng trước. Các công ty sẽ phải đóng thuế cho chính phủ những nước mà họ thu được tiền từ người tiêu thụ. Trước đây, tiền thuế thường đóng cho những nước họ đặt cơ sở sản xuất, dù bán được nhiều hay ít.



Ảnh minh họa

Ireland và hai nước khác ở Âu châu, Hungary Estonia được nhiều công ty đến đặt trụ sở vì thuế rất nhẹ. Suất thuế đánh trên lợi nhuận các công ty tại Ireland chỉ là 12.5%, ở Hungary 9% so với 33%Pháp, 21%Mỹ (sẽ tăng lên 25%).

Theo tổ chức các nước kinh tế phát triển (OECD) thì các quốc gia đã thất thu $100 tỷ USD/năm vì các thủ thuật tránh thuế của các đại công ty. Nếu các nước đồng ý một suất thuế tối thiểu 15% trên lợi nhuận thì các công ty lâu nay vẫn tránh thuế sẽ đóng thêm từ $50 tỷ đến $80 tỷ USD vào ngân sách các quốc gia.

Thỏa hiệp giữa 130 nước cùng đánh thuế tối thiểu 15% sẽ còn phải được bàn thảo thêm về chi tiết. Thí dụ, phải xác định những loại công ty nào sẽ bị áp dụng suất thuế tối thiểu. Những công ty không sản xuất, không bán thứ hàng hóa nào cả, nhưng vẫn kiếm lời, trong số này có các quỹ đầu tư, các công ty địa ốc, họ sẽ phải đóng thuế bao nhiêu?

Mặc dù một số nước trong tổ chức OECD và khối G20 còn chưa đồng ý về suất thuế tối thiểu nhưng họ sẽ bị áp lực của các nước khác rồi sẽ phải nhượng bộ.

Dù tới lúc thỏa hiệp được ký kết, chính phủ các nước vẫn tự do đánh thuế các công ty theo nhu cầu của họ. Nếu một công ty Mỹ được hưởng một suất thuế thấp hơn 15% nhờ đặt địa chỉ ở một nước khác, thì chính phủ sẽ đánh thuế thêm để họ vẫn phải đóng thuế 15% trên lợi nhuận. Nếu họ chỉ đóng 5% cho nước chủ nhà thì chính phủ Mỹ sẽ thâu thêm 10%! Tất nhiên, suất thuế đó còn thấp hơn con số 21% hay 25%Mỹ.

Suất thuế đánh trên lợi nhuận công ty ở Mỹ thay đổi tùy theo đảng cầm quyền. Các tổng thống Cộng Hòa đều cắt giảm thuế cho người lợi tức cao và các công ty. Năm 2017 Tổng thống Donald Trump đã hạ thấp thuế suất đánh trên lợi nhuận các công ty từ 35% xuống 21%. Tổng thống Joe Biden đã nói sẽ tăng lên 28%, hy vọng chính phủ liên bang sẽ thâu thêm $2.000 tỷ USD trong 15 năm, dư dùng cho chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở. Đảng Cộng Hòa phản đối, có thể ông Biden sẽ hạ xuống, chỉ đánh thuế 25% để chiều ý một số đại biểu đảng Dân chủ. Ông Biden cũng muốn tăng thuế đánh trên tiền lời của các công ty thu được ở nước ngoài, từ 10.5% lên 21%.

Một lý luận của các đại biểu Cộng Hòa khi chủ trương cắt giả thuế là muốn khuyến khích các công ty đầu tư và tạo việc làm bên trong nước Mỹ. Nhưng sau khi Tổng thống Donald Trump ký đạo luật cắt thuế năm 2017 thì người ta không thấy các công ty Mỹ đầu tư nhiều hơn, tỷ lệ kinh tế tăng trưởng trong các năm sau cũng không cao hơn. Theo một nghiên cứu của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) thì sau năm 2017 số tiền đầu tư của các công ty Mỹ chỉ lớn bằng 1/5 số thuế được cắt giảm. Phần còn lại, 4/5 được trả lại cho chủ nhân các công ty qua hình thức mua lại các cổ phần trên thị trường, hoặc tăng cổ tức (dividend).


Dân Mỹ đã đọc các tin tức thấy có những tỷ phú như :

- Tỷ phú Jeff Bezos, trong những năm từ 2014 đến 2018, chỉ đóng thuế trung bình dưới 1% lợi tức và có 2 năm không phải đóng đồng thuế nào, mặc dù tài sản của ông đã tăng thêm $99 tỷ. 

- Tỷ phú Elon Musk, công ty Tesla, không phải đóng đồng thuế nào trong năm 2018. 

Ông Bezos được Công ty Forbes đánh giá là người giàu nhất thế giới, tài sản $189 tỷ. Ông Musk đứng hàng thứ nhì, $153 tỷ! Họ giàu có nhờ cổ phần trong các công ty họ làm chủ. Nhưng khi họ chưa bán các cổ phần thì chưa phải đóng thuế trên tiền lời!

Dân Mỹ giờ cũng biết các công ty Nike, FedEx không được trả lại tiền thuế trong 3 năm. Các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy đa số dân Mỹ đồng ý nên tăng suất thuế đánh trên các công ty và những người lợi tức cao.

Các dự án tăng thuế của ông Joe Biden sẽ còn phải được quốc hội Mỹ thông qua. Thỏa hiệp về sắc thuế tối thiểu 15% cũng phải đi qua cửa quốc hội Mỹ. Trong năm nay, hai đảng sẽ tranh luận về chuyện này, cho đến mùa tranh cử 2022!


Nguồn VOA 03/07/2021
https://www.voatiengviet.com/a/bezos-musk-cong-ty-phai-dong-thue/5951344.html






vendredi 2 juillet 2021

COVID-19 : Đình chỉ công tác cán bộ CDC làm giả giấy xét nghiệm SARS-CoV-2

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bạn có thể bấm vào đây để xem tài liệu mới cập nhật. 


Hải Dương vừa đình chỉ công tác cán bộ CDC làm giả giấy xét nghiệm SARS-CoV-2.



Ảnh minh họa

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương cho biết, CDC Hải Dương vừa ra quyết định đình chỉ công tác đối với Nguyễn Tùng Lâm (sinh năm 1988, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) nhân viên Khoa Xét nghiệm-Chẩn đoán hình ảnh-Thăm dò chức năng, trong thời gian 15 ngày kể từ ngày 29/6/2021 để phục vụ điều tra, xác minh những vi phạm về việc không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. 

Theo tường trình của Nguyễn Tùng Lâm, từ cuối tháng 5/2021 đến nay, Lâm được phân công vào làm việc tại phòng tách chiết, Khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng. Trong quá trình làm việc, được nhiều người quen đi làm ở các tỉnh xa nhờ lấy mẫu làm xét nghiệm SARS-CoV-2, Lâm đã đến tận nơi lấy mẫu, không thông qua dịch tễ mà tự mang về làm xét nghiệm.

Lợi dụng việc xét nghiệm mẫu gộp, Lâm đã mang mẫu thẳng phòng tách chiết để tách mẫu, sau đó gộp chung với các mẫu khác không có nguy cơ cao để chạy trên hệ thống Realtime-PCR. Khi có kết quả âm tính, Lâm soạn mẫu trả kết quả và cắt ghép chữ ký của lãnh đạo trung tâm trên máy vi tính vào rồi in ra. Sau đó, chờ sơ hở của bộ phận văn thư, Lâm đã lấy dấu của Trung tâm tự đóng vào giấy và trả kết quả cho người được lấy mẫu.

Từ cuối tháng 5/2021 đến ngày 28/6/2021, Nguyễn Tùng Lâm đã nhận làm cho khoảng 40 trường hợp trong đó có 7 trường hợp đi qua chốt kiểm soát dịch ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đối với 7 trường hợp bị lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh phát hiện, CDC Hải Dương đã tiến hành đối chiếu, kiểm tra và đều không tìm thấy trong hệ thống lấy mẫu, kiểm soát thông tin, nhận mẫu, lập ma trận, áp mã, làm xét nghiệm và trả kết quả của Khoa. 

Trước đó, khoảng 21 giờ 30 ngày 26/6/2021, Công an thị xã Quảng Yên phát hiện một xe cứu thương chở 5 người đi qua chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại cầu Bạch Đằng, nhưng không khai báo y tế theo quy định. Qua điều tra ban đầu, số người này khai nhận được Nguyễn Tùng Lâm là cán bộ của CDC tỉnh Hải Dương xét nghiệm và cấp giấy kết quả xét nghiệm để sử dụng đi qua chốt kiểm dịch. Cơ quan công an quyết định tạm giữ Lâm để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.


Nguồnhttps://vneconomy.vn/dinh-chi-cong-tac-can-bo-cdc-lam-gia-giay-xet-nghiem-sars-cov-2.htm