mardi 20 octobre 2020

SỨC KHOẺ : Nhiễm trùng máu

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Bài viết này mang tính chất tham khảo và 
không thể thay thế ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.



Nhiễm trùng máu là một phản ứng miễn dịch lớn nhất của cả cơ thể đối với sự hiện diện của vi khuẩn xâm nhập vào máu. Đây được xem là một tình trạng cấp cứu do thường dẫn đến suy tạng nhanh chóng, tỷ lệ tử vong cao. Các triệu chứng của nhiễm trùng máu đôi khi khó phát hiện sớm và có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Chính vì vậy, có kiến thức đầy đủ và kịp thời điều trị là chìa khóa tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân sau nhiễm trùng máu.


1. Nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu hay nhiễm khuẩn huyết (Sepsis) là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng khi toàn cơ thể phải phản ứng với sự hiện diện của vi trùng trong máu. Trong khi hệ thống miễn dịch vốn có chức năng là bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng, chính nó cũng có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng nguy kịch khi đối phó với nhiễm trùng.

Nhiễm trùng máu nguy hiểm không chỉ vì độc lực của vi khuẩn, độc tố từ các chất bài tiết của chúng, mà còn vì các chất hóa học trung gian do hệ thống miễn dịch giải phóng vào máu, kích hoạt phản ứng viêm toàn thân để chống lại nhiễm trùng nhưng lại làm tổn thương mô và cơ quan trong cơ thể. Theo đó, các trường hợp nhiễm trùng máu nặng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan nhanh chóng dẫn đến tử vong nên đây được xem là một cấp cứu y tế.

Trên thế giới, có hơn 1,5 triệu trường hợp nhiễm trùng máu mỗi năm và nhiễm trùng máu nằm trong top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu.


2. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng máu

Viêm phổi có thể kích hoạt quá trình nhiễm trùng máu

Bất kỳ nhiễm trùng nào cũng có thể kích hoạt quá trình nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, các loại nhiễm trùng sau đây có nhiều khả năng gây nhiễm trùng máu hơn cả:

- Viêm phổi;

- Viêm mô tế bào;

- Nhiễm trùng trong ổ bụng;-

- Nhiễm trùng hệ niệu;

- Nhiễm trùng thần kinh trung ương;

- Du khuẩn huyết.


Các yếu tố nguy cơ dễ mắc phải nhiễm trùng máu có nhiều bằng chứng nhất là:

- Dân số già hóa;

- Trẻ nhỏ dưới 12 tháng, đặc biệt là trẻ sơ sinh sinh non, nhẹ cân, trẻ bị dị tật bẩm sinh;

- Sự tăng mạnh đề kháng kháng sinh trong bối cảnh các loại kháng sinh ngày càng mất khả năng tiêu diệt vi khuẩn;

- Sự lạm dụng kháng sinh do việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng chỉ định;

- Suy giảm hệ thống miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải, như những người nhiễm HIV, đang điều trị hóa trị chống ung thư, sau cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch;

- Bệnh nhân đang được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU);

- Bệnh nhân có can thiệp các thiết bị xâm lấn, như ống thông tĩnh mạch hoặc ống thở;

- Mắc nhiều bệnh lý mạn tính, như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thận, gan, ung thư;

- Đang có một vết thương, chấn thương nghiêm trọng, như bỏng nặng, chấn thương sọ não.

Các đối tượng kể trên không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng thông thường cao hơn dân số chung, tăng nguy cơ đi vào biến chứng nhiễm trùng huyết mà còn có tiên lượng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao.


3. Nhiễm trùng máu biểu hiện như thế nào?

Các triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng huyết đôi khi khá mờ nhạt và có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chính vì vậy, khi cơ thể có bất kỳ triệu chứng đáng nghi ngờ nào, đừng cố gắng tự chẩn đoán và điều trị tại nhà. Thay vào đó, hãy nhờ trợ giúp y tế càng sớm càng tốt, nhất là đối tượng thuộc các nhóm nguy cơ kể trên.

Các triệu chứng ban đầu cần nghi ngờ đến nhiễm trùng máu là:

- Sốt cao hay đôi khi thân nhiệt bị hạ thấp;

- Cảm giác ớn lạnh và run rẩy;

- Da lạnh, vã mồ hôi;

- Da mát và nhợt nhạt, nổi bông ở tứ chi, báo hiệu tưới máu mô kém;

- Huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp;

- Nhịp tim nhanh;

- Tăng nhịp thở;

- Thở mệt, thở co kéo;

- Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn ói;

- Lượng nước tiểu ít hay có thể không đi tiểu cả ngày;

- Chóng mặt hoặc cảm giác lừ đừ, đuối sức;

- Lú lẫn hoặc có bất kỳ thay đổi bất thường nào khác về trạng thái tinh thần, như bất lực, sợ hãi về cái chết;

- Mất ý thức.

Nhịp tim nhanh là một trong nhũng biểu hiện của nhiễm trùng máu


4. Nhiễm trùng máu có lây không?

Đây là căn bệnh hoàn toàn không lây lan, đặc biệt không lây qua tiếp xúc. Bệnh chủ yếu là do vi sinh vật tấn công vào cơ thể, những ai có yếu tố nguy cơ cao nên chú ý phòng tránh các viêm nhiễm. Tóm lại, nhiễm trùng máu là bệnh không lây qua tiếp xúc thông thường.


5. Yếu tố làm tăng sự nguy hiểm của nhiễm trùng máu

Mối nguy hiểm của nhiễm trùng máu phụ thuộc vào tuổi tác, tiền sử bệnh lý mắc phải trước đó, tình trạng sức khỏe tổng thể và cả thời gian từ lúc khởi phát bệnh cho đến khi được điều trị đặc hiệu.

Đối với người cao tuổi, người mắc nhiều bệnh mạn tính hoặc những người bị suy giảm miễn dịch, dù đã can thiệp kháng sinh mạnh ở thời điểm rất sớm, liều cao, phổ rộng, tỷ lệ tử vong vẫn có thể lên tới 80%. Ngược lại, đối với những đối tượng khỏe mạnh không có bệnh trước đó, tổng trạng tốt, tỷ lệ tử vong có thể thấp, xấp xỉ khoảng 5%. Theo đó, so với các bệnh lý nhiễm trùng nói chung, nhiễm trùng máu luôn có tiên lượng khá nặng nề bởi tỷ lệ tử vong trung bình luôn vào khoảng 40%. Điều quan trọng cần nhớ là tiên lượng cũng phụ thuộc phần lớn vào bất kỳ sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị. Điều trị càng sớm được bắt đầu, kết quả sẽ có phần khả quan hơn.

Bên cạnh đó, nhiễm trùng máu nặng cũng có thể gây ra các biến chứng nặng nề. Trong đó, nổi bật nhất là rối loạn đông cầm máu làm hình thành các cục máu nhỏ trong thành mạch lan tỏa trên khắp cơ thể, ngăn chặn dòng chảy của máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan, đặc biệt là não, tim, thận, làm tăng nguy cơ suy đa cơ quan. Lúc này, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào nguy kịch, tụt huyết áp, trụy mạch do sốc nhiễm trùng, sốc nhiễm độc.

Mặt khác, những bệnh nhân có cơ hội được phục hồi sau khi nhiễm trùng huyết nhẹ cũng sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng trong tương lai cao hơn hẳn dân số chung.

Tóm lại, nhiễm trùng máu là bệnh lý nhiễm trùng với mức độ nặng nhất khi có sự hiện diện của vi trùng trong dòng máu, gây suy đa cơ quan và tỷ lệ tử vong khá cao. Việc phát hiện sớm và tích cực điều trị có ý nghĩa cải thiện tiên lượng bệnh. Vì vậy, tự trang bị những hiểu biết cần thiết, đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế tin cậy là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.




lundi 19 octobre 2020

(FR) Comment peut-on maintenir une bonne santé mentale ?

 Cliquez ici pour consulter la documentation la plus récente.

 


Être en bonne santé mentale ne correspond pas simplement au fait de ne pas avoir de maladie mentale. Une personne peut vivre avec un trouble mental et expérimenter tout de même un bien-être mental se traduisant par une vie équilibrée et satisfaisante.

Comme le fait d’être en bonne santé physique, être en bonne santé mentale permet de se sentir bien dans sa peau. Cela permet également de profiter des joies de la vie, de s’épanouir et d’essayer de nouvelles choses.

Maintenir une bonne santé mentale est aussi l'une des meilleures façons de se préparer à traverser les moments difficiles de la vie, au plan personnel ou professionnel.


L'équilibre, c'est la base d'une bonne santé mentale

Pour se maintenir en bonne santé mentale, il faut établir un équilibre entre les divers aspects de sa vie, c’est-à-dire les aspects : social, physique, mental, économique, spirituel et émotionnel.

Les périodes de la vie (études, cheminement professionnel, vie de famille, etc.), les difficultés et les défis rencontrés viennent parfois faire pencher la balance d’un côté ou de l’autre. Il peut alors être pertinent de se questionner sur les changements à faire afin de favoriser le maintien de sa santé mentale.


Facteurs qui influencent la santé mentale

Plusieurs facteurs influencent la santé mentale d’une personne :

- les facteurs biologiques, par exemple l’hérédité;

- les facteurs personnels, par exemple les habitudes de vie, l’estime de soi ou les expériences vécues durant l’enfance;

- l’environnement physique, par exemple l’état du lieu de résidence ou la qualité du quartier;

- l’environnement social, par exemple la qualité des relations établies avec la famille, les amis et la communauté;

- l’environnement économique, par exemple le statut d’emploi et les conditions de vie.

Il est impossible d’agir sur certains facteurs comme l’hérédité ou certaines caractéristiques biologiques. Cependant, vous pouvez changer vos habitudes et prendre certaines mesures pour vous maintenir en bonne santé mentale.


Mesures à adopter pour maintenir une bonne santé mentale


Adoptez de bonnes habitudes de vie

- Prenez le temps de bien manger.

- Couchez-vous à une heure raisonnable afin de dormir suffisamment.

- Faites de l’exercice tous les jours.

- Réduisez votre consommation de stimulants : café, thé, boissons gazeuses ou énergisantes, chocolat.

- Diminuez ou cessez complètement votre consommation d’alcool, de drogues et de tabac.


Entretenez votre réseau social

- Entretenez des relations positives avec votre entourage : membres de votre famille, amis, voisins, collègues de travail, etc.

- Participez à des activités de loisir qui vous plaisent et trouvez du temps pour vous y adonner.

- Évitez de rester seul si vous vivez une situation difficile comme un deuil ou une perte d’emploi. Demandez du soutien à vos proches, à une personne de confiance ou à un organisme spécialisé.


Diminuez votre niveau de stress

- Utilisez des méthodes naturelles pour contrôler votre stress. Par exemple, prenez de grandes respirations, faites de l’activité physique ou prenez du temps pour vous détendre.

- Ayez confiance en vous.

- Lorsque vous vivez des moments difficiles, participez à des groupes d’entraide et de soutien. Vous pourrez ainsi échanger avec d’autres personnes qui sont dans la même situation que vous. Cela pourrait vous aider à mieux gérer vos émotions tout en apprenant des expériences des autres.


Entretenez un climat positif au travail

Encouragez votre employeur à adopter des mesures pour réduire les sources de stress et améliorer le climat de travail, par exemple :

- tenir des réunions d’équipe régulièrement;

- favoriser la participation des employés aux activités de l’entreprise;

- prévoir des programmes de formation du personnel;

- mettre en place un système de reconnaissance du travail et de la participation des employés;

- prendre des moyens pour prévenir le harcèlement psychologique et pour favoriser la civilité au travail.





lundi 12 octobre 2020

(FR) Quelle est la différence entre "l’attestation employeur" et "le certificat de travail"

 Cliquez ici pour consulter la documentation la plus récente.


L’attestation employeur est également appelée attestation de travail, cette attestation est un document émis par l’employeur et remis au salarié. Elle a pour but d’attester du travail de ce dernier au titre d’un contrat de travail en CDI ou en CDD.

Il faut cependant bien faire la distinction entre l’attestation d’emploi et le certificat de travail qui se révèlent être deux documents bien distincts. Ils n’ont pas la même finalité et, selon le cas, le régime et les mentions obligatoires différent également.


L’attestation d’employeur

L’attestation employeur (ou aussi attestation d’emploi) ne doit surtout pas être confondue avec l’attestation Pôle Emploi qui est remise au salarié en fin de contrat et reprend les 12 derniers mois de salaire, afin que le Pôle Emploi puisse calculer les allocations chômages à verser au salarié le cas échéant.

L’attestation d’emploi est un document émis et signé par l’employeur lorsque le salarié est encore sous contrat de travail. Ce document atteste du poste et des fonctions occupés par le salarié. Cette attestation n’est pas exigée par la loi à la charge de l’employeur (excepté dispositions spécifiques d’une convention collective).



Le certificat de travail

Il s’agit d’un document légal imposé par l’article L. 1234-19 du Code du travail « A l’expiration du contrat de travail, l’employeur délivre au salarié un certificat dont le contenu est déterminé par voie réglementaire. »

Contrairement à l’attestation d’emploi, l’employeur a l’obligation d’établir et remettre un certificat de travail au salarié, quelle que soit le motif de la rupture du contrat de travail (lettre de démission, licenciement, rupture conventionnelle…) et qu’il s’agisse d’une fin de CDI ou fin de CDD.

Le certificat de travail est très important car le salarié en aura besoin pour pouvoir prétendre ultérieurement à différents droits comme le droit à la retraite par exemple, mais aussi pour pouvoir attester qu’il a bien occupé tel ou tel poste, au cours d’une certaine période et dans une entreprise définie.

Cependant, l’attestation de travail peut se révéler utile lorsque le salarié doit prouver qu’il occupe un certain poste ou a bien un contrat de travail. Bien sûr, dans de telles situations, le salarié peut tout simplement fournir ces bulletins de salaire mais il arrive parfois que le salarié ne souhaite pas révéler le montant de son salaire. L’employeur pourra alors lui remettre une attestation d’emploi. Comme indiqué précédemment, l’employeur n’est pas dans l’obligation de délivrer une attestation de travail à son salarié. Ainsi, ce sont les rapports cordiaux entre le salarié et l’employeur qui seront décisifs quant à l’établissement et la remise de l’attestation employeur.

L’employeur doit remettre le certificat de travail au salarié au terme du contrat, donc en fin de préavis du salarié (et même si le salarié est libéré de son préavis de manière anticipée).


Quelles sont les mentions obligatoires pour l’attestation employeur et le certificat de travail ?

Les mentions diffèrent selon qu’il s’agisse d’une attestation d’emploi ou d’un certificat de travail.

Il n’y a pas de forme imposée ni de mentions obligatoires sur l’attestation d’emploi puisqu’elle n’est pas soumise à obligation légale. Cependant, si l’employeur souhaite que celle-ci soit utile au salarié, il devra indiquer les éléments qui lui confèrent une valeur juridique :

- identité de l’employeur ;

- identité du salarié ;

- fonction occupée par le salarié ;

- date ;

- signature.

En revanche, en ce qui concerne le certificat de travail, un certain nombre de mentions obligatoires sont prévues par la loi :

- identité de l’employeur ;

- identité du salarié ;

- dates d’entrée et de sortie du salarié ;

- périodes au cours desquelles le salarié a occupé ses différentes fonctions le cas échéant ;

- maintien gratuit des garanties prévoyance le cas échéant ;

- date ;

- signature du certificat de travail.


Veuillez prendre connaissance des mentions légales en vigueur sur cet article.







jeudi 8 octobre 2020

SỨC KHOẺ : Bệnh bạch cầu

 

Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Bài viết này mang tính chất tham khảo và 
không thể thay thế ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.



Bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến

 Bệnh bạch cầu là gì?

Bệnh máu trắng hay bệnh bạch cầu (Tiếng Anh : Leukemia - Tiếng Pháp : Leucémie) là một bệnh lý ác tính của hệ tạo máu, một trong những bệnh của nhóm bệnh ung thư máu. Căn bệnh này xảy ra do bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến trong tuỷ xương và làm ức chế sự phát triển của những tế bào máu bình thường. 

Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng hoạt động khá mạnh. Khi loại tế bào này tăng số lượng một cách bất thường, chúng sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và không gian sống với hồng cầu (tế bào máu vận chuyển ô-xy) và hoạt động không đặc hiệu (tiêu diệt tế bào bình thường trong cơ thể). Hồng cầu bị cạnh tranh nguồn sống và không thể hoạt động bình thường, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra khối u rắn.


Hiện nay căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả không cao. Người dân ở các vùng nhiễm phóng xạ thường có tỉ lệ bị bệnh này rất cao (như 2 thành phố Hiroshima Nagasaki sau thời Chiến tranh Thế giới thứ hai ở Nhật). Gần đây có một số nghiên cứu kết luận rằng, bệnh ung thư bạch cầu hay bạch cầu cấp đều không qua yếu tố di truyền.

Bạch cầu cấp là bệnh lý ung thư máu thường gặp nhất. Dữ liệu từ Dự án Quan sát Ung thư Toàn cầu (GLOBOCAN) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2018: Ở Việt Nam, bệnh bạch cầu đứng thứ 7 trong tất cả ung thư mới mắc, nhưng là nguyên nhân tử vong đứng thứ 5, sau ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú.

Bệnh bạch cầu cấp có thể xảy ra với bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên trẻ em và người lớn có một chút khác biệt về thể bệnh bạch cầu cấp thường gặp. Bạch cầu cấp được chia làm hai dòng chính: bạch cầu cấp dòng tuỷ (người lớn mắc nhiều hơn) và bạch cầu cấp dòng lympho (trẻ em mắc nhiều hơn).


Triệu chứng


Khi dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy làm đau nhức, đồng thời chiếm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác. Bệnh nhân có thể có những chứng sau:

- Thiếu máu: Xanh xao, mệt mỏi, hay chóng mặt, giảm trí nhớ, giảm sức tập trung. Trẻ em thì chậm lớn, hoạt động thể lực hằng ngày bị giảm sút…

- Xuất huyết: Người bệnh dễ bị bầm da, các chấm xuất huyết, các đốm mảng bầm có thể xuất hiện mà không có va chạm gì. Có thể chảy máu ở các cơ quan khác như chảy máu răng, chảy máu kết mạc mắt, chảy máu mũi, tiêu phân đen, tiểu máu, rong kinh, nặng nề nhất có thể là xuất huyết não.

- Sốt/Nhiễm trùng: Người bệnh có thể sốt cao kéo dài nhiều ngày, điều trị thông thường không thể dứt sốt. Nguyên nhân sốt có thể là do các tế bào ác tính giải phóng ra các chất trung gian gây sốt. Hoặc cơ địa bị suy giảm miễn dịch của bệnh nhân bị bạch cầu cấp.

- Các triệu chứng xâm lấn của tế bào ác tính: gan lách to, nổi hạch, đau đầu, nôn ói, sưng đau nướu răng…


Điều trị

- Phương thức điều trị chủ yếu của bệnh là hoá trị liệu, sử dụng các thuốc có hoạt tính chống tế bào ung thư. Những thuốc này lợi dụng đặc điểm tăng sinh nhanh không kiểm soát của các tế bào ác tính mà tiêu diệt chúng, trong khi các tế bào bình thường ít bị ảnh hưởng hơn.

- Điều trị hỗ trợ: Trong quá trình điều trị, chắc chắn bác sĩ sẽ phải sử dụng đến các chế phẩm máu như hồng cầu lắng, tiểu cầu để bổ túc cho bệnh nhân suy tuỷ do thuốc. Các kháng sinh mạnh cũng sẽ được cân nhắc sử dụng để điều trị nhiễm trùng.

- Xạ trị (Sử dụng tia xạ để diệt tế bào ung thư) có vai trò hạn chế hơn, thường được dùng với vai trò dự phòng xâm lấn thần kinh.

- Ghép tế bào gốc tạo máu: Đây là một phương pháp điều trị triệt để cùng với hoá trị liệu. Những bệnh nhân có chỉ định ghép tế bào gốc sẽ được khảo sát độ tương thích tế bào gốc với anh chị em ruột hoặc người tình nguyện. Sau đó sẽ tiến tới ghép tế bào gốc tạo máu. Đây là phương thức có thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng bệnh nhân cũng sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ trong quá trình ghép. Chỉ định này sẽ được hết sức cân nhắc bởi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.


Cần lưu ý trong quá trình điều trị

Quá trình điều trị bệnh rất gian nan. Một trong những vấn đề khó khăn nhất đó là nhiễm trùng. Cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống thêm thuốc nam, thuốc bắc.

- Vệ sinh xung quanh, rửa tay thường xuyên trong quá trình thăm nuôi.

- Hạn chế thăm nuôi.

- Hạn chế các thức ăn mua từ bên ngoài, tham vấn bác sĩ trước khi cho bệnh nhân ăn uống.

- Giữa các đợt xuất viện của bệnh nhân, hạn chế cho bệnh nhân đến chốn đông người. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần vận động nhẹ nhàng thường xuyên theo hướng dẫn.

- Tuyệt đối không uống rượu bia và các chất kích thích.







samedi 3 octobre 2020

Mỹ và đồng minh tính đến việc hình thành một kiểu “NATO châu Á”


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận 


Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ trong Bộ Tứ “Quad” (Bộ tứ kim cương) dự kiến họp tại Tokyo ngày 06/10/2020 để tìm chiến lược đối phó với Bắc Kinh, trong bối cảnh Trung Quốc tung hoành ngang dọc, hăm dọa các nước trong khu vực. Tuy nhiên, dường như Hoa Kỳ muốn đi xa hơn, khi nêu ý tưởng thành lập một liên minh, kiểu “NATO châu Á” mà đối tượng chính là Trung Quốc.

Bộ chỉ huy Liên quân Ấn Độ - Thái Bình Dương (USINDOPACOM) của Quân Đội Mỹ, thành lập ngày 30/05/2018, có trụ sở tại quần đảo Hawaii. © ©USINDOPACOM


Liên minh kiểu NATO ở châu Á

Sức mạnh quân sự ngày càng tăng, đi kèm với chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng, Trung Quốc đã khơi gợi những cuộc thảo luận giữa các quan chức Mỹ và đối tác về việc tạo ra một “NATO châu Á” gồm các nước lớn trong khu vực để kiềm chế tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

Có một thực tế mà Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg từng nói, đó là “chuyển dịch cơ bản cán cân quyền lực toàn cầu” theo những cách nào đó sẽ thúc đẩy chính NATO “trở nên toàn cầu hơn”.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg

Âm thầm và lặng lẽ, các quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến xa hơn. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen E. Biegun gần đây gợi ý rằng liên kết quốc phòng không chính thức giữa Mỹ, Nhật Bản, AustraliaẤn Độ - vốn được biết đến với tên gọi “Bộ tứ kim cương” (nhóm QUAD) – có thể là sự khởi đầu của một liên minh kiểu NATO ở châu Á.

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun (Ảnh: AP).

Đó là điều mà tôi nghĩ đến trong nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump hoặc nếu đương kim Tổng thống không giành chiến thắng thì trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống tiếp theo, nó có thể là điều rất đáng để khám phá”, ông Biegun nói tại đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn ngày 31/8/2020.

Báo chí Ấn Độ đưa tin, hôm 25/9/2020, các quan chức Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - tất cả gần đây đều có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc đã có cuộc họp trực tuyến. Tại đó, bốn quốc gia này đã kêu gọi xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dươngtự do, rộng mở, thịnh vượng và hòa nhập” dựa trên sự chia sẻ các giá trị và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Tháng trước, ông Biegun nói rằng NATO châu Á sẽ không chỉ đơn giản là chống lại Trung Quốc mà có thể sẽ tập trung vào việc phối hợp rộng rãi giữa quân đội và nền kinh tế của các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực xung quanh một hệ thống giá trị dựa trên quy tắc.

Điểm đáng chú ý là nhóm QUAD trong khi đẩy mạnh tập trận quân sự chung những năm gần đây thì vẫn còn có sự do dự khi có thành viên trong nhóm e ngại rằng hình thành một NATO châu Á chính thức hơn sẽ chọc giận Trung Quốc và dẫn đến việc Bắc Kinh tung ra đòn trừng phạt kinh tế. Nhưng trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng phô diễn sức mạnh cơ bắp, nỗi sợ hãi đó có thể phai mờ dần.

Michael Kugelman

Michael Kugelman, Phó Giám đốc chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson cho biết: “Nước này hay nước khác, lúc này hay lúc khác đều có lo lắng về việc chống lại Trung Quốc”.

Ngày càng có sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhóm QUAD, cũng như giữa các quốc gia khác trong khu vực, rằng hoạt động của Trung Quốc ở đó không chỉ hung hăng mà còn ngày càng đe dọa đến sự ổn định toàn cầu”, ông Kugelman lập luận. Ngoài việc xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông, việc Trung Quốc sử dụng cái gọi là ngoại giao chiến lang trong những năm gần đây đã khiến các nước láng giềng tức giận và bất bình.


Khó khăn và thách thức "kiểu NATO ở châu Á"

Tuy nhiên, theo ông Kugelman, Washington vẫn có thể gặp phải những thách thức khi cố gắng xây dựng một liên minh an ninh tập thể chính thức kiểu NATO ở châu Á. Điều đó đúng, mặc dù Ấn Độ - một nhân tố chính trong ý tưởng của liên minh đã và đang vướng vào xung đột chết người với Trung Quốc ở khu vực biên giới giữa hai nước.

New Delhi theo truyền thống phản đối việc tham gia vào các liên minh chính thức kiểu như vậy, ngay cả với một cường quốc có cùng chí hướng như Mỹ. Ông Kugelman nói: “Mỹ và Ấn Độ có quan hệ đối tác an ninh mạnh mẽ, nhưng người Ấn Độ muốn tiếp tục đóng vai trò chủ thể độc lập trong chiến lược này”.

Daniel S. Markey

Daniel S. Markey, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hiện đang làm việc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của Đại học Johns Hopkins nhận định: “Các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiện đã nhận thức rõ rằng khái niệm ‘đồng minh’ không được New Delhi đón nhận tốt, vì vậy biến QUAD thành một tổ chức mới giống như NATO, ít nhất trong tương lai gần là điều không khả thi”.

Trong khi đó, một số người vẫn hoài nghi về độ nghiêm túc của chính quyền Trump, thúc đẩy loại chủ nghĩa đa phương mà nỗ lực mở rộng của nhóm QUAD có thể đòi hỏi. Điều này xuất phát từ chính mối quan hệ nhạy cảm của ông Trump với NATO, liên quan đến phàn nàn của ông về việc các đồng minh châu Âu không chia sẻ công bằng chi phí quốc phòng cho mục đích bảo vệ an ninh của tập thể.

Patrick Cronin

Nhà nghiên cứu Patrick Cronin thuộc Viện nghiên cứu Hudson (Mỹ) nhận xét: “Tôi thấy thương hiệu ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông Trump không có lợi cho việc thúc đẩy hợp tác nghiêm túc. Tăng cường nhóm Bộ tứ bằng cách tìm kiếm thêm đối tác liên minh cho các nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn như nhận thức tình huống trên biển hoặc an ninh mạng, có vẻ như là bước tiếp theo hợp lý để thúc đẩy hợp tác”.

David Maxwell, một thành viên cấp cao của Quỹ Bảo vệ Các nền dân chủ cho rằng, “hành vi gây hấn” của Trung Quốc có thể thúc đẩy các cuộc thảo luận về một NATO châu Á, nhưng chính sách của Mỹ dưới thời ông Trump đang giảm dần động lực.

Bất chấp những bình luận gần đây của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun, việc chính quyền Trump chuyển từ triết lý liên minh dựa trên lợi ích, giá trị và chiến lược sang nền tảng giao dịch sẽ làm suy yếu uy tín của Mỹ. Thời điểm đã chín muồi thúc đẩy một ‘NATO châu Á’ nhưng chúng tôi có thể đã bỏ lỡ cơ hội vì quan điểm về kinh tế và liên minh hiện tại của chính quyền”, ông Maxwell nói.

Nói về NATO châu Á, một số người đã nói về cái gọi là nhóm Bộ tứ mở rộng (QUAD Plus) tập trung vào các sáng kiến phi quân sự như hỗ trợ tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng với sự hỗ trợ từ Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước khác nhằm mục tiêu chống lại tham vọng to lớn thông qua chương trình đầu tư ra nước ngoài mang tên “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Mạng lưới Điểm Xanh (Blue Dot Network) mà Mỹ, Nhật Bản và Australia công bố hồi năm ngoái hay Mạng lưới Kinh tế Thịnh vượng (Economic Prosperity Network) được chính quyền Trump thúc đẩy sau đại dịch Covid-19 nhằm giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng toàn cầu vào Trung Quốc, cũng có thể là nền tảng để mở rộng nhóm Bộ tứ theo hướng phi quân sự.

Theo chuyên gia Michael Kugelman, câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là làm thế nào để “đắp da, đắp thịt” vào bộ khung sẵn có của nhóm Bộ tứ, theo cách có thể thu hút sự ủng hộ của các quốc gia nhỏ hơn, đặc biệt ở Đông Nam Á?

Các nước Đông Nam Á hiện đang ở thế khó, bởi vì mặc dù họ lo ngại về sự ức hiếp của Trung Quốc nhưng vẫn muốn có thể tìm đến Bắc Kinh trong hỗ trợ kinh tế, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, đồng thời cũng muốn Mỹ đảm bảo an ninh khu vực. Nếu Mỹ có thể phối hợp trong các hành động, thúc đẩy mọi thứ như một người chơi lớn trong trò chơi cơ sở hạ tầng, các nước trong khu vực có thể sẵn sàng tham gia vào một thứ gì đó giống như QUAD mở rộng”, ông Kugelman nhận xét.


(Theo VOV.VN)

THAM KHẢO

NATOhttps://vi.wikipedia.org/wiki/NATO

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberghttps://vi.wikipedia.org/wiki/Jens_Stoltenberg

Patrick Croninhttps://www.hudson.org/experts/1259-patrick-m-cronin

Hành vi hung hăng của Trung Quốc có thể thúc đẩy hình thành 'NATO ở châu Á'
https://baomoi.com/hanh-vi-hung-hang-cua-trung-quoc-co-the-thuc-day-hinh-thanh-nato-o-chau-a/c/36523962.epi

Mỹ muốn thành lập “NATO châu Á” để kìm hãm Trung Quốc
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201002-my-nato-chau-a-trung-quoc





jeudi 1 octobre 2020

(FR) La première chose à faire en se réveillant

 Cliquez ici pour consulter la documentation la plus récente.



Buvez de l'eau et étirez-vous

Vous n’avez pas pris votre dose d’H2O et n’avez pas bougé suffisamment depuis 8 à 10 heures. Votre corps a besoin d'un bon remède. La mauvaise humeur que nous associons au réveil peut être liée au manque de mobilité et à la déshydratation. Voici donc ce que vous devez faire :

1. Etirez-vous dans votre lit, faites circuler votre sang dans vos veines.

2. Lèvez-vous lentement. Faites des étirements légers une fois debout.

3. Buvez un verre d'eau pure et fraiche.

Des étirements légers

Et c'est à peu près tout. Cela peut conduire à un réveil beaucoup plus rapide, et je parie que beaucoup de gens ne seraient pas aussi désespérés d’atteindre cette ruée vers la caféine en appliquant ces conseils simples. En fait, le café peut aggraver le problème en traitant les symptômes plutôt que les causes des matinées difficiles. Mais ce n’est un sujet d’aujourd’hui.

Le processus d'étirement et d’hydratation rendra vos premières minutes de réveil plus saines, car il améliore :

La circulation sanguine

Faites en sorte que ces globules arrivent là où ils doivent être le plus rapidement possible.

L'immobilité et la déshydratation obstruent un flux sanguin optimal. Notre sang devient plus épais et plus lent. En vous étirant et en buvant de l'eau, vous vous réveillerez plus rapidement car cela accélère le flux sanguin. Votre cerveau aura plus d'oxygène rapidement et vos muscles seront bien préparés pour la journée à venir.


Conseil

Chaque matin, c'est la même rengaine : vous extirper de votre lit quand votre horloge sonne est un véritable supplice. Quand on sait que le bon déroulement d'une journée dépend souvent de la manière dont on s'est levé, on oublie les réveils catastrophes et on adopte cette nouvelle habitude.

Quel est le meilleur moment pour boire de l’eau et pourquoi ?

- Deux verres d’eau le matin après le réveil (aide à activer les organes internes).

- Un verre d’eau trente minutes avant un repas (aide à la digestion).

- Un verre d’eau avant de prendre un bain (vous aide à éviter l’hypertension artérielle).

- Un verre d’eau avant d’aller au lit (aide à éviter les accidents vasculaires cérébraux et les crises cardiaques).