vendredi 31 mars 2017

THẾ GIỚI : cựu tổng thống Hàn Quốc PARK Geun-hye


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo TTO - Rạng sáng 31/3/2017, cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã chính thức bị bắt giữ sau khi Tòa trung tâm Seoul chấp thuận yêu cầu của phía công tố.



PARK Geun-hye là ai ?

PARK Geun-hye là một nữ chính trị gia Hàn Quốc. Bà là nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc và là tổng thống dân cử đầu tiên ở châu Á Bà từng là Nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc trong qua bốn nhiệm kỳ, và là cựu chủ tịch đảng Saenuri. Bà là con gái của cựu tổng thống Park Chung-hee. Bà bị đình chỉ chức vụ tổng thống sau cuộc hạch tội của Quốc hội Hàn Quốc ngày 9 tháng 12 năm 2016 và chính thức bị phế truất vào ngày 10 tháng 3 năm 2017. Thủ tướng Hwang Kyo-ahn đang tạm quyền tổng thống.

PARK Geun-hye : cựu tổng thống Hàn Quốc
Nhiệm kỳ : 25/2/2013 – 10/3/2017

Park Geun-hye sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952 tại Samdeok-dong Jung-gu, Daegu, là con trưởng của cố tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee.  Mẹ bà là Yuk Young-soo. Bà có một em gái tên là Park Geun-Ryeong sinh năm 1954 và một em trai tên là Park Ji-man sinh năm 1958.

Bà tốt nghiệp trường trung học Seongsim ở Seoul năm 1970. Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành kỹ thuật điện tử từ Đại học Sogang năm 1974, bà sang Pháp và nhập học tại Đại học Grenoble, nhưng sau đó không lâu khi mẹ bà chết do bị ám sát (ngày 15 tháng 8 năm 1974), bà phải quay về nước.

Mẹ bà lúc bấy giờ đang là Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc. Mẹ bà bị Mun Se-gwang, điệp viên Bắc Triều Tiên sinh ra ở Nhật Bản, giết chết. Mun Se-gwang là thành viên của Tổng Hội Cư dân Triều Tiên tại Nhật Bản, tuân lệnh chính phủ Bắc Triều Tiên hạ sát cha bà là tổng thống Park Chung Hee, nhưng ám sụt hụt, và mẹ bà là Yuk Young-soo bị trúng đạn và chết tại Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc, Seoul ngày 15 tháng 8 năm 1974.

Kể từ đó, Park Geun-hye lãnh nhiệm vụ làm đệ nhất phu nhân cho đến năm 1979 khi cha bà cũng bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo Hàn Quốc là Kim Jae-kyu ngày 26 Tháng 10 năm 1979. Tình hình chính trị Hàn Quốc lúc bấy giờ rất căng thẳng. Các nhân vật đối lập đều bị quản thúc hoặc sách nhiễu.

Năm 2007, Park Geun-hye đã lên tiếng tỏ việc hối tiếc về lập trường đàn áp đối lập của Park Chung Hee.

Ngoài tiếng Hàn là tiếng mẹ đẻ, Park Geun-hye còn biết nói tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Tây Ban Nha.

Park Geun-hye tự cho mình là một người không theo tôn giáo nào cả. Tuy nhiên do ảnh hưởng của mẹ, Park Geun Hye ít nhiều gắn bó với các Phật tử, và cũng gần gũi cả với một số tín đồ Tin Lành có tên tuổi.


Hơn 200 ngày Hàn Quốc rúng động vì bê bối của bà Park Geun Hye

Theo zing.fr ngày 13/3/2017 - Hàn Quốc vừa trải hơn 200 ngày sóng gió với vụ bê bối của Tổng thống Park Geun Hye. Trong nhiều tuần liền, người dân bất chấp trời mưa, thời tiết lạnh giá để ra đường biểu tình.

















Cuộc sống nào sau song sắt đang chờ bà Park Geun Hye

Theo zing.fr ngày 31/3/2017 - Gần hai thập kỷ tới lui và sống trong Phủ tổng thống, nay bà Park Geun Hye chính thức bước vào cuộc sống đằng sau những song sắt sau khi bị phế truất.

Từ một "nữ hoàng", bị phế thành thường dân rồi phải chịu điều tra, bà Park Guen Hye bước vào cuộc sống mới trong Trung tâm giam giữ Uiwang kể từ ngày 31/3. Tại đây, cựu tổng thống sẽ được "đoàn tụ" với những người đồng hành gắn bó thời gian qua, như người bạn thân "pháp sư" Choi Soon Sil và "thái tử Samsung" Lee Jae Yong.

Tiếp tục cuộc sống cô độc trong nhà giam

Theo AFP, cơ sở Uiwang ở phía nam thủ đô Seoul. Nơi đây gồm rất nhiều buồng giam diện tích khác nhau và cách biệt rõ ràng giữa khu nam - nữ. Do tính chất quan trọng của những nghi phạm bị tạm giam ở đây nên an ninh tại Uiwang rất nghiêm ngặt, nhiều vọng gác an ninh dọc các bức tường cao và dày.


Thông thường, khoảng 6 người sẽ ở chung trong một buồng giam rộng 12 m2. Tuy nhiên, với thân phận đặc biệt và lý do an ninh nên bà Park được đặc cách ở một mình trong một phòng rộng hơn, khoảng 6,5 m2.

Giường ngủ của cựu tổng thống là chiếc nệm có thể gập lại, một tivi, một tủ nhỏ đựng các vật dụng, nhà vệ sinh sẵn bên trong phòng và bồn rửa mặt. Kể từ nay, bữa ăn mỗi ngày của bà Park chỉ đáng giá 1,3 USD. Bà cũng phải tự làm những việc sinh hoạt hàng ngày như rửa khay đựng đồ ăn sau khi dùng bữa xong, tự giặt giũ quần áo. Nghi phạm được sử dụng bồn tắm nước nóng chung 2 lần mỗi tuần.

Khi vào trại giam, bà Park buộc phải mặc đồng phục với màu xanh lá cho nữ giới. Bà cũng phải thức giấc theo quy định vào 6h và đi ngủ lúc 21h. Mỗi ngày, bà được phép ra ngoài 1 tiếng để vận động.

Việc tạm giam nữ cựu tổng thống là để phục vụ điều tra, nên bà Park sẽ phải tiếp xúc các công tố viên bất kỳ lúc nào theo yêu cầu. Bà Park cũng được quyền đặt cuộc hẹn với luật sư của mình.


Khó thích nghi với cuộc sống mới

Ban quản lý trại giam Uiwang không giới hạn thời gian với những buổi gặp gỡ này, nên phần lớn các nghi phạm giàu có để dành nhiều thời gian ra khỏi buồng trao đổi với luật sư. Điển hình như trường hợp của cựu Bộ trưởng Văn hóa Cho Yoon Sun.


Bà Cho Yoon Sun đang bị điều tra vì lập danh sách đen những nghệ sĩ chống đối cựu tổng thống để gạch tên họ ra khỏi nhóm được nhận trợ cấp nhà nước. Một trong những luật sư của Cho chính là chồng bà. Do vậy, báo JoongAng cho biết bà Cho thường gặp chồng ở khu vực tiếp khách từ 9h đến 17h mỗi ngày.

Từng là một luật sư và lãnh đạo ngân hàng với cuộc sống phú quý, bà Cho được cho là gặp khủng hoảng trong việc thích nghi với "căn nhà mới" Uiwang. Dù mang thân phận nghi phạm đang bị điều tra, Cho vẫn chưa thể thích nghi ngay lập tức với nhà giam. Bà không ăn thức ăn do nhà bếp cung cấp mà chỉ dùng ít trái cây cầm cự qua ngày. Nội quy cơ sở không cho phép mang đồ ăn từ bên ngoài vào để tiếp tế cho nghi phạm.

Về phần cựu tổng thống, hiện chưa rõ bà Park còn được hưởng những đặc cách nào khác tại trại Uiwang hay không. Tuy nhiên, việc bị chuyển từ Phủ tổng thống đến nhà giam đã phản ánh sự thất sủng không thể cứu vãn của dư luật Hàn Quốc đối với người mà họ từng tôn sùng là "công chúa quốc dân".

"Khoảnh khắc mà bà Park cởi bỏ ghim cài tóc (luật của trại giam không cho phép mang bất kỳ kim loại nào vào trong), hoặc khi thức dậy mà không thể chỉnh trang tóc tai, là lúc bà ấy sẽ thực sự đối mặt với một thực tế khắc nghiệt mới", luật sư kiêm cựu công tố viên Lee Yong Ju nói.




Luật pháp Hàn Quốc nghiêm minh thật. Hy vọng luật pháp Việt Nam cũng nghiêm minh như thế.


Từ tổng thống trở thành tù nhân số 503

Sáng 31/3, bà Park Geun Hye làm thủ tục nhận phòng giam, mặc áo tù nhân số 503 và được cho là đã không cầm nổi nước mắt khi bước vào phòng.


AFP đưa tin, bà Park đã được chụp ảnh tù nhân và nhận những đồ đạc thiết yếu như đồ vệ sinh cá nhân, khay đựng thức ăn và chăn màn.

Sau khi làm thủ tục nhận phòng, bà được đưa tới phòng giam rộng 10,6 m2, rộng hơn so với những phòng thông thường.

"Tắm xong, bà ấy mặc bộ quần áo màu xanh dành cho tù nhân", một quan chức thuộc Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết.

Trang phục của bà Park được thêu con số 503 ở ngực, đây chính là mã số của bà tại Trung tâm giam giữ Seoul trong những ngày tới.

Chosun TV dẫn nguồn tin khẳng định cựu tổng thống Hàn Quốc bật khóc khi được giải tới phòng giam. Căn phòng được cho nằm tách biệt khỏi những tù nhân khác vì lý do an ninh.

Phòng giam rộng rãi với vòi sen và nhà vệ sinh liền kề là đặc quyền duy nhất bà Park được hưởng. Bà sẽ tuân thủ quy định giam giữ như mọi tù nhân khác, bao gồm việc dậy sớm vào 6h30 sáng và đi ngủ vào 21h tối.



lundi 27 mars 2017

SỨC KHOẺ : Bệnh sỏi thận


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. 



Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới và được xác định qua chụp hình Xquang hoặc siêu âm. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.


Nguyên nhân, triệu chứng sỏi thận

1. Nguyên nhân gây sỏi thận:

Sỏi thận do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố tạo ra.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu

- Tổn thương ở vùng dưới liên bào của gai thận ( trong trường hợp bị nhiễm trùng hay ngộ độc ) hình thành một đám vôi và sỏi sẽ hình thành từ đám vôi đó.

- Nước tiểu bị ứ đọng lâu sẽ gây nhiễm trùng và sinh sỏi.

- Do rối loạn chuyển hoá các chất Oxalat, Urats, đặc biệt là rối loại chuyển hoá canxi. Can xi tăng quá mức bình thường trong nước tiểu. Tăng can xi do chế độ ăn hoặc do rối loạn tuyến nội tiết, nhất là do cường tuyến cận giáp trạng.

- Thiếu vitamin A: Tạo điều kiện làm sừng hoá tổ chức liên bào đài để thận.


2. Triệu chứng khi bị sỏi thận

Cơn đau quặn thận điển hình:

- Đau quặn ở một bên vùng thắt lưng, xuyên ra trước lan dọc theo đường đi của niệu quản rồi tận cùng ở cơ quan sinh dục ngoài. Cơn đau thường xuất hiện sau lao động nặng hoặc đi xa.

- Kèm với cơn đau bệnh nhân có thể đái buốt, đái rắt hoặc đái máu. Nôn và buồn nôn.

- Cơn đau sẽ hết khi bệnh nhân đái ra sỏi hoặc giảm đau khi được nghỉ ngơi.


Đái ra máu:

- Đái ra máu toàn bãi.

- Xuất hiện ngay sau cơn đau quặn thận và giảm dần khi bệnh nhân nằm nghỉ.

- Hay tái diễn sau hoạt động mạnh hoặc đi lại nhiều.

Đái ra mủ:

- Đái ra mủ khi thận đã bị nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân đái ra mủ nên nghĩ tới sỏi thận.

Đái ra sỏi:

- ít gặp , nếu đái ra sỏi giúp chẩn đoán chính xác hơn.


Điều trị sỏi thận


- Được áp dụng trong trường hợp sỏi nhỏ và có thể di động ra ngoài theo đường tự nhiên hoặc để phòng sỏi tái phát.

- Chú ý chế độ ăn: ăn nhiều hoa quả, rau, sữa. Nên hạn chế ăn thịt hay thức ăn có nhiều Canxi (tuỳ theo loại sỏi).

- Dùng từng đợt thuốc lợi tiểu đông và tây y.

- Dùng kết hợp với thuốc tăng co bóp mạch  hoặc thuốc có tác dụng giãn cơ.

- Dùng kháng sinh trong những trường hợp có nhiễm khuẩn.

Khi có dấu hiệu bị sỏi thận người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp lấy sỏi: Mổ lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi lấy sỏi. Chọn cách thức điều trị cũng như tiên lượng của sỏi thận phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: kích thước và vị trí của sỏi.


Tán sỏi

Sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn.

Trong trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi nhỏ hơn 1cm. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn, không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi.


Lấy sỏi qua nội soi

Ngày nay, với sự phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điều trị.

Khoảng 50% bệnh nhân mang sỏi nhỏ không có triệu chứng sẽ trở nên có triệu chứng trong vòng 5 năm. Sỏi san hô ở thận thường liên quan đến nhiễm khuẩn. Do vậy những trường hợp sỏi to thì nên điều trị ngay khi phát hiện ra sỏi.

Nhiều người bệnh sỏi thận đã đau nhiều nhưng vì họ có mắc đồng thời các bệnh tim mạch nên rất e dè khi quyết định nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hay phẫu thuật.

Đối với các trường hợp bị sỏi thận có bệnh tim mạch đi kèm như hở, hẹp van hai lá, 3 lá, suy tim… nếu ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể được, ngay cả khi phải phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên các trường hợp này cần có sự phối hợp giữa bác sĩ tim mạch, tiết niệu và ngoại khoa để có được cách đánh giá và biện pháp điều trị tốt nhất.



BLOG : Gần chục người họ hàng "làm quan" ở Thanh Hóa


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


(GDVN) ngày 25/03/2017 - Bí Thư Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân, Bí thư đoàn thanh niên, cùng nhiều vị khác tại xã Nga Bạch đều là người có quan hệ họ hàng với nhau.



Nhiều vị trí có quan hệ họ hàng với Bí thư Đảng ủy

Chuyện vợ, con, anh em họ hàng nội, ngoại được cơ cấu, giữ các chức vụ chủ chốt từ xã lên huyện, thậm chí cả cấp cao hơn, đã trở thành chuyện tương đối phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước.

Cũng rất nhiều lần cụm từ “đúng quy trình” được đưa ra làm “bà đỡ”, là "rèm che" cho việc chọn người nhà chứ chưa hẳn là chọn người tài, gây bức xúc dư luận.

Trong khi những thông tin xung quanh việc tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà tại các cơ công quyền tại nhiều địa phương chưa kịp lắng xuống, thì dư luận tiếp tục phát hiện thêm một vụ việc tương tự xảy ra tại xã Nga Bạch, Nga Sơn, Thanh Hóa.


Nguồn tin xác minh cho thấy, từ Bí thư Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân đến Bí thư đoàn thanh niên cùng nhiều vị khác tại xã Nga Bạch đều là những người có quan hệ họ hàng với nhau.

Danh sách cán bộ có quan hệ họ hàng với Mai Văn Giảng - Bí thư xã Nga Bạch gồm:

Ông Mai Xuân Thành (sinh năm 1962) Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, có quan hệ con dì ruột với ông Mai Văn Giảng.

Mai huyền Trang (sinh năm 1989), cán bộ Tư pháp hộ tịch, là con gái ông Mai Văn Giảng.

Nguyễn Thị Nhất (sinh năm 1990) giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã, là con dâu ông Mai Văn Giảng.

Ông Mai Văn Sâm (sinh năm 1984) Bí thư đoàn thanh niên, là con anh trai ông Mai Văn Giảng.

Ông Lê Khắc Hải (sinh năm 1965) giữ cương vị Chủ tịch Hội cựu chiến binh, là em rể ông Mai Văn Giảng.

Ông Mai Văn Công, cán bộ văn phòng Đảng ủy, là cháu con anh họ với ông Mai Văn Giảng (ông Công vừa xin nghỉ việc vì điều kiện gia đình khó khăn).

Ông Dương Văn Tuân, cán bộ xã là cháu bên ngoại (gọi ông Giảng bằng cậu).

Trước nguồn tin trên, hôm 22/3, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Mai Văn Giảng, Bí thư xã Nga Bạch khẳng định đây là những thông tin chính xác.

"Chuyện quan hệ anh, em họ hàng tại địa phương thì đã rõ. Nhưng làm công tác cán bộ phải đảm bảo nguyên tắc, tất cả đều phải đúng quy trình, đáp ứng các điều kiện từ bằng cấp, năng lực, tiêu chuẩn cán bộ", ông Giảng cho biết.


Trước nghi vấn về sự "ưu ái" trong cơ cấu, bổ nhiệm cán bộ - những người có quan hệ họ hàng với Bí thư xã giữ các vị trí chủ chốt tại đơn vị, ông Giảng cho rằng, công tác cán bộ tại địa phương được thực hiện đúng quy trình, dân chủ, công khai.

"Trước khi cơ cấu, bổ nhiệm từng vị trí, chúng tôi đã họp Đảng ủy, được Ban chấp hành thống nhất chủ trương và đưa ra các đoàn thể để bầu (bỏ phiếu)", ông Giảng cho biết.

Bí thư xã Nga Bạch nói thêm, các cán bộ xã có quan hệ anh, em, họ hàng với ông đều được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ.


BÌNH LUẬN

Điều bất công là tình trạng bổ nhiệm nhầm người này đang diễn ra phổ biến. Từ Nam chí Bắc, từ Trịnh Xuân Thanh cho đến trưởng phòng Quỳnh Anh ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, những cuộc “bổ nhiệm nhầm” hay “bổ nhiệm thần tốc” được phát hiện.

Khi những sai sót liên quan đến việc bổ nhiệm những cán bộ có quan hệ họ hàng với mình bị báo chí phanh phui, ông Mai Văn Giảng - Bí thư xã Nga Bạch đã nói rằng: “Các cán bộ xã có quan hệ anh, em, họ hàng với ông đều được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ”.



Hết ý kiến !


vendredi 24 mars 2017

BLOG : “Trận chiến” vỉa hè – lộ ra nhiều chuyện thật như đùa


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo Dân trí ngày 24/03/2017 - Bảo kê, thu phí vỉa hè là … có thật. Dù với người dân, chuyện này xưa như trái đất, nhưng việc Phó Chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải thừa nhận như vậy lại là tín hiệu mừng. Nhưng, việc ông định hạ chức một chủ tịch phường cũng chưa xong thì thật đáng lo. Và không chỉ nỗi lo này. Sau những tháng nỗ lực giành lại vỉa hè cho người đi bộ, ông Hải đã thấu hiểu hơn sự thật phũ


Sau những tháng nỗ lực giành lại vỉa hè cho người đi bộ, ông Hải đã thấu hiểu hơn sự thật phũ phàng của các dạng bảo kê, kể cả bóng dáng băng nhóm xã hội đen. Theo Dân trí, tại buổi làm việc chiều 22.3 về tình hình xây dựng bãi đậu xe ô tô, ông Hải phải thốt lên với Chủ tịch thành phố HCM: “Xe ô tô đến đậu thì phải đóng 50.000/xe, nếu không thì bị phá xe. Đâm ra ai cũng sợ nên phải nộp.”

Với thường dân, việc này ai cũng biết. Nhưng sự thừa nhận của vị Phó chủ quận là tín hiệu mừng, rất mừng bởi, vụ việc này đến tai các vị lãnh đạo cao nhất của chính quyền thành phố một cách chính thống chứ không chỉ còn là tin… vỉa hè.

Mừng đấy và cũng lo đấy. Bởi như ông Hải nói thẳng: “cái này trách nhiệm của cảnh sát khu vực với trưởng công an phường”, nhưng đáng buồn là “chưa xử được ông nào, chả ông nào chịu làm”. Câu này bao hàm sự thật trần trụi của 2 mặt: Vì “chưa xử được ông nào” nên “chẳng ông nào chịu làm”.

Điều đó cho thấy, “đoàn quân” mà ông Hải dẫn đầu được dư luận ủng hộ mạnh mẽ như thế, nhưng họ vẫn như… “ngôi sao cô đơn”. Đây là điều mà Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã cảnh báo.

Còn gì “cô đơn” hơn khi ông Hải trần tình: Vì để xảy ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè phức tạp, muốn hạ chức một chủ tịch phường nhưng cấp trên chưa giải quyết!

Vậy, vì sao lấn chiếm vỉa hè tràn lan, phức tạp, có bảo kê, có thu phí mà “chưa xử được ông nào”? Đây là câu hỏi nhức nhối của dư luận.

Đặc biệt, khi xem một số clip trên một số báo điện tử, chúng ta thấy rõ hơn sự “cô đơn” của ông Hải. Có nơi ông Hải đến, nửa tiếng sau phó chủ tịch phường mới lò dò tới. Khi được căn vặn, Chủ tịch phường đâu thì vị phó này cho biết, ông Chủ tịch đi họp. Vậy Trưởng công an phường đâu, lúc này ông phó chủ tịch phường mới vác điện thoại ra gọi… Điều này càng khó chấp nhận hơn bởi, đây là thời điểm ông Hải “xuất trận” đã hơn một tháng, anh em báo chí đi theo khá đông, nhưng lãnh đạo phường sở tại vẫn… không biết. Chuyện rất khó tin, nhưng đáng tiếc, clip nói đó là … sự thật.

Vậy, một câu hỏi dư luận đặt ra, ông Hải có thể “tham chiến” như vậy bao lâu và hiệu quả sẽ như thế nào nếu cấp dưới vẫn thờ ơ như vậy? Sao cứ phải là Phó chủ tịch quận trực tiếp mang “cuốc thuổng” đi hết phố này đến phố khác, mà không phải là lãnh đạo các phường đồng loạt ra quân?

Là lãnh đạo dám nói, dám “xông pha trận mạc”, dư luận hoàn toàn ủng hộ và luôn đứng sau lưng ông Hải, nhưng cần hơn, có lẽ, phải xử lý cương quyết những cán bộ đứng đầu cơ sở để tình trạng vỉa hè vẫn tiếp tục nóng bỏng. Nếu không cương quyết “xử”, chắc chắn lại … đâu vẫn hoàn đấy. Đó đã từng là câu chuyện dài tập, lặp đi lặp lại nhiều năm mà ai cũng biết.

Do đó, dư luận hoàn toàn đồng tình với chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, “yêu cầu quận 1 phải làm cụ thể, xử lý triệt để tình trạng bảo kê”, nhưng quan trọng hơn, không chỉ là chỉ đạo, mà TP cần một biện pháp mạnh, kể cả “trảm tướng” – dù đó cũng chỉ là giải pháp tình thế.



samedi 18 mars 2017

BLOG : Cả họ làm quan 'Giám đốc bổ nhiệm con trai'


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo vietnamnet.vn ngày 15/03/2017 - Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương Phạm Văn Tỏ ký quyết định bổ nhiệm con trai, không qua thi tuyển công chức, vào một vị trí cán bộ cấp phòng. Khi Bộ Nội vụ thanh tra, con trai ông tự nguyện nộp đơn xin thôi giữ chức.


Truyền thông vừa rộ lên thông tin Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương Phạm Văn Tỏ "đặc cách" con ruột làm phó phòng.

Theo phản ánh của báo chí, ông Phạm Văn Tỏ đã ký quyết định bổ nhiệm con trai mình là ông Phạm Văn Kháng, không qua thi tuyển công chức, vào vị trí phó trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động thuộc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương.

Ông Kháng được tiếp nhận về công tác tại phòng Việc làm - An toàn lao động từ ngày 15/2/2016 cũng do chính bố đẻ là ông Phạm Văn Tỏ ký.


Khi Bộ Nội vụ thanh tra, ông Kháng tự nguyện nộp đơn xin thôi giữ chức, có lẽ ông thừa hiểu rằng, không thể tìm ra lí do hợp pháp nào để biện minh cho việc ông được ngồi trên cái ghế mà bố mình đã sắp sẵn.

Lý giải cho việc ký quyết định bổ nhiệm con trai ruột của mình, ông bố GĐ nêu hai lí do :
- thứ nhất là “Sơ suất là do anh em cấp dưới trình lên nên tôi không xem xét kỹ",
- thứ hai là "Nguyện vọng của anh Kháng (con trai ông Tỏ) muốn chuyển công tác lên TP Hải Dương là để tiện chăm sóc cho con vừa mới thi đỗ một trường chuyên trên thành phố".

Vậy là theo ông Tỏ thì người phải chịu trách nhiệm trước hết là "anh em cấp dưới", họ đã dám trình quyết định bổ nhiệm con trai GĐ (tức là qua mặt lãnh đạo, không báo cáo, không theo qui trình…). Còn ông kí chỉ vì do sơ suất "không xem xét kĩ", nghĩa là không biết người được đề bạt là chính con trai mình. Lỗi này rất dễ thông cảm vì phàm đã làm lãnh đạo, ai mà chả một lần "không xem xét kĩ"?

Nhưng lí do thứ nhất lại mâu thuẫn với lí do thứ hai bởi nếu đúng như lí do thứ nhất "không xem xét kĩ" thì làm gì có lí do thứ hai hiểu rất rõ "Nguyện vọng của anh Kháng muốn chuyển công tác" cho gần nhà để "tiện chăm sóc con"? Té ra ông bố GĐ đã nghiên cứu kĩ trước khi đặt bút kí cái roẹt, đặt con lên ghế phó phòng cấp sở. Lỗi này dân gian gọi là giấu đầu hở đuôi.


Cho nên việc ông Tỏ thừa nhận với báo chí rằng là "việc bổ nhiệm con trai có nhiều sai sót, trong đó chưa tuân thủ quy trình như chưa có văn bản xin ý kiến Bộ Nội vụ về việc thi tuyển công chức không qua sát hạch, không thành lập hội đồng sát hạch, bổ nhiệm công chức chưa đủ thời gian công tác…" chỉ là nói cho "đúng qui trình" mà thôi. Phải gọi đúng tên việc làm này của ông GĐ nắm quyền sinh quyền sát công tác tổ chức nhân sự của cả một tỉnh là "chọn người nhà chứ không chọn người tài".

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra chuyện lùm xùm trong việc bổ nhiệm cán bộ ở Hải Dương.


Còn nhớ hồi tháng 10 năm ngoái, báo chí cũng đã phát hiện Sở LĐ-TB&XH tỉnh này có 46 biên chế thì 44 lãnh đạo. Rồi ngay tại Sở Nội vụ do ông Tỏ làm GĐ cũng có tới 5 phó giám đốc (PGĐ) Sở, vượt quá số lượng quy định của Chính phủ.

Chẳng hay, những chuyện bổ nhiệm như thế liệu có phải "do anh em cấp dưới trình lên" như trường hợp con ông GĐ Sở Nội vụ không nhỉ?

Vậy thì chỉ có một cách duy nhất, trị mấy anh cấp dưới thật nặng. Lúc đó mới mong dẹp được nạn "chọn người nhà chứ không chọn người tài". He he…






lundi 13 mars 2017

BLOG : Tu dưỡng khẩu đức


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Theo tin tổng hợp Internet - Các cụ đời xưa dạy rằng :

Miệng người có thể nói những lời đẹp như hoa hồng, 

miệng cũng có thể nói lời độc địa và đau như gai đâm”.

Chúng ta tu dưỡng khẩu đức, cũng tức là tu luyện trường năng lượng của chính bản thân mình, người mà toàn thân tràn đầy năng lượng tốt đẹp mới có thể gặp nhiều may mắn trong cuộc đời.


Khẩu đức tốt chúng ta mới có thể gặp vận may tốt, vận may tốt mới có thể ít đi đường vòng, thành tựu nhiều hơn. Không nói lời ác độc, không nghe lời thô lỗ. Đây là cách mà chúng ta nên học tập và tu dưỡng.

Khi Xuất ngôn bất cẩn, tứ mã nan truy (nói ra lời bất cẩn, lấy lại không còn kịp), rất có thể hại người hại mình, vận may chắc chắn càng ngày càng kém đi. Nếu từ bỏ được 10 cách nói chuyện tệ hại dưới đây, có được sự tu dưỡng này, chúng ta sẽ có thể hóa thảm cảnh thành thần kỳ, phong thủy sinh khởi vận may đến.


1. Bỏ đa ngữ (bỏ nói nhiều)

Tức là không nói nhiều. Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Nói chuyện không nên nói quá nhiều, nói nhiều là bị thiệt. chỉ cần nói chuẩn, đủ ý diễn đạt mạch lạc và có chủ ý.

Trong Mặc Tử có ghi, học sinh của Mặc Tử là Cầm, hỏi Mặc Tử: “Nói nhiều có ích lợi không?

(Ảnh minh họa)

Mặc Tử trả lời: “Con cóc, con ếch, cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng, kêu đến khô mồm mỏi lưỡi, nhưng không có ai để tâm đến tiếng kêu của nó cả. Sáng sớm nhìn thấy con gà trống đó, gáy đúng giờ vào lúc bình minh, trời đất đều chấn động (mọi người đều thức dậy sớm). Nói nhiều thì có ích lợi gì chứ? Chỉ có lời nói được nói ra trong tình huống hợp thời cơ mới có tác dụng thôi.

Mặc Tử muốn nói với chúng ta, lời không cần nhiều, người biết nói chuyện luôn nói những lời thích đáng vào thời cơ thích đáng.


2. Bỏ khinh ngôn (bỏ lời nói dễ dãi)

Tức là lời nói không thể nói dễ dàng, không thay đổi lời đã nói, chi bằng không nói. Lời không được hứa dễ dàng, nếu hứa rồi lại thay đổi, chi bằng đừng hứa. không nên tùy tiện phát ngôn những việc quan trọng mà không suy nghĩ kỹ.


3. Bỏ cuồng ngôn (bỏ lời nói ngông cuồng)

Không nên không biết nặng nhẹ, mà nói bậy nói càn. Nói bậy nói càn, thường xuyên phải hối hận.

Sơn Âm Kim tiên sinh thời nhà Thanh từng nói: “Làm người hành sự đừng ngông cuồng, họa phúc sâu dày tự gánh chịu”. Ngông cuồng hay khiêm tốn, điều này trực tiếp liên quan đến họa-phúc của một người. Cái mà con người thể hiện trước mặt người khác không gì khác là lời nói và hành vi, mà lời nói thì lại trực tiếp nhất, cho nên nói chuyện kỵ nhất là lời ngông cuồng. Cuồng gây chú ý, cuồng gây căm ghét, rất dễ gây ra chuyện tai họa.


4. Bỏ trực ngôn (bỏ lời nói thẳng thừng)

Tức là bỏ nói thẳng những câu nên nói. không nên nói thẳng không che đậy mà không nghĩ đến hậu quả, nếu không sẽ gây ra phiền toái.


5. Bỏ tận ngôn (bỏ nói lời cạn kiệt)

Không nên nói thẳng không che đậy mà không nghĩ đến hậu quả, nếu không sẽ gây ra phiền toái. Lời thẳng thắn, phải nói vòng vo một chút, lời nói lạnh lùng như băng, phải tăng thêm nhiệt khi nói, nghĩ đến sự tự tôn của người khác, đặt sự tự tôn của người khác lên vị trí số một.


6. Bỏ lậu ngôn (nói lộ chuyện)

Không được tiết lộ cơ mật. Sự dĩ mật thành, ngôn dĩ lậu bại (chuyện thành do giữ bí mật, nói lộ chuyện dễ gây ra thất bại). Đối với chuyện của người khác, tuyệt đối không được tiết lộ, đây là vấn đề nhân phẩm và nguyên tắc làm người, nó cũng dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Khi sự việc vẫn chưa thể chắc chắn, cũng không được nói những lời quả quyết, để tránh tạo ra ảnh hưởng không tốt, làm người khác cảm thấy phù phiếm và hà khắc.


7. Bỏ ác ngôn (lời nói ác độc)

Không nói những lời vô lễ và độc ác để làm tổn thương người khác. Người xưa nói, “Đao cắt dễ lành, ác ngôn khó tan”. Sự tổn thương bạn gây ra trong tâm gan người khác còn đau đớn hơn vạn lần vết thương gây ra trên thân thể.


8. Bỏ căng ngôn (lời nói kiêu căng)

Căng chính là tự đại, tự cho mình là đúng. Lão Tử nói: “tự phạt giả vô công, tự căng giả bất trưởng”. Người tự mình khoe tài ngược lại mất hết công lao, người tự đề cao bản thân sẽ không có tiến triển. Người nói lời kiêu căng, không phải kiêu ngạo thì là vô tri, dù là loại nào thì cũng đều bất lợi với sự trưởng thành của chính mình, và cũng dẫn đến sự chán ghét của người khác.

Thần Hàm Quang cuối nhà Minh đầu nhà Thanh sở dĩ nói: “Tự khiêm tắc nhân dũ phục, tự khoa tắc nhân tất nghi” (tự khiêm tốn người khác phải phục, tự khen mình người khác chắc chắn nghi ngờ). Nói chuyện, không nên kiêu ngạo tự mãn, tự cho mình là đúng. Tự kiêu tự khen, là biểu hiện của thiếu bồi dưỡng phẩm tính.


9. Bỏ sàm ngôn (lời nói bịa đặt)

Sàm ngôn chính là nói những lời chê bai, những lời không tốt sau lưng người khác gây ly gián, nghi kỵ. Người xưa cho rằng, người nói lời sàm ngôn, đều là tiểu nhân.

Triết học gia Vương Sung của Đông Hán từng nói: “Sàm ngôn thương thiện, thanh dăng ô bạch” có nghĩa là không nên nói xấu sau lưng người khác bởi nó sẽ làm cho thiên hạ đều không được yên ổn.


10. Bỏ nộ ngôn (bỏ lời nói tức giận)

Những lúc tức giận chúng ta không nên nói gì cả, vì lời nói được nói ra vào lúc này thường không được suy xét kĩ lương nên sẽ làm tổn thương chính mình và những người khác.



dimanche 12 mars 2017

SỨC KHOẺ : Những thực phẩm nên ăn vào buổi tối


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận

Người ta cho rằng, ăn sau 6-7h tối, và đặc biệt là ăn trước khi đi ngủ là có hại. Tuy nhiên, các bác sỹ đã chỉ ra những thực phẩm có thể ăn trước khi ngủ. Và những thực phẩm này không chỉ không có hại, mà còn giúp cải thiện vóc dáng và hệ thống thần kinh của chúng ta.


Danh sách các thực phẩm có thể ăn buổi tối do nhóm các nhà dinh dưỡng quốc tế đưa ra là:


Sô cô la đắng. Đây là thực phẩm số 1 nên ăn trước khi đi ngủ. Theo các chuyên gia, sô cô la đắng là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, hạ huyết áp, chống viêm và là thực phẩm tự nhiên chống trầm cảm vượt trội, thậm chí chỉ cần một miếng sô cô la nhỏ cũng giúp cải thiện tâm trạng;


Hạt bí. Hạt bí làm giảm cảm giác đói, có lượng dầu phong phú tốt cho da;


Ức thịt gà luộc hoặc hấp. Đây là loại thịt dễ tiêu hóa, vì thế nó là thực phẩm lý tưởng cho những người muốn giữ dáng;


Sữa với mật ong – là thực phẩm tuyệt vời để có giấc ngủ ngon;


Cơm. Trong cơm có chứa nhiều triptophan melatonin, làm tăng chất lượng giấc ngủ;


Hạnh nhân. Hạt hạnh nhân ngon, có lợi, giàu chất ô xy hóa và dầu thực vật;


Hạt hồ trăn nguyên chất, giàu vitamin B6, chất béo không bão hòa và sterol thực vật;


Trà gừng, ngon và không chứa cafein gây hưng phấn;


Quả việt quất, giàu chất chống ô xy hóa, có lợi cho thị lực và da. Ngoài ra quả việt quất còn giúp bạn thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.

Tuy nhiên các nhà khoa học cũng lưu ý rằng, những thực phẩm này
chỉ nên ăn với lượng vừa phải trước khi đi ngủ.


mardi 7 mars 2017

SỨC KHOẺ : Những thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa tác hại của bia rượu đối với dạ dày


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận




Ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến thứ 2 chỉ sau ung thư phổi. Nguyên nhân lớn bắt đầu từ thói quen ăn uống. 7 bí quyết này giúp bạn giữ gìn sức khỏe trước khi tham gia tiệc rượu.

Ai cũng biết tác hại của bia rượu đối với dạ dày nhiều đến thế nào, nhưng nhiều người không thể tránh xa món đồ uống này với nhiều lý do khác nhau.

Thậm chí, sức khỏe dạ dày càng ngày càng bị đe dọa vì uống phải bia rượu kém chất lượng, chứa phụ gia độc hại. Gần đây, nhiều người đã bị trúng độc tập thể, thậm chí tử vong nhiều người cùng lúc.
Có một cách đơn giản có thể giúp những người thường xuyên phải uống bia rượu giảm bớt nguy cơ cho dạ dày, đó là bí quyết ăn uống trước khi khai tiệc. Ăn thế nào để giảm bớt tác hại của rượu đối với dạ dày?

Theo các chuyên gia về thực phẩm và dinh dưỡng, những món ăn sau đây là thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa tác hại của bia rượu đối với dạ dày.


1. Các món khoai

Trước khi khai tiệc, bạn nên ăn nhâm nhi ít miếng khoai chiên hoặc canh khoai như khoai lang, khoai tây, khoai sọ… Những món ăn phụ này rất giàu carbohydrate, khi ăn một lượng vừa đủ carbohydrate vào bụng, kết hợp với rượu sẽ làm cho rượu không còn "cơ hội" để hấp thụ qua dạ dày.

Bên cạnh đó, khoai cũng là thực phẩm chứa vitamin B rất phong phú, khi ăn vào cơ thể có thể bù đắp kịp thời lượng vitamin B1 thiếu hụt do uống bia rượu gây ra, nhanh chóng ổn định sức khỏe.

2. Cháo

Thường thì nhiều người đi uống bia rượu, sẽ bắt đầu bữa tiệc bằng một chén rượu hay cốc bia. Nhưng để cẩn thận hơn, không khó gì để bạn gọi thêm một vài bát cháo ăn lót dạ trước.

Cháo dễ tiêu hóa, đặc biệt là cháo bát bảo, trong đó có chứa lạc, hạnh nhân, đường. Là món ăn có nhiệt lượng cao và dinh dưỡng phong phú, rất tốt cho dạ dày.

Lạc (đậu phộng) có thể bảo vệ dạ dày, nếu ăn món cháo kê sẽ còn tốt hơn nữa. Việc uống rượu hại dạ dày có thể bị hạn chế nhờ ăn cháo.



3. Đậu phụ

Khi uống rượu bia, nếu gọi thêm món đậu phụ làm đồ ăn kèm sẽ vừa ngon vừa có tác dụng bảo dưỡng dạ dày một cách hiệu quả. Bạn hãy chủ động gọi món nếu bạn "nhậu" của bạn chưa kịp làm điều đó.

Trong đậu phụ (đậu hũ) có chứa một lượng lớn chất cysteine ​​axit amin giúp giải độc cho dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa thuận lợi, thải bia rượu ra ngoài nhanh chóng hơn.



4. Món ăn từ bột mì

Trước khi vào bạn tiệc, đừng bao giờ để bụng của bạn bị rỗng. Hãy ăn trước một chút thực phẩm có nguồn gốc bột mì, đây sẽ là màng bọc an toàn cho dạ dày khi uống bia rượu.

Bánh bột mì giúp cho dạ dày không bị tác động trực tiếp bởi các chất gây hại. khi uống bia rượu, bánh làm từ bột mì sẽ "hút" vào như một miếng bông bọt biển, không những thế còn có thể giúp bạn hạn chế say rượu.



5. Nấm

Những người uống rượu thường xuyên nên tạo thói quen ăn nấm trong bữa nhậu để đảm bảo vừa là thức ăn lành mạnh bổ dưỡng, vừa có thể là món ăn làm giảm tác hại của rượu đối với dạ dày.

Nấm rất giàu kali, canxi, các khoáng chất và các thành phần như ribose, sẽ ức chế tăng cholesterol gan, thúc đẩy lưu thông máu, hạ huyết áp, nuôi dưỡng làn da sáng đẹp hồng hào.

Ngoài ra, nấm được xem là loại thuốc giải độc mạnh. Theo các nghiên cứu, người hay uống rượu nếu ăn nấm thường xuyên, không chỉ bảo vệ dạ dày mà còn bảo vệ gan rất tốt.



6. Bắp cải

Muốn bảo vệ dạ dày, thực đơn của bạn không thể thiếu món bắp cải.

Đây là loại rau không chỉ có tác dụng tốt đối với dạ dày mà còn có ích lớn đối với lá lách, giảm căng thẳng, giảm đau, giải độc tiêu sưng, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Trong bắp cải chứa một lượng lớn vitamin C, rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, người bị bệnh khó chịu trong dạ dày, nếu ăn món bắp cải nấu cùng trần bì, lúa mạch, mật ong sẽ cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.



7. Trái cây

Trước khi uống bia rượu, bạn cũng nên nhâm nhi ít hoa quả hoặc nước ép trái cây. Trong thành phần hoa quả có chứa axit sẽ làm trung hòa bia rượu trong dạ dày, giảm tác hại và đào thải chất độc nhanh.