lundi 27 mars 2017

SỨC KHOẺ : Bệnh sỏi thận


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. 



Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới và được xác định qua chụp hình Xquang hoặc siêu âm. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.


Nguyên nhân, triệu chứng sỏi thận

1. Nguyên nhân gây sỏi thận:

Sỏi thận do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố tạo ra.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu

- Tổn thương ở vùng dưới liên bào của gai thận ( trong trường hợp bị nhiễm trùng hay ngộ độc ) hình thành một đám vôi và sỏi sẽ hình thành từ đám vôi đó.

- Nước tiểu bị ứ đọng lâu sẽ gây nhiễm trùng và sinh sỏi.

- Do rối loạn chuyển hoá các chất Oxalat, Urats, đặc biệt là rối loại chuyển hoá canxi. Can xi tăng quá mức bình thường trong nước tiểu. Tăng can xi do chế độ ăn hoặc do rối loạn tuyến nội tiết, nhất là do cường tuyến cận giáp trạng.

- Thiếu vitamin A: Tạo điều kiện làm sừng hoá tổ chức liên bào đài để thận.


2. Triệu chứng khi bị sỏi thận

Cơn đau quặn thận điển hình:

- Đau quặn ở một bên vùng thắt lưng, xuyên ra trước lan dọc theo đường đi của niệu quản rồi tận cùng ở cơ quan sinh dục ngoài. Cơn đau thường xuất hiện sau lao động nặng hoặc đi xa.

- Kèm với cơn đau bệnh nhân có thể đái buốt, đái rắt hoặc đái máu. Nôn và buồn nôn.

- Cơn đau sẽ hết khi bệnh nhân đái ra sỏi hoặc giảm đau khi được nghỉ ngơi.


Đái ra máu:

- Đái ra máu toàn bãi.

- Xuất hiện ngay sau cơn đau quặn thận và giảm dần khi bệnh nhân nằm nghỉ.

- Hay tái diễn sau hoạt động mạnh hoặc đi lại nhiều.

Đái ra mủ:

- Đái ra mủ khi thận đã bị nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân đái ra mủ nên nghĩ tới sỏi thận.

Đái ra sỏi:

- ít gặp , nếu đái ra sỏi giúp chẩn đoán chính xác hơn.


Điều trị sỏi thận


- Được áp dụng trong trường hợp sỏi nhỏ và có thể di động ra ngoài theo đường tự nhiên hoặc để phòng sỏi tái phát.

- Chú ý chế độ ăn: ăn nhiều hoa quả, rau, sữa. Nên hạn chế ăn thịt hay thức ăn có nhiều Canxi (tuỳ theo loại sỏi).

- Dùng từng đợt thuốc lợi tiểu đông và tây y.

- Dùng kết hợp với thuốc tăng co bóp mạch  hoặc thuốc có tác dụng giãn cơ.

- Dùng kháng sinh trong những trường hợp có nhiễm khuẩn.

Khi có dấu hiệu bị sỏi thận người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp lấy sỏi: Mổ lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi lấy sỏi. Chọn cách thức điều trị cũng như tiên lượng của sỏi thận phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: kích thước và vị trí của sỏi.


Tán sỏi

Sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn.

Trong trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi nhỏ hơn 1cm. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn, không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi.


Lấy sỏi qua nội soi

Ngày nay, với sự phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điều trị.

Khoảng 50% bệnh nhân mang sỏi nhỏ không có triệu chứng sẽ trở nên có triệu chứng trong vòng 5 năm. Sỏi san hô ở thận thường liên quan đến nhiễm khuẩn. Do vậy những trường hợp sỏi to thì nên điều trị ngay khi phát hiện ra sỏi.

Nhiều người bệnh sỏi thận đã đau nhiều nhưng vì họ có mắc đồng thời các bệnh tim mạch nên rất e dè khi quyết định nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hay phẫu thuật.

Đối với các trường hợp bị sỏi thận có bệnh tim mạch đi kèm như hở, hẹp van hai lá, 3 lá, suy tim… nếu ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể được, ngay cả khi phải phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên các trường hợp này cần có sự phối hợp giữa bác sĩ tim mạch, tiết niệu và ngoại khoa để có được cách đánh giá và biện pháp điều trị tốt nhất.



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire