samedi 31 mars 2018

SỨC KHOẺ : Lợi và hại đi bộ với người cao tuổi


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Phòng Bệnh hơn Chữa Bệnh 

Kinh nghiệm cổ nhân Âu Á đều cho rằng ngăn ngừa bệnh là việc làm cần thiết và quan trọng hơn là để bệnh xảy ra rồi mới trị bệnh. Thực vậy, khi có dấu hiệu thì bệnh đã gây ra những rối loạn về tinh thần và tàn phá về thể chất của con người. Và dĩ nhiên khi bệnh đã xảy ra là phải chữa chạy, nếu không thì đời sống sẽ bị thu ngắn.

Ði bộ được xem là một phương-pháp phòng-bệnh hơn là chữa-bệnh. Nó tiện-lợi vì bất cứ ai cũng có thể luyện-tập được. Không cần trang-bị dung-cụ gì ngoài một đôi giày. Không cần thể-lực cường-tráng cũng như năng-khiếu. Vì thế, được những người cao tuổi rất ưa-chuộng.



Người cao tuổi có nên tập đi bộ?

Giống như mọi môn thể-thao khác, đi bộ giúp tăng-cường sức-khỏe cho cơ-thể. Nó thích-hợp cho những bệnh-nhân tim mạch. Vì không cần tốn nhiều sức-lực, động-tác đơn-giản, có thể tự điều-chỉnh cường-độ và thời-gian luyện-tập. Tuy nhiên, không phải ai tập đi bộ cũng cho kết- quả tốt. Có nhiều người càng đi lại càng bị đau nhiều hơn, đặc-biệt là những bệnh nhân đau khớp.

Với những khớp gối bình thường, khi duỗi gối, lực ép lên khớp chè đùi gần bằng 0. Khi đi bộ, lực ép này bằng 1/2 trọng-lượng cơ-thể, tức vào khoảng 25-40kg. Người càng béo thì tải-trọng này càng lớn và lực càng tăng khi thời-gian đi càng dài. Ðiều này giải-thích nguyên-nhân vì sao một số người cảm thấy đau gối sau khi tập đi bộ. Cơn đau này không giảm đi mà ngày một tăng dần, tỷ lệ-thuận với thời-gian đi bộ, trọng-lượng cơ-thể và mặt dốc, độ gập-ghềnh của đường tập.

Trên thực-tế, nhiều bệnh-nhân đau khớp dù thấy đau cũng cố- gắng tiếp-tục tập đi bộ. Vì vậy, có thể dẫn đến hậu-quả là khớp ngày càng tổn-thương nhiều hơn. Mà đau chính là dấu-hiệu báo- động của cơ-thể, khi đó cần phải giúp cơ-quan bị bệnh được nghỉ- ngơi để hồi-phục trở lại. Khớp xương cũng vậy, khi đau nhức là do bị viêm khớp, sự nghỉ-ngơi lúc này rất cần-thiết và cũng là phương-pháp giúp giảm đau. Nếu cứ đi bộ trong khi viêm khớp gối, chắc-chắn bệnh- nhân sẽ bị đau hơn.


Ða số người cao tuổi, ai cũng bị thoái-hóa khớp gối (osteoarthritis).Thực-chất của bệnh là tình-trạng lão-hóa của khớp gối qua nhiều năm; Các lớp sụn khớp bị hư-hỏng, trục xương cong vào trong. Càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm. Lý-do là khi đi đứng, sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái-hóa. Lớp sụn đó có tác-dụng hấp-thu lực đè ép. Nay tác-dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương. Gây ra hiện-tượng viêm khớp. Từ đó, dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh-nhân đứng hay đi. Vì thế, với những bệnh-nhân này, người ta khuyến-cáo phải hạn-chế đi lại. Khi đi bộ, cần phải có nạng hay gậy nâng-đỡ để giúp giảm tải-trọng lên bề mặt khớp hư.

Với những lý-do trên, các chuyên-gia về xương khớp đã đánh-giá đi bộ không phải là môn thể-thao tốt đối với người cao tuổi.


Tập luyện môn gì thích hợp cho người cao tuổi

Những người cao tuổi không có triệu-chứng đau gối, vẫn có thể tập đi bộ. Nhưng cần lưu-ý đến cường-độ và thời-gian tập-luyện sao cho phù- hợp với cơ-thể. Khi có triệu-chứng đau nhức. Cần giảm bớt mức-độ tập luyện hay nghỉ-ngơi một thời-gian rồi mới tập lại. Có nhiều người tập đi bộ từ thời còn trẻ, không có vấn-đề gì. Nhưng một ngày nào đó, khi tuổi đã cao bỗng thấy có vấn-đề ở đầu gối. Ðó là vì họ không biết giảm bớt sự vận-động cho phù-hợp với tuổi-tác. Chỉ cần đi ít lại, chậm hơn một chút sẽ giúp cơ-thể dễ chịu ngay.

Người cao tuổi rất cần có sự vận-dộng, nhưng phải phù-hợp với thể trạng. Nguyên-tắc vận-động ở người cao tuổi là nhẹ-nhàng, chậm và liên-tục. Tại sao phải như vậy? Vì cơ-thể người cao tuổi như một cái máy cũ- kỹ, quá-trình lão-hóa khiến các hệ-thống cơ-bắp, dây chằng không còn tính đàn-hồi tốt nữa. Những cử-động vừa nhanh, vừa mạnh có thể làm tổn-thương các cơ-bắp và dây chằng vốn dĩ đã chai cứng. Tinh giãn nở đã yếu nhiều. Sự cử-động chậm và nhẹ sẽ giúp co giãn từ từ các dây-chằng và cơ-bắp. Nếu luyện-tập liên-tục và đều-đặn. Nó sẽ giúp cải-thiện rất nhiều sự dẻo-dai của các khớp xương.



Với người cao tuổi, đi xe đạp tốt hơn đi bộ. Tốt nhất là tập võ dưỡng- sinh. Ðặc-điểm của các động-tác trong bài quyền được thực-hiện thật chậm-rãi, phong-thái nhẹ-nhàng, đặt ý-nghĩ và hơi-thở đi theo động-tác của tay chân. Nguyên-lý này hoàn-toàn phù-hợp với thể-chất của người cao tuổi. Thực-tế cho thấy nhiều người tập đã cảm thấy cơ-thể ngày càng khỏe hơn, ít bệnh-tật đau-ốm vặt. Tuy nhiên, cần lưu-ý môn võ dưỡng-sinh hiện nay đã bị người ta cải-biến rất nhiều. Mỗi người thêm-thắt một chút, khiến nó không còn giữ được cái thần-khí nguyên- thủy của người xưa.


Ví dụ người ta cho các cụ ông, cụ bà tập những bài tập khởi-động của các môn thể-dục thể-thao phương Tây như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ. Những động- tác này rất hại cho các khớp, đặc-biệt là cột sống thắt lưng và khớp gối. Chúng chỉ thích-hợp cho thanh-niên luyện-tập các môn thể-thao mạnh- mẽ. Chứ không phù-hợp với cơ-thể người cao tuổi.


Bệnh nhân tim mạch có nên tập đi bộ ?

Với những bệnh-nhân trẻ tuổi, hệ-thống khớp xương gân cơ còn tốt, thì đi bộ là môn vận-động hàng đầu được chọn-lựa để luyện-tập, có thể giúp nâng cao sức chịu đựng và sức làm việc của tim. Tuy nhiên, sự vận-động quá mức cũng sẽ làm xấu thêm tình-trạng suy tim và bệnh thiếu máu cơ tim. Ðã có những bệnh-nhân tử-vong trong khi đi bộ do cố-gắng tập quá sức. Thời-gian đi bộ và quãng đường đi cần được theo-dõi và giám-sát bởi bác-sĩ.
 
Với người cao tuổi bị bệnh tim mạch thì sao? Sở dĩ bác-sĩ khuyên những bệnh-nhân tim mạch nên đi bộ vì đây là một môn vận-động nhẹ- nhàng, không tốn nhiều sức. Ai tập cũng được vì nó đơn giản, không cần sân tập và trang thiết bị kèm theo. Nhưng một khi đã có vấn-đề xương khớp, tại sao bạn không chọn lựa những môn khác tốt hơn như tập võ dưỡng-sinh, thể-dục tay không, đạp xe đạp, bơi lội. Khi tập đi bộ, cần cân nhắc cường độ theo tuổi tác; Thời gian tập và quãng đường đi cần phải giảm dần theo thời gian (là điều căn bản khác với khi còn trẻ). Ði tập vào buổi sáng cần giữ ấm và mang giày thích-hợp với bàn chân. Khi có triệu-chứng đau gối hay đau lưng thì lập tức phải nghỉ-ngơi hoặc giảm ngay thời-gian đi.


Lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

Trong xã hội hiện đại, con người chúng ta đang bị cuốn vào một mạng lưới công nghệ. Bận rộn của công việc khiến nhiều người ít có thời gian để tập thể dục, chăm sóc đến sức khỏe của bản thân.

Đừng nghỉ rằng, đầu tư tiền để tập gym mỗi ngày sẽ giúp cho bạn có được sức khỏe như mong muốn, chỉ cần dành 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng sẽ mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe của bạn.

Đây là một bộ môn thể thao mà tất cả cả các bộ phận của cơ thể đều hoạt động cùng lúc và đốt cháy lượng calo lớn. Giúp phòng chống nhiều bệnh tật, tinh thần thoải mái, tăng năng suất và hiệu quả trong công việc.


Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày nên biết:

Đi bộ giữ trái tim luôn khỏe mạnh
Đi bộ mỗi ngày làm tăng nhịp tim của chúng ta. Điều này cải thiện lưu thông máu, kiểm soát huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và làm tăng cholesterol tốt.

Tăng quá trình chuyển hóa trong cơ thể
Đi bộ kích thích hệ tiêu hoá và giúp dạ dày tiết ra nhiều enzym, dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Điều hữu ích cho việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể. Ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác.

Ngăn ngừa loãng xương
Đi bộ hàng ngày tăng cường chức năng xương khớp và làm xương luôn chắc khỏe, dẻo dai. Ngoài ra, đi bộ vào sáng sớm sẽ hấp thụ tối đa lượng vitmin D có trong ánh nắng mặt trời làm tăng hấp thụ canxi trong xương. Đi bộ cũng ngăn ngừa các dịch khớp khỏi bị khô, tránh khỏi tình trạng bị bệnh viêm khớp.

Tăng cường cơ bắp
Đi bộ mỗi ngày giúp làm cơ bắp luôn chắc khỏe và tăng tỷ lệ cơ vùng cánh tay, bắp đùi và mông. Không cần phải tập luyện vất vả trong phòng tập Gym

Cải thiện hệ thống miễn dịch
Đi bộ tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích cơ thể tăng sản xuất bạch cầu. Những người thường xuyên đi bộ được ghi nhận ít có nguy cơ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh do nhiễm khuẩn thông thường.

Kích thích hoạt động não bộ
Đi bộ làm tăng hoạt động trong tế bào não của chúng ta. Ngăn ngừa sự mất mát của mô não, nó liên quan trực tiếp đến chứng mất trí nhớ và chứng sa sút trí tuệ ở lứa tuổi già. Mỗi ngày đi bộ được biết đến để cải thiện sức mạnh trí nhớ của bạn và ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer

Tăng năng lượng
Đi bộ mỗi ngày giúp phòng chống được nhiều bệnh tật. Chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày, cơ thể của bạn sẽ luôn khỏe mạnh, năng động cả về tinh thần và thể chất. Đi bộ làm tăng tuần hoàn máu và khả năng vận chuyển oxy của máu. Oxy cung cấp nhiều hơn cho các tế bào và tạo ra mức năng lượng cao.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo các chuyên gia của hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường thì đi bộ 20-30 phút một ngày sẽ giúp lượng đường trong máu thấp hơn trong 24 giờ.

Thư giãn, giảm căng thẳng
Đi bộ trong công viên và nghe những bản nhạc yêu thích giúp giảm bớt căng thẳng trong tâm trí của bạn. Ngoài ra, tâm trí bắt đầu sản xuất ra oxytocin, kích thích sự hưng phấn. Điều này làm giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm. Đi bộ là một liều thuốc giảm căng thẳng tự nhiên, đồng thời cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Cải thiện hoạt động của hệ hô hấp
Theo Arthritis Foundation, đi bộ cải thiện hơi thở của bạn. Khi đi bộ, tốc độ hít thở tăng lên, khi đó khí oxy được hấp thụ nhanh hơn vào máu giúp loại bỏ các chất thải độc hại.

Giảm mắc ung thư vú
Một nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ tập trung vào nghiên cứu việc đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư vú 14% so với người không bi bộ thường xuyên

Tăng tuổi thọ
Các nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ mỗi ngày cùng với chế độ ăn uống lành mạnh làm tăng tuổi thọ ít nhất 5 đến 7 năm. Đi bộ giúp giải quyết hầu hết các vấn đề sức khoẻ của chúng ta. Một chế độ ăn uống điều độ, lành mạnh cùng với 30 phút đi bộ mỗi ngày sẽ giữ cuộc sống của bạn tràn đầy năng lượng, khỏe khoắn và hạnh phúc



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire