samedi 7 mai 2016

MÔI TRƯỜNG : Vụ cá chết hàng loạt


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Internet ngày 07/05/2016

Mang hơn 3 tấn cá chết đi làm nước mắm

Một số lượng lớn cá đốm hơn 3 tấn đang trong quá trình phân hủy được lực lượng chức năng huyện Tĩnh Gia phát hiện và bắt giữ khi đang trên đường đưa đi để chế biến nước mắm.

Theo đó, vào khoảng 19h ngày 5/5, trên quốc lộ 1A đoạn qua địa phận thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, lực lượng CSGT Công an huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) phối hợp cùng đội Quản lý thị trường số 17 - Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra xe tải mang BKS 37C - 079.04 do lái xe Trần Văn Tùng, trú tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An điều khiển.


Hơn 3 tấn cá đốm đang phân hủy được đưa đi để chế biến nước mắm bị bắt giữ

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện trên thùng xe chứa hơn 3 tấn cá đốm được đựng trong các khay. Toàn bộ số cá này đang trong quá trình phân hủy. Khi lực lượng chức năng yêu cầu, lái xe đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Tại cơ quan chức năng, lái xe khai nhận số cá đốm trên được thu mua từ các hộ dân đi biển ở tỉnh Nghệ An và đang trên đường đưa về xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia để chế biến nước mắm.


Lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy số cá nêu trên

Ngay sau khi phát hiện vụ việc trên, các lực lượng chức năng huyện Tĩnh Gia đã tiến hành lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính 6 triệu đồng và tiến hành tiêu hủy số cá nêu trên.

Trước đó, vào trưa ngày 5/5, lực lượng CSGT, Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã phát hiện chiếc xe tải chở hơn 21 tấn mực khô đã mốc và bốc mùi hôi thối được đưa từ Quảng Ngãi đi Bắc Ninh để tiêu thụ.


Internet ngày 26/04/2016

Cá biển bạn đang ăn có thể là cá chết do nhiễm độc?

Trong khoảng hơn một tuần vừa qua, tại các tỉnh ven biển miền Trung từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế đang xảy ra tình trạng cá chết dạt vào la liệt trên bờ biển. Không chỉ cá biển, ngay cá nuôi của nhiều hộ dân cũng chết hàng loạt khiến cho không chỉ ngư dân hay những hộ dân nuôi cá hoang mang, mà ngay cả những người tiêu dùng cũng thấp thỏm về độ an toàn của cá biển - loại thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày.


Mới đây, câu chuyện “mắt thấy tai nghe” liên quan đến việc thu mua cá chết ven biển Quảng Bình của ông Đoàn - một cựu chiến binh ở Quảng Bình được chia sẻ rộng rãi trên xã hội một lần nữa khiến dư luận nổi sóng.

Theo như ông Đoàn chia sẻ, chiều ngày 24/4 ông có ghé qua vùng biển thuộc khu du lịch Đá Nhảy (Bố Trạch-Quảng Bình) thì tình cờ bắt gặp cảnh người dân đang tấp nập đi vớt cá chết trên biển. Ông tò mò hỏi chuyện thì vỡ lẽ rằng, người dân nơi đây vớt cá chết để… đem bán cho nhưng xe đông lạnh về tận địa phương thu gom. Nguyên văn câu chuyện mà ông Đoàn chia sẻ trên mạng xã hội:

“Chiều nay ( 24/4/2016 ) trên đường từ Thanh Hoá trở về Đồng Hới sau chuyến đi thăm đồng đội, chúng tôi dừng chân nghỉ lại Khu du lịch Đá Nhảy ( Bố Trạch ). Nhìn ra biển, thấy đông người trên bờ và dưới biển. Mừng cho Du lịch Tỉnh nhà, mới đầu hè mà khách đến nhiều chắc năm này nghành này thu khá, ngân sách của Tỉnh chắc bội thu!


Mình cầm máy ra bờ biển định “chơi” mấy kiểu kỷ niệm. Khi tới gần mới tá hoả, thì ra không phải du khách tắm biển mà toàn là bà con quanh vùng đi… vớt cá chết! Người dùng lưới, người dùng vợt, kẻ không có lưới vợt thì dùng rổ rá để xúc cá. Người nào không có “phương tiện đánh bắt” thì dùng tay nhặt những con cá chết do sóng đánh dạt vào bờ!

cachet (2)

Ông Đoàn "tá hỏa" khi phát hiện ra những người trên bãi tắm không phải du khách du lịch như ông tưởng, mà là bà con quanh vùng đi... vớt cá chết.
Ông Đoàn “tá hỏa” khi phát hiện ra những người trên bãi tắm không phải du khách du lịch như ông tưởng, mà là bà con quanh vùng đi… vớt cá chết.

Cả một dãi bờ phía bắc Đá Nhảy người ta “thu hoạch cá vui như ngày hội”, mà toàn loại cá đục cỡ bằng ngón tay, cá bơn… là loại cá chuyên sống ở đáy biển. Một chị bê rổ cá than vãn: “Dân tụi tui chết đói thôi chú ơi, gần tháng ni chèo gác mái, gạo trơ thùng… “. Nghe chị ngư dân nói mà não cả bụng.

cachet (5)
Những con cá chết trắng xóa, nằm ngửa bụng đang được thu gom để bán làm thực phẩm.

Thấy chị bưng rổ cá, tôi hỏi: “Thế số cá này chị đưa về làm gì?” Trả lời : “Đem cân bán cho xe đông lạnh!”

Nghe thế, tôi hoảng quá. Sao xe đông lạnh lại mua cá chết? mua để làm gì?. Tôi hỏi tiếp: “Thật không? Xe đông lạnh của ai?”. Chị bảo không biết của ai nhưng xe đổ ở trên bãi giữ xe.

cachet (6)
Cận cảnh người dân Quảng Bình đang thu gom, phân loại cá chết để bán.

Có chuyện thu mua cá chết thật ư? Rồi ngày mai số cá này lên vùng sâu vùng xa với những lời tiếp thị hoa mỹ :” Đây là cá đặc sãn, cá tươi đánh bắt từ ngoài đại dương, từ Hải Phòng, từ Côn Đảo…v…v… chớ không phải ở Quảng Bình (!)(?)…”. Thế là bà con ta tin và ” yên tâm ” cháo, canh, luộc, mồi… nhậu. Đúng là Dân ta giết Dân ta chứ chưa nói cái thằng hàng xóm giết ta!.

Điều này hỏi Chính quyền các cấp nghĩ sao? Cái “Anh xe đông lạnh” này ai quản lý? Làm sao để cái “chợ xép ” thu mua cá chết này nó qua mặt địa phương?”

cachet (7)
Rồi số cá chết kia sẽ trở thành món cá biển trên bàn ăn của những ai?…

cachet (9)
Và chính quyền địa phương ở đâu khi hiện tượng xe tải về tận bờ biển mua cá chết để đi phân phối cho những nơi khác?

Liên quan vụ cá chết hàng loạt, đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận cụ thể nào về nguyên nhân dẫn đến cá chết. Tuy nhiên mọi nghi ngờ vẫn hướng về việc có độc tố trong nước biển khi người dân đã phát hiện đường ống xả thải hàng km xuống Vũng Áng nghi của công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. 

cachet (4)
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo, người dân không ăn loại cá chết chưa rõ nguyên nhân.

Trước đó, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã có văn bản gửi các UBND tỉnh thành từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, đề nghị khẩn trương khuyến cáo người dân không ăn loại cá chết chưa rõ nguyên nhân.


Kết luận

Vụ cá chết hàng loạt là đại họa lớn cho dân miền Trung nói riêng và trên toàn cõi Việt Nam nói chung.

1944-1945 - Nạn đói năm Ất Dậu : Nhật Bản bắt nông dân miền Bắc nhổ lúa trồng cây đay, buộc người dân bán lúa gạo với giá rẻ mạt để chuyển về Nhật và cũng là một trong một số lý do đã làm người dân miền Bắc Việt Nam chết đói.

Cây đay có tên latinh là Hibicus Cannabinus. Trên thế giới cây đay được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra các loại sản phẩm hết sức phong phú. Cây đay có thể dùng để chết biến ra các loại sản phẩm khác nhau như dây thừng, thảm bồi, bao tải, bao bì, các loại sản phẩm giấy như giấy in báo, giấy làm dây đóng gói, giấy làn sóng, các loại vật liệu xây dựng như ván có độ dày mỏng khác nhau, có khả năng chịu lửa, chống mối mọt, các loại sản hpẩm khác như chât thấm nước, vài, thức ăn gia súc, sợi trong chất dẻo đúc bằng phương pháp chưng cất.

Năm 2016, hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
Nguyên nhân đang được cơ quan chức năng điều tra và chưa có kết luận, nhưng những ngày qua nghi vấn đổ dồn về Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi doanh nghiệp này có đường ống xả thải chôn dưới đáy biển. Vài ngày trước khi xảy ra cá chết hàng loạt, công ty đã tiến hành súc rửa đường ống. Khoảng 300 tấn hóa chất nhập về để làm việc này được đánh giá là cực độc.

Formosa Plastics từng đổ 3.000 tấn chất thải chứa thủy ngân tại một thành phố cảng của Campuchia; gây ra nhiều sự cố môi trường ở Mỹ, bị phạt tới 13 triệu USD…
Mời các bạn truy cập của Blog dưới đây : :
Formosa từng gây sự cố môi trường ở Mỹ, Campuchia

Mặt trận khác, Trung Quốc sẽ không cho xả đập trên thượng nguồn sông Mekong phía Nam và thượng nguồn sông Hồng phía Bắc ..v..v..



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire