mardi 30 septembre 2014

SỨC KHOẺ : Dây thần kinh toạ


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30 - 60, nam mắc nhiều hơn nữ. Đau dây thần kinh tọa rất thường gặp, trường hợp đau nhẹ người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân dậm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.


Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, các động tác thay đổi tư thế đột ngột, gò bó, rung xóc, chấn thương,... là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa. Đau dây thần kinh có đặc điểm đau lan dọc xuống phía đùi.


Nguyên nhân do đâu?

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.


Do vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ như: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).

Viêm rễ thần kinh toạ do ngộ độc, bướu gây chèn ép đường đi rễ thần kinh tọa, hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý rễ thần kinh do đái tháo đường, lao cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh toạ… trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng do đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt sống. Khi khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm, có thể gây rách vành thớ: nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau. Một số trường hợp chịu lực quá nặng, đĩa đệm vỡ gây đau cấp tính.


Các dấu hiệu

Biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út.

Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau đến mắt cá ngoài bàn chân.


Khi đó, người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên. Ngoài ra, tùy từng bệnh nhân có những biểu hiện sau:

- Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười.

- Cột sống cứng, bị đau khi chuyển dịch hoặc nghiêng người.

- Khó cúi người xuống vì đau.

- Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người (đi xe qua ổ gà, vấp vào đá).

- Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Đau tăng thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi,...

- Nếu tình trạng đau kéo dài có thể thấy teo cơ bên chân đau.

Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đại tiểu tiện không tự chủ.


Đề phòng bệnh tái phát

Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống.

Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Nhất là đối với bệnh nhân đã từng mắc bệnh, sẽ giúp phòng ngừa tái phát bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như mang vác nặng, vác balô nặng, bóng chuyền, tennis. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.


Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.

Đối với những người thường xuyên phải lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.


Chế độ ăn cho bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh hông, dây thần kinh ngoại vi bắt đầu ở lưng dưới của bạn và đi xuống mông và chân tay thấp hơn, bị nén, bị viêm hoặc bị kích thích. Các triệu chứng có thể bao gồm đau lưng dưới bức xạ mông, hông, chân và bàn chân, ngứa ran và tê tay chân của bạn thấp hơn, phối hợp suy giảm, đi lại khó khăn, các cơn co thắt cơ bắp không tự nguyện và yếu cơ.

Điều trị bệnh ngoài việc dùng thuốc kết hợp với châm cứu bấm huyệt cần kết hợp với chế độ ăn uống bổ sung một số loại vitamin có tác dụng giảm bớt áp lực thần kinh, giảm viêm, bớt khó chịu dây thần kinh bị viêm, đau, hoặc tổn thương, …


Vitamin B-6: được biết đến như pyridoxine, làm giảm đau thần kinh hông, cảm giác tê ngứa ran ở dây thần kinh hông, sửa chữa những tổn thương của dây thần kinh hông, có tác dụng hỗ trợ sản xuất hồng cầu, tổng hợp protein và tăng sản xuất dopamine và serotonin, chất dẫn truyền thần kinh có hỗ trợ hệ thống trung tâm thần kinh của bạn.

Thực phẩm giàu vitamin B6 gồm có: chuối, đậu garbanzo, bơ đậu phộng, nước ép cà chua, rau bina, đậu nành, hạt hướng dương, quả óc chó, thịt gia cầm và cám lúa mì.


Vitamin B-9: còn được gọi là axit folic, làm tăng sản xuất tế bào máu đỏ, viện trợ trong việc tái tạo tế bào, hỗ trợ tổng hợp DNA, làm giảm đau dây thần kinh hông ở lưng và chân tay. Ngoài ra có tác dụng cải thiện phối hợp cơ, bảo vệ dây thần kinh hông của bạn khi nó bị tổn thương, có tác dụng hỗ trợ phát triển thần kinh phôi thai và hỗ trợ trong việc hình thành ống thần kinh, mà cuối cùng phát triển thành hệ thống thần kinh trung ương trong một bào thai đang phát triển.

Thực phẩm giàu vitamin B-9 bao gồm măng tây, đậu, đậu Hà Lan, đậu lima, ngũ cốc, nấm, gan, bông cải xanh, nước cam, quả bơ và củ cải xanh.


Vitamin B-12: còn được gọi là cobalamin, cải thiện chức năng hệ thần kinh, sửa chữa thiệt hại dây thần kinh hông, hỗ trợ trong việc tái tạo tế bào, tăng cường cơ yếu, ngăn ngừa co cơ không cố ý, cải thiện phối hợp cơ, giảm viêm và kích thích thần kinh, làm giảm nguy cơ của bệnh thần kinh và làm giảm đau dây thần kinh hông ở lưng và chi dưới.

Thực phẩm giàu vitamin B-12 bao gồm con hàu, cua, cá ngừ, cá hồi, thịt bò, tôm hùm, thịt cừu, gan, pho mát Thụy Sĩ, pho mát mozzarella, pho mát Parmesan, trứng và gan.


Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và bảo vệ dây thần kinh hông của bạn. Vitamin C làm giảm bớt đau dây thần kinh hông, sửa chữa tổn thương thần kinh, tăng tốc quá trình chữa bệnh, cải thiện chức năng hệ thống thần kinh và làm giảm viêm dây thần kinh.

Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, bưởi, dứa, cà chua, rau bina, mù tạc, rau bina, dâu tây, anh đào, dưa đỏ và bắp cải.


Cách phòng tránh

- Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
- Tự giữ vững nếu cảm thấy có một cơn ho hay hắt hơi mạnh sẽ đến.
- Thực hiện nâng nhấc đồ vật một cách an toàn.
- Thường xuyên tập thể dục, gồm cả những bài tập co giãn nhẹ.
- Làm nhẹ ví và đừng để nó ở túi quần ngay sau hông.
- Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân.
- Mang giày đúng cỡ, thoải mái...


Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.



lundi 22 septembre 2014

MÔI TRƯỜNG : Tình trạng ngập nước ở Saigon


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Sài gòn là một thành phố ven biển, có địa hình khá bằng phẳng nhưng thấp, chịu tác động trực tiếp của dòng chảy lũ từ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (phía thượng nguồn), đồng thời chịu triều cường từ biển Đông, do vậy thường xảy ra ngập úng, đặc biệt là những năm gần đây. Cơn mưa kéo dài đã làm rất nhiều tuyến đường ở Sài Gòn bị ngập nặng, giao thông và sinh hoạt của người dân bị tê liệt hoàn toàn.


Muốn hiểu về triều cường thì trước hết bạn phải hiểu thủy triều là gì?

Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông lên xuống trong ngày do ảnh hưởng dưới sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.

Còn triều cường là lúc dao động của thủy triều lên cao và lớn nhất. Triều cường xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng nhau. Tức là vào ngày mồng 1 và rằm 15 (âm lịch hàng tháng).


Quy hoạch không hợp lý

Phần lớn rừng đầu nguồn có chức năng điều tiết nước đã bị chặt phá nặng nề; ở cuối lưu vực sông Đồng Nai, Sài gòn dễ bị tác động bởi lũ đầu nguồn tràn về.
Trong cơn bão số vừa qua, mực nước có nơi ngập đến ngang thắt lưng. Có những lúc sắp tới mùa mưa, vậy mà tình trạng ngập úng triền miên vẫn chưa có gì khả quan.

Tình trạng thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thứ nhất là do thành phố nằm trên khu vực đất yếu, đất trũng. Thành ra là kết hợp những đợt mưa, triều cường và thoát nước chậm, sẽ gây úng ngập nhất định.

Lịch sử phát triển thành phố thời gian qua, có giai đoạn phát triển thiếu mô hình phù hợp. Sài Gòn phát triển theo dạng vết dầu loang. Tức là lực thì có hạn, không có tiền để làm đường xá vượt ra ngoài xa. Cuối cùng là do sự phát triển đó, khi gặp những khu vực trũng yếu không thể phát triển đô thị; người dân vẫn đến ở, nhà thầu vẫn cứ xây dựng làm cho những khu vực, thay vì nó được ngấm, hút nước và thoát nước; do phát triển lan tỏa, những khu vực này bị chiếm dụng. Kết hợp với nền đất thấp yếu, vấn đề ngập lụt tất nhiên sẽ xảy ra.

Chỉ hơn 10 năm đô thị hóa, khả năng chứa nước trong thành phố đã giảm gần 10 lần. Theo Trung tâm Nghiên cứu và quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn, tình trạng ngập lụt hiện nay tại Sài gòn không phải do những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, mà do quản lý đô thị kém. Chính tình trạng chuyển đổi diện tích bề mặt tự nhiên có khả năng thấm 50% nước mưa thành bề mặt đô thị bê tông hóa với khả năng thấm khoảng hơn 10% lượng nước mưa, đã làm gia tăng tình trạng ngập nước ở Sài gòn.

Quá trình đô thị hóa trong hơn chục năm này, đã làm biến mất 47 con kênh. Có thể thấy rằng, tình trạng Sài gòn ngập lụt hôm nay là hậu quả của thái độ chưa quan tâm đúng mức ngay từ khâu hoạch định phát triển đô thị. Vậy đến nay, thực trạng này đã được giải quyết đến đâu ?

Hiện nay tình hình giảm ngập nước vẫn còn đang là lúng túng bài toán hiện trạng. Chính vì vậy mà thành phố có một Trung tâm chống ngập, có quyền đề xuất với thành phố các bài giải về vấn đề chống ngập.

Là một thành phố luôn bị ngập, nhưng hầu hết hệ thống thoát nước cũng như các đê bờ bao của Sài gòn đã cũ kỹ và quá tải. Không ít dự án chống ngập được triển khai, nhưng tiến độ thi công là đáng quan ngại. Chính quyền thành phố đã từng yêu cầu các đơn vị đình chỉ thi công đối với các công trình chống ngập kéo dài có chất lượng yếu kém.

Trong mắt người dân Sài gòn, chỉ cần một cơn mưa lớn, nhiều tuyến đường biến thành sông chẳng còn lạ lẫm. Khi nhắc về trận bão, người dân ở đường Âu Cơ, Tân Phú kể "Mưa thì ngập. Mấy mùa mưa trước, nó ngập lên đến đầu gối luôn. Đường cống chạy chậm quá, tất cả nước đổ ra thì ngập từ ngoài đường tràn vô nhà người ta. Xe người ta đi, nó ngập gần nửa cái bánh xe."  


Dân tự ứng phó

Theo kết luận một cuộc khảo sát, 75% các khu vực bị ngập ở Sài gòn không phải do triều cường cao, mà do khả năng thoát nước của hầu hết hệ thống chỉ đáp ứng lượng mưa thấp. Ban Quản lý dự án chống ngập nước thành phố cho rằng, tất cả các dự án hiện nay đều thiên về giải pháp công trình với mức độ bảo vệ hữu hạn. Vì vậy, dễ bị tổn thương khi đối phó với các biến cố vượt thiết kế.

Cần phải cân bằng giữa biện pháp trực tiếp xây dựng công trình chống ngập với các phương pháp xây dựng ý thức chung. Về biện pháp lâu dài, chúng ta bắt đầu phải có khả năng phát triển hạ tầng kỹ thuật một vài chục km xa hơn, ra khỏi thành phố. Phát triển đường tàu điện, đường giao thông chính thì mới đưa dân ra những chỗ đất cao được. Mở những khu đô thị ở những khu đất cao và đất tốt. Làm sao khuyến khích người dân ở những vùng đất trũng yếu bị ngập nước, người ta sẽ chuyển dịch đến những vùng đất cao. Như vậy trả lại cho thành phố những khu vực đất không phát triển dân cư mà phát triển cây xanh, hồ điều tiết nước.Như thế thì tình hình ngập nước sẽ giải quyết được rốt ráo. Hai việc được tiến hành song song.


Các thông tin giải quyết ngập úng thuộc tầm vĩ mô này, xem ra chưa đến được người dân. Những biện pháp tự ứng phó trong thực tế thì đơn giản hơn. Một người dân SG nói "Tôi đâu có biết ý kiến người ta ra làm sao. Giờ chỉ biết đợi mưa xong, múc nước đổ đi, lau nhà thôi. Người ta làm bờ ngăn cái thềm nhà nhưng mà nước vẫn tràn vô."

Nếu mực nước biển dâng 1 m, nguy cơ sẽ có trên 20% diện tích Sài gòn bị ngập. Khả năng chống ngập của Sài gòn có vẻ chưa đủ ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Vấn nạn này khó có thể giải quyết rốt ráo, nếu chưa được xem như là một chính sách an sinh xã hội.


Những quận nào ở Sài Gòn hay bị ngập nước ?

“Điểm mặt” những vùng ngập

Danh mục chính thức về số điểm ngập trên địa bàn Sài Gòn do Sở Giao thông công chính (nay là Sở Giao thông vận tải - GTVT) thống kê từ đầu năm 2008 kết thúc ở một con số hết sức tròn trĩnh : 100 điểm ngập. Trong đó có :

  • 54 điểm ngập do mưa, 
  • 12 điểm ngập do triều và 
  • 34 điểm ngập do mưa kết hợp với triều. 
Nhưng nếu chia theo địa bàn phân bố thì có thể thấy điểm ngập xuất hiện rộng khắp ở các khu vực cả nội thị, vùng ven lẫn ngoại thành, chỉ thiếu quận 3, quận 4, quận 9 và huyện Cần Giờ.

Chỉ riêng khu vực nội thành đã có tới 66 điểm ngập phân bố dọc bốn lưu vực chính gồm :

  • Hàng Bàng (28 điểm), 
  • Tân Hóa - Lò Gốm (15 điểm), 
  • Nhiêu Lộc - Thị Nghè (17 điểm) và 
  • Tàu Hủ - Kênh Đôi - Kênh Tẻ (6 điểm). 
Đáng chú ý là có đến 77,3% số lần ngập hằng năm xuất hiện tại hai lưu vực Hàng Bàng và Tân Hóa - Lò Gốm.

Quan sát trong những năm gần đây cho thấy mỗi trận mưa lớn kéo dài trên 30 phút với lượng mưa khoảng 60mm là điểm ngập đồng loạt xuất hiện, mặc dù có đến hai tiểu dự án kết hợp chống ngập với cải thiện môi trường bằng nguồn vốn ODA tại hai lưu vực này. Trong đó, khu vực bến xe Chợ Lớn - chợ Bình Tây, bùng binh Cây Gõ - Minh Phụng là những địa chỉ ngập nặng, ngập triền miên.

Ở các quận vùng ven, bức tranh ngập nước cũng chưa có dấu hiệu cải thiện. Anh Lê Chí Hùng (nhà ở đường Ba Tơ, quận 8) cho biết công ty anh ở quận 3 nên ngày hai lượt đi về qua đường Phạm Thế Hiển.

Chỉ cần ngang qua cầu Chà Và, nhìn mực nước kênh Tàu Hủ là biết đường Phạm Thế Hiển sẽ ngập ở đoạn nào, sâu bao nhiêu. “Chừng nào đoạn đường từ cầu Nhị Thiên Đường về cầu Bà Tàng triều lên mà không ngập, tui sẽ gọi điện mời nhà báo tới nhà làm gà ăn mừng” - anh Hùng hóm hỉnh. Trong khi đó, dù kênh Nước Đen đoạn thuộc quận Tân Phú đã được bêtông hóa bằng hệ thống cống hộp nhưng vẫn không thoát ngập bởi những cơn mưa lớn. Cũng dọc tuyến kênh này, đoạn thuộc phường Bình Hưng Hòa và Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) còn bi đát hơn khi nằm ngay rốn ngập Gò Cát.

Tại các quận huyện ngoại thành tình hình cũng không mấy sáng sủa. Sau những cơn mưa hoặc lúc triều cường, người đi đường từ nội thành ra chỉ cần vượt qua được cầu Bình Triệu là lọt ngay vào điểm ngập Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức).

Nói là “điểm” nhưng thực tế đường này thường xuyên bị ngập kéo dài từ ga Bình Triệu đến tận cầu Gò Dưa. Đường Lê Văn Lương bị ngập do địa hình chung của huyện Nhà Bè nằm ở dưới dốc, còn đường tỉnh lộ 9 (huyện Củ Chi) cũng đang tồn tại một điểm ngập ở đoạn từ cầu Rạch Tra đến cầu Bà Đế.

Lướt qua danh mục những điểm ngập do cơ quan chức năng TP công bố không khó để nhận ra còn nhiều điểm ngập khác chưa được đề cập. Nếu hỏi người dân, chắc chắn danh mục những điểm ngập sẽ còn được nối dài vượt xa con số 100 điểm ngập theo thống kê của cơ quan chức năng.

Theo danh mục chính thức, quận 2 chỉ có hai điểm ngập trên đường Quốc Hương đoạn trước Trường đại học Văn hóa (phường Thảo Điền) và đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ chợ Giồng Ông Tố đến cầu Xây Dựng.

Không hiểu vì vô tình hay hữu ý, cơ quan chức năng “quên” một vũng ngập khổng lồ đã tồn tại nhiều năm nay là khu vực dọc đường Lương Định Của thuộc phường An Khánh và phường Thủ Thiêm. Muốn tìm chứng tích của vũng ngập này, hãy ghé thăm trụ sở UBND của phường An Khánh và phường Thủ Thiêm. Bất kể giờ nào cũng có thể nhìn thấy ngấn nước còn in hằn trên chân tường, có nơi cao quá gối.

Cách đây không lâu, báo Tuổi Trẻ từng có bài viết đề cập vùng trũng phường Bình Hưng Hòa và phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân), nơi giao nhau của kênh Nước Đen và hợp lưu kênh 19-5 với kênh Tham Lương. Chỉ riêng khu phố 5, phường Bình Hưng Hòa (dọc đường Tân Kỳ Tân Quý) từ đầu mùa mưa đến nay đã chịu năm trận ngập nặng, nhất là trận ngập sau cơn mưa chiều 6-9. Thế nhưng trong danh sách cập nhật mới nhất của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP (gọi tắt là Trung tâm chống ngập) do Sở GTVT chuyển giao không thấy nhắc tới khu vực này.

Khó hiểu hơn, các tuyến đường Ung Văn Khiêm, D2 và Điện Biên Phủ (đoạn từ cầu Văn Thánh đến cầu Sài Gòn) thường xuyên bị ngập khi có mưa kết hợp với triều cường cũng không được nhắc đến trong danh mục 100 điểm ngập. Tương tự, một số điểm ngập khác như đường Hồ Văn Tư, Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức), đường Nguyễn Xiển (quận 9) và các con đường ở khu dân cư Đồng Diều (quận 8) đều bị lọt sổ.

Những điểm ngập kể trên chỉ là “ngập sỉ” với tần suất xuất hiện dày đặc sau những trận mưa hoặc triều cường. Riêng những điểm “ngập lẻ” với chu kỳ không đều đặn có lẽ không thể kể xiết. Trong số này có thể kể đến những điểm ngập bất thình lình do bể bờ bao, vỡ đê hoặc do các công trình thi công hạ tầng gây ra, nhất là các công trình... chống ngập.

Bức tranh ngập của TP vốn đã loang lổ là vậy những diễn biến gần đây cho thấy tình hình càng có chiều hướng bi đát hơn. Theo Trung tâm chống ngập TP, mùa mưa năm nay các khu vực quanh công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), đường Phan Văn Khỏe, Mai Xuân Thưởng (quận 6), một số tuyến đường thượng lưu kênh Nước Đen (quận Tân Phú) đã cải thiện về độ sâu, diện tích và thời gian ngập so với năm 2007. Tuy nhiên, tổng hợp báo cáo đến cuối tháng tám, Sở GTVT mới xóa ngập được 5/12 điểm và giảm ngập được 6/14 điểm đã đăng ký thực hiện trong năm 2008.

Trong khi đó, chỉ riêng tháng 7 và nửa đầu tháng 8-2008 trên địa bàn TP đã xuất hiện 16 điểm ngập mới. Điều đáng nói là một số điểm ngập mới này xuất hiện ngay khu vực trung tâm TP như đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3), Nguyễn Văn Cừ (quận 5), Lê Lợi, Lê Lai (quận 1)... Đặc biệt, cơn mưa kỷ lục với lượng mưa một số trạm đo được 140mm đã làm “lộ mặt” cùng lúc đến 87 điểm ngập. Trong đó, đường Lê Lợi đoạn từ vòng xoay Quách Thị Trang (trước chợ Bến Thành) đến đường Nguyễn Huệ hiếm khi ngập đã “lặn” sâu hơn nửa mét dưới làn nước.


18 "điểm nóng" về ngập nước ở Sài Gòn

Sở Giao thông Vận tải Sài Gòn vừa công bố danh sách 18 điểm thường xuyên ngập nước và có nguy cơ gây mất an toàn giao thông trên các tuyến đường. Những điểm thường xuyên gây ngập úng tập trung ở các quận: 5, 6, 7, 8, 11, 12, Thủ Đức và Bình Tân. Trong danh sách, Q.Thủ Đức đứng đầu bảng với 6 điểm. Kế đến là Q.Bình Tân xếp vị trí thứ 2 với 3 điểm ngập.

Những điểm ngập đều tập trung ở các trục đường chính có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Các tuyến đường: Tỉnh lộ 43, Kha Vạn Cân, Gò Dưa, Đặng Văn Rành, Dương Văn Cam, Hồ Văn Tư (Q.Thủ Đức); Hồ Học Lãm, Kinh Dương Vương, Trần Đại Nghĩa (Q.Bình Tân).


Để khắc phục tình trạng ngập nước, trong năm 2014, Sài Gòn sẽ có thêm 4 cống kiểm soát triều được khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư gần 2.600 tỉ đồng, gồm cống Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân và cống điều tiết kết hợp âu thuyền tại cửa rạch Nước Lên.

Các cống kiểm soát triều này sẽ được hoàn thành vào năm 2017, nhằm giảm ngập do triều cho các khu vực vùng trũng nằm dọc hai bên rạch Bến Nghé thuộc quận 1, 4, hai bên kênh Tẻ thuộc quận 4, 7, hai bên sông Phú Xuân thuộc quận 7, Nhà Bè, kết hợp ngăn triều, chống ngập và điều tiết giao thông thủy.


Theo Trung tâm chống ngập, hiện nay TP đang triển khai xây dựng cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè với tổng vốn đầu tư 290 tỉ đồng từ ngân sách để giảm ngập cho khu vực hai bên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thuộc Q.1, Bình Thạnh. Công trình hiện đạt 75% khối lượng, dự kiến hoàn thành và vận hành vào cuối năm 2013.

Cũng theo kế hoạch được trung tâm đề ra, ngoài 4 cống kiểm soát triều được khởi công trong năm 2014, dự kiến sẽ có 3 cống kiểm soát triều khác sẽ được khởi công trong năm 2015 và hoàn thành năm 2017 gồm cống kiểm soát triều Sông Kinh, Rạch Tra và Vàm Thuật. Tổng vốn đầu tư của 3 cống kiểm soát triều này gần 2.300 tỉ đồng.


Sài Gòn ngập do cống thoát nước lỗi thời

Cơn mưa chiều tối 15/8/2014 làm nhiều tuyến đường tại TP.HCM ngập nặng. Nhiều người dân cho biết họ bị thiệt hại tài sản do mức ngập cao hơn những đợt mưa trước.

Ngày 16/8, ông Lư Thanh Lương ở đường Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa (Q.Tân Phú) cho biết gia đình ông phải tát nước, lau nhà, rửa bàn ghế đến 22h30 ngày 15/8 mới xong.

Cơn mưa chiều cùng ngày đã làm đường Lũy Bán Bích ngập nặng, nước tràn vô nhà ông và những nhà lân cận gây hư hại nhiều đồ đạc trong nhà. Nhà ông Lương bị nước ngập hơn 20cm, làm hư tủ lạnh và một CPU máy vi tính.

Tàu lửa “nằm đường” vì ngập nước. Sau cơn mưa chiều 15/8, nhiều khu vực gần kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bị ngập nặng do nước cống tràn lên đường. Một số người dân ở cuối đường Út Tịch (quận Tân Bình) đoạn giáp với đường Hoàng Sa cho biết họ phải dọn nhà đến 20g mới xong do nước mưa, nước cống tràn vào nhà. Ông Lê Tiến Thịnh, nhà ở số 51 đường Út Tịch, cho biết sau khi mưa ngớt thì nước từ cống tràn lên mặt đường gây ngập sâu đến 1m, xe máy “chết” la liệt, taxi không chạy được. Nhà ông Thịnh bị nước tràn vô gây ngập gần 50cm, làm hư hại hai CPU máy vi tính và một số tài liệu. Theo ông Thịnh, lúc đường ngập, nước dưới kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè còn thấp hơn so với mặt đường đến 2m nhưng nước trên đường không có chỗ thoát xuống kênh.

Người dân ở khu vực ngã tư Phan Xích Long - Nguyễn Công Hoan (quận Phú Nhuận) cũng cho hay sau trận mưa ngày 15/8, nước cống tràn lên đường gây ngập mặt đường khoảng 40cm, nặng hơn so với những cơn mưa trước đây. Cơn mưa chiều 15/8 cũng làm ngập tuyến đường sắt đoạn qua cầu Hang ở Q.Gò Vấp khiến chuyến tàu lửa PT1 từ Phan Thiết về Sài Gòn phải nằm ở ga Bình Triệu chờ nước rút. Một cán bộ ga Bình Triệu cho hay nếu tàu chạy trên đường sắt khi nước ngập sẽ dễ bị trật bánh, gây tai nạn nên cơ quan chức năng đã quyết định cho tàu ngừng. Đến 19h5, tàu PT1 mới tiếp tục hành trình về ga Hòa Hưng, trễ ba giờ so với kế hoạch.

Tính từ đầu tháng 6 đến nay, trên địa bàn Sài Gòn có gần chục cơn mưa lớn, nhỏ gây ngập. Những khu vực hay ngập là đường Kinh Dương Vương, Hồng Bàng, Tân Hóa (quận 6), Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức), các tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh, Ung Văn Khiêm, D1, D2 (quận Bình Thạnh), Lũy Bán Bích (quận Tân Phú)...


“Tôi thấy những cơn mưa gần đây không lớn nhưng đường vẫn cứ bị ngập. Mà càng ngày nước ngập càng sâu hơn”, ông Trần Đình Nguyên, một người dân ngụ trên đường D1 (quận Bình Thạnh), nhận xét.


Ngập do công trình và mưa quá khả năng thoát nước cống

Theo ông Đỗ Tấn Long, trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước thuộc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập Sài Gòn, cơn mưa ngày 15-8 khá lớn, lượng mưa đo được tại trạm Cầu Bông (quận 1) lên đến 79,8mm xuất hiện trong thời gian khoảng 35 phút.

“Thiết kế cống thoát nước ở mức 85mm trong ba giờ mưa. Vì vậy nên nước thoát không kịp, gây ngập tại nhiều khu vực”, ông Long giải thích. Ngoài ra trời mưa vào lúc triều cường đang lên cũng làm hạn chế khả năng thoát nước của các tuyến cống ra sông rạch. Hiện TP đã có nhiều hệ thống đê bao ngăn triều, trạm bơm đi vào hoạt động, phải chăng các công trình này chưa phát huy hiệu quả? Ông Long cho rằng đã có gần 40 trạm bơm đặt tại nhiều khu vực để hỗ trợ bơm nước từ các tuyến cống ra kênh. Nhưng cơn mưa chiều 15/8 có lượng mưa lớn, xảy ra thời gian ngắn nên nước thoát chậm hơn bình thường. Hạng mục trạm bơm (công suất 68 m3/giây) thi công chưa đồng bộ nên chưa phát huy tác dụng chống được tổ hợp mưa lớn kết hợp với triều cường. Ngoài ra, nhiều điểm ngập do bị ảnh hưởng của các công trình đang thi công. Ông Hồ Long Phi, giám đốc Trung tâm biến đổi khí hậu Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng thiết kế cống thoát nước chịu được trận mưa 85 mm như trên đã được phê duyệt và thực hiện từ trước năm 2000. Cụ thể, theo dự báo trước năm 2000 thì các trận mưa 85 mm sẽ xuất hiện với chu kỳ hai năm lặp lại một lần, các trận mưa 95mm chu kỳ ba năm một lần và những trận mưa 105mm năm năm xuất hiện một lần. Thiết kế khả năng thoát nước này phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cũng như khả năng tài chính trước đây. Tuy nhiên thiết kế cống thoát nước này đã lỗi thời so với hiện tại.


Sau đây là những hình ảnh Sài Gòn ngập nước















Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.




jeudi 18 septembre 2014

BLOG : Tham khảo về rượu vang


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Trong việc giao tiếp hằng ngày, chúng ta luôn coi trọng về trang phục phải lịch sự, chỉnh tề. Cái bắt tay cũng được chú ý khi tiếp xúc với ai đó. Đó là một phần của cuộc sống, của công việc giúp bạn phát triển các mối quan hệ giao tiếp trong xã hội. Rượu là công cụ quan trọng trong giao tiếp xã hội và công việc, nếu bạn không biết uống rượu đôi khi sẽ dẫn đến sự ứng xử không tốt khi giao tiếp. Biết uống rượu không có nghĩa là uống nhiều; uống một lượng thích hợp để tạo quan hệ; uống rượu hợp lí không những có ích trong quan hệ công việc mà còn có lợi cho sức khỏe.

Nếu bạn có mặt trong một buổi tiệc rượu với bạn bè hoặc đối tác quan trọng, khi đó bạn nhận được một nhiệm vụ “trọng đại” là chủ xị trong bàn tiệc đấy. Bạn đang cầm trong tay một chai rượu vang đắt tiền, có lẽ lúc đó bạn sẽ có những bối rối kiểu như : Khui chai rượu này sao cho đúng cách? Rót rượu làm sao đây? Có giống rót beer không nhỉ? Làm sao để mình khỏi bị người khác nghĩ “thằng này lúa kinh”

Vài năm gần đây, do có những tác dụng tốt với sức khỏe mà rượu vang bỗng trở thành thức uống được nhiều người Việt tìm đến như một thứ “mốt” (mode). Tuy nhiên, có bao nhiêu người thực sự thấy đó là một loại rượu ngon? Có bao nhiêu người hiểu và biết cách thưởng thức rượu vang? Câu trả lời là không nhiều người thực sự hiểu về loại rượu vang mình đang uống! Đằng sau những chai rượu vang ngon với hương vị tuyệt hảo là cả một tầng sâu văn hóa mà bạn không thể nói hết được trong ngày một ngày hai. Vang không chỉ chứa đựng trong nó có giá trị dinh dưỡng mà còn giá trị văn hóa, lịch sử, những hành trang sử đáng để con người phải tìm hiểu, khám phá.


Như vậy là tôi tặng các bạn câu thơ lục bát về rượu vang cho vui mà mình vừa mới sáng tác :

"Rượu vang từ nho mà ra
Ta đây uống rượu cũng là ăn nho"

Nghệ thuật uống rượu vang

Khi thưởng thức rượu vang, bạn phải nhấm nháp từ từ để cảm nhận sự dịu ngọt của nó. Thưởng thức rượu vang cũng là một nghệ thuật, một niềm đam mê.

Ai cũng có thể uống thức uống này, nhưng để nếm và cảm nhận được những đặc điểm khác nhau của vang, bạn cần có thời gian luyện tập. Cầm ly rượu vang, người sành rượu vang sẽ sử dụng nhiều giác quan để thưởng thức thật chậm rãi, từ màu sắc cho đến hương vị.


Ngắm, ngửi và nếm rượu vang

Người mê rượu vang luôn có cảm giác hứng thú ngay từ khi rót rượu vào ly, ngắm nghía độ trong của rượu cũng như sự thay đổi màu sắc dưới ánh sáng. Bạn có thể đặt ly ruợu trước tấm phông trắng để thấy rõ màu rượu đậm hay nhạt, hoặc cầm ly rượu nghiêng nhẹ, cho một ít rượu tràn lên thành ly. Màu rượu càng đậm có nghĩa rượu càng ngon, càng đậm đà. Đừng ngại ngùng khi đặt mũi vào sát miệng ly để ngửu mùi. Tuy nhiên, hãy chọn không gian trong lành, không khói thuốc, mùi nước hoa quá nồng hay mùi thức ăn ngào ngạt để việc cảm nhận mùi. Rượu vang ngon là mùi trái cây thơm mát.

Ngửi mùi rượu vang là bước chuẩn bị cho việc nếm rượu. Khi nếm, bạn hãy nhấp từng ngụm nhỏ, giữ một ngụm nhỏ trong miệng, rồi dùng lưỡi đưa qua đưa lại. Phần ngọt của rượu sẽ được phát hiện nhờ đầu lưỡi, phần chua được phát hiện cạnh lưỡi, phần đắng được phát hiện bởi phần cuống lưỡi. Cảm giác đầu tiên khi uống bao giờ cũng là ngọt, sau đó là chua  và sau cùng là đắng.

Rượu vang và món ăn

Chọn rượu cho món ăn rất quan trọng. Mỗi loại rượu vang, trắng hay đỏ, đều đi theo món ăn mà bạn sẽ dùng. Tuy nhiên, việc chọn vang trắng hay đỏ không hoàn toàn mang tính bắt buộc. Nhưng những người sành ăn uống đã đúc kết kinh nghiệm và đưa ra một vài lựa chọn cho bạn. Với các món ăn được chế biến từ cá, tôm hùm, cua... bạn nên dùng vang trắng chát hoặc hơi chát (ví dụ rượu vang trắng vùng sông Loire). Các món ragu, rô- ti hoặc thịt nướng, bạn hãy dùng vang đỏ hơi đậm (vang đỏ vùng sông Loire, vàng Bordeaux nhẹ...) Với món ngan ngỗng của Pháp, rượu vang trắng có vị rất ngọt, nhưng là lựa chọn phụ hợp nhất dành cho bạn. Rượu vang hồng thường được dùng vào mùa hè, cho những bữa ăn ngoài trời. Khi uống loại rượu vang này, bạn nên ướp cho thật lạnh. Tránh dùng rượu vang chung với nước, trái cây, salad và sô- cô- la. Giấm trong món salad và sô- cô- la được coi là kẻ thù của thức uống này.

Cách chọn rượu vang

Không phải ai cũng biết cách chọn rượu vang. Muốn chọn loại tốt, bạn phải có kinh nghiệm và kiến thức về từng loại rượu. Để tránh gặp khó khăn lúc chọn rượu, trước khi mua, bạn nên biết rõ mình cần loại rượu nào. Có thể dựa vào món ăn mà bạn sẽ dùng, sở thích của vài người trong gia đình. Nếu thích loại rượu vang đã từng dùng, bạn hãy ghi nhớ để sau đó để tìm mua loại tương tự. Ý kiến của những người sành về rượu cũng sẽ giúp ích cho bạn


Rượu vang

Lịch sử

Rượu vang Pháp bắt nguồn từ miền Nam nước Pháp vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên –thời La Mã đóng chiếm. Nghề trồng nho bắt đầu phát triển ở thành phố Marseille – thuộc địa của người La Mã. Đế Chế La Mã đã cho phép những vùng ở phía Nam nước Pháp sản xuất rượu. Thánh Martin de Tours (316 – 397) đã tham gia tích cực truyền bá đạo Cơ Đốc Giáo và nghề trồng nho. Trong suốt thời Trung Cổ loạn lạc, những thầy tu đã có công giữ gìn các ruộng nho và kỹ thuật làm rượu. Các tu viện có sự bảo hộ cao, nguồn lực lao động dồi dào để sản xuất rượu vang cho những dịp lễ và nhờ nó tăng thêm thu nhập đáng kể. Trong thời kỳ đó, những ruộng nho lớn thường thuộc về các nhà thờ thiên chúa giáo và rượu của họ luôn được coi là rượu cao cấp. Sau này, giới quý tộc mở rộng thêm diện tích trồng nho. Tuy nhiên, cuộc cách mạng Pháp đã lãnh đạo phong trào tịch thu bớt ruộng đất của nhà thờ, giới quý tộc chia cho nhân dân. Chính vì lý do này, sản lượng nho cũng tăng lên.

Mặc dù thời đó Bordeaux đã xuất khẩu rượu nhưng mãi đến năm 1850 hầu hết rượu của Pháp vẫn chỉ phục vụ cho nhu cầu nội địa. Do sự phát triển của ngành đường sắt và đường bộ, chi phí vận chuyển giảm nhờ đó mà lượng rượu xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể.


Các loại rượu vang

Rượu vang thường được sản xuất từ một hay nhiều giống của loài Vitis vinifera (nho thường) xuất xứ từ châu Âu, ví dụ như Cabernet Sagvinon, Pinot Noir, Merlot (vang đỏ); Chardonnay, Riesling (vang trắng).

Rượu vang (từ tiếng Pháp vin - từ tiếng Mỹ wine) là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho. Rượu vang đỏ (vin rouge – red wine) thường được lên men từ nước ép và vỏ quả nho, còn rượu vang trắng (vin blanc – white wine) được lên men chỉ từ nước nho. Một đặc điểm của rượu vang là lên men không qua chưng cất. Nồng độ rượu dao động từ 8-18 độ.


Rượu vang đỏ (vin rouge – red wine) được làm từ những quả nho vỏ màu sẫm. Vỏ được loại bỏ trong quá trình lên men, chính các chất như tannin, pigment (anthocyanin) có trong vỏ đã tạo ra màu sắc tự nhiên cho rượu. Tiêu biểu như: Zinfandel, Petite Sirah, Merlot hay Pinot Noir


Rượu vang trắng (vin blanc – white wine) được làm từ nhiều loại nho khác nhau, thường là loại có vỏ màu vàng và màu xanh. Các loại vang trắng như: Chardonnay, Chenin Blanc hay Pinot Gris. Loại rượu này có nồng độ nhẹ đặc trưng, uống ngon nhất khi mới làm.


Rượu vang hồng (vin rosé – rose wine) được làm từ loại nho có vỏ màu sẫm nhưng đã được bỏ vỏ để tạo màu nhẹ của rượu, hay là sự pha trộn giữa rượu vang đỏ và trắng. Một số loại như: White Zinfandel, Grenache, Blush và cũng uống rất ngon khi mới làm.


Rượu vang đông lạnh (vin de glace – icewine) được chế biến từ các loại nho trồng thu họach lúc thời tiết phải dưới 8 độ âm C và độ đường phải có ít nhất là 39 Brix theo trọng lượng người trồng nho dùng (số càng cao, độ ngọt càng nhiều). Nho khi bị đông lạnh thì chất nước trong nho được kết tinh và nâng cao độ ngọt, cũng như hương thơm của loại nho làm rượu icewine.


Các loại rượu vang có ga như Champage ở giai đoạn đầu chiết xuất cũng giống như các loại rượu vang thông thường khác, nhưng loại rượu này còn có thêm giai đoạn lên men thứ hai để tạo bọt tăm. Các loại tiêu biểu như: Champagne, Cava, Cre’mant và Sparkling Brut.


Loại rượu vang thường, hay vang nổ là loại vang dùng để tráng miệng như Port, Sherry, Madeira và Eiswein. Hàm lượng đường trong các loại rượu này khá cao.


Các loại rượu vang hoa quả được chiết xuất từ các loại quả như: đào, táo và mâm xôi kết hợp thêm với nho. Rượu Vang trái cây được xem là những thức uống tự nhiên có lợi cho sức khỏe vì thực chất chỉ là nước trái cây lên men, có thể dùng làm thức uống hoặc pha chế tạo thành các dạng cocktail.

Theo truyền thống của dân tộc Pháp, có thể nói là một dân tộc sành ăn sành sống, một dân tộc biết thưởng thức ăn ngon mặc đẹp và biết đãi khách. Về mặt này nước Pháp đứng đầu trên thế giới. Tới ngày nay chưa có một nước nào đã đuổi theo được nước Pháp về môn rượu vang.

Nhưng đã có một số nước tiến lên rất nhanh về loại rượu vang thuộc loại trung bình và cao như là Mỹ (U.S.A) - Úc (Australie) - Nam Phi (Afrique du Sud) - Argentine - Espagne - vân vân. Những nước này đã ép nước Pháp phải nâng cao chất lượng các loại rượu vang thuộc vào mức thấp và mức trung bình lên, để chống lại cạnh tranh của mấy nước đó. Ðây là một dịp tốt cho những người thưởng thức rượu ở xứ Pháp.
Ngoài ra ở Châu Á đã có nước Nhật Bản nắm được kỹ thuật thưởng thức rượu vang ở mức cao. Họ đã có người qua Pháp học về môn này đã từ lâu rồi.

Người Pháp có câu nói : Viande blanche, vin blanc. Viande rouge, vin rouge
Nghĩa là : Thịt trắng, rượu trắng. Thịt đỏ, rượu đỏ
Nói chung là như vậỵ Thực tế là cả một nghệ thuật rất phức tạp và cầu kỳ của sự phối hợp rượu và món ăn để cho thành một bức tranh có màu sắc, có hương và có vị. Nghề này đã có tên là sommelier có thể dịch ra là người chuyên môn lo về rượu ở những quán cơm lớn và nổi tiếng của Pháp. Nghề này phải thi để lấy chức là sommelier. Rồi mới được dự thi xếp hạng của từng năm một, thì được quyền mang cái tên Le Premier Sommelier de France nghĩa là người đứng đầu năm đó của nước Pháp. Còn cuộc thi khó hơn nhiều nữa là thi quốc tế để lấy chức người đứng đầu thế giới.


Phân loại rượu vang Pháp

Nho để ăn và nho để làm rượu là hai loại khác nhau. Nước Pháp đã có những loại chân nho đặc biệt và nổi tiếng để làm rượu vang như sau: cabernets, chardonnay, chenin blanc, cot, gamays, merlot, pinots và tannat. Rượu vang ngon cần những điều kiện như sau: chân nho (cépages), đất, khí hậu và kỹ thuật cho lên men. Thành ra rượu vang khác nhau từng mỗi nơi một và từng mỗi năm một. Pháp họ gọi là “millésime” của từng năm một, nghĩa là chai rượu được mang cái năm mà nó ra đời. Có “millésime” được coi như là đặc biệt của thế kỷ.

Rượu vang châu Âu thường được phân loại theo xuất xứ (ví dụ như Bordeaux). Rượu vang từ nơi khác thì thường được phân loại theo giống nho (ví dụ như Pinot Noir, Merlot).

Rượu vang được xếp theo màu như sau:
Vin blanc = rượu vang trắng
Vin gris = rượu vang xám
Vin rosé = rượu vang hồng
Vin rouge = rượu vang đỏ

Rượu vang trắng thì có những loại dưới đây:
Vin blanc sec = rượu vang trắng “cứng” hay khô
Vin blanc demi-sec hay doux = rượu vang trắng êm
Vin blanc moelleux = rượu vang trắng ngọt
Vin blanc liquoreux = rượu vang trắng ngọt mật
Các loại rượu vang này được phân biệt thêm theo độ đường chứ không phải chỉ có theo độ cồn (alcol)
Rượu vang có hơi thì có những loại dưới đây:
Blanc = trắng   Rosé = hồng
Sec với demi-sec
Như là: blanc sec hay blanc demi-sec
Loại rượu vang có hơi này hay được gọi là champagne như vậy là sai.
Champagne là tên của một vùng. Région Champagne, chỉ có rượu có hơi ở vùng đó mới được gọi là Champagne mà thôi.
Ngoài cái vùng đó ra thì phải gọi là mousseux, crémants hay vins effervescents, nghĩa là sủi bọt, rượu vang sủi bọt.

Rượu vang của Pháp đã được chia ra làm nhiều loại với sự kiểm soát của cơ quan nhà nước. Ngoài ra còn có những vụ dự thi nữa để lấy huân chương (médailles) vàng, bạc hay đồng.

Nước Pháp sử dụng hệ thống appellation (tên gọi) để chỉ định nơi xuất xứ, phân ra bốn cấp độ chất lượng như sau :
  • Vin de Table (rượu vang thông thường không chỉ định xuất xứ) là loại rượu vang được pha trộn bởi nhiều loại nho khác nhau. Loại vang này làm từ những loại nho tạp và những vườn nho mới cho thu hoạch với chất lượng nho chưa cao. Loại vang này thường chỉ uống được trong khoảng 6 tháng đến 1 năm vì sau đó vang bắt đầu xuống cấp và hư. Và cũng thường không ghi năm thu hoạch nho (vintage) và loại nho trên nhãn chai mà chỉ ghi dung tính và nồng độ.
    - Loại rượu vang thường có nguồn gốc châu Âu thì nước nho được pha bởi nhiều loại nho Châu Âu.
    - Loại vang thường có nguồn gốc Pháp thì nước nho được pha trộn bởi nhiều loại nho Pháp.
    - Loại vang thường địa phương thì nước nho được pha bởi nhiều loại nho có cùng xuất xứ từ một vùng trên nước Pháp.
  • Vin de Pays là loại rượu vang địa phương được phép chỉ định xuất xứ.
  • Appellation d’Origine Contrôlée (nhãn hiệu xuất xứ được kiểm soát), thường viết tắt là AOC: rượu vang được sản xuất và kiểm định theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất. Đây là cách gọi tên quan trọng nhất đối với hệ thống tên gọi rượu vang của Pháp. Tùy theo từng vùng, AOC lại được chia thành các cấp bậc khác nhau dựa trên cách phân loại của từng vùng, ví dụ ở Bordeaux người ta sử dụng Hệ thống phân loại rượu vang Bordeaux 1855. Các AOC được các ủy ban địa phương của INAO quản lý rất chặt chẽ với giới hạn về diện tích trồng trọt, khí hậu, số lượng rượu sản xuất, giống nho, loại gỗ làm thùng cất rượu và nhiều tiêu chí khác.

    Loại rượu này được kiểm tra rất kỹ, rất chặt chẽ: diện tích ruộng nho, khí hậu đặc biệt của vùng đó, hướng mặt trời, sỏi đá; nguồn gốc của chân nho, có bao nhiêu loại, số gốc nho trên một hecta, số lượng sản xuất có hạn chế, số lượng của đường có hạn tối thiểu, số độ của cồn, cách làm rượu, vân vân. Có những loại rượu vang AOC mà nơi đóng chai cũng được chỉ định.

    Thỉnh thoảng có xảy ra số rượu vang sản xuất ra cao hơn số lượng qui định thì toàn thể số rượu vang năm đó phải thụt xuống loại thấp nhất (Vins de Table) và có thể bị thu lại nhãn hiệu AOC. Mà còn có thể bị mất quy chế AOC vì các lý do khác nữạ.

    Nhãn hiệu của loại AOC phải ghi rõ tên và địa chỉ của người sản xuất, người buôn rượu vang hay là người trách nhiệm đóng chai.
  • Vins de Qualité Produits dans une Région Déterminée (VQPRD) dịch ra là rượu vang có chất lượng sản xuất trong một vùng qui định hay một mảnh đất qui định. Ðây là vào loại rượu vang cao nhất, loại số một và cũng là loại hảo hạng mà chỉ có một mình nước Pháp có mà thôi.. Các vùng trồng nho lớn như Bordeaux, Bourgogne, Alsace, Beaujolais…, các vùng trồng nho nhỏ như Coteaux du Tricastin, Côtes du Forez, Médoc…, hoặc các cánh đồng nho cụ thể như Chablis, Margaux, l’Étoile, Cassis…

    Nhãn hiệu của loại rượu vang này không có ghi chữ VQPRD mà chỉ ghi chữ clos, châteaucru thôi.
    - Clos có nghĩa là miếng đất có rào. Thí dụ tên: Clos Vougeot
    - Château là lâu đài. Thí dụ tên: Château Margaux
    - Cru là tin và lớn lên. Thí dụ: château d'Yquem 1er cru supérieur. Có nghĩa là hảo hạng số một hay rồi hảo hạng số hai là 2e cru.
  • Ngoại lệ của rượu Champagne
    Ngoại lệ của rượu Champagne là những ký hiệu đặc biệt phải ghi lên nhãn hiệu để cho biết cái gốc của rượu.
    - M.A. (Marque Auxilliaire ou Marque d'Acheteur) có nghĩa là những nhãn hiệu này chỉ mua rượu Champagne về rồi mang bán dưới nhãn hiệu của mình.
    - C.M. (Coopérative de Manipulation) có nghĩa là hợp tác xã đảm nhiệm hết, những người hội viên của hợp tác xã chỉ có việc trồng, hái và mang nho lại hợp tác xã thôi.
    - N.M. (Négociant-Manipulant) có nghĩa là nhà thầu rượu làm ra rượu Champagne. Họ mua rượu vang bình thường của vùng Champagne về chỗ làm rượu (celliers) của họ để làm thành rượu Champagne.
    - R.M. (Récoltant-Manipulant) người trồng nho ở vùng Champagne tự họ làm lấy hết, trồng nho, hái nho, làm ra rượu champagne và bán.
    - R.C. (Récoltant-Coopérateur) có nghĩa là hợp tác xã trồng nho, hái nho, làm ra rượu Champagne và bán.
Một số loại rượu vang nổi tiếng thế giới


Rượu vang Pháp

Nước Pháp có 4 vùng trồng nho rộng lớn để sản xuất rượu Vang :
  1. Vùng ALSACE, nổi tiếng về rượu Vang trắng. Sản lượng rượu Vang trắng của Alsace chiếm 30% tổng sản lượng rượu Vang trắng của nước Pháp. Rượu Vang trắng ở đây có tên gọi duy nhất là Vang Alsace.
  2. Vùng BORDEAUX, sản xuất rượu Vang nổi tiếng và quan trọng của Bordeaux là: Médoc, Haut Médoc, Graves Barsac, Sauternes, St Emillion, Pomerol, Cérons, Loupiac, Fronsac, Bourg
  3. Vùng BURGUNDY nằm ở miền Trung nước Pháp với diện tích 47.700ha. Ở đây không có các vườn nho cỡ lớn mà chỉ có những vườn nho thuộc diện gia đình, diện tích chỉ khoảng 50 hécta nhưng lại có đến 56 ông chủ vườn. Phần đông các chủ vườn đều bán nho cho các tiệm rượu để họ pha chế và bán ra thị trường.
  4. Vùng CHAMPAGNE, sản xuất loại rượu Vang tinh tế, quí tộc mà không nơi nào trên thế giới bì kịp. Nhờ vào giống nho, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nhất là kỹ thuật sản xuất và kinh nghiệm nên nước Pháp đã sản xuất loại Vang đặc biệt này. Phần lớn rượu Champagne được sản xuất từ hỗn hợp giống nho đỏ thẫm Pinot Noir có chất đường, nước trắng nên độ rượu mạnh và giống như Chardonnay có màu vàng kim, đem lại vị thanh cao và hương thơm.

Rượu Vang Mỹ 

Rượu Vang Mỹ Có thể chia làm 3 loại:
  1. Rượu Vang thương phẩm (Branded Wine).
  2. Rượu Vang thông dụng (Generic Wine) như: Vang California Burgundy.
  3. Rượu Vang pha trộn (Blended Wine), trên nhãn ghi American Wine.

Rượu Vang Đức

Rượu Vang Đức được chia thành 4 loại:
  1. Rượu Vang bàn (Deutcher Tafewein).
  2. Rượu Vang vùng (Landwein).
  3. Rượu Vang Qualitatswein bestimmter Anbuagebiete (QbA).
  4. Rượu Vang Qualitatswein mit Pradikat: là loại rượu Vang chất lượng cao (QmP)

Nhiệt độ để thưởng thức rượu.

Bình thường rượu trắng hay bị đưa ra quá lạnh và rượu đỏ thì quá nóng, làm cho mất một số hương vị ngon của những chai rượu nhiều năm đáng quý. Nếu ở trên chai rượu mà không có hướng dẫn nhiệt độ thì nên cần biết là mỗi một loại rượu đều có một nhiệt độ nóng lạnh khác nhau, cho nên cần phải biết những nhiệt độ thích hợp của các loại rượu.
Nhiệt độ thích hợp với các loại rượu vang :
  • Champagne và các rượu vang có hơi, nhiệt độ: từ 8 tới 10 độ.
  • Rượu vang trắng 'sec' và non, nhiệt độ: từ 7 tới 9 độ
  • Rượu vang trắng già hay đặc biệt, nhiệt độ: từ 10 tới 12 độ
  • Rượu vang trắng ngọt, nhiệt độ: từ 6 tới 8 độ
  • Rượu vang trắng ngọt, loại đặc biệt hay năm đặc biệt, nhiệt độ: từ 12 tới 14 độ
  • Rượu vang hồng, nhiệt độ: từ 6 tới 10 độ
  • Rượu vang đỏ, hương vị nhẹ, uống non, nhiệt độ: từ 12 tới 14 độ
  • Rượu vang đỏ, hương vị hăng hơn (corsé), của vùng Côtes du Rhône, nhiệt độ: từ 14 tới 16 độ
  • Rượu vang đỏ, hương vị hăng hơn (corsé), của vùng Bourgogne, nhiệt độ: từ 15 tới 17 độ
  • Rượu vang đỏ, có tí hương vị chát, của vùng BORDEAUX, nhiệt độ: từ 16 tới 18 độ
  • Rượu vang đỏ, có năm và tuổi cao, nhiệt độ: température chambrée: nghĩa là nhiệt độ của phòng uống
Những nhiệt độ nói ở trên là những nhiệt độ thích hợp với nhiệt độ của đất nước Pháp. Nhiệt độ của phòng thưởng thức rượu của xứ Pháp thì vào khoảng từ 19 độ cho tới 21 độ Celsius. Nếu nhiệt độ của phòng thưởng thức rượu cao hơn nhiều thì phải tăng những nhiệt độ nói ở trên của rượu lên một hay hai độ.
Khi gặp những chai rượu vang lần đầu tiên, chưa quen thuộc với nó, thì nên thưởng thức nó dưới một độ hay hai độ đối với những mức nói ở trên.
Nóng quá hay lạnh quá cũng vậy, hai thái cực này đều làm cho hương vị của rượu bị hãm lại hay là hả đi, bốc đi qua nhanh, thành ra không thưởng thức được hết tất cả những gì mà chai rượu vang đã có.


Ly dùng cho rượu vang

Chọn lựa ly rượu vang đúng kiểu là yếu tố rất quan trọng để tăng hương vị và mùi thơm của rượu vang, giúp bạn thưởng thức ly rượu vang hoàn hảo. Tùy từng loại rượu mà người ta dùng các loại ly phù hợp khác nhau. Thông thường, người ta thường chọn những chiếc ly mỏng, trong và không có họa tiết trang trí. Những chiếc ly làm bằng thủy tinh mờ hay được trang trí, chạm khắc sẽ không thể hiện rõ được màu sắc và độ tinh khiết của rượu. Loại phù hợp nhất được dùng để thưởng thức rượu vang là những chiếc ly pha lê mỏng, trong suốt và sáng bóng.

Ly rượu vang thường có hình bầu dài giống như hoa tulip. Những chiếc ly có phần thân tròn, thon nhẹ vè phía miệng sẽ giúp các cơ quan thụ cảm ở mũi có thể tiếp nhận mùi hương của rượu tốt hơn, làm tăng hương vị của rượu vang. Miệng ly rượu vang thường tròn để rượu dễ chảy vào miệng khi uống. Những chiếc ly có phần miệng mỏng làm tăng tốc độ chảy của rượu, giúp bạn cảm nhận hương vị tốt hơn.

Ly rượu vang có 3 phần : Phần thân chứa rượu, phần chân ly và đế ly. Tùy từng loại rượu mà người ta dùng các loại ly phù hợp khác nhau.

Hình dáng của ly rất quan trọng, là nơi tập trung và lưu giữ hương thơm của rượu trước khi uống, nó ảnh hưởng không nhỏ trong thưởng thức. Nói chung miệng của ly không được to hơn phần bầu của ly. Nên cầm chân ly tránh cầm ở phần thân bởi vì hơi ấm ở tay sẽ làm tăng nhiệt độ của rượu, hương thơm dễ bay hơi. Một lý do nữa là khi cầm ly ở phần thân sẽ để lại dấu tay làm cho ly mất đi độ trong suốt ảnh hưởng đến sự cảm nhận về mầu sắc. 


Ly rượu vang cần có phần tay cầm cao và chắc chắn. Điều này giúp bàn tay không chạm vào phần bầu ly sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến việc thưởng thức rượu. Chân đế của ly phải đủ rộng để ly rượu không dễ bị đổ và cần gắn chặt vào phần tay cầm, không bị rơi ra khi bạn xoay ly rượu trên tay.

Giống với cách phân loại rượu vang theo màu sắc, người ta chia thành 3 loại ly chính cho rượu vang đỏ, rượu vang trắng và rượu vang nổ.

Ly rượu vang đỏ thường có thân tròn và rộng hơn so với các ly rượu vang khác để cảm nhận được hương thơm rõ nét. Ly dùng cho rượu đỏ có những loại rất riêng như ly Bordeaux glass và ly Burgundy glass.
  • Bordeaux glass : Có dáng cao và có phần thân rộng, được thiết kế riêng cho loại vang đỏ ngon, cấu trúc chặt chẽ như vang làm từ nho Cabernet và Merlot để đưa rượu thẳng vào phần cuối miệng.
  • Burgundy glass : Rộng hơn ly của Bordeaux. Nó có phần thân rộng hơn để tập trung hương thơm. Nó được thiết kế riêng cho những loại vang quý hiếm làm từ nho Pinot Noir và đưa rượu trực tiếp tới đầu lưỡi.

Ly rượu vang trắng thường hẹp hơn ly rượu đỏ nhưng lớn hơn ly cho Champagne, vang nổ. Lý do là hương vị vang trắng ít phức tạp và dễ bay hơi hơn các loại rượu vang đỏ, dộ hẹp của ly rượu trắng sẽ giữ độ lạnh cũng như mùi hương của rượu.


Ly rượu vang nổ, Champagne thường có chân cao, thân cao và miệng hẹp. Điều này làm chậm quá trình bão hòa khí carbon, làm nổi bật mùi hương trái cây và độ tươi.


10 khu vực sản xuất rượu vang nổi tiếng thế giới

Mới đây, tạp chí điện tử dành cho phái mạnh AskMen.com đã đưa ra danh sách 10 khu vực sản xuất rượu vang giàu triển vọng trên thế giới.

1. Áo

Rất nhiều người tiêu dùng nhầm lẫn rằng rượu vang của Áo và Đức giống nhau, nhưng trên thực tế chúng có những nét đặc trưng rất khác biệt. Trong khi hầu hết các loại rượu vang của Đức đều có vị ngọt, thì Áo lại tập trung vào những loại rượu nguyên chất. Trong vài năm trở lại đây, rượu vang trắng Gruner Veltliner của Áo trở nên rất nổi tiếng. Vị tiêu được coi là một đặc điểm nổi bật của các loại vang trắng của Áo. Ngoài ra, quốc gia này còn nổi tiếng với các loại vang đỏ như Blaufrankisch, Zweigelt và St. Laurent.


2. Miền Nam và Tây Nam nước Pháp

Khi nhắc tới rượu vang của Pháp, người ta thường nghĩ ngay đến những thương hiệu đắt giá như Bordeaux, Burgundy và Champagne. Trong đó, Bordeaux, thành phố cảng miền Tây Nam nước Pháp, được nhiều người biết đến như thủ đô của ngành công nghiệp rượu vang thế giới. Với 117.000ha đất trồng nho, 9.000 xưởng sản xuất rượu vang, 13.000 nông trại nho và năng lực sản xuất mỗi năm trên 700 triệu chai rượu vang, Bordeaux luôn đứng đầu thế giới về số lượng rượu sản xuất ra mỗi ngày cũng như là nơi sản xuất những loại vang đắt nhất thế giới. Yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển cao của ngành công nghiệp rượu vang của vùng Bordeaux là môi trường cực kỳ thích hợp cho việc trồng nho.


3. Argentina

Cách thủ đô Buanos Airees 960km về phía Tây, Mendoza được coi là vùng trồng nho và sản xuất rượu vang mới của thế giới, với hơn 800 xưởng rượu vang và những vườn nho bao la. Đây cũng là nơi sản xuất dòng rượu vang truyền thống Malbec của Argentina, với tuổi đời gần 160 năm. Màu tím đậm quyến rũ, hương vị tươi, dịu mát với mùi trái cây, chủ yếu kết hợp mùi cam thảo mâm xôi và tannin là những nhân tố tạo nên sự cuốn hút khi thưởng thức loại rượu này. Có thể nói, Argentina có đầy đủ những tiềm năng để trở thành một quốc gia sản xuất rượu vang nổi tiếng thế giới. Nhiều người kỳ vọng với một mức giá phải chăng, họ vẫn có thể được thưởng thức loại rượu hảo hạng từ quốc gia Nam Mỹ này.


4. Chile

Rượu vang Chile có nhiều điểm rất độc đáo, đặt biệt là về chất lượng, trước hết là nhờ khí hậu ở đây. Lượng mưa ít làm cho nho chín mùi và nước trong trái nho đậm đặc hơn, đây là những yếu tố chính để làm ra rượu vang ngon. Thêm vào đó, nằm ở vĩ độ vừa tập trung được nhiều bức xạ Mặt Trời, vừa có những cơn gió thổi từ Thái Bình Dương giúp cho nhiệt độ được điều hòa, cùng với sự che chở tự nhiên của dãy Andes, đã tạo cho các loại nho có được điều kiện tuyệt vời nhất để phát triển. Ngoài ra, Chile là đất nước duy nhất không bị ảnh hưởng của loài rệp hại rễ nho. Một đặc điểm nổi bật của rượu vang Chile là nó có thể uống ngay trong năm sản xuất mà vẫn không bị gắt. Không chỉ nổi tiếng với Cabernet Sauvignon, gần đây Chile cũng rất thành công với nhãn hiệu Merlot, Syrah và Pinot Noir.


5. Israel

Không chỉ có những loại rượu vang Kosher (tuân thủ quy trình công nghệ rất nghiêm khắc của các giáo sĩ Do Thái và chủ yếu dành cho người theo đạo Do Thái trong những ngày lễ Sabbath), ngày nay, Israel được đánh giá là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp rượu vang. Với đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp, Israel hoàn toàn có thể tạo dựng những khu trồng nho với chất lượng tuyệt hảo. Một số nhà sản xuất rượu nhiều tham vọng tại Israel đang nỗ lực học tập kỹ thuật tại những "lò" sản xuất rượu vang như Barossa Valley (Australia), Rhone Valley, Bordeaux (Pháp) và thậm chí là cả ở California (Mỹ). Kết quả là rượu vang của Israel là sự kết hợp hài hòa giữa những tinh hoa về kỹ thuật và nét đặc trưng của vùng đất, vốn là trái tim của Trung Đông này.


6. Nam Phi

Từ lâu, Nam Phi nổi tiếng khắp thế giới với ngành công nghiệp sản xuất rượu vang lâu đời cùng những sản phẩm rượu vang hảo hạng làm từ loại nho trứ danh Pinotage. Xứ sở rượu vang Stellenbosch thuộc tỉnh Western Cape, Nam phi luôn tự hào về khí hậu Địa Trung Hải dễ chịu và phong cảnh nên thơ. Nghề làm rượu vang của người dân Stellenbosch đã tồn tại hơn 300 năm. Gần đây, loại rượu Xavier Flouret uQamata, do Carmen Stevens của công ty Amani Vineyards nghiên cứu sản xuất, đang nhận được nhiều sự tán thưởng của người tiêu dùng. Stevens là nhà sản xuất rượu vang nữ da đen đầu tiên của Nam Phi.


7. Bồ Đào Nha

Lịch sử ngành sản xuất rượu vang ở Bồ Đào Nha được ghi chép lại từ trước năm 5.000 trước công nguyên. Quốc gia này được xem là quê hương của một trong những loại rượu vang ngọt nhất thế giới, Port. Rất nhiều người chắc chắn rằng rượu vang Port của vùng Douro mang hương vị không gì sánh nổi. Hiện nay, Bồ Đào Nha có gần 500 giống nho bản xứ, để sản xuất các loại rượu vang có đặc trưng riêng. Mặc dù rất khó để phát âm những loại nho như Touriga Nacional, Touriga Franca và Tinta Roriz, song chúng được ủ lên men để trở thành những loại vang đỏ với chất lượng vượt trội. Và tốt nhất bạn không cần tiêu tốn cả một gia tài, để tìm ra loại rượu nào là tuyệt vời nhất.


8. Galicia, Tây Ban Nha

Nằm ở phía Tây Bắc của “xứ sở sản xuất rượu vang huyền thoại” Tây Ban Nha, Galicia đã chứng tỏ mình là địa phận rất phù hợp với cây nho vì thường xếp đầu danh sách các vườn nho châu Âu về sản lượng nho thu hoạch (khoảng 5,7 tấn/mẫu). Loại rượu làm từ giống nho Albarino của Galicia đã trở thành niềm đam mê của nhiều tín đồ ưa thích rượu vang trắng trên toàn thế giới. Một chai Albarino, với vị khoáng đậm chất, độ axít vừa phải và vị ngon của trái nho xanh căng mọng, sinh trưởng trên miền đất phù sa cát lẫn granit và đá phiến của Rias Baixas, Gacilia sẽ tạo nên sự kết đôi hoàn hảo với những món đồ hải sản.


9. Jerez, Tây Ban Nha

Jerez, lò rượu Sherry của miền Nam Tây Ban Nha, đã xuất khẩu rượu vang ít nhất là từ thời La Mã và ngày nay rượu vang của Jerez vẫn chiếm lĩnh thị trường rượu xuất khẩu của Tây Ban Nha. Những thành công rực rỡ trên trường quốc tế của các loại rượu này chủ yếu là nhờ vào truyền thống xuất khẩu lâu đời, khách hàng đa dạng và chất lượng rượu rất đặc biệt. Là một loại rượu vang đa dụng, Sherry rất có giá trị và sánh vai với những rượu vang nổi tiếng khác trên thế giới. Nếu bạn cần tìm một loại rượu kết hợp được với mọi món ăn, Sherry sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.


10. Italy
Italy có lẽ là cái tên ít người nghĩ rằng sẽ có trong danh sách 10 vùng sản xuất rượu vang giàu triển vọng của thế giới. Song sự bùng nổ của những loại rượu tuyệt ngon xuất xứ từ Italy, mà nhiều người chưa từng nghe qua tên, đã là thừa đủ để đưa "xứ sở mỳ ống" vào danh sách này. Oltrepo Pavese, Valcalepio, Apulia và Alto Adige chỉ là bốn trong nhiều vùng đất tạo nên sự phát triển cho ngành rượu vang Italy. Vì vậy, hãy thưởng thức rượu vang của quốc gia này và chắn chắn bạn sẽ không khỏi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.


Tác dụng của rượu vang với sức khỏe con người


Tác dụng của rượu vang đối với sức khỏe là rất tuyệt vời. Uống rượu vang điều độ hàng ngày có thể mang lại những lợi ích diệu kỳ cho bạn. Rượu vang không chỉ giúp cơ thể bạn mảnh mai hơn với vòng eo thon gọn mà còn có khả năng chống lại được nhiều bệnh rất hiệu quả, bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.

Dưới đây là chi tiết các lợi ích rượu vang mang lại cho sức khỏe của bạn:
  • Tác dụng của rượu vang tăng cường trí nhớ 
    Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống rượu vang có thể bảo vệ trí nhớ của bạn. Những phụ nữ tuổi 70 được uống mổi ngày một ly rượu vang có kết quả trả lời những câu hỏi kiểm tra trí nhớ tốt hơn nhiều so với những người ít uống hoặc không uống. Rượu vang góp phần ngăn chặn đông máu và giảm viêm mạch máu, cả hai chứng bệnh liên quan làm giảm nhận thức cũng như bệnh đau tim. Ngoài ra rượu vang còn giúp chống tắc nghẽn động mạch, làm tăng HDL loại Cholesterol tốt cho cho cơ thể.
  • Tác dụng của rượu vang chống béo phì 
    Các kết quả thu được từ phòng thí nhiệm cho thấy hợp chất resveratrol có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào mỡ. Chất piceatannol có trong rượu vang đỏ có thể liên kết với các thụ thể insulin trong các tế bào mỡ, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào mỡ. Vì vậy uống rượu vang điều độ hàng ngày giúp bạn có vòng eo săn chắc và ít bị thừa mỡ ở bụng hơn so với người uống rượu cồn. Rượu vang giúp cơ thể tiêu hủy được nhiều calo hơn và lâu hơn.
  • Tác dụng của rượu vang tăng cường hệ miễn dịch 
    Các nhà khoa học Anh phát hiện rằng, những người uống một ly rượu vang mỗi ngày đã giảm được 11% nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn helicoba ter pylori- loại vi khuẩn chính gây nên bệnh viêm dạ dày và ung thư dạ dày. Còn theo các nhà khoa học Tây Ban Nha thì uống một ly hàng ngày có thể chống lại sự nhiễm độc thực phẩm do vi khuẩn salmonela gây ra
  • Tác dụng của rượu vang chống ung thư buồng chứng
    Các nhà khoa học Mỹ và gần đây là các nhà khoa học Australia đã so sánh những phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng với những phụ nữ không mắc bệnh này và phát hiện rằng, uống một ly rượu vang mỗi ngày giúp họ giảm gần 50% nguy cơ mắc bệnh. Các chuyên gia giải thích rằng, tác dụng tốt này chính nhờ vào các chất oxy hóa có rất nhiều trong rượu vang giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Tác dụng của rượu vang giúp xương chắc khỏe hơn 
    Nhũng người uống rượu vang điều độ thường có chỉ số xương cao hơn so với người không uống. Thành phần cồn trong rượu vang giúp làm tăng nồng độ estroge, loại hormon làm chậm sự suy thoái của xương.
  • Tác dụng của rượu vang giúp kiểm soát lượng đường trong máu 
    Các nhà nghiên cứu của Trường Y Harvard (Mỹ), những phụ nữ ở thời kỳ tiền kinh nguyệt uống một hay hai ly rượu vang mỗi ngày có khả năng giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với những người không uống. Ngoài ra, một hợp chất có trong rượu vang đỏ có tên là resveratrol có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết.


Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.



mardi 9 septembre 2014

BLOG : Tham nhũng


Trương Thanh Long
Sưu tầm - Biên soạn - Bình Luận


Cuộc chiến chống tham nhũng đang là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở đâu cũng có những thành công và thất bại. Mỗi quốc gia đều tự đúc rút những bài học cho mình, tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ các quốc gia khác.

Theo tổ chức Transparency International (TI), tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng & tham ô là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.

Nguồn gốc tham nhũng & tham ô thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân/đầu người thấp. Tại các nước này con người thường có ý đồ nắm các cương vị cao trong hàng ngũ lãnh đạo để tham nhũng. Đối với một số nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quân/đầu người cao, các cá nhân có sở hữu tài sản lớn mới bắt đầu tham gia chính trường để làm lãnh đạo.

Các tác giả trong cuốn sách Tools to support transparency in local governance (Công cụ hỗ trợ cho tính minh bạch trong công tác cai trị ở địa phương) đã xác định ra qui luật hoạt động của tham nhũng trong thực tế công quyền dưới dạng công thức tạm dịch như sau:

Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion) - Trách nhiệm giải trình (Accountability)

Công cụ nhận dạng tham nhũng cho thấy được bản chất của tham nhũng, mà con người là yếu tố quan trọng tham gia vào. Nhiều quốc gia họp tại Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng đều thống nhất cho rằng sự minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất.

Công cụ chiến đấu tham nhũng,tham ô = Minh bạch khiếu nại của dân chúng + Minh bạch ngân sách, tài chính + Minh bạch mua sắm


1. Tham nhũng tại Việt Nam

Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Theo định nghĩa thì "tham nhũng" hay "tham ô" là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân". Trích tờ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây "thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ... ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng".


1.1. Bối cảnh

Trong cuộc điều tra năm 2005, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là:
Địa chính nhà đất,
Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu và
Cảnh sát giao thông.

Ngoài ra trong số 10 cơ quan được "bầu chọn" có nhiều tham nhũng là cơ quan tài chính, thuế; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng; cơ quan cấp phép xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch đầu tư; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành giao thông; cảnh sát kinh tế.

Các ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận về tham nhũng trong Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ vào ngày 9/6/2006 đều nhận định: "Tham nhũng ở Việt Nam đến mức báo động


Khi nhắc đến tham nhũng trong khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5/2011, Chủ tịch nước VN đã nói:"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này."


1.2. Nhận xét của quốc tế

Theo cách xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (tức Transparency International - TI), công bố năm 2010 thì Việt Nam được 2.7 trên 10 điểm (những nước có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng tham nhũng cao).

Sang năm 2011 số điểm và vị trí xếp hạng của Việt Nam cho thấy tham nhũng vẫn là mối lo ngại chính đối với quốc gia này. So sánh hai năm 2010-2011 thì không có thay đổi đáng kể nào trong cuộc chiến chống tham nhũng của chính phủ.

Chỉ số của CPI sau năm 2011 thì dùng 0 đến 100 điểm. Số điểm thấp là nhiều tham nhũng. Con số cao là minh bạch, trong sạch. Theo cuộc khảo xét năm 2012 thì điểm số của Việt Nam tăng nhẹ từ 2,9 (thang 10) lên 31 (thang 100), nhưng vẫn bị tụt 11 bậc, không những so với các quốc gia tiên tiến mà cả với các nước lân bang trong khu vực.


Cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của TI về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên công quyền. 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên. 38% số người tin rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả.

Singapore : Nhờ những nỗ lực chống tham nhũng trong hơn sáu thập niên qua, đến nay, người ta tin rằng tham nhũng ở Singapore đã được kiểm soát. Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp hạng Singapore là một trong năm quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới tính theo Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2012. Quốc đảo này được 87 điểm trên thang điểm 100, đứng trên 171 quốc gia khác về độ trong sạch.


1.3. Biện pháp chống tham nhũng

Hệ thống phòng chống tham nhũng ở Việt Nam khá đồng bộ và phức tạp. Đứng đầu là Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên Chính phủ có Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh Tra chính phủ đứng đầu. Hầu như tất cả các Bộ ngành, UBND đều có cơ quan phòng chống tham nhũng. Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương nói: "tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả của công tác phòng, chống vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi."


Góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ĐBQH ví rằng: "Chống tham nhũng ở nước ta giống như dòng văn học cuối thế kỷ 19 - hiện thực phê phán - thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ." Phát biểu trong phiên thảo luận dự thảo văn kiện trên, ĐB Lâm Đồng nói "Chống tham nhũng phải như quét cầu thang, quét từ trên quét xuống chứ không phải quét từ dưới quét lên".

Ngày 23 tháng 12, Quốc hội thông qua "Luật Phòng chống tham nhũng" trước kia do Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Thủ tướng điều hành thì nay sẽ giao cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ vì Ban Chỉ đạo đã không thi hành được đặc nhiệm.


1.4. Số liệu và công luận

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh thực tế, trong tổng số bị can bị khởi tố về hành vi tham nhũng, cán bộ cấp xã, phường chiếm tỷ lệ 30,9% còn cấp Trung ương chỉ chiếm rất ít (0,3%). Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2010 chỉ có 20 cán bộ nộp lại quà tặng. Trong khi con số của năm 2009 nhiều gấp 10 lần.

Theo thông tấn xã Reuters, tham nhũng là một yếu tố làm giảm hiệu năng hoạt động của chính quyền Việt Nam, bên cạnh các vấn đề như thiếu giải trình, thiếu minh bạch, và guồng máy hành chánh quan liêu cồng kềnh. Hiện nay, tiến trình cải tổ kinh tế Việt Nam cũng như chính sách cải tạo các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu năng, có nguy cơ bị các nhóm bảo thủ và đặc quyền đặc lợi phá hoại nhất là khi chính quyền đặt trọng tâm nhiều hơn đến khía cạnh an ninh. Mặt khác, theo một số nhà phân tích chính trị, trong thời gian từ nay đến Đại hội Đảng Cộng sản vào đầu năm 2011, các cuộc đấu đá nội bộ có thể làm cho tiến trình cải tổ bị tê liệt phần nào.


1.5. Một số vụ tham nhũng nổi tiếng gần đây theo báo chí
  • Vụ EPCO - Minh Phụng
  • Vụ PMU18
  • Vụ tham nhũng PCI
  • Vụ tham nhũng Đề án 112
  • Vụ Nexus Technologies công ty Mỹ hối lộ quan chức Việt Nam
  • Vụ Công ty của Úc Securency hối lộ in tiền Polome ở Việt Nam
  • Vụ chia chác đất công ở An Hải, Hải Phòng
  • Vụ Vinashin
  • Vụ Vinalines, nhân vật chính là cục trưởng cục hàng hải Dương Chí Dũng


2. Chống tham nhũng ở Singapore

Singapore có cơ quan điều tra tham nhũng (CPIB) tách khỏi các cơ quan khác, trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, có quyền độc lập điều tra và ngăn chặn tham nhũng. Chính điều này sẽ giúp cho cơ quan không bị chi phối trong hoạt động điều tra.

Chức năng và nhiệm vụ của CPIB là tiếp nhận và điều tra các tố giác về tham nhũng trong các cơ quan nhà nước và tư nhân; điều tra và làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong các tổ chức của nhà nước; ngăn chặn và phòng ngừa tệ nạn tham nhũng bằng cách điều tra, xem xét quá trình và phương thức hoạt động trong các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế đến mức tối đa các điều kiện để tham nhũng nảy sinh.


CPIB hiện có 75 nhân viên, trong đó có 49 nhân viên điều tra (CPI officers) và 26 nhân viên phục vụ. Trong số các nhân viên điều tra, có cả Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch CPIB, 5 trợ lý Chủ tịch và 41 nhân viên điều tra chuyên nghiệp được sắp xếp theo các cấp bậc khác nhau. Những người không làm nhiệm vụ điều tra gồm có 4 nhân viên tiếp nhận và xử lý thông tin, 22 nhân viên văn phòng.

Thành viên của CPIB thường là những nhân viên cảnh sát chuyên về lĩnh vực điều tra tham nhũng nên họ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động điều tra, nghiên cứu, khác với thành viên của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam - gồm những cán bộ cao cấp trong hệ thống chính trị. Nhiệm vụ chính của các thành viên Ban chỉ đạo không phải là chuyên về việc điều tra tham nhũng mà là công việc ở những cơ quan, ban ngành mà họ đang trực tiếp phụ trách. Từ đó dẫn đến một hệ quả là những thành viên này rất am hiểu lĩnh vực mà họ đang hoạt động, nhưng đối với công việc chống tham nhũng thì đó là một nhiệm vụ khá mới mẻ mà chưa chắc họ có thể hoàn thành tốt công việc.

Bên cạnh đó, các thành viên CPIB hoạt động chuyên trách nên dành toàn bộ thời gian và công sức cho công việc. CPIB còn có Ban tiếp nhận thông tin hoạt động liên tục. Những người có thông tin về tham nhũng có thể gởi đơn hoặc gọi điện cho cơ quan CPIB hoặc nhân viên cơ quan này đang thi hành công vụ, hoặc cũng có thể gọi điện cho bộ phận trực ban 24/24 giờ theo một số máy cố định để cung cấp thông tin hoặc phản ánh các vấn đề liên quan đến tham nhũng. Cơ quan điều tra tham nhũng cũng sẵn sàng tiếp nhận các tố cáo về tham nhũng bằng văn bản hoặc các hình thức thông tin khác. Vì thế, CPIB luôn tiếp nhận những thông tin phản ánh một cách nhanh nhạy và đầy đủ, không bỏ sót bất kỳ một tố cáo nào. Điều này sẽ là tiền đề cho những hoạt động điều tra về sau.


Sáu “mũi tên” tiễu trừ tham nhũng của Singapore
  1. Thực lòng cam kết diệt trừ tham nhũng
  2. Hoàn thiện pháp luật về chống tham nhũng
  3. Bản thân cơ quan chống tham nhũng phải liêm khiết
  4. Cơ quan chống tham nhũng phải hoàn toàn độc lập
  5. Chăm sóc” những điểm nhạy cảm trong bộ máy chính phủ
  6. Sử dụng lương như công cụ chống tham nhũng

3. Chống Tham nhũng của Chính phủ Mỹ

Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (US Office Of Government Ethics, OGE) là một cơ quan độc lập trong bộ máy Chính phủ Mỹ nhưng lại lập thành tích nổi bật trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước này. OGE được thành lập năm 1989 theo cải cách pháp luật ("Luật Đạo đức Chính quyền Mỹ năm 1978"), trên cơ sở tách ra từ Văn phòng Chính phủ Mỹ về quản lý nhân sự. OGE tọa lạc tại số nhà 1201 đại lộ New York vùng tây bắc thủ đô Washington. Giám đốc OGE là ông Robert I. Cusick.


3.1. Vai trò của OGE

Soạn thảo Quy phạm hành vi đạo đức của nhân viên làm thuê trong các cơ quan hành chính;
Xét duyệt các quy tắc phụ về hành vi đạo đức do các ban ngành hành chính đặt ra;
Giám sát tình hình thi hành khai báo tài sản công khai và bí mật của các quan chức chính quyền;
Thẩm xét lý lịch những quan chức được Tổng thống bổ nhiệm (cuối cùng phải được Quốc hội phê duyệt) xem họ có va chạm lợi ích kinh tế (với chính quyền) hay không.


3.2. Vị trí của OGE

Giám đốc OGE do Tổng thống bổ nhiệm, sau khi có sự phê chuẩn của Thượng nghị viện Hoa Kỳ; Giám đốc OGE có nhiệm kỳ 5 năm, không cùng nhiệm kỳ với Tổng thống. Cho tới nay chưa một Giám đốc nào của OGE bị Tổng thống miễn chức. Về cấp bậc, OGE thấp hơn Bộ nhưng giám đốc OGE ngang cấp với Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang FBI (thuộc Bộ Tư pháp) và Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang. Giám đốc OGE chịu trách nhiệm trước Tổng thống; nếu Quốc hội không đồng ý thì Tổng thống không có quyền bãi miễn.

Toàn bộ OGE chỉ có 70 nhân viên, trong đó có 15 luật sư; ngân sách hàng năm là 12 triệu USD. Chính phủ Mỹ có rất nhiều cơ quan lớn. Cơ quan lớn thứ hai trong Chính phủ Liên bang là Bộ Cựu chiến binh (Department of Veterans Affairs) có 250 nghìn nhân viên.

Các bộ ngành trong Chính phủ đều có Văn phòng Đạo đức công chức, Giám đốc Văn phòng đó do bộ trưởng bổ nhiệm. OGE dùng phương thức thẩm duyệt định kỳ để giám sát sự vận hành của các chương trình đạo đức của các bộ ngành. Theo cơ chế tam quyền phân lập, OGE chỉ có quyền quản lý các cơ quan hành chính. Quốc hội và Tòa Tối cao có riêng cơ quan quản lý đạo đức của họ. Các bang và phần nhiều các đô thị đều có cơ quan tương tự, không chịu sự quản lý của OGE.

OGE có cấp bậc không cao, số nhân viên không nhiều, cũng không quản lý Quốc hội, Tòa Tối cao, chính quyền các bang và chính quyền các cấp, nhưng OGE có quyền lực thực tế rất lớn. Theo thống kê, số công chức Chính phủ Liên bang do OGE quản lý là 3,6 triệu người, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, các bộ trưởng.


3.3. Hoạt động của OGE

Cứ 4 năm một lần, OGE cử cán bộ thẩm tra đến các cơ quan Chính phủ tiến hành kiểm tra tình hình thi hành quy phạm đạo đức. OGE có nhiều cán bộ thẩm tra, mỗi người phụ trách 3-4 cơ quan chính phủ. Thẩm tra xong, họ gửi báo cáo thẩm tra tới Ủy ban Đạo đức của đơn vị sở tại. Nếu phát hiện vấn đề gì trong thẩm tra thì Giám đốc OGE có quyền ra lệnh cho đơn vị đó sửa chữa khuyết điểm trong một thời hạn nhất định, và trong ngày phải báo cáo tình hình sửa chữa. Trong vòng 6 tháng sau khi gửi báo cáo thẩm tra, OGE phải tiến hành tái thẩm tra tình hình chỉnh sửa của đơn vị đó. Nếu đơn vị nào có vấn đề gì nghiêm trọng về đạo đức thì OGE có thể tiến hành thẩm tra bất cứ lúc nào, không cần chờ 4 năm một lần. 60 ngày phải báo cáo tình hình sửa chữa. Trong vòng 6 tháng sau khi gửi báo cáo thẩm tra, OGE phải tiến hành tái thẩm tra tình hình chỉnh sửa của đơn vị đó. Nếu đơn vị nào có vấn đề gì nghiêm trọng về đạo đức thì OGE có thể tiến hành thẩm tra bất cứ lúc nào, không cần chờ 4 năm một lần.

Ngoài Văn phòng Đạo đức ra, các bộ còn có Văn phòng Chánh Thanh tra, phụ trách xử lý các vụ vi phạm trong bộ. Nếu phát hiện quan chức nào phạm luật, OGE có quyền thông báo cho Chánh Thanh tra của đơn vị có quan chức đó và yêu cầu điều tra. Nếu yêu cầu này bị từ chối thì OGE có thể báo cáo thẳng lên Nhà Trắng.

Trường hợp vấn đề nghiêm trọng liên quan tới phạm tội hình sự thì OGE sẽ chuyển hồ sơ tới Vụ Liêm khiết công cộng thuộc Cục Hình sự Bộ Tư pháp hoặc FBI để họ điều tra và khởi tố.

Là một cơ quan phòng chống tham nhũng, OGE còn có chức năng giáo dục và đào tạo. Thí dụ các viên chức mới tuyển dụng dù ở cấp bậc cao thấp thế nào đều phải tiếp thu đào tạo huấn luyện; cương vị khác nhau thì thời gian đào tạo khác nhau, nhưng ít nhất không được dưới một giờ. Những quan chức cần khai báo tài sản công khai hoặc bí mật hàng năm còn phải tiếp thu đào tạo thêm ngoài quy định. Bình thường OGE còn tiến hành đào tạo trên mạng cho các công chức phổ thông. Ngoài ra hơn 1.200 quan chức cấp cao của Chính phủ còn phải tiếp thu đào tạo đối diện trực tiếp một thầy một trò.

Việc giáo dục đạo đức liêm chính trên mạng tiến hành mỗi năm ít nhất một lần, thông thường chủ yếu giáo dục về các chuẩn mực và quy tắc luật pháp hành vi đạo đức. Nói chung đều dùng cách trả lời trên mạng để kiểm tra kết quả học tập. Ai chưa tiếp thu sát hạch trên mạng thì sẽ tiếp thu phụ đạo một thầy một trò, đối diện trực tiếp, cho tới khi đạt yêu cầu sát hạch mới thôi. Để tăng cường hiệu quả đào tạo, sau mỗi điều văn luật pháp đạo đức đều có thí dụ vụ án điển hình được lựa chọn công phu, như vậy học viên hiểu sâu hơn điều văn đó. Giám đốc OGE nói cứ cách 12 đến 18 tháng, OGE lại tổ chức một đại hội toàn quốc, hơn 600 người phụ trách công tác đạo đức trên cả nước về dự.

Có thể thấy công việc chủ yếu của OGE là giám sát hướng dẫn, đào tạo và thẩm tra. Nó không can thiệp quá nhiều vào vụ án cụ thể, song cũng hợp tác với các ban ngành khác trong việc phạt các quan chức có vi phạm nặng.

Thí dụ John Frederick là quan chức phụ trách các công trình xây dựng của Hải quân Mỹ, có nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành hợp đồng một dự án xây dựng của chính phủ do công ty DMI thầu. Vị quan chức này đã nhiều lần ngỏ ý với lãnh đạo DMI muốn kiếm một ít bổng lộc. Thế là DMI bèn chia một phần công trình mình thầu cho công ty do Frederick lập ra. Frederick không báo cáo việc này lên trên. Trong vòng chưa đầy một năm, công ty của ông kiếm được thu nhập 26 nghìn USD, Frederick trích một phần thu nhập này "lại quả" cho lãnh đạo DMI. Như vậy John Frederick đã vị phạm quy định đạo đức cấm nhân viên nhà nước lợi dụng chức quyền để giúp cho cá nhân hoặc tổ chức khác giành được lợi ích kinh tế. Kết quả Frederick bị kỷ luật 6 năm theo dõi, 6 tháng giam lỏng quản chế, lao động phục vụ cộng đồng 100 giờ và nộp phạt 12.000 USD.


4. Nghi vấn về một số vụ tham nhũng nổi tiếng gần đây tại Việt Nam

4.1. Quan chức có vàng khối, tiền tỉ, chỉ... trộm mới biết !

Đăng Bởi Một Thế Giới - 09:44 12-08-2014


"Họ làm việc và hưởng lương cán bộ, công chức như vậy thì lấy đâu ra nhiều tiền thế?", nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng đặt vấn đề về việc liên tục xảy ra các vụ trộm liên quan đến khối tài sản khổng lồ của các quan chức.

Chỉ đến khi bị trộm viếng thăm, khối tài sản khủng trị giá hàng chục, hàng trăm cây vàng, hàng tỷ đồng hay vài chục ngàn USD... được giấu kín của nhiều quan chức mới bị lộ. Xung quanh vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

"Giàu bất chính không sung sướng gì đâu!"

Gần đây, báo chí thông tin nhiều vụ về tài sản của cán bộ, trong đó có cả cán bộ của Thanh tra Chính phủ. Ông bình luận gì về điều này?

Ông Vũ Quốc Hùng: Ở đây tất cả mọi người đều đặt ra câu hỏi họ làm việc và hưởng lương của cán bộ công chức như vậy thì lấy đâu ra nhiều tiên thế? Sự việc tại cơ quan Thanh tra Chính phủ đã gây rất nhiều bức xúc trong dư luận.

Tại buổi tiếp xúc cử tri TP Hà Nội ngày 1.7 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời chất vấn của cử tri về vấn đề tài sản của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Tổng bí thư khẳng định dù đã nghỉ hưu vẫn phải làm, vẫn phải kiểm điểm tại cơ quan Thanh tra. Tinh thần là không không nhân nhượng, không cho qua kể cả đã nghỉ hưu.

Tôi thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rất đúng, rất quyết liệt chống tham nhũng. Việc chống tham nhũng không nên trừ một ai cả, chính trong cơ quan thanh tra càng phải làm mạnh, khách quan, công bằng trong phòng chống tham nhũng.

Những sự việc mà gần đây báo chí nêu về tài sản “khổng lồ” của cán bộ đang gây bức xúc dư luận. Cán bộ khi đã nghỉ hưu rồi mới phát hiện ra tham nhũng, sai phạm trong quá trình công tác thì sử dụng luật hồi tố; còn khi nghỉ hưu rồi mới sai phạm thì chính quyền địa phương, tổ chức đảng ở địa phương người đó sinh hoạt hoàn toàn có thể phát hiện và lên tiếng, xem xét.

Nếu làm tốt việc này thì sẽ hạn chế tình trạng có những người đương chức hay chuẩn bị nghỉ hưu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vơ vét nhiều “của nả” rồi “hạ cánh an toàn” là điều đau lòng và đáng báo động.

Không ít người có chức vụ, quyền hạn chỉ tới khi của nả “chìm, nổi” của họ đột nhiên “lòi” ra thì dư luận mới thật sự giật mình. Ông có thấy bất thường không?

Thời gian gần đây chuyện “của chìm, của nổi” của quan chức các tỉnh “lòi” ra qua tay của các tên “trộm” thì mới thấy rằng không có gì là bất thường cả. Ông cha ta đã nói rất đúng là “cháy nhà ra mặt chuột”. 

Việc mới đây có vài vụ trộm cắp tài sản tại nhà riêng :

Mất trộm, quan tỉnh lộ 65 cây vàng dưới gầm giường
TAND tỉnh Gia Lai vừa tuyên phạt tổng cộng gần 72 năm tù cho 4 bị cáo gồm: Nguyễn Mạnh Quân, Lê Đình Đạt, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Ngọc Thuận cùng về tội “trộm cắp tài sản”.Cách đây hơn 1 năm, 4 đối tượng trên đã thực hiện vụ trộm cắp tại nhà riêng của vợ chồng ông Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum và bà Trần Thị Xuân Lan - Trưởng phòng Tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai. 
Trong lúc tìm kiếm, Quân phát hiện dưới gầm giường một valy khóa số, bên trong có nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc trong túi nilon, nhiều nhẫn vàng, bông tai, lắc vàng, dây chuyền vàng... Tổng số tài sản do nhóm trộm lấy tại nhà ông Thọ khoảng 2,792 tỉ đồng.

Nhà giám đốc Sở GTVT bị trộm "khoắng" hơn 1 tỉ đồng
Ngày 30.5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kạn tiến hành tạm giữ hình sự 3 đối tượng Phan Thế Anh (ở xã Lục Bình, huyện Bạch Thông), La Văn Thắng (SN 1993, huyện Chợ Mới) và Đỗ Văn Ngọc (SN 1997, ở phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn) do liên quan đến vụ trộm cắp tài sản hơn 1 tỉ đồng trên địa bàn. Trước đó, ngày 10.5, bà Dương Thị Hạnh, ở phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn (vợ ông Lăng Văn Hòa - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn) trình báo: Ngày 7.5, gia đình bà bị kẻ gian đột nhập lấy trộm 40.000 USD, 5 cây vàng SJC, 1 lắc tay, 1 đôi nhẫn cưới và số tiền gần 100 triệu đồng.

Trộm "hỏi thăm" 57 lượng vàng trong nhà cán bộ tỉnh
Sáng ngày 3.7.2013, Công an TP. Vinh (Nghệ An) đã bắt ba nghi can gồm: Phan Xuân Nam (14 tuổi, trú tại thị trấn huyện Nam Đàn); Lữ Văn Sang (14 tuổi, trú xã Mậu Đức, huyện Con Cuông); Nguyễn Cao Cường (18 tuổi, trú tại phường Hồng Sơn, TP. Vinh) vì liên quan đến vụ trộm 57 lượng vàng và 50 triệu đồng tại nhà một cán bộ văn phòng UBND tỉnh.
Ngày 25.6.2013, nhóm đối tượng này đã đột nhập gia đình bà Trần Thị Anh Đào (53 tuổi, trú tại P.Hưng Dũng, TP. Vinh) cạy tủ, két sắt để trộm số tài sản nêu trên. Được biết, bà Đào là cán bộ văn phòng UBND tỉnh Nghệ An (chồng bà Đào nguyên cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh Nghệ An, đã về hưu).

Dư luận thấy rất khó hiểu là vì sao các cơ quan kiểm tra không biết mà chỉ... trộm mới biết?

Vấn đề ở đây không phải là các cơ quan nơi mà cán bộ đó công tác không biết những người này có “của chìm, của nổi” mà cung cách sinh hoạt hiện nay của một số tổ chức, cơ quan sinh hoạt còn nể nang nhau, không dám nhìn thẳng vào sự thật. Còn bản chất của sự việc có thể nhìn thấy, cảm nhận thấy đều biết cả nhưng bản thân người có của không trung thực kê khai.

Những người giàu có không thể giấu dân được (ở đây không gọi đối tượng trộm là dân) nhưng thực tế trong con mắt của nhân dân thì họ luôn có thông tin về độ giàu có của quan chức.

Bởi thế mà cơ quan, tổ chức phải quản lý sao cho được cán bộ, đảng viên để biết được hoạt động của người đó. Quản lý đảng viên, cán bộ nhân viên về hoạt động để kịp thời ngăn chặn hành động bất chính. Nếu để cán bộ công chức làm sai rồi mới phát hiện thì thể hiện sự yếu kém. 

Tôi phải khẳng định những người làm giàu bất chính thực chất không sung sướng gì đâu. Vì họ bất chính là bắt đầu tội ác. Tội ác sẽ bị đáp lại bằng tội ác, rủi ro theo quy luật “nhân-quả”. Xã hội nên cảnh báo giúp những người đang say sưa vào làm giàu bất chính để họ được tỉnh ngộ.  

Cán bộ liệu có biết được tài sản của Bộ trưởng?

Ông có cho rằng, không ai dại dột đứng tên hết khối tài sản khổng lồ của họ, mà sẽ tìm nhiều cách để phân tán? 

Đúng là như vậy, nhưng tôi vẫn hoàn toàn ủng hộ chủ trương kê khai tài sản.

Kê khai tài sản là một chủ trương đúng, không chỉ ở Việt Nam mà các nước tiên tiến hay các nước có chế độ xã hội khác nhau đều thực hiện, đều có sự giám sát quyền lực. Chủ trương này không có gì mới nhưng hiệu quả ở Việt Nam chưa cao.

Nước ta xuất hiện nhiều hình thức trá hình để tẩu tán tài sản như: tài sản chuyển sang con, anh chị em. Thực tế có việc tẩu tán tài sản, không đứng tên tài sản, chuyển người khác đứng tên hộ, chuyện này xảy ra nhiều nơi, nhiều chỗ.

Cần thực hiện quản lý tốt việc kê khai tài sản vì việc này là bảo vệ cán bộ; cán bộ làm ăn bất chính mà lộ ra thì gây ảnh hưởng tới người đó và gia đình, xã hội. Việc phát lộ là hoạt động kiên quyết, nhân văn, không bị sỉ nhục trước phán xét của xã hội, với những người này, họ không còn là công bộc của nhân dân.

Việc kê khai tài sản gắn liền với công tác phòng chống tham nhũng, làm không tốt việc này thì không bao giờ chống được tham nhũng. Càng có chức quyền thì càng phải công khai? Ông có đồng ý với những nhận định trên?

Tôi nghĩ tất cả cán bộ, công chức phải khai báo hết và cần có cơ quan kiểm tra. Các đồng chí lãnh đạo càng cao càng phải kê khai. Từ trên cao xuống đều phải công khai tài sản, mà phải công khai trên báo chí, cơ quan đại chúng, trên bản thông tin của cơ quan chứ không phải chỉ dừng ở hồ sơ lưu cơ quan.

Thực tế là, các cán bộ của cơ quan cấp Bộ liệu có biết tài sản của Bộ trưởng không? Có cơ quan nào đi thẩm tra xem việc khai báo thế có đúng không?

Công tác phát hiện tham ô, tham nhũng nước ta còn quá hạn chế, thực tế cả hệ thống kiểm tra, thanh tra, giám sát cả trong Đảng, trong cơ quan quản lý nhà nước, xã hội đều có nhưng có mấy khi phát hiện tham nhũng đâu.

Phải dựa vào dân, cụ thể là cán bộ, công nhân viên, người trong xã hội. Chúng ta có hệ thống chính trị. Trong hệ thống đó, các thành viên đều nói nhiều về thành tích. Nhưng các vấn đề bức xúc của xã hội thì hệ thống chính trị đã làm gì, trước là tổ chức Đảng, sau đó là cơ quan nhà nước, rồi tổ chức công đoàn, tổ chức đoàn thanh niên. Hiện nay, phát lộ nhiều vấn đề xã hội đến mức báo động, đó là điều mà khiến cơ quan nhà nước phải kiểm điểm.

Vậy theo ông, việc cần làm nhất hiện nay là gì? Công khai, minh bạch như thế nào?

Thực hiện nghiêm túc quy định về kê khai tài sản. Những người đã phát lộ thì đi vào kiểm tra, những người chưa phát lộ thì phải kê khai hoặc công khai, để giúp cho việc nhân dân giám sát. Trực tiếp giám sát là cán bộ, công nhân viên trong cơ quan đó, ở các khu dân cư, công luận.

Khi phát hiện điều gì đó thì có người lắng nghe luôn, cần nghe bằng nhiều hình thức. Ví dụ như Ban nội chính còn mua tin của dân. Điều này là trân trọng sự phát giác của dân. Có người không cần lấy tiền khi cung cấp thông tin nhưng kỳ vọng sự làm việc đến nơi đến chốn của cơ quan nhận được thông tin.

Như vậy, cần phải dựa vào dân, dân cái gì cũng biết. Nghĩa rộng là toàn dân, nghĩa hẹp là những cán bộ nhân viên công nhân ở cơ quan, những người cư trú gần anh, những người tiếp xúc với anh.


4.2. Mất tiền tỉ, Giám đốc sở Đào Anh Kiệt nói gì?

Đăng Bởi Một Thế Giới - 09:03 12-08-2014


Theo ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, số tiền để trong phòng làm việc bị mất trộm là 1 tỉ đồng và 30.000 USD được dùng để mua căn hộ cho con trai.

Chiều 11.8, đại tá Nguyễn Tấn Đạt, trường Công an Q.1 (TP.HCM), cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ ban đầu đến Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM để điều tra theo thẩm quyền vụ ông Đào Anh Kiệt, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM, bị mất trộm 1 tỉ đồng và 30.000 USD, xảy ra ở phòng làm việc của ông (P.Bến Nghé, Q.1). Đại tá Đạt cho biết khi phát hiện bị mất trộm số tiền lớn như trên, ông Kiệt không làm đơn trình báo mà chỉ khai báo vụ việc để Công an Q.1 lập hồ sơ truy xét.

Cùng ngày, một cán bộ PC45 cho biết đã nhận được hồ sơ vụ ông Đào Anh Kiệt mất trộm do Công an Q.1 chuyển lên. PC45 đang truy xét, chưa thể đưa ra nhận định gì về vụ việc.

Được biết, ông Đào Anh Kiệt đã khai báo với Công an P.Bến Nghé (Q.1) việc ông để số tiền 1 tỉ đồng và 30.000 USD trong tủ bàn làm việc tại cơ quan nhưng bị mất.

Trao đổi với PV, ông Kiệt cho biết số tài sản 1 tỉ đồng và 30.000 USD ông bị mất ở cơ quan là số tiền mồ hôi nước mắt của ông, do ông để dành mà có. Ông dùng số tiền này để mua trả góp một căn hộ chung cư cho con trai. Số tiền này do ông rút từ ngân hàng để chuẩn bị giao cho bên bán chứ không phải tiền chung chi, hay tiền tham nhũng, quỹ đen như dư luận đồn đoán. Sau khi đếm tiền, ông bỏ hết vào trong tủ ở phòng làm việc, chìa khoa tủ vẫn cắm trên ổ. Đến khi ông Kiệt tìm chìa khóa để mở tủ nhưng không thấy, gọi thợ khóa đến mở tủ thì số tiền đã không còn.

Ông Kiệt nói: “Tôi không e ngại gì khi đi báo công an về số tài sản bị mất, cũng không ngại bị tiết lộ thông tin. Lúc đầu tôi cố ý giữ thông tin vì sợ mọi người bàn tán nghi ngờ. nguồn gốc số tiền trên tôi đã khai minh bạch, rõ ràng với Đảng, với Nhà nước và Ban phòng chống tham nhũng rồi. Tôi đang rất buồn vì mất tiền, tôi định không cho con trai tôi biết nhưng báo chí đã đăng rồi. Con tôi có nhắn tin an ủi tôi”.

Có dư luận cho rằng một số quan chức mất tài sản nhưng không trình báo, thậm chí cơ quan chức năng hỏi đến cũng nói không có. Khi đi báo công an, ông nghĩ gì, thưa ông?

Những người khác thì sao tôi không biết. Nhưng với tôi, đây là số tài sản lớn tôi dành dụm qua mấy chục năm làm việc mới có. Sao không báo công an được, nó bằng một nửa giá trị căn hộ chung cư tôi định mua.

Thưa ông, vì sao có 30.000 USD mà không hoàn toàn là tiền VN?

Có thời gian tiền VN mất giá, tôi đổi ra tiền USD để dành. Như những người khác tích lũy bằng vàng vậy thôi.

Lương giám đốc của ông được bao nhiêu mỗi tháng mà ông để dành được số tài sản trên?

Tôi đã làm việc tại Sở Tài nguyên - môi trường 37 năm rồi, cũng chừng ấy năm tôi dành dụm. Hơn nữa, nguồn thu nhập tôi đã khai rõ trong bản kê khai tài sản nên tôi không có gì phải ngại.

Trước phòng làm việc của ông có camera, hình ảnh thu được có cho manh mối gì không?

Hình ảnh camera thu được rất khả nghi, tôi đã giao hết cho công an rồi, để họ điều tra và xử lý.

Xin ông cho biết từ trước đến nay, ở Sở Tài nguyên - môi trường có xảy ra vụ mất cắp nào không?

Chưa hề có. Tôi nghĩ vì tôi quên chìa khóa làm cho người ta nhìn thấy phát sinh lòng tham mà lấy thôi.


4.3. Trộm “viếng thăm”, quan chức lộ gia tài “khủng”

24h.com, Thứ Hai, ngày 11/08/2014 17:04 PM (GMT+7)

Tại tòa, “siêu trộm”gây ra 45 vụ đột nhập nhà doanh nhân, quan chức khai nhà đại gia, quan chức mới lắm tiền nhiều của chứ nhà dân thường lấy đâu ra tiền mà đột nhập vào “cho mất công”.


Ngày 11/8, Công an quận 1, thành phố Hồ Chí Minh cho biết đang điều tra vụ giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố Hồ Chí Minh bị trộm 1,6 tỷ đồng và 30 ngàn USD tại cơ quan.

Vị Giám đốc Sở cho biết đây là tài sản cá nhân do ông dành dụm, tiết kiệm được.

Đây không phải là lần đầu tiên quan chức lộ tài sản lớn sau khi bị trộm. Trước đó, có cán bộ khiến nhiều người “choáng” vì số tài sản mất quá lớn.

“Siêu trộm” khét tiếng chỉ thích trộm nhà quan chức

Vụ án “siêu trộm” Đặng Ngọc Tân (SN 1982, Đà Nẵng) thu hút sự chú ý của dư luận bởi số lần trộm cắp và số tài sản rất lớn. Đặc biệt, “siêu trộm” này chỉ thích đột nhập nhà quan chức.

Cụ thể, từ tháng 3/2008 đến tháng 4/2011, Tân đã 45 lần đột nhập tư gia nhà các doanh nhân, quan chức và thành công 36 vụ, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Trong danh sách hàng loạt nạn nhân có một vị giám đốc sở bị mất 110 cây vàng miếng SJC, con trai của một vị chủ tịch thành phố…

Toàn bộ tiền trộm được, Tân mua ô-tô hiệu Venza với giá hơn 1,53 tỷ đồng và mua căn nhà 3 tầng tại tổ 10, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn.

Tại tòa, “siêu trộm” này khai nhà đại gia, quan chức mới lắm tiền nhiều của chứ nhà dân thường lấy đâu ra tiền mà đột nhập vào “cho mất công”.

Ngày 10/6/2013, Đặng Ngọc Tân bị tuyên án chung thân về tội trộm cắp tài sản. Vợ của Tân lĩnh 7 năm tù vì tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Đồng bọn của “siêu trộm” này cũng phải lĩnh 14 năm tù.

Cán bộ thuế bị trộm hơn 6 tỷ đồng

Ngày 5/12/2011, nhà  một cán bộ chi cục Thuế ở thành phố Hồ Chí Minh bị trộm đột nhập. Chiếc két sắt trong phòng ngủ bị cạy, tài sản bên trong biến mất.

Theo trình báo của nạn nhân, tên trộm đã lấy đi 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000 USD, 12 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng đứng tên người vợ. Tổng giá trị số tài sản này là hơn 6 tỷ đồng.

Giám đốc sở mất trộm gần… 3 tỷ đồng

2,792 tỷ đồng là con số chính xác tổng giá trị tài sản mà giám đốc một sở ở Kon Tum bị trộm.

Năm 2012, vị giám đốc sở này mất một va ly khóa số tại nhà riêng. Chiếc valy này chứa nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc túi nilon, nhiều nhẫn vàng, bông tai, lắc, dây chuyền vàng…

Vợ của vị giám đốc cũng là lãnh đạo ở một cục thuế.

Sau khi bị mất trộm, vợ chồng nạn nhân báo công an là trộm đột nhập nhưng không mất tài sản gì, sau đó lại báo mất 5 cây vàng.

Lãnh đạo phòng chống tham nhũng tỉnh bị mất ô tô... 800 triệu

Cũng trong năm 2012, tại Đồng Nai, ngôi biệt thự của một lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng đã bị trộm “thăm viếng” và lấy đi chiếc xe ô tô Toyota Altis trị giá 800 triệu đồng.

Theo chủ nhà, tên trộm đã cắt khóa cổng biệt thự, và khu vực nhà để xe và… đánh xe đi mất.

Trộm “viếng thăm”, giám đốc sở mất hơn 1 tỷ đồng

Ngày 30/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kạn đã bắt 3 đối tượng vì liên quan tới vụ trộm cắp ở nhà một giám đốc sở ở tỉnh Bắc Kạn.

Theo trình báo của nạn nhân, ngày 7/5, nhà bà bị kẻ gian đột nhập, trộm 40.000 USD, 5 cây vàng SJC, 1 lắc tay, đôi nhẫn cưới vàng và gần 100 triệu đồng tiền mặt.

Trộm “cuỗm” 57 lượng vàng ở nhà cán bộ tỉnh

Gần đây nhất, ngày 25/6/2013, ba tên trộm đã đột nhập vào nhà một nữ cán bộ văn phòng UBND tỉnh Nghệ An và lấy đi 57 lượng vàng cùng 50 triệu đồng tiền mặt.

Chồng nạn nhân là cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh Nghệ An, đã về hưu.


4.4. Mất 65 lượng vàng, nhà giám đốc sở khai báo như mất bạc lẻ!
Đăng Bởi Một Thế Giới - 17:22 22-07-2014 - Trùng Dương - VNN


Tại phiên tòa sơ thẩm mới đây, TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt tổng cộng gần 72 năm tù cho 5 bị cáo gồm: 
Nguyễn Mạnh Quân (24 tuổi) 21 năm tù giam,
Lê Đình Đạt (22 tuổi) 15 năm tù giam,
Nguyễn Quốc Nam (22 tuổi) 16 năm 8 tháng tù giam,
Nguyễn Ngọc Thuận (22 tuổi) 12 năm tù giam cùng về tội “trộm cắp tài sản”. 
Lê Đình Trung (25 tuổi) lãnh 7 năm tù vì tội “chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có”.  

Vụ trộm từng gây xôn xao dư luận tại phố núi Pleiku (Gia Lai) và tỉnh Kon Tum, bởi độ “khủng” về số lượng vàng bị đánh cắp, nhưng khổ chủ lại khai báo như…mất bạc lẻ. 

Trộm “vớ bở” valy vàng dưới gầm giường quan

Lật giở hồ sơ vụ án, cách đây hơn 1 năm, vào ngày 31/12/2012, Nguyễn Ngọc Thuận, Nguyễn Mạnh Quân và Lê Đình Đạt bàn kế hoạch đi trộm cắp.

Khoảng 0 giờ ngày 1/1/2013, cả 3 phát hiện nhà số 117 Cao Bá Quát (phường Yên Đổ) của vợ chồng ông Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum và bà Trần Thị Xuân Lan - trưởng phòng tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai khóa cửa ngoài. Nhóm trộm dùng kềm cộng lực phá hai ổ khóa ngoài đột nhập vào trong để trộm cắp.

Trong lúc tìm kiếm, Quân phát hiện dưới gầm giường một valy khóa số, bên trong có nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc trong túi nilon, nhiều nhẫn vàng, bông tai, lắc vàng, dây chuyền vàng… 

Sau khi lục lọi không lấy thêm được thứ gì, cả nhóm mang số vàng trộm được về nhà Đạt. Tại đây, Quân và Đạt đã ém một số vàng để tiêu riêng. Số còn lại đếm được 30 miếng vàng SJC 9999 (1 lượng/miếng), 1 dây chuyền vàng 18K (3 chỉ), 1 nhẫn Tango vàng 18K (3 chỉ), 1 dây chuyền vàng  18K (1 chỉ) có gắn móng cọp, 1 máy tính xách tay. Cả nhóm mang vàng về nhà Thuận,  đào 1 cái hố bỏ số vàng xuống lấp lại.

Riêng Quân và Đạt về nhà mang số tài sản ém riêng ra đếm được 30 miếng vàng SJC  9999 (1 lượng/miếng), 7 nhẫn vàng 24K (trọng lượng 8 chỉ), 1 lắc vàng 24K có gắn đá cẩm thạch (5 chỉ), 1 dây chuyền 24K (5 chỉ), 1 lắc vàng 18K (3 chỉ)…Cả hai mang số vàng này ra sau vườn bí mật đào hố chôn.

Tổng số tài sản do nhóm trộm lấy tại nhà bà ông Thọ, bà Lan được cơ quan chức năng định giá hơn 2,792 tỷ đồng.

“Trộm của trộm”

Sau khi chia nhau chôn giấu vàng, thiếu tiền tiêu, khoảng 21 giờ ngày 3/1/2013, Quân và Đạt ra sau nhà đào hố lấy 5 miếng vàng đưa cho Trung (anh trai Đạt) nhờ bán giùm.

Sau khi cầm 5 miếng vàng, Trung đưa 10 triệu đồng cho Quân và Đạt gọi là ứng trước. Tiếp đó, ngày 6/1, Quân và Đạt đưa tiếp cho Trung 10 miếng vàng nhờ bán giúp. Ngày 8/1, Đạt lại đến nhà Thuận lấy 20 miếng vàng, 2 dây chuyền, 1 nhẫn Tango, 1 máy tính nhưng Đạt chỉ đưa Trung 20 miếng vàng nhờ bán.

Khoảng 23 giờ cùng ngày, Đạt bàn với Quân đến nhà Thuận trộm nốt số tài sản còn lại. Sau khi kiểm tra vàng, phát hiện bị mất Thuận đã tìm Đạt và Quân hỏi cho ra nhẽ, nhưng cả hai không nói gì mà gọi cho Trung và Nam đến để chia tiền. Khi tất cả có mặt, Trung thông báo đang giữ 20 miếng, và ra điều kiện nếu bán, cả nhóm phải trả công mỗi miếng 30 triệu đồng, bốn kẻ trộm đều nhất trí xuất mỗi người 1 miếng vàng trả công cho Trung.

Đến ngày 10/1, Đạt gặp Trung giao tiếp 10 miếng vàng trộm được tại nhà Thuận. Qua điều tra, cơ quan công an xác định tổng cộng số tiền vàng mà Trung bán là 1,891 tỷ đồng. Trung khai đã đưa cho Quân 280 triệu đồng, Đạt 230 triệu đồng, Thuận và Nam mỗi người 100 triệu đồng… 

Trái lại với lời khai của Trung, bốn kẻ trộm khai thực tế chỉ được chia tổng cộng 372 triệu đồng tiền bán vàng từ Trung.


Mất trộm, quan tỉnh “lộ” tài sản khổng lồ !

Về phía gia đình bị hại, quá trình xảy ra trộm đang đi du lịch, 5 ngày sau bà Lan trở về phát hiện nhà bị trộm “viếng thăm”, lấy đi nhiều tài sản quý giá. Tuy nhiên, bà Lan lại trình báo lên Công an phường Yên Đổ (TP. Pleiku) là bị trộm đột nhập nhà, nhưng không bị mất tài sản.

Khoảng một tuần sau, bà Lan lại có đơn trình báo gửi Công an TP. Pleiku, vào đêm 31/12/2012, nhà bà bị kẻ trộm đột nhập lấy cắp 5 cây vàng(?). Qua gần một tháng theo dõi, các trinh sát phát hiện một số con nghiện trên địa bàn TP. Pleiku có dấu hiệu tiêu xài tiền bất thường, nhóm trộm từ đó sa lưới.

Qua lời khai các “con trộm”, khối tài sản khổng lồ bị mất của hai vị cán bộ dần hé lộ. Cụ thể, theo cáo trạng thì vợ chồng bị hại khai rằng, ngoài số tài sản như các “con trộm” khai, họ còn bị mất 3 miếng vàng SJC 9999 (1 lượng/miếng), 11 nhẫn vàng với trọng lượng 12 chỉ, 1 đôi bông tai vàng trắng Ý có gắn 1 viên đá màu trắng, 1 sợi dây chuyền vàng trắng Ý… 

Vụ quan tỉnh mất trộm này đã gây xôn xao dư luận tỉnh Gia Lai, Kon Tum suốt một thời gian dài. Người dân nơi phố núi trong các cuộc “trà dư tửu hậu” vẫn đưa câu chuyện quan tỉnh mất trộm để nói vui rằng “mất trộm, lòi vàng nhà quan”.

Được biết, liên quan đến vụ án này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kon Tum đang tiến hành kiểm tra lại việc kê khai tài sản của ông Nguyễn Đình Thọ và sẽ có báo cáo gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum.


4.5. Nghi vấn về căn “siêu” biệt thự của ông Trần Văn Truyền tại Sài Gòn

Đăng Bởi Một Thế Giới - 21:00 01-08-2014



Trước nghi vấn về những căn biệt thự bề thế bậc nhất của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, ông Truyền đã đăng đàn nói với báo giới rằng, tại TP.HCM ông chỉ có một căn biệt thự ở quận 9, do người em gái nuôi góp vốn xây dựng.

Như Một Thế Giới đã đưa tin, mới đây Ủy ban Kiểm tra trung ương đã công bố quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của đảng viên đối với ông Trần Văn Truyền. 

Theo đó, Ủy ban đã cử đoàn cán bộ phối hợp với tỉnh Bến Tre để kiểm tra, xác minh toàn bộ tài sản và bất động sản của ông Truyền. Thời gian làm việc kéo dài 90 ngày.

Trước đó, báo chí liên tục phản ánh căn biệt thự quá sang trọng được cho là của ông Trần Văn Truyền, xây dựng trên khu đất rộng hơn 16.000 mét vuông tại ấp 2, xã Sơn Đông, TP. Bến Tre. Ngoài căn biệt thự trên, ông Truyền còn sở hữu một ngôi nhà mặt tiền tại trung tâm thành phố Bến Tre.

Dư luận còn đặt nghi vấn ông Trần Văn Truyền và người thân đang sở hữu những căn biệt thự khác tại TP. HCM như ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, phường Thảo Điền (quận 2) .v.v. 

Trước những nghi vấn về khối bất động sản đồ sộ của mình tại TP.HCM, ông Trần Văn Truyền đã khẳng định với báo giới rằng, ông chỉ có một căn biệt thự tại quận 9, do người em gái nuôi góp vốn xây dựng trên nền đất của mẹ nuôi để lại. Ông Truyền còn cho biết, việc này có thể chứng minh bằng tờ di chúc của mẹ nuôi ông.

Một nguồn tin cho chúng tôi biết, cơ ngơi mà ông Truyền nhắc đến nằm trong một khu biệt thự trên đường Long Phước, quận 9.

Dưới đây là một số hình ảnh về căn biệt thự được cho là của ông Truyền:

Biệt thự trên đường Long Phước, quận 9

Khu biệt thự được bao quanh bằng tường rào sơn trắng, với cổng vòm rất cao, kiên cố và bề thế. Đường dẫn vào khu biệt thự dài khoảng 200 mét, xe ô tô tránh nhau thoải mái, được quét dọn sạch sẽ và trông rất trang trọng với hai hàng cau kiểng thẳng tắp.



Tuy nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng hơn 25 cây số, và biệt lập với những nơi dân cư đông đúc, nhưng trên thực tế, đây lại là khu vực được rất nhiều đại gia "xí phần" mua đất. Khu đất mà căn biệt thự của ông Trần Văn Truyền tọa lạc ước tính rộng tầm 1.500 mét vuông.

Khu biệt thự khá an ninh với cổng chính phía ngoài, và tường rào bao quanh bên trong. Ngoài ra, căn biệt thự nói trên còn lắp đặt camera chống trộm, treo biển đề phòng chó dữ.

Biệt thự xây làm 3 tầng lầu, được trang trí bằng những chi tiết cổ điển như cổng vòm, mái vòm. Sân trước cây cối rợp mát, vườn sau rộng rãi, kéo dài ra tận bờ sông.

Đặc biệt nhất là hệ thống đèn được lắp đặt dọc tường rào, trên các chóp vòm, và tất cả các điểm nhấn trên căn biệt thự. Ban đêm, khi đèn bật sáng, cả căn biệt thự trở nên lung linh, huyền ảo như một cung điện thu nhỏ.

Xét về tổng quan đây là căn nhà cao nhất, bề thế nhất trong khu biệt thự này.


Căn biệt thự có vẻ thanh vắng, chỉ có bảo vệ và những người quét dọn lặng lẽ làm việc. Khi được hỏi đây là căn nhà của ai, tất cả họ đều lắc đầu nói không biết. Người dân xung quanh cũng chia sẻ, họ thấy căn biệt thự đẹp, ô tô ra vào thường xuyên thì rất tò mò nhưng không hề biết chủ nhân là ai.

Gần đây, những dư luận không tốt về vị quan chức từng đứng đầu Thanh tra Chính phủ được các đại biểu Quốc hội và đông đảo cử tri quan tâm.


Căn biệt thự khác của ông Truyền tại Bến Tre

Trả lời cho vấn đề này, ông Trần Văn Truyền khẳng định, ông sẵn sàng cung cấp thông tin để minh định tài sản.